1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài Đánh giá thực trạng Ô nhiễm môi trường Ở việt nam

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Thực Trạng Ô Nhiễm Môi Trường Ở Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Chuyên ngành Môi Trường Và Phát Triển Bền Vững
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 747,58 KB

Nội dung

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội đã có những tác động lớn đến môi trường, con người và xã hội có sự đối lập dẫn đến hủy hoại môi trường sống tự nhiên, đe dọa trực tiếp đến sự tồn t

Trang 1

BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT

NAM

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Môi trường và phát triển bền vững

HÀ NỘI – 2022

Trang 2

2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

PHẦN Ⅰ: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 5

1.1 Một số khái niệm cơ bản 5

1.1.1 Khái niệm môi trường 5

1.1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường 5

1.2 Các chức năng cơ bản của môi trường 6

1.2.1 Môi trường là không gian sống của con người và thế giới sinh vật 6 1.2.2 Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người 6

1.2.3 Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra 7

1.2.4 Giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật 7

1.2.5 Môi trường có chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người 8

1.3 Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam 8

1.3.1 Giai đoạn 2016 – 2020 8

1.3.2 Giai đoạn 2020 đến nay 13

PHẦN Ⅱ: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 15

2.1 Nâng cao trách nhiệm và ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường 15

2.2 Thường xuyên giám sát, kiểm tra thẩm định công tác bảo vệ môi trường của cá nhân và tổ chức xã hội 15

2.3 Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật 16

KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, sự hội nhập kinh tế cùng với phát triển khoa học kỹ thuật của thế giới đã mang lại cho nước ta rất nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho một đất nước đang phát triển như Việt Nam Sự thách thức đó không chỉ ở một quốc gia mà đã trở thành vấn đề toàn cầu Thực trạng phát triển kinh tế -

xã hội đã có những tác động lớn đến môi trường, con người và xã hội có sự đối lập dẫn đến hủy hoại môi trường sống tự nhiên, đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lại

Đây là một trong những vấn đề nóng bỏng gây bức xúc trong xã hội hiện này chính vì thế để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ xã hội hóa, hiện đại hóa như hiện nay không chỉ đòi hỏi sự cấp thiết của chính phủ, các ban ngành, doanh nghiệp,… mà còn ở ý thức và trách nhiệm của toàn xã hội và mỗi người dân Vì thế việc điều tra tìm hiểu mức độ ô nhiễm của môi trưởng là bức thiết để có thể đề ra những giải pháp hiệu quả, giúp đất nước phát triển vững mạnh và người dân có môi trường sống xanh-sạch-đẹp

Chính vì thế tôi đã chọn chủ đề “Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam” để đi sâu khai thác những thực trạng dẫn tới ô nhiễm môi trường và đưa ra những giải pháp hợp lý và hiệu quả giúp khăc phục tình trạng ô nhiễm ở Việt Nam

2 Mục đích nghiên cứu

Xác định rõ tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay cũng như phân tích nguyên nhân cơ bản của vấn đề Trên tiền đề đó, đưa ra một số khuyến nghị giải pháp nhằm khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường một cách hiệu quả

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 4

4

Xác định các khái niệm công cụ của chủ đề: Môi trường, ô nhiễm môi trường Thực hiện khảo sát, phân tích thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam Đề ra những phương hướng giải pháp có tính thực tiễn, ứng dụng cao nhằm phát huy tối đa vấn đề bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Từ việc tìm hiểu, phân tích các bài

báo, tạp chí, số liệu thông kê và các công trình nghiên cứu khoa học để đưa ra cái nhìn tổng quan và cơ sở lý luận về thực trạng ô nhiễm môi trường đồng thời nêu lên những tác động của vấn đề

Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích những số liệu, tư liệu thu

thập được và những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ đó là rõ tác động của vấn đề làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con người Qua từng khía cạnh và mức độ tác động để nêu lên những đề xuất và đưa ra giải pháp khắc phục

5 Kết cấu

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài gồm hai phần sau:

1 Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

2 Phương hướng giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

Trang 5

5

PHẦN Ⅰ: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm môi trường

Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (1991) có giải thích “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên

Đồng thời trong bách khoa toàn thư về môi trường (1994) đưa ra định nghĩa đầy đủ về môi trường: “Môi trường là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội – nhân văn và các điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động của con người trong thời gian bất kỳ.”

