2.3 Một số nội dung căn bản của các cam kết của Việt Nam vềviệc mở của thị trường dịch vụ giáo dục khi gia nhập WTO 21 2.4 Xu hướng quốc tế về mối quan hệ giữa toàn cầu hóa kinh tế 2.5 K
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TRONG BỐI CẢNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Trang 2………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Giảng viên chấm 2
(ký và ghi rõ họ tên)
Đồng Tháp, ngày ……tháng … năm 2023
Giảng viên chấm 1
(ký và ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC STT
Đề
mục
Nội dung tiểu luận Trang Thang
điểm đánh
Trang 32.3 Một số nội dung căn bản của các cam kết của Việt Nam về
việc mở của thị trường dịch vụ giáo dục khi gia nhập WTO 21
2.4 Xu hướng quốc tế về mối quan hệ giữa toàn cầu hóa kinh tế
2.5 Kinh nghiệm các quốc gia trong mối quan hệ giữa toàn cầu
2.6 Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam theo hướng hội nhập
Tổng
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1/ Khái quát chung về hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay
Trang 4Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài và có nguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ giữa con người với con người Trong xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau Rộng hơn, ở phạm vi quốc tế, một quốc gia muốn phát triển phải liên kết với các quốc gia khác.Trong một thế giới hiện đại, sự phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc tế Đây chính là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.
Từ những thập niên cuối của thế kỷ XX cho đến nay, cùng với sựphát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển vượt bậc các lĩnh vực của đời sống xã hội và xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất Quá trình xã hội hóa và phân công lao động ở mức độ cao đã vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia và được quốc tế hoá ngày một sâu sắc Sự quốc tế hoánhư vậy thông qua việc hợp tác ngày càng sâu giữa các quốc gia ở tầm song phương, tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu
Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế Hội nhập quốc tế cũng như các hình thức hợp tác quốc tế khác đều vì lợi ích quốc gia, dân tộc Các quốc gia tham gia quá trình này cơ bản vì lợi ích cho đất nước,
vi sự phồn vinh của dân tộc mình Mặc khác, các quốc gia thực hiện hội nhập quốc tế cũng góp phần thúc đẩy thế giới tiến nhanh trên con đường văn minh, thịnh vượng
Nhìn tổng thể thì hội nhập quốc tế có ba cấp độ chính là: Hội nhập toàn cầu, khu vực và song phương Các phương thức hội nhập này được triển khai trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Cho đến nay, đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế được triển khai trên 3 lĩnh vực chính gồm: Hội nhập trong lĩnh
Trang 5vực kinh tế (hội nhập kinh tế quốc tế), hội nhập trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học - công nghệ và các lĩnhvực khác Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế.
a/Hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế manh nha từ cổ đại và ngày càng phát triển ở thời kỳ trung đại và hiện đại, văn minh như ngày nay Thời La Mã cổ đại, khi_đế quốc La Mã_xâm chiếm thế giới đã mở mang mạng lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông_hàng hóa_và áp đặt đồng tiền của họ trong toàn bộ các quốc gia, vùng lãnh thổ nơi bị họ chiếm đóng Trong thời kỳ phong kiến hay cận đại thì các quốc gia cũng có những hành động mở mang giao thương, buôn bán thương mại với nhau Sự thông thương trong thời cổ đại và trung đại được minh chứng rõ nét nhất bằng việc hình thành “Con đường tơ lụa” bắt đầu từ_Phúc Châu,_Hàng
Châu,_Bắc Kinh_(Trung Quốc) qua_Mông Cổ,_Ấn Độ, Ápganixtan, Cadắcxtan,_Iran, Irắc,_Thổ Nhĩ Kỳ,_Hy Lạp, chung quanh
vùng_Địa Trung Hải_và đến tận châu Âu Con đường này cũng đi đến cả_Hàn Quốc_và_Nhật Bản_có chiều dài khoảng 4.000 dặm (hay 6.437_km).Với việc tồn tại hơn mười thế kỷ, “Con đường tơ lụa” giúp cho giao thương Đông – Tây phát triển rực rỡ được coi
là điểm nhấn rõ nét trong lịch sử thương mại thế giới
Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế được các quốc gia/vùng lãnhthổ thực hiện bằng những phương thức chủ yếu và có thể phân biệt như sau:
Thứ nhất,thỏa thuận thương mại ưu đãi: Đây là phương thức
thấp nhất của hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng có lịch sử hình
Trang 6thành lâu đời nhất so với các hình thức khác của hội nhập kinh
tế quốc tế Theo phương thức này, các quốc gia/vùng lãnh thổ tham gia các thoả thuận/hiệp định, trong đó cam kết dành cho nhau các ưu đãi về_thuế quan_và_phi thuế quan_đối với_hàng hóa_của nhau, tạo thành các ưu đãi thương mại, ví dụ: Hiệp định
về thỏa thuận thương mại ưu đãi ASEAN năm 1977
Trong các thỏa thuận/hiệp định thương mại ưu đãi, thuế quan
và hàng rào phi thuế quan có thể vẫn còn, nhưng thấp hơn so với khi áp dụng cho quốc gia không tham gia thoả thuận/hiệp định
Thứ hai, khu vực mậu dịch tựdo:Khu vực mậu dịch tự do là một
hình thức hội nhập kinh tế quốc tế ở mức độ tương đối cao do hai quốc gia (ví dụ: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chilê) hoặc một nhóm các quốc gia/vùng lãnh thổ (ví dụ: Hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Úc và Niu Dilân,Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU) thiết lập
Việc thành lập khu vực mậu dịch tự do nhằm thúc đẩy thương mại giữa các nước thành viên Theo đó, các thành viên đồng ý
để loại trừ_thuế quan,_hạn ngạch_và ưu đãi khác trong thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các lĩnh vực khác liên quan giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ trong nhóm Các thành viên tham gia khu vực mậu dịch tự do cam kết giảm thiểu thuế quan cho nhau, thậm chí có lĩnh vực loại bỏ hạn ngạch thuế quan (thuế bằng không) Hàng rào phi thuế quan (cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, hạn ngạch – côta…) cũng được giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn Hàng hoá và dịch vụ được di chuyển tự
do giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ của các thành viên Xu thế thành lập khu vực mậu dịch tự do đang là phổ biến hiện nay
Thứ ba, hiệp định đối tác kinh tế:Hiệp định đối tác kinh tế là
cấp độ hội nhập kinh tế sâu hơn hiệp định thương mại tự do
Trang 7Mặc dù vậy, trong giai đoạn hiện nay, nếu xét về nội dung thì ranh giới để phân biệt giữa hiệp định đối tác kinh tế và hiệp định thương mại tự do cũng không thực sự rõ ràng (ví dụ: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU).
