Phát triển bền vũng đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước và được thể hiện rõ nét trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
-o0o -BÀI THU HOẠCH NĂNG LƯỢNG CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Ngành : Công nghệ thông tin.
Lớp : D17-HTTMDT
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Hưng Nguyên
HÀ NỘI- 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
-o0o -BÀI THU HOẠCH HỌC PHẦN NĂNG LƯƠNG CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(Học kì II, năm học 2022-2023)
Đề tài:
Phân tích xu hướng dịch chuyển năng lượng của Thế giới và của Việt Nam Thể hiện ý tưởng và quan điểm cá nhân về sự chuyển dịch năng lượng hiện nay.
Phân tích chính sách phát triển năng lượng của Việt Nam hiện nay Nêu ý tưởng và quan điểm cá nhân về chính sách phát triển các nguồn điện không phải tái tạo Việt Nam.
Phân tích hệ thống năng lượng tại Việt Nam bao gồm năng lượng nhiệt và điện Thể hiện ý tưởng và quan điểm cá nhân về cấu trúc hệ thống điện tại Việt Nam.
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hưng Nguyên
Sinh viên lớp: D17-HTTMDT
Sinh viên thực hiện:
Hà Nội- 2023
A.Lời mở đầu
Phát triển bền vững là xu thế chung mà toàn nhân loại đang nỗ lực hướng tới Đó cũng là mục tiêu chiến lược quan trọng của Đảng Chính phủ và nhân dân Việt Nam quyết tâm
thực hiện
Phát triển bền vũng đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước và được thể hiện rõ nét trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia cũng như của các ngành và địa phương của Việt Nam Sau 20 năm thực hiện, đặc biệt là sau gần 10 năm triển khai Định hướng chiến lược phát triển bền vững, Việt Nam đã tận dụng thời cơ thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, kinh tế tăng trưởng khá nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm và có mặt được cải thiện Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để phát triển nhanh, bền vững, nâng cao chất
lượng cuộc sống của nhân dân
Tuy nhiên, những thành tưu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức mang tính toàn cầu như an ninh năng lượng, an ninh mạng thông tin,… đang là sự cản trở đối với tiến trình phát triển bền vững của Việt Nam Việt Nam sẽ phải tiếp tục nỗ lực để duy trì bền vững những thành quả phát triển đã
đạt được
Đánh giá thành tưu và hạn chế của 20 năm thực hiện phát triển bền vững là một việc cần thiết không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều quốc gia trên thế giới nhằm tổng kết những kết quả và các bài học kinh nghiệm, xác định rõ những cơ hội, những thách thức và đưa ra những định hướng, giải pháp để tiếp tục thực hiện thành công các mục tiêu
phát triển bền vững
Chúng em, sinh viên trường Đại học Điện Lực nhận thấy được những điều đó Chúng em
đã cũng nhau phân tích năng lượng của Việt Nam hiện nay
Trang 3B.Nội dung
I Phân tích xu hướng dịch chuyển năng lượng của Thế giới và của Việt Nam Thể hiện ý tưởng và quan điểm cá nhân về sự chuyển
dịch năng lượng hiện nay.
1) Xu hướng dịch chuyển năng lượng của Thế giới
Dưới tác động của biến đổi khí hậu và khan hiếm nhiên liệu, từ nhiều năm trước, trên thế giới đã bắt đầu diễn ra xu hướng chuyển dịch năng lượng, trong đó đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và chú trọng sử dụng năng lượng một cách hiệu quả Đặc biệt, trong sự kiện COP26 cuối năm 2021, các cam kết của chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam, đã tạo ra nhiều động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ và bền vững
Lộ trình chuyển dịch năng lượng thế giới:
Các xu hướng chính quá trình chuyển dịch năng lượng trong thập kỷ 2010 - 2020 được thể hiện trong các số liệu dưới đây, theo báo cáo “Fostering Effective Energy
Transition” vào tháng 4/2021 của Diễn đàn Kinh tế thế giới:
Hình 1 Các xu hướng chính của CDNL thập niên 2010 - 2020 (Theo Diễn đàn kinh tế
thế giới).