Có thể phân tích định nghĩa trên chi tiết như sau:

Các thành tố sinh thái tự nhiên: đất, nước, không khí, các hệ sinh thái, lãnh thổ,…

Các thành tố xã hội nhân văn: dân số, giới tính, dân tộc, tập quán, lối sống, luật chính sách, tổ chức cộng đồng xã hội,…

Các điều kiện tác động: các chương trình, dự án phát triển kinh tế, hoạt động quân sự, công nghệ kỹ thuật quản lý,…

Ba nhóm yếu tố trên đã tạo thành ba phân hệ của hệ thống môi trường đảm bảo cho sự phát triển và cuộc sống của con người

1.1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường được đĩnh nghĩa qua nhiều ngành khoa học khác nhau Dưới góc độ sinh học, khái niệm này chỉ tình trạng của môi trường trong đó những chỉ số hoá học, lí học của nó bị thay đổi theo chiều hướng xấu

đi Dưới góc độ kinh tế học, ô nhiễm môi trường là sự thay đổi không có lọi

Trang 6

6

cho môi trường sống về các tính chất vật lí, hoá học, sinh học mà qua đó có thể gây tác hại tức thời hoặc lâu dài đến sức khoẻ của con người, các loài động thực vật và các điều kiện sống khác Còn dưới góc độ pháp lý “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” ( khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014)

Có thể nhận thấy điểm chung của các khái niệm nêu trên đều đề cập đến sự biến đổi các thành phần môi trường theo chiều hướng tiêu cực, gây bất lợi cho con người và sinh vật

1.2 Các chức năng cơ bản của môi trường

1.2.1 Môi trường là không gian sống của con người và thế giới sinh vật

Con người cần có một khoảng không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như nhà ở, nơi nghỉ ngơi, nơi sản xuất… vì vậy, chức năng này đòi hỏi môi trường phải có phạm vi không gian vi mô phù hợp với từng con người Không gian này yêu cầu phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, cảnh quan và xã hội

Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi theo trình độ khoa học công nghệ Tuy nhiên, trong việc sử dụng không gian sống và quan hệ với thế giới tự nhiên, con người cần chú ý đến hai thuộc tính: tính cư trú, tức là khả năng chịu đựng của hệ sinh thái trong những điều kiện khó khăn nhất và tính bền vững của hệ sinh thái

1.2.2 Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người

Trang 7

7

Trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua nhiều giai đoạn Bắt đầu

từ khi con người biết trồng trọt cách đây khoảng 14-15 nghìn năm, thuộc thời

kỳ đồ đá giữa cho đến khi phát minh ra máy hơi nước vào thế kỷ XVII, đánh dấu sự khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong tất cả các lĩnh vực

Nhu cầu về nguồn lực của con người không ngừng tăng lên về số lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội Chức năng này của môi trường còn được gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên, bao gồm: rừng tự nhiên; thủy vực; động vật và thực vật; không khí, nhiệt độ; quặng và dầu khí

1.2.3 Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra

Trong quá trình sinh sống hằng ngày, con người gần như đảo thải tất cả các chất rác thải, phế thải vào môi trường Các chất này dưới tác động của ác

vi sinh vật sẽ phân hủy, biến đổi theo các quá trình sinh địa hóa rất phức tạp khác nhau Qua các quá trình biến đổi tự nhiên các chất thải có thể tái sử dụng dưới các dạng thức khác nhau và một phần tạo thành các độc tố gây hại cho môi trường sống

1.2.4 Giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật

Trái đất là nơi sinh sống của con người và các loài sinh vật nhờ những điều kiện môi trường đặc biệt như: nhiệt độ không khí không quá cao, nồng

độ ôxy và các khí khác tương đối ổn định,…Sự sống xuất hiện trên Trái đất thông qua hoạt động của hệ thống các thành phần của môi trường Trái đất như khí quyển, thủy quyển, sinh quyển và thạch quyển Khí quyển giữ cho nhiệt

độ Trái đất tránh được các bức xạ quá cao, chênh lệch nhiệt độ lớn, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người,… Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt độ, các chất khí, giảm nhẹ tác

Trang 8

8

động có hại của thiên nhiên đến con người và các sinh vật Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng và vật chất cho các khối cầu khác của Trái đất, do đó làm giảm tác động tiêu cực của thiên tai đối với con người và sinh vật

1.2.5 Môi trường có chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người

Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như các phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xẩy ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động đất, v.v

Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gien, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan

có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác

1.3 Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

1.3.1 Giai đoạn 2016 – 2020

Một là, chất lượng không khí ở các thành phố lớn diễn biến phức tạp, ô nhiễm bụi gia tăng cả về không gian và thời gian

Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí trong thời gian qua tại một số địa phương có xu hướng gia tăng, chủ yếu tập trung vào ô nhiễm bụi, đặc biệt

là bụi mịn PM2.5 Từ đầu năm 2020, tại khu vực miền Nam, trong đó có Tp.Hồ Chí Minh, môi trường không khí đã bị tác động do bụi lơ lửng tổng số

và tiếng ồn, gây ra bởi hoạt động sản xuất và giao thông trong vùng Tại khu vực miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội, trong tháng 7 và tháng 11 năm

2020 có một số ngày chất lượng không khí có diễn biến xấu đi, do những biến động bất thường của yếu tố thời tiết, khí hậu Một số khu vực trong nội thành

Hà Nội, chất lượng không khí đã ở mức kém và xấu, giá trị PM2.5 đã vượt

Trang 9

9

QCVN, có thể ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe của con người, đặc biệt là nhóm người nhạy cảm

Những nguyên nhân chính phát sinh bụi, khí thải gây tác động, ô nhiễm môi trường không khí được xác định là do:

(1) Số lượng lớn các phương tiện cơ giới tham gia giao thông, trong đó

có nhiều xe mô tô, xe gắn máy cũ lưu thông trong thành phố

(2) Chưa nghiêm túc thực hiện việc che chắn làm phát sinh bụi tại các công trường xây dựng và phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu, phế thải,… (3) Tồn tại nhiều khu công nghiệp, các cơ sở công nghiệp quy mô lớn hoạt động và gây phát sinh ra nguồn khí thải lớn

(4) Tác động của hoạt động đốt rác thải ngoài trời không đúng quy định tại một số địa phương

(5) Ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu trong thời điểm giao mùa, có hiện tượng nghịch nhiệt; ngoài ra, bụi mịn, khí thải còn có nguồn gốc phát sinh từ

xa, các zkhu vực tỉnh, thành phố khác hoặc quốc gia khác (ô nhiễm liên vùng,

ô nhiễm xuyên biên giới)

Hai là, tình trạng ô nhiễm nước mặt tại các đô thị, khu dân cư và vùng lân cận, đặc biệt là trên các hồ, sông, kênh, rạch vẫn diễn biến tương đối phức tạp và chưa có nhiều cải thiện

Sự gia tăng dân số và đô thị hóa đang gây sức ép rất lớn đến môi trường nước và việc sử dụng tài nguyên nước Hầu hết các đô thị đều tập trung ven các sông lớn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, quá tải dẫn đến ô nhiễm và suy giảm chất lượng nước trên các dòng sông chảy qua, đặc biệt là các con sông chảy qua Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh Việc xả trực tiếp nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý ra môi trường là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt trong các đô thị, khu dân cư và các vùng lân cận

Trang 10

10

Theo thống kê, năm 2020, môi trường phải tiếp nhận hơn 3.650 triệu m3 nước thải sinh hoạt, hơn 144 triệu m3 nước thải chăn nuôi (từ 3 đối tượng vật nuôi chính là trâu, bò, lợn) và hơn 1.524,85 triệu m3 nước thải nuôi trồng thủy sản; chưa kể lượng lớn nước thải từ các làng nghề, các vùng lân cận chưa được xử lý thải ra môi trường Lượng nước thải y tế phát sinh hàng ngày cũng khá lớn, còn khoảng 10% nước thải y tế chưa được thu gom và xử lý

Cả nước hiện có 49 nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung đã đi vào vận hành với tổng công suất thiết kế 1.181.380 m3/ngày đêm; hệ thống thoát nước trên toàn quốc đạt 60% nhưng tổng lượng nước thải được thu gom, xử lý tại các đô thị rất thấp, chỉ đạt khoảng 13%, trong đó tỷ lệ đô thị loại IV trở lên

có hệ thống xử lý nước thải tập trung mới đạt khoảng 21,35% Ở nông thôn, thực tế hầu hết các khu dân cư chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tập trung

Ba là, rác thải sinh hoạt ở thành thị và nông thôn chưa được phân loại, thu gom, xử lý hiệu quả, dẫn đến ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh, cảnh quan