Tuy nhiên, về nguyên tắc, đối với hiệp định thương mại tự do, ngoài việc tự do hóa thương mại hàng hóa thông qua bãi bỏ thuế quan và hàng rào phi thuế quan, thì còn bao gồm cả tự do hóa ở mức độ cao về_dịch vụ,_đầu tư, thúc đẩy_thương mại điện tử_hoặc các lĩnh vực khác liên quan trực tiếp đến thương mạigiữa các nước ký kết hiệp định Hiệp định đối tác kinh tế cũng làmột xu hướng mới nổi trong hợp tác kinh tế quốc tế hiện nay Hiệp định đối tác kinh tế có thể là đối tác giữa một nhóm nước (khu vực), chẳng hạn: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định đối tác toàn diện khuvực (RCEP) (các nước ASEAN và các đối tác đang đàm phán), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện giữa các quốc gia thành viênASEAN và Nhật Bản (AJCEP) hoặc hiệp định đối tác song phương, như: Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA)
Thứ tư, thị trường chung:Thị trường chung có đầy đủ các yếu tố
của hiệp định đối tác kinh tế và liên minh thuế quan, cộng thêmcác yếu tố như tự do di chuyển các_yếu tố sản xuất_(vốn, lao động) giữa các nước thành viên Một thị trường chung như vậy
đã từng được thành lập ở châu Âu vào năm_1957_theo_Hiệp ước Rôme_(gồm Cộng hòa Liên bang Đức, I-ta-li-a, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua), có hiệu lực từ ngày 01/01/1958 và sau đó, thêm một số nước: Anh, Đan Mạch, Ailen (1973), Hy Lạp (1981), Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha (1986) hoặc Thị trường chung Đông và Nam Phi thành lập vào năm_1994
Trang 8Khối_ASEAN_cũng đã tuyên bố hình thành Cộng đồng ASEAN dựatrên 3 trụ cột là Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh
tế và Cộng đồng văn hóa – xã hội Đối với Cộng đồng kinh tế ASEAN, mục tiêu chính là nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hành hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do vàvốn_được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng
đều _Thực chất, xét ở khía cạnh này, đây là những nội dung cơbản của một thị trường chung
Thứ năm, liên minh thuếquan:Liên minh thuế quan là một hình
thức của hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó, thuế quan giữa những nước_thành viên đều được loại bỏ, chính sách thương mạichung của liên minh đối với những nước không thành viên được thực hiện Các thành viên của liên minh ngoài việc cắt giảm và loại bỏ thuế quan trong thương mại nội khối còn thống nhất thực hiện chính sách thuế quan chung đối với các nước bên ngoài khối Ví dụ, Cộng đồng các quốc gia vùng Andes (CAN) - một liên minh thuế quan gồm các thành viên là: Bôlivia, Côlômbia, Êcuađo và Pêru hay Liên minh kinh tế Á – Âu (gồm Liên bang Nga - Bêlarút - Cadắcxtan - Tagikixtan - Ácmênia).Việc thành lập liên minh thuế quan cho phép tránh được những phức tạp liên quan đến quy tắc xuất xứ, nhưng lại làm nảy sinh những khó khăn trong phối hợp chính sách giữa các nước thành viên
Thứ sáu, liên minh kinh tế và tiền tệ: Liên minh kinh tế
(Economic Union) là hình thức cao của hội nhập kinh tế quốc tế.Liên minh kinh tế được xây dựng trên cơ sở các quốc gia thành viên thống nhất thực hiện các chính sách thương mại, tiền tệ, tài chính và một số chính sách kinh tế - xã hội chung giữa các thành viên với nhau và với các nước ngoài khối Như vậy, ở liên
Trang 9minh kinh tế, ngoài việc các luồng vốn, hàng hoá, lao động và dịch vụ được tự do lưu thông ở thị trường chung, các nước còn tiến tới thống nhất các chính sách quản lý kinh tế - xã hội, sử dụng chung một đồng tiền, ví dụ: EU,_Cộng đồng kinh tế Tây Phi_((ECOWAS) Trong các liên minh kinh tế từng tồn tại nhưng nay không còn có Liên minh Bỉ - Lúcxămbua Hội nhập kinh tế quốc tế ở cấp độ này tạo ra một_thị trường chung_giữa các nền kinh tế, không còn hàng rào kinh tế nào nữa.