Trang 4Cũng theo báo cáo “Fostering Effective Energy Transition” của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, quá trình chuyển dịch năng lượng có thể được chia làm 3 giai đoạn chính sau đây:
- Giai đoạn 1 - Sạch hóa hạ tầng hiện tại
- Giai đoạn 2 - Đẩy mạnh quá trình CDNL
- Giai đoạn 3 - Mở rộng phạm vi CDNL
Giai đoạn 1 có mục tiêu làm sạch hạ tầng năng lượng hiện tại, trong đó tập trung vào giảm thiểu phát thải, tối đa hóa hiệu suất hạ tầng năng lượng hiện tại và chuỗi cung ứng
NL hiện hữu Trong giai đoạn này, LNG được sử dụng như là nhiên liệu chuyển tiếp cho quá trình chuyển từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng tái tạo, như
điện mặt trời, điện gió, ở giai đoạn 2
Giai đoạn 2 là sự đẩy mạnh CDNL, trong đó tập trung vào việc chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, và thay thế các phương pháp tiêu thụ theo hướng sạch hơn, chẳng hạn như điện khí hóa phương tiện giao thông vận tải, cũng như các quá trình tiêu thụ năng lượng sưởi ấm, điều hòa, nấu ăn Để có thể sử dụng được các nguồn năng lượng sạch, trong đó có năng lượng tái tạo biến đổi như điện gió, điện mặt trời, cần phát triển và
vận dụng các hệ thống tích trữ năng lượng
Giai đoạn 3 là giai đoạn mở rộng phạm vi CDNL, trong đó các giải pháp ở giai đoạn 2 được nhân rộng, bên cạnh đó các sản phẩm năng lượng sạch, như Hydro xanh, Amonia, nhiên liệu tổng hợp được thương mại hóa, tích hợp rộng rãi vào hệ thống năng lượng
Trang 5Hình 2 Các giai đoạn chuyển dịch năng lượng
Theo nhận định của nhiều tổ chức quốc tế, các nhà công nghiệp và các chuyên gia: Trong quá trình chuyển dịch năng lượng như vậy diễn ra song song ba định hướng lớn: Trung
hòa cac-bon, phân tán, và chuyển đổi số
Trung hòa cac-bon:
Đây là một trong những mục tiêu quan trọng, và vì thế là định hướng mặc định của quá trình CDNL Dễ dàng nhận thấy mục tiêu của mỗi giai đoạn trong lộ trình CDNL 3 giai đoạn đều hướng tới việc giảm thiểu và trung hòa cac-bon theo mức độ từ thấp đến cao
Tính phân tán:
Năng lượng tái tạo sơ cấp như gió, mặt trời… vốn có ở khắp nơi Việc chuyển dịch sang
sử dụng năng lượng tái tạo đã, đang và sẽ tạo ra một tỷ lệ lớn nguồn năng lượng trong hệ
thống với tính phân tán cao
Sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo biến đổi, đặc biệt là điện mặt trời, dẫn đến
sự luân phiên thay đổi trong ngày giữa việc tiêu thụ và cung cấp điện của các hộ tiêu thụ
có trang bị nguồn năng lượng tái tạo Đây là một hình thức nhà cung cấp - tiêu thụ (prosumer) có tính phân tán trong hệ thống năng lượng Cùng với sự phát triển của công nghệ tích trữ năng lượng và xe điện, sự phát triển của các prosumer sẽ ngày càng đa dạng
về quy mô, hình thức, và góp phần thay đổi bản chất mô hình kinh doanh trong hệ thống
năng lượng mới
Tính phân tán của các nguồn năng lượng, khi kết hợp với sự phát triển của prosumer sẽ dẫn đến nhu cầu trao đổi, mua bán năng lượng tại chỗ, làm thay đổi vị thế của người dùng
điện truyền thống và nâng cao tính xã hội của hệ thống năng lượng
Chuyển đổi số:
Các công nghệ số hóa đã được áp dụng khá sớm trong ngành năng lượng, so với nhiều ngành khác Trong thời gian gần đây, với các đặc tính, các yêu cầu của CDNL có liên quan mật thiết đến các công nghệ số, ứng dụng của chuyển đổi số, bao gồm tính phân tán,
sự ra đời của nhà cung cấp - tiêu thụ (prosumer), nhu cầu mua bán điện tại chỗ, nhu cầu quản lý các tài sản phi vật lý như tín chỉ cac-bon, tín chỉ năng lượng tái tạo, tính linh hoạt
và tính xã hội của hệ thống năng lượng, CDNL đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ngành năng lượng diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ Các công nghệ số hóa -nhất là các công nghệ cảm biến, lưu trữ, phân tích dữ liệu và mạng thông tin, cùng với sự vận dụng các kỹ thuật tự động hóa tương thích là nền tảng cho công cuộc chuyển đổi số
Trang 6trong ngành năng lượng tạo các kết quả vượt trội so với những tiến bộ từng có trước kia.