đô thị, nông thôn ở nhiều địa phương trên cả nước

Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) đô thị trung bình cả nước

là 93,7%, nông thôn là 83% Như vậy, còn 6,3% khối lượng CTRSH đô thị và 17% khối lượng CTRSH nông thôn không được thu gom và bị thải bỏ ra môi trường xung quanh Ngoài ra, tại các đô thị, nhiều trạm trung chuyển, một số điểm tập kết còn có hiện tượng tồn đọng CTRSH kéo dài, môi trường sống bị

ô nhiễm nghiêm trọng

Một trong những vấn đề bức xúc của các đô thị hiện nay trong công tác thu gom CTRSH là thiếu các điểm tập kết và trạm trung chuyển rác Hầu hết các địa phương tại khu vực nông thôn còn thiếu thiết bị thu gom và phương tiện vận chuyển CTRSH chuyên dụng Các bãi rác tự phát đã hình thành ở rất

Trang 11

11

nhiều nơi, làm cho tình trạng CTRSH nông thôn trở thành vấn đề nan giải khó quản lý

Hiện nay, chôn lấp vẫn là phương pháp được áp dụng phổ biến tại Việt Nam (khoảng 70% khối lượng CTRSH được thu gom được xử lý bằng phương pháp chôn lấp) với khối lượng khoảng 35.000 tấn/ngày nhưng chỉ có khoảng 20% trong số các bãi chôn lấp là bãi chôn lấp hợp vệ sinh, còn lại là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh hoặc các bãi tập kết chất thải cấp xã Phần lớn các bãi chôn lấp tiếp nhận CTRSH chưa được phân loại tại nguồn, có thành phần hữu cơ cao nên tính ổn định thấp, chiếm dụng diện tích đất lớn, gây ô nhiễm môi trường do mùi hôi, khí thải, nước rỉ rác, nhiều trường hợp gây ra sự cố phải xử lý phức tạp và tốn kém Hoạt động tái chế CTRSH còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát Phần lớn các cơ sở tái chế có quy mô nhỏ, mức độ đầu tư công nghệ không cao, đa số công nghệ đều lạc hậu, thiết bị, máy móc

cũ, gây ô nhiễm môi trường thứ cấp

Bốn là, vấn đề ô nhiễm nhựa, đặc biệt là ô nhiễm nhựa vùng biển đang

là vấn đề báo động, đã đang và sẽ gây thiệt hại lớn cho môi trường sinh thái

ở nước ta

Thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy hai thành phố lớn

là Hà Nội và Hồ Chí Minh thải ra môi trường khoảng 8 tấn nhựa và túi ni lông mỗi ngày Lượng chất thải nhựa và túi ni-lông của cả nước chiếm khoảng 8-12% trong chất thải rắn sinh hoạt Nếu tính trung bình khoảng 10% lượng chất thải nhựa và túi ni-lông không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn, lượng chất thải nhựa và túi ni-lông thải bỏ hàng năm xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn, đây là gánh nặng cho môi trường, thậm chí dẫn tới thảm họa ô nhiễm trắng Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mức tiêu thụ và sử dụng nhựa bình quân trên đầu người ở Việt Nam tăng tương đối nhanh từ 1990 –

2019 là 3,8 – 41,3 kg/người Tại các đô thị ở Việt Nam, tổng lượng túi ni lông

Ngày đăng: 24/12/2024, 23:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Trọng Nhân (2014) “Thực trạng ô nhiễm môi trường của Việt Nam hiện nay, nguyên nhân và giải pháp” Trường Đại học Tây Đô Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng ô nhiễm môi trường của Việt Nam hiện nay, nguyên nhân và giải pháp
4. Nguyễn Đình Hòe (2004) “Môi trường và phát triển bền vững” – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường và phát triển bền vững
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
5. Lê Văn Khoa (2013) “Môi trường và phát triển bền vững” – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường và phát triển bền vững
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
6. Lớp ĐHĐT3TLT, khoa Công nghệ Điện tử (2010) “Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường với nhân loại và biện pháp khắc phục” Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường với nhân loại và biện pháp khắc phục
1. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2020: các vấn đề môi trường chính - Cổng thông tin điện tử Quốc hộihttps://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=55024 Link
3. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường: chuyển từ bị động sang chủ động phòng ngừa, giải quyết vấn đề môi trường - Cổng thông tin điện tử Quốc hội.https://quochoi.vn/pages/tim-kiem.aspx?ItemID=55025 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w