Liên minh tiền tệ (Moneytary Union) hình thành trên cơ sở các nước phối hợp các chính sách tiền tệ với nhau, thoả thuận về dựtrữ tiền tệ cũng như phát hành đồng tiền chung Trong liên minh tiền tệ, các nước thống nhất hoạt động của các ngân hàngtrung ương, đồng thời thống nhất hoạt động của các giao dịch với các tổ chức tiền tệ và tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc
tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) Trong lịch sử đã từng có những khu vực dùng một đơn vị tiền tệ chung, như_Liên minh tiền tệ Latinh_thế_kỷ XIX Cùng với một đơn vị tiền tệ chung, cácquốc gia thành viên sẽ phải từ bỏ quyền thực thi_chính sách tiềntệ_riêng của mình, mà thay vào đó là một chính sách tiền tệ chung của toàn khối do một_ngân hàng trung ương_chung của khối đó thực hiện (ví dụ:_Ngân hàng Trung ương châu Âu_(ECB) của EU)
Thứ bảy, diễn đàn hợp tác kinh tế: Diễn đàn hợp tác kinh tế là
hình thức hội nhập kinh tế quốc tế ra đời vào thập niên 80 thế
kỷ XX, ví dụ: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) Các quốc gia tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế không có những cam kết mang tínhràng buộc thực hiện, mà chủ yếu mang tính định hướng, khuyếnnghị hành động đối với các quốc gia thành viên Những nguyên
Trang 10tắc được xây dựng giữa các quốc gia tham gia diễn đàn là linh hoạt và tự nguyện để thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư._Tuy vậy, ngày nay, diễn đàn hợp tác kinh tếcũng có vai trò khá quan trọng trong định hướng phát triển kinh
tế, thương mại cũng như giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội cùng quan tâm của các quốc gia trong một khu vực, duy trì, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, nhất là trong thời điểm xuất hiện những xu thế chống lại toàn cầu hóa gia tăng bảo hộ trong nước Chẳng hạn, Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC tại Đà Nẵng năm 2017 đã thông qua 04 sáng kiến của Việt Nam, đó là:
-_Sáng kiến về “Khuôn khổ APEC về tạo thuận lợi cho thương
mại điện tử xuyên biên giới" nhằm tạo môi trường thuận lợi và bình đẳng cho các giao dịch thương mại điện tử; tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào hệ thống giao dịch thương mại điện tử khu vực và toàn cầu, cũng như góp phần tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư trong khu vực, hướng tới việc hoàn thành mục tiêu Bô-go_vào năm 2020;
- Khuôn khổ giám sát việc thực hiện Kế hoạch hành động kết nốichuỗi cung ứng giai đoạn 2 (SCFAP 2) từ 2017- 2020, nhằm xác định và giải quyết các rào cản chính đối với chuỗi cung ứng, tạothuận lợi cho sự lưu thông của hàng hóa và dịch vụ trong toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương
-_"Chiến lược APEC về các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ, xanh, bền vững và sáng tạo", nhằm hỗ trợ cho sự phát triển củacác doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ
-_“Bộ thông lệ tốt của APEC về thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ
trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương", đây là sáng kiến chung của Việt Nam và Nhật Bản nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong quátrình sản xuất, kinh doanh trong khu vực và "Sáng kiến về Thúc
Trang 11đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo" do Việt Nam chủ trì, nhằm thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong APEC.
b/Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa- xã hội, giáo dục, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác
Đây là lĩnh vực lớn bao quát nhiều mặt của đời sống xã hội, xét
ở khía cạnh hội nhập quốc tế của lĩnh vực này, nó bao gồm: hội nhập quốc tế về văn hóa-xã hội, hội nhập quốc tế về giáo dục, hội nhập quốc tế về khoa học - công nghệ và hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực khác
Hội nhập quốc tế về văn hoá, xã hội có nhiều vấn đề cần lưu tâm Trước hết, trong lĩnh vực văn hoá, Việt Nam mở cửa, trao đổi văn hóa, chia sẻ các giá trị văn hóa, tinh thần với các quốc gia khác Mục đích của hội nhập quốc tế về văn hoá là tiếp thu các giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới để bổ sung và làm giàu nền văn hóa của dân tộc, quốc gia mình Hội nhập quốc tế về văn hoá – xã hội có thể thông qua việc tham gia các tổ chức hợp tác và phát triển văn hóa, ví dụ: tham gia, thực hiện Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) hoặc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế song phương, khu vực và đa phương về hợp tác, phát triển lĩnh vực văn hóa Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cóthể chủ động tích cực tham gia các hoạt động, giao lưu văn hoá,nghệ thuật, thể thao với hình thức song phương, khu vực và thế giới
Qua quá trình hội nhập quốc tế sẽ làm sâu sắc nội dung hợp tác, thực sự gắn kết bền vững giữa các quốc gia, thúc đẩy sự gần gũi hơn về văn hoá, trong khi vẫn giữ được bản sắc riêng vềvăn hoá của từng quốc gia Hội nhập quốc tế về văn hoá cũng
Trang 12đồng thời tạo điều kiện để người dân mỗi nước được thụ hưởng tốt hơn các giá trị văn hóa của nhân loại.
Bên cạnh đó, mặt thứ hai liên quan đến các vấn đề về xã hội như: Lao động, việc làm, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khoẻ cho người dân, cộng đồng, bảo trợ xã hội, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo đảm bình đẳng giới và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực xã hội, Việt Nam hợp tác với quốc tế để phát triển, giải quyết tốt Hội nhập quốc tế giúp Việt Nam nâng cao chất lượng trong việc thực hiện các vấn đề về xã hội
Hội nhập quốc tế về giáo dục là hiện đại hoá, quốc tế hoá nền giáo dục của quốc gia mình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
và đào tạo Giáo dục – đào tạo ở Việt Nam hiện nay là vấn đề tương đối bức xúc, yêu cầu cấp thiết phải cải cách cơ bản, tìm hướng đi mới để nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo ngang tầm quốc tế Một trong những hướng đi của cải cách giáo dục – đào tạo là hội nhập quốc tế sâu sắc về vấn đề này Đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, nhưng vẫn gìn giữ được bản sắc dân tộc trong giáo dục con người Việt Nam với những đặc trưng riêng Do đó, trong hội nhập quốc tế về giáo dục – đào tạo phải tìm kênh tiếp cận thích hợp, lựa chọn lĩnh vực mũi nhọn, đột phá Việc hội nhập quốc tế
về giáo dục, đào tạo có thể thông qua nhiều kênh khác nhau, từviệc ký kết điều ước quốc tế thực hiện hợp tác giáo dục, đến việc trao đổi, tham gia các hoạt động quốc tế khác nhằm nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn giáo dục, đào tạo trong nước Việc hội nhập phải bảo đảm thực hiện trong tất cả các khâu của giáodục và đào tạo, đồng thời kiểm tra, đánh giá theo chuẩn mực quốc tế và xây dựng cơ sở vật chất liên quan đến giáo dục, đào tạo theo tiêu chuẩn tốt của quốc tế
Trang 13Đối với lĩnh vực khoa học – công nghệ, hội nhập quốc tế làm cholĩnh vực khoa học - công nghệ trong nước tiếp cận, theo kịp trình độ tiên tiến của thế giới, thông qua đó nâng cao trình độ nghiên cứu, sử dụng thành tự khoa học – công nghệ ở trong nước, rút ngắn khoảng cách công nghệ của Việt Nam so với các quốc gia phát triển, cải thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ của Việt Nam Hội nhập quốc tế về khoa học - công nghệ có thể thông qua phương thức phát triển quan hệ hợp tác khoa học và công nghệ_ với các quốcgia, tổ chức quốc tế và vùng lãnh thổ ở các hình thức khác nhau, trong đó có việc ký kết, thực hiện điều ước quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ Bên cạnh đó, cũng tăng cường
ký kết, thực hiện các thỏa thuận, hợp đồng hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, công nghệ với các quốc gia, tổ chức, cá nhân nước ngoài
Ngoài các lĩnh vực trên, hội nhập quốc tế toàn diện bao gồm cả hội nhập ở các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, như: Lao động, y tế, thể thao, v.v tạo nên một quá trình tổng thể, thốngnhất trong sự mở cửa, hợp tác sâu với quốc tế nhằm tiếp thu những thành tựu, giá trị tốt đẹp trong quá trình phát triển của nhân loại trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở Việt Nam _
52/Giáo dục Việt Nam trong kinh tế thị trường
Có thể hiểu, thị trường là nơi hoặc lĩnh vực trao đổi hàng hóa hoặc tiến hành mua bán Còn thị trường giáo dục - nếu thừa nhận sự tồn tại của nó - thì phải được xét trên các lĩnh vực như:
sự nghiệp giáo dục, nguồn lực giáo dục, sản phẩm của giáo dục
và dịch vụ giáo dục cũng như cái gì là nơi có thể trao đổi, mua bán
Trang 14Về sự nghiệp giáo dục:_Về việc giáo dục liệu có phải là sản xuất công nghiệp hay không, thì cho đến nay, giới kinh tế học giáo dục đưa ra những ý kiến, góc nhìn và nhận xét khác nhau, thậmchí còn trái ngược nhau về căn bản Tuy nhiên, chính điều này
đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người, đặc biệt là những ngườilàm công tác nghiên cứu lý luận giáo dục Trong đó, sự nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh tế thị trường với nội hàm cải cách giáo dục là một vấn đề rất được quan tâm._
- Quan niệm giáo dục là ngành sản xuất đặc biệt
Quan niệm này cho rằng: nếu chúng ta định nghĩa công nghiệp
là sự nghiệp hoạt động sản xuất, thì giáo dục mang tính sản xuất đương nhiên phải là một ngành trong lĩnh vực sản xuất Trên thế giới, thông thường giáo dục được xếp vào ngành sản xuất thứ ba Năm 1992, ở Trung Quốc, quyết định về ngành sảnxuất thứ ba do Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc Vụ viện Trung Quốc đưa ra rõ ràng; rằng sự nghiệp giáo dục là trọng điểm của ngành sản xuất thứ ba, và chỉ rõ giáo dục là "ngành
cơ bản có ảnh hưởng toàn diện, dẫn dắt đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân"; đồng thời cho rằng, tính chất của sản xuất giáo dục là do tính chuyên ngành, tính sản xuất, tiêu hao nguồn vốn và tính có thể kinh doanh của nó quyết định ở Việt Nam, với cải cách giáo dục năm 1981, giáo dục được xếp vào lĩnh vực công nghiệp và lương giáo viên được xếp theo thang lương kỹ sư