Ở một tầng cấp cao hơn, chuyển đổi số cùng với các công nghệ đặc thù mới của ngành năng lượng là những thành tố cơ bản và cốt lõi của các mô hình kinh doanh mới trong xu
hướng CDNL
2) Xu hướng chuyển dịch năng lượng của Việt Nam
Với nhận thức sâu sắc về biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng, trong Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến 2030, tầm nhìn 2045, Việt Nam cũng đã đặt ra các mục tiêu cần đạt được trong ngành năng lượng, trong đó chú trọng phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và bảo đảm an ninh năng lượng Đặc biệt, Việt Nam đã thể hiện nhận thức và quyết tâm của mình trong việc đối phó với tình hình khan hiếm nhiên liệu và biến đổi khí hậu thế giới qua những tuyên bố và những
cam kết đáng chú ý trong Hội nghị COP26 như sau:
Thứ nhất: Đưa ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của
mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và mọi người dân
Thứ hai: Cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 (net-zero) vào 2050, trên cơ sở xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của Việt Nam, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ
Thứ ba: Tham gia cam kết từng bước từ bỏ điện than, ngừng xây dựng các nhà máy điện than mới, chuyển đổi từ sử dụng điện than sang sử dụng điện từ các
nguồn năng lượng sạch
Thứ tư: Tham gia tuyên bố Glasgow của các quốc gia về rừng và sử dụng đất nhằm mục đích ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất rừng, suy thoái đất vào
năm 2030 Cam kết không khai thác gỗ từ rừng từ 2030
3) Ý tưởng và quan điểm cá nhân về sự chuyển dịch năng lượng hiện nay.
Tiếp cận điện năng
Trang 7Theo Báo cáo Doing Business 2020, chỉ số tiếp cận điện năng năm 2019 của Việt Nam xếp thứ hạng 27/190 nền kinh tế, hoàn thành trước 2 năm mục tiêu của Chính phủ là ngang bằng các nước ASEAN4 và góp phần tăng thứ bậc xếp hạng cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam Trong các chỉ số về môi trường kinh doanh khác của Việt Nam, chỉ số tiếp cận điện năng trong nhóm 3 chỉ số tốt nhất trong
10 chỉ số đánh giá môi trường kinh doanh
Đây là năm thứ 5 liên tiếp chỉ số Tiếp cận điện năng của Việt Nam được cải thiện
về vị trí, là nền kinh tế có chỉ số Tiếp cận điện năng cải thiện vị trí nhiều nhất trong khu vực So sánh Việt Nam với các quốc gia tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cho thấy Chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam đang ở nhóm 4 nước tốt nhất của các nước tham gia
hiệp định CPTPP
Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế về tiếp cận điện năng ở Việt Nam đặc biệt các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa do ít hoặc chưa được tiếp cận với lưới điện quốc gia Và giải pháp phát triển các nguồn năng lượng tái tạo đang là xu hướng cho nhiều vùng hiện nay như điện mặt trời, năng lượng sinh khối, điện gió… Trong những năm qua, ngành điện ở Việt Nam tập trung phát triển chủ yếu vào điện than khoảng hơn 40%, Thủy điện gần 30%, còn lại là các dạng năng lượng khác trong cơ cấu sản lượng điện quốc gia Tuy nhiên, theo báo cáo nghiên cứu về các kịch bản phát triển nguồn điện tại Việt Nam của Green ID, Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị xây dựng Quy hoạch điện VIII, do đó cơ cấu nguồn điện có thể thay đổi để phù hợp với mục tiêu trong thỏa thuận Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 27), cơ cấu công suất nguồn điện được đề xuất đến năm 2030 là: Than 24,4%, thủy điện 26,7%, năng lượng mặt trời 15,5%, khí
tự nhiên 22,8%, gió 7,7%, sinh khối 1,9%, còn lại là từ các nhiên liệu khác và
nhập khẩu
Trang 8Cơ cấu công suất nguồn điện được đề xuất đến năm 2030, Báo cáo nghiên cứu về các kịch bản phát triển nguồn điện tại Việt Nam của Green ID
Chuyển đổi chính sách năng lượng theo hướng bền vững hơn
Các tham vấn độc lập gần đây của các chuyên gia từ Trung tâm Stimson và Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại TP.HCM (AMCHAM, 2015) đều chỉ ra rằng phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là một chìa khóa chính sách đáng giá để giúp Việt Nam đảm bảo nguồn cung năng lượng bền vững Tiềm năng đáng kể về năng lượng gió và mặt trời ở các vùng núi và ven biển của Việt Nam đã được đánh giá và ghi nhận thuộc nhóm dẫn đầu ở khu vực Theo kết quả đánh giá của Chương trình năng lượng châu Á do Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện năm 2016, uớc tính tiềm năng gió của Việt Nam (trên độ cao
