1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Của Du Lịch Việt Nam Trong Bối Cảnh Mới Trường Hợp Tỉnh Hải Dương.pdf

188 13 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 188
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

Untitled VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN XUÂN TÙNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN CỦA DU LỊCH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI TRƢỜNG HỢP TỈNH HẢI DƢƠNG LUẬN ÁN TIẾN SỸ[.]

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN XUÂN TÙNG

NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN CỦA DU LỊCH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI:

TRƢỜNG HỢP TỈNH HẢI DƢƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN XUÂN TÙNG

NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN CỦA DU LỊCH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI:

TRƢỜNG HỢP TỈNH HẢI DƢƠNG

Ngành: Kinh tế học

Mã số: 9.31.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Bùi Quang Tuấn

2 PGS.TS Phạm Trung Lƣơng

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tơi trong q trình viết luận án Các số liệu, tƣ liệu và trích dẫn trong luận án đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực

Tác giả

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chƣơng 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến

chủ đề của luận án 12

1.1 Những nghiên cứu quốc tế chủ yếu về năng lực cạnh tranh điểm đến

du lịch 12

1.1.1 Các nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch dựa trên mơ hình Ritchie và Crouch

12

1.1.2 Các nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch dựa trên mơ hình Dwyer và Kim

16

1.1.3 Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch dựa trên các mơ hình khác

18

1.2 Những nghiên cứu chủ yếu trong nƣớc về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

24

1.2.1 Các nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch dựa trên mơ hình Dwyer và Kim

24

1.2.2 Các nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong hoạt động du lịch nói chung, điểm đến du lịch nói riêng dựa trên mơ hình Michael Porter

25

1.2.3 Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong hoạt động du lịch nói chung, điểm đến du lịch nói riêng dựa trên các phương pháp khác

26

1.3 Đánh giá chung các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về chủ đề nghiên cứu của luận án

31

Trang 5

Tiểu kết Chƣơng 1 35

Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

3

2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch 35

2.1.1 Một số khái niệm về du lịch 35

2.1.2 Khái niệm điểm đến du lịch 37

2.1.3 Khái niệm về cạnh tranh 40

2.1.4 Khái niệm về năng lực cạnh tranh 42

2.1.5 hái niệm về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch 45

2.2 Một số lý thuyết liên quan đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch 47

2.2.1 Lý thuyết của Michael Porter về năng lực cạnh tranh 47

2.2.2 Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của Ritchie và Crouch 49

2.2.3 Mơ hình kết hợp về năng lực cạnh tranh điểm đến của Dwyer và Kim

50

2.2.4 Một số mơ hình khác 52

2.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch 54

2.3.1 Nhóm các yếu tố bên ngồi 55

2.3.2 Nhóm các yếu tố bên trong 57

2.4 Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch 58

2.4.1 Tài nguyên du lịch 58

2.4.2 Chính sách phát triển du lịch 59

Trang 6

2.4.4 Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 61

2.4.5 Nguồn nhân lực và thị trường lao động du lịch 61

2.4.6 Môi trường du lịch 62

2.5 Kinh nghiệm quốc tế và trong nƣớc về nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

63

2.5.1 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch 63

2.5.2.Bài học về nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch cho Việt Nam nói chung, Hải Dương nói riêng

71

Tiểu kết Chƣơng 2 74

Chƣơng 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dƣơng giai đoạn 2016 - 2020

75

3.1 Tổng quan về tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch Hải Dƣơng 75

3.1.1 Khái quát về tỉnh Hải Dương 75

3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dương 78

3.1.3 Về tiềm năng du lịch chủ yếu trên địa bàn tỉnh Hải Dương 79

3.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dƣơng giai đoạn 2016-2020

81

3.2.1 Tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương 81

3.2.2 Chính sách phát triển du lịch của tỉnh Hải Dương 85

3.2.3 Sản phẩm, thị trường và thương hiệu du lịch Hải Dương 88

3.2.4 Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại điểm đến du lịch Hải Dương

Trang 7

3.2.5 Nguồn nhân lực du lịch và thị trường lao động du lịch tại điểm đến du lịch Hải Dương

101

3.2.6 Môi trường du lịch tại điểm đến du lịch Hải Dương 103

3.3 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dƣơng 107

3.3.1 Về thành tựu 107

3.3.2 Hạn chế, tồn tại 108

3.3.3 Nguyên nhân 110

Tiểu kết Chƣơng 3 115

Chƣơng 4: Quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dƣơng trong bối cảnh mới

116

4.1 Bối cảnh mới trên bình diện quốc tế và trong nƣớc tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dƣơng

116

4.1.1 Bối cảnh quốc tế 116

4.1.2 Bối cảnh trong nước 117

4.1.3 Bối cảnh của Hải Dương 119

4.1.4 Phân tích ma trận SWOT trong nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của Hải Dương

121

4.2 Quan điểm, định hƣớng chủ yếu đối với nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của tỉnh Hải Dƣơng trong bối cảnh mới

123

4.2.1 Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của tỉnh Hải Dương

123

4.2.2 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của tỉnh Hải Dương trong bối cảnh mới

125

Trang 8

giai đoạn mới

4.3.1 Nâng cao nhận thức xã hội về phát triển du lịch nói chung, năng

lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương nói riêng trong bối cảnh mới 128 4.3.2 Khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn Hải Dương theo hướng

phát triển bền vững 129

4.3.3 Hồn thiện chính sách phát triển du lịch góp phần nâng cao năng

lực điểm đến du lịch Hải Dương 130

4.3.4 Đẩy mạnh phát triển thị trường và sản phẩm du lịch, đặc biệt là

sản phẩm du lịch đặc thù với thương hiệu du lịch Hải Dương 132

4.3.5 Tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ

thuật du lịch thúc đẩy năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương 139 4.3.6 Nâng cao chất lượng nhân lực và thị trường lao động du lịch Hải

Dương 140

4.3.7 Đảm bảo chất lượng môi trường du lịch tại điểm đến du lịch Hải

Dương 141

4.3.8 Chủ động liên kết phát triển du lịch với các địa phương phụ cận

nhằm nâng cao NLCT điểm đến Hải Dương 143

4.4 Kiến nghị 144

4.4.1 Kiến nghị với Chính phủ 144

4.4.2 Kiến nghị với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 145

4.4.3 Kiến nghị với UBND tỉnh Hải Dương 145

4.4.4 iến nghị với Hiệp hội du lịch Hải Dương 146

Tiểu kết Chƣơng 4 147

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CỦA

TÁC GIẢ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CSHT Cơ sở hạ tầng

CSVC Cơ sở vật chất

ĐBSH&DHĐB Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh

IUOTO Liên đoàn quốc tế các Tổ chức lữ hành chính thức

NLCT Năng lực cạnh tranh

NSNN Ngân sách nhà nƣớc

OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

QLNN Quản lý Nhà nƣớc

SPDL Sản phẩm du lịch

UBND Ủy ban nhân dân

UNWTO Tổ chức Du lịch thế giới

WEF Diễn đàn Kinh tế thế giới

WTTC Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tổng hợp các mơ hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

54

Bảng 2.2: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá NLCT điểm đến du lịch 62 Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả khảo sát một số sản phẩm du lịch

đặc thù/duy nhất của Hải Dƣơng so với tài nguyên du lịch cùng loại trong vùng ĐBSH

90

Bảng 3.2: Thu nhập từ du lịch tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2016-2019

96

Bảng 3.3: Cơ cấu cơ sở lƣu trú du lịch tỉnh Hải Dƣơng năm 2020

100

Bảng 3.4 : Lao động ngành du lịch tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2016-2020

102

Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dƣơng của các chuyên gia

105

Bảng 3.6: Đánh giá tổng hợp các yếu tố tham gia năng lực cạnh tranh điểm đến của Hải Dƣơng

Trang 11

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH

Sơ đồ 1.1: Khung phân tích của luận án 09

Hình 2.1: Khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phƣơng 44

Hình 2.2: Mơ hình M Porter về điểm đến cạnh tranh 49

Hình 2.3: Năng lực cạnh tranh điểm đến của Ritchie và Crouch 50 Hình 2.4: Mơ hình tích hợp năng lực cạnh tranh điểm đến của

Dwyer và Kim

52

Hình 2.5: Cấu trúc mơ hình cạnh tranh điểm đến của Yoon 53

Hình 2.6: Các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch của WEF 53 Hình 3.1: Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

tỉnh Hải Dƣơng

81

Biểu đồ 3.1: Lƣợng khách du lịch đến Hải Dƣơng giai đoạn