Tính đặc thù của sản xuất giáo dục là do ba đặc tính cơ bản của
nó quyết định, bao gồm giáo dục là ngành sản xuất có tính nền tảng, giáo dục là ngành sản xuất gián tiếp và giáo dục là ngành sản xuất có hiệu quả rất lâu dài Quan điểm này góp phần làm
Trang 15rõ vai trò và vị trí chiến lược của giáo dục, cung cấp lý luận trụ cột mới cho lộ trình cải cách giáo dục được sâu hơn._
ở nước ta, với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì quá trình ấy cần chú trọng sự gắn liền quá trình này với lịch sử phát triển giáo dục Hay nói cách khác, muốn xem giáo dục có phải là hàng hóa hay hàng hóa ở góc độ nào, thì hãy xem sản phẩm của nó phục vụ cho ai, tức là sự nghiệp giáo dục có thuộc về quốc gia, dân tộc của chúng ta hay không?Trên cơ sở đó, người ta cho rằng, giáo dục là ngành sản xuất đặc biệt, một ngành đào tạo con người để đặc biệt phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế Mặt khác, sản phẩm của giáo dục lại
có thể đóng góp làm cho các ngành nghề khác tăng GDP Do giá trị đặc biệt của sản phẩm giáo dục là có thể trở thành nhu cầu tiêu thụ của xã hội, và vì vậy, lẽ đương nhiên, giáo dục là một ngành sản xuất
Tuy nhiên, nếu giáo dục là một ngành sản xuất, thì nó cũng phải chịu sự chế ước và chi phối của quy luật kinh tế thị trường Nhưng tự bản thân giáo dục cũng có quy luật riêng, cố hữu của
nó, và tất yếu vấn đề chiến lược xây dựng và phát triển giáo dục của một đất nước lại phải tuân theo quy luật của bản thân ngành giáo dục và quy luật xây dựng và phát triển của đất nướcđó
- Quan niệm giáo dục là yếu tố sản xuất
Quan niệm này cho rằng, giáo dục là yếu tố sản xuất quan trọng nhất của sản xuất xã hội Bởi vì, nhân tài và người lao động chính là sản phẩm của giáo dục và đào tạo Nói cách khác,sản phẩm từ sản xuất giáo dục là sức lao động có tri thức và kỹ năng nhất định, có "giá trị" và "giá trị sử dụng"._
Trang 16- Quan niệm giáo dục không là sản xuất
Nhiều học giả trên thế giới không hoàn toàn đồng ý với quan niệm giáo dục "là một ngành sản xuất", khi cho rằng, cần phải coi quá trình giáo dục là tái sản xuất tri thức về văn hóa, khoa học - kỹ thuật Nếu xét từ góc độ này, giáo dục cũng có tính sảnxuất nhất định Mặc dù bản thân giáo dục không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nhưng đã "sản xuất" ra những con người làm ra của cải vật chất
Về sản phẩm giáo dục:
- Sản phẩm và hoạt động của dịch vụ giáo dục là hàng hóa Sản phẩm và dịch vụ giáo dục được tiến hành trao đổi, bao gồm sản phẩm dịch vụ giáo dục và sản phẩm của các ngành khác Người
ta cho rằng, nếu không có kiểu trao đổi này, quan điểm giáo dục là ngành sản xuất sẽ không còn tồn tại Vì vậy, sản phẩm dịch vụ giáo dục phải là hàng hóa và cần phải được thị trường hóa Bởi vì:_
+ Những thứ mà dịch vụ giáo dục cung cấp, mặc dù giá trị sử dụng là đặc biệt, nhưng xét về bản chất, nó cũng như các hàng hóa khác Vì vậy, dịch vụ do giáo dục cung cấp có thể nói chính
là hàng hóa._
+ Các kiểu dịch vụ hoặc bản thân hoạt động lao động có giá trị, khi trao đổi trên thị trường, về bản chất, không có gì khác về mặt hình thức so với các hàng hóa khác._
+ Thực chất của quan niệm thu hút lực lượng lao động qua đào tạo - hay nói cách khác - năng lực làm việc của người lao động
là sự đầu tư tiền bạc khi tiến hành đào tạo, tức là đã tạo giá trị cho lực lượng lao động đó vào thị trường lao động Với trình độ giáo dục khác nhau thì lực lượng lao động có trình độ và khả
Trang 17năng làm việc khác nhau, nên cũng có giá trị khác nhau khi tham gia thị trường.
- Sản phẩm giáo dục không phải là hàng hóa Nhiều người cho rằng, giáo dục không giống sản xuất hàng hóa, bởi sản xuất thì lấy việc không ngừng hạ thấp giá thành và theo dõi lợi nhuận làm mục tiêu Còn giáo dục thì lấy nhiệm vụ chính trị làm mục tiêu Những người lao động được giáo dục - đào tạo nói chung, thường không bị coi là hàng hóa trên thị trường Phần lớn kinh phí giáo dục trên thế giới đều do nhà nước chịu trách nhiệm, học sinh và gia đình chỉ gánh vác một phần học phí hoặc toàn
bộ học phí chứ không phải là toàn bộ sự nghiệp giáo dục Giáo dục trải qua bao nhiêu thế kỷ đều được khẳng định là ngoài chức năng và giá trị kinh tế, còn có các chức năng và giá trị chính trị, chức năng văn hóa Nếu quá nhấn mạnh vào vấn đề chức năng kinh tế của giáo dục thì khó bảo đảm được chức năng xã hội và chính trị Điều này cũng có nghĩa là khó bảo đảmtính công bằng trong giáo dục._
Về thị trường giáo dục:
- Thị trường hàng hóa mang hình thái vật chất
Thị trường hàng hóa mang hình thái vật chất của giáo dục là ngoài các sản phẩm vật chất, do nhà trường trực tiếp sản xuất, đầu tư, còn tăng cường góp phần làm cho nền kinh tế thị trườngthêm phồn vinh ở đây, chủ yếu là thông qua việc thể hiện vai trò của giáo dục đối với phát triển sản xuất hàng hóa mang hìnhthái vật chất, được phản ánh thông qua việc rút ngắn thời gian lao động cần thiết của xã hội, nâng cao hiệu suất sản xuất lao động, hàng hóa sản xuất càng nhiều trong cùng một đơn vị thời gian, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao
Trang 18- Thị trường nhân tài, thị trường lực lượng lao động
Rất nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định: thị trường nhân tài, thị trường lực lượng lao động là vấn đề hạt nhân, là khâu then chốt của việc nghiên cứu mối quan hệ và sự tác động của nó đối với thị trường Nó được thể hiện chủ yếu trên ba mặt sau đây:+ Trong điều kiện sản xuất hiện đại hóa, nhân tài và sức lao động vừa là đối tượng để giáo dục đào tạo, vừa là người lao động trong các ngành sản xuất, lĩnh vực sản xuất hàng hóa; là yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất Giải quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu về nhân tài chuyên ngành và các loại lực lượng lao động, vừa thể hiện bằng hình thức điều động, phân công của nhà nước, vừa có sự điều tiết bằng quy luật cung
- cầu của thị trường._
+ Mối quan hệ nội tại giữa giáo dục với thị trường nhân tài và thị trường lực lượng lao động lại thể hiện ở vai trò của đào tạo nhân tài chuyên ngành và huấn luyện lực lượng lao động chuyên môn sâu Giáo dục, xét về góc độ thực tế, phải đáp ứng yêu cầu của thị trường nhân tài và thị trường lao động chuyên ngành Nếu lực lượng này đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn của thời đại, thì chắc chắn sẽ đứng vững trong thị trường cạnh tranh nhân tài và lực lượng lao động
+ Thị trường nhân tài, thị trường lực lượng lao động là nguồn giá trị nhiều hơn giá trị vốn có của nó như C Mác từng nói, đại ýlà: hàng hóa sức lao động sở dĩ là sản phẩm có sự khác biệt giữa giá trị của bản thân nó và giá trị do nó tạo ra là vì nó có đặc tính riêng biệt, là lực lượng sáng tạo giá trị, là nguồn gốc của giá trị._
- Thị trường khoa học - kỹ thuật
Trang 19Thị trường khoa học - kỹ thuật gắn liền với 2 yếu tố: thiết bị và công nghệ ứng dụng; con người sử dụng thiết bị và công nghệ
đó ở đây, thiết bị và công nghệ là hàng hóa thì quá rõ ràng, cònngười sử dụng thì lại rơi vào thị trường nhân tài và lực lượng lao động như đã đề cập ở trên._
- Thị trường dịch vụ lao động (dịch vụ) C Mác cũng từng cho rằng: Dịch vụ trường học (chỉ cần anh ta là thứ mà sản xuất cầnhoặc có ích); dịch vụ y tế (chỉ cần anh ta bảo đảm được sức khỏe, duy trì tất cả nguồn giá trị tức là bản thân sức lao động), mua dịch vụ này chính là mua hàng hóa có thể bán được, cung cấp bản thân khả năng lao động để thay thế phục vụ bản thân Dịch vụ này cần thêm phí sản xuất và phí tái sản xuất khả nănglao động Nói chung, ý nghĩa dịch vụ ở đây chẳng qua là dịch vụcung cấp hoạt động, giữa giáo dục và thị trường dịch vụ lao động có mối liên hệ mang tính tất nhiên
PHẦN 2: NỘI DUNG 2.1.Giáo dục Việt Nam cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập Quốc tế
2.1.1.Giáo dục Việt Nam cơ hội trong bối cảnh hội nhập Quốc tế
Nền giáo dục thế giới hôm nay là một nền giáo dục phát triển, hiện đại của một xã hội và nền kinh tế hiện đại, của nền kinh tế tri thức Hội nhập là cơ hội để qua con đường mở rộng hợp tác quốc tế ta học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu những kiến thức hiện đại, chọn lọc từ trong đó những cái thích hợp với ta để xây dựngnền giáo dục của Việt Nam thành một nền giáo dục tiên tiến, từng bước tiến lên hiện đại, hoàn thiện một hệ thống giáo dục quốc dân phát triển bền vững Hội nhập là cơ hội chúng ta tranh
Trang 20thủ hợp tác liên kết với nước ngoài để đào tạo trong nước, đào tạo ở nước ngoài, cử các nhà giáo Việt Nam đi dạy ở nước ngoài,
đi hợp tác nghiên cứu ở các trung tâm giáo dục ở nước ngoài Mời các nhà giáo nước ngoài đến nước ta giảng dạy và hợp tác nghiên cứu các vấn đề giáo dục - đào tạo Khuyến khích thanh niên Việt Nam có điều kiện đi du học, mở cửa các trường đại họccho thanh niên thế giới vào học tập tại Việt Nam Từng bước nhanh chóng nâng nền giáo dục nước ta ngang tầm nền giáo dục thế giới và rút ngắn khoảng cách tụt hậu của giáo dục Việt Nam so với thế giới._
Trên thế giới, nhiều nước thực hiện thành công dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục Những kinh nghiệm của họ, những thành công, thất bại của họ là bài học quý đối với ta Trong quá trình thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục, xu thế hội nhập sẽ giúp ta thu hút các nguồn lực của xã hội, kể cả ở trong nước và
cả ở nước ngoài để xây dựng và phát triển nền giáo dục quốc dân bền vững
2.1.2.Giáo dục Việt Nam thách thức trong bối cảnh hội nhập Quốc tế
Trước hết là việc nắm bắt và khai thác những cơ hội, hay để các
cơ hội trôi đi Ðể giải quyết vấn đề này nếu không đổi mới tư duy, nhận thức, không thay đổi cách điều hành quản lý một nềngiáo dục theo kiểu thời bao cấp thì thách thức ngày càng lớn._ Giáo dục - đào tạo thế giới đã mở, đã được hiện đại hóa, chúng
ta không thể không khai thác, không học hỏi để phát triển nền giáo dục của ta Ta phải đổi mới tư duy, đổi mới cách nhìn để học hỏi, chọn lọc, tiếp thu cái đẹp, cái tốt của thế giới, bỏ nhữngcái dở, cái chưa hay của ta để xây dựng một nền giáo dục mới phù hợp bước phát triển mới của đất nước và thời đại Trên thực
Trang 21tế, khi ta hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, thị trường giáo dục
ở Việt Nam đã và đang hình thành._
Trên thị trường đó vừa có hợp tác vừa có cạnh tranh Cạnh tranh trong nước và cạnh tranh với nước ngoài, và ai cũng đang
cố gắng xây dựng thương hiệu mạnh cho trường để hy vọng chiến thắng trong cuộc cạnh tranh Chấp nhận thực tế này là một thách thức đối với ngành giáo dục nước ta Phải chấp nhận thực tế đó vì nó đang phát triển theo đúng quy luật, chấp nhận
nó để hướng dẫn, quản lý và đưa thị trường này phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Ngược lại, nếu với tư duy cũ, giữ cách nhìn cũ, kết quả chắc chắn sẽ dẫn đến sự tự phát một thị trường dịch vụ giáo dục phát triển không lành mạnh, nhiều tiêu cực, do không được quản lý, hướng dẫn Một trong những hệ quả của kinh tế thị trường thời hội nhập là gia tăng phân hóa giàu nghèo Xã hội sẽ chia thành các tầng lớp có điều kiện sống khác nhau Ngoài những phân cách khác (về trình độ phát triển của các vùng địa lý, hoàn cảnh gia đình, khả năng trí tuệ, thể chất con người ) việc phân hóa xã hội sẽ dẫn đến sự phân hóa môi trường, điều kiện giáo dục, làm gia tăng tính không công bằng trong giáo dục Tình hình đó sẽ tạo ra một thách thức lớn trong việc thực hiện mục tiêu: đào tạo, xây dựng thanh niên thành những con người xã hội chủ nghĩa, xây dựng lý tưởng phụng sự Tổ quốc cho thanh niên Như dư luận xã hội và báo chí
đã phân tích, nền giáo dục - đào tạo của ta hiện còn nhiều yếu kém Ðể góp phần khắc phục tình trạng đó, điều cấp bách là xây dựng một hành lang pháp lý đầy đủ và thông thoáng để hoạt động giáo dục - đào tạo phát triển lành mạnh, đúng hướng.Xây dựng được một khung pháp lý điều tiết được mọi hoạt động giáo dục - đào tạo của Việt Nam hôm nay cũng là một thách
Trang 22thức Việc này đòi hỏi đổi mới một cách cơ bản, sâu sắc tư duy, cách quản lý và phương pháp giáo dục, cách nhìn nhận đánh giá con người thời hội nhập._
Khai thác tốt cơ hội, nhận rõ những thách thức để có những chủ trương, biện pháp khắc phục, chính là những vấn đề cần quan tâm trong mục tiêu và nhiệm vụ đổi mới, phát triển nền giáo dục nước nhà nhằm đáp ứng chiến lược đào tạo con người của Ðảng ta
Hội nhập cũng đang mở ra cơ hội để các trường đại học, các viện nghiên cứu trở thành những trung tâm sản xuất, sử dụng, phân phối, xuất khẩu, nhập khẩu tri thức và chuyển giao công nghệ hiện đại, thông qua đào tạo và nghiên cứu để phát hiện vàbồi dưỡng nhân tài khoa học Hội nhập sẽ góp phần từng bước thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa chương trình giáo dục theo trình độ khu vực và thế giới về các phương diện: nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo, phương tiện giáo dục, quản lý giáo dục, xây dựng đội ngũ giáo viên, đội ngũ những người quản lý giáo dục hướng tới xây dựng hệ thống giáo dục học tập suốt đời trong một xã hội học tập
2.2.Tác động của nền kinh tế thị trường đến giáo dục và đào tạo ở Việt Nam
Đối với giáo dục phổ thông, bao gồm:
- Đối với giáo dục mầm non chưa phải là cấp học bắt buộc, cấp học thực hiện xã hội hóa, thị trường có thể tác động hoặc khôngtác động như sau:
+ Về sự nghiệp giáo dục, giáo dục mầm non vẫn là phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, không mang ý nghĩa hàng hóa
Trang 23+ Về hoạt động dịch vụ, là hàng hóa trong cơ chế thị trường.+ Về nhân tài và lực lượng lao động, đối với công lập, là nhiệm
vụ chính trị; còn đối với ngoài công lập, có thể có sự trao đổi trong cơ chế thị trường nhưng phần lớn là chưa ngang giá đối với giáo dục giỏi
- Đối với giáo dục tiểu học và trung học cơ sở cấp học phổ cập, bắt buộc, vấn đề thị trường là không đáng kể Phần thực hiện xãhội hóa cũng không đáng kể Thị trường có thể tác động hoặc không tác động vào các lĩnh vực như:
+ Về sự nghiệp giáo dục, giáo dục tiểu học là phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, không mang ý nghĩa hàng hóa Cho dù là công lập hay ngoài công lập thì vẫn phải thực hiện nhiệm vụ mà trong Di chúc Bác Hồ đã căn dặn là "Đào tạo thế
hệ cách mạng cho đời sau"
+ Về hoạt động dịch vụ, là hàng hóa trong cơ chế thị trường.+ Về thị trường nhân tài và lực lượng lao động, đối với công lập,
là nhiệm vụ chính trị thì phân công, điều động là hình thức chủ yếu; còn đối với ngoài công lập, có thể có sự trao đổi trong cơ chế thị trường về mức thù lao ở một số trường tư thục hoặc một vài trường quốc tế
- Đối với giáo dục trung học phổ thông chưa phải là cấp học bắt buộc, cấp học thực hiện vai trò trách nhiệm của Nhà nước có kết hợp với xã hội hóa, thì thị trường có thể tác động hoặc không tác động như sau:
+ Về sự nghiệp giáo dục, giáo dục trung học phổ thông vẫn chủ yếu là phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước Tất nhiên ở đây có một phần của vai trò quốc tế
+ Về hoạt động dịch vụ, là hàng hóa trong cơ chế thị trường
Trang 24+ Về nhân tài và lực lượng lao động, đối với công lập, là nhiệm
vụ chính trị, được Nhà nước điều động và phân công và tiền lương theo mức quy định của Nhà nước Đối với ngoài công lập,
có thể có sự trao đổi, thương lượng, nhưng phần lớn là sức lao động bỏ ra chưa ngang giá đối với giáo viên giỏi ở một số trường trong nước; có thể ngang giá ở một vài trường quốc tế Đối với nhiệm vụ quốc tế: thuộc cơ chế thị trường (trừ nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước giao cho ở một vài trường học)
- Đối với giáo dục cao đẳng và đại học
+ Về sự nghiệp giáo dục, đây là bậc học đào tạo nguồn nhân lựccho đất nước Cho nên, sự nghiệp giáo dục vẫn phải là đào tạo những con người phục vụ cho đất nước, nhân dân, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước
+ Về hoạt động dịch vụ, người ta cho rằng, ngoài đội ngũ giảng viên đòi hỏi phải có chất lượng cao thì chất lượng dịch vụ ở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng Nhìn vào chất lượng dịch
vụ giáo dục ở một trường đại học, có thể đánh giá được năng lực quản lý của nhà trường đó Vì vậy, lĩnh vực này có mang ý nghĩa hàng hóa trong cơ chế thị trường
+ Về thị trường nhân tài và lực lượng lao động:
Đối với các trường công lập, Nhà nước cần quan tâm quản lý và đầu tư để có những con người tài ba phục vụ nhiệm vụ chính trị của đất nước Lực lượng này do Nhà nước điều động, phân công
và tiền lương cần được thực hiện như tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam.Đối với các trường ngoài công lập, lực lượng giảng viên làm việctrong khối này có thể chịu ảnh hưởng của cơ chế thị trường nhân tài và lao động Chính nơi này cũng sẽ góp phần tạo ra thị
Trang 25trường lao động để người lao động khẳng định tài năng và hiệu quả làm việc.
Đối với nhiệm vụ quốc tế, thuộc cơ chế thị trường, trừ nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước giao cho
Với thị trường khoa học - kỹ thuật, đây là lĩnh vực hoàn toàn có thể thị trường hóa, không những trong phạm vi của một nhà trường, một đất nước, mà có thể triển khai ở phạm vi quốc tế.Tóm lại, xét từ góc độ vĩ mô, giáo dục Việt Nam là một hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam Mục tiêu của giáo dục đào tạo là đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội; trong đó có chú trọng đến việc đào tạo và huấn luyện lực lượng lao động cho các ngành, các lĩnh vực sản xuất vật chất và phi vật chất Với lĩnh vực giáo dục phổ thông, do chức năng và nhiệm vụ giáo dục là hết sức đặc trưng, nên thành quả của giáodục là đa phương diện; trong đó, thành quả của giáo dục đáp ứng nhiệm vụ chính trị là quan trọng nhất và mang tính chất quyết định Cơ chế thị trường chỉ có thể tác động vào lĩnh vực dịch vụ và hoạt động dịch vụ giáo dục là chính Riêng đối với khối giáo dục cao đẳng và đại học, thì ngoài lĩnh vực khoa học -
kỹ thuật, dịch vụ giáo dục cần phải tham gia cơ chế thị trường
và trở thành hàng hóa, còn yếu tố tài năng và lực lượng lao động thì phần lớn phải phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước ta; phần còn lại có thể tham gia thị trường trong nước và quốc tế
2.3.Một số nội dung căn bản của các cam kết của
Việt5Nam5về việc mở của thị trường dịch vụ giáo dục khi gia nhập WTO
Trang 262.3.1.Một số nội dung căn bản của các cam kết của Việt5Nam5về việc mở của thị trường dịch vụ giáo dục khi gia nhập WTO
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm
2007, và việc này đã có nhiều cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ giáo dục Dưới đây là một số nội dung căn bản của các cam kết này:
- Giới hạn đầu tư nước ngoài: Theo cam kết, Việt Nam đã thực hiện việc giới hạn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục Điều này bao gồm việc xác định giới hạn về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các trường học và các dịch vụ giáo dục
- Tạo điều kiện cho các trường học và cơ sở giáo dục nước ngoài: Việt Nam cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các trường học và cơ sở giáo dục nước ngoài để hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam Điều này bao gồm việc cung cấp giấy phép và quyền truy cập vào thị trường giáo dục Việt Nam
- Xem xét việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế: Việt Nam cam kết xem xét việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, bao gồm tiêu chuẩn về chất lượng giảng dạy và quản lý
- Tăng cường hợp tác quốc tế: Việt Nam cam kết tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, bao gồm việc tham gia vào các hiệp định và chương trình hợp tác giữa các quốc gia và
tổ chức quốc tế trong lĩnh vực giáo dục
Các cam kết này có thể thay đổi theo thời gian và theo sự phát triển của lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam và trên thế giới Việc gia nhập WTO đã tạo cơ hội cho Việt Nam để tiếp tục phát triển lĩnh