65 mét) đạt 513.360 MW, lớn hơn 200 lần công suất nhà máy thủy điện Sơn La
và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020 Tuy nhiên, hiện số lượng dự án “điện sạch” được triển khai là rất hạn chế, đáng kể nhất là các dự án điện gió ở Bình Thuận, Bạc Liêu và Cà Mau, điện mặt trời ở Ninh Thuận và Đắk Lắk Tiềm năng gió ngoài khơi lớn hơn nhiều so với tiềm năng gió trên bờ do địa hình bờ biển dài và gió ngoài khơi thường có tốc độ cao, ổn định hơn Hạ tầng cho điện gió ngoài khơi và lưới điện cũng ít bị hạn chế bởi
Trang 9vấn đề sử dụng đất Trong khi đó, nhiều thách thức đã được chỉ ra cho thấy viễn cảnh đầy khó khăn cho phát triển nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Đầu tư cho năng lượng tái tạo và tăng công suất
Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc cho thấy trong năm 2017, 63% khoản đầu tư cho năng lượng tái tạo trên toàn thế giới thuộc về các nước đang phát triển, tăng 9% so với năm 2016 Điều này là nỗ lực lớn của chính phủ các nước trong xu hướng sử dụng năng lượng xanh, chống biến đổi khí hậu Việt Nam không đứng ngoài xu hướng này bằng việc có một loạt các dự
án nhà máy điện gió, điện mặt trời được thi công và đi vào hoạt động trong năm
2018
Theo mục tiêu của Chính phủ, điện mặt trời dự kiến sẽ trở thành nguồn năng lượng tái tạo chính trong tương lai, với công suất lắp đặt tăng từ 6 - 7 MW vào cuối năm 2017 lên 850 MW vào năm 2020, tương ứng 1,6% tổng sản lượng điện của cả nước Con số này dự kiến sẽ tăng lên 12.000 MW vào năm 2030, tương ứng 3,3% tổng sản lượng điện của cả nước Thống kê từ Bộ Công Thương cho biết, tổng quy mô các dự án điện mặt trời của cả nước đã và đang được xét duyệt hiện lên đến khoảng 19.000MW Trong đó, khoảng 86 dự án với tổng công suất 3.000MW đã được chấp thuận đầu tư, dự kiến sẽ đưa vào
vận hành trước tháng 6/2019
Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa và có hơn 3.000 km đường bờ biển bao quanh, Việt Nam cũng được ban tặng một nguồn tài nguyên dồi dào
để phát triển điện gió Tính đến tháng 10/2018, cả nước có 6 dự án đi vào hoạt động với tổng công suất gần 200 MW và khoảng 100 MW đang trong quá trình xây dựng sẽ được nối lưới vào năm 2018 Do vậy, điện gió còn rất nhiều tiềm năng chưa được phát triển Theo Quy hoạch Phát triển Điện lực VII sửa đổi, Việt Nam đặt ra mục tiêu có 800 MW điện gió vào năm 2020 và 6.000 MW
vào năm 2030
II Phân tích chính sách phát triển năng lượng của Việt Nam hiện nay Nêu ý tưởng và quan điểm cá nhân về chính sách phát triển các
nguồn điện không phải tái tạo Việt Nam 1) Chính sách phát triển năng lượng của Việt Nam hiện nay.
Trang 10Việt Nam đã chủ động hội nhập quốc tế từ nhiều năm qua, và nền kinh tế Việt Nam có liên hệ rất mật thiết với kinh tế toàn cầu Trong ngành năng lượng, từ năm
2015 Việt Nam đã chuyển sang nhập khẩu năng lượng ròng, và có xu hướng gia tăng nhập khẩu năng lượng trong dài hạn, có thể lên đến 33 - 37% năm 2025 và 50
- 58% năm 2035 (theo tính toán của Bộ Công Thương năm 2020) Theo báo cáo về chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn 2019 của tổ chức Germanwatch: Việt Nam là một trong 10 nước chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu trong vòng 20 năm Đồng thời, theo báo cáo đánh giá lần 6 (ACR6) vào 8/2021 của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPPC): Việt Nam cũng là một trong 6
nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do nước biển dâng
Với nhận thức sâu sắc về biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng, trong Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến 2030, tầm nhìn 2045, Việt Nam cũng đã đặt ra các mục tiêu cần đạt được trong ngành năng lượng, trong đó chú trọng phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và bảo
đảm an ninh năng lượng
Đặc biệt, Việt Nam đã thể hiện nhận thức và quyết tâm của mình trong việc đối phó với tình hình khan hiếm nhiên liệu và biến đổi khí hậu thế giới qua những tuyên bố và những cam kết đáng chú ý trong COP26, cụ thể như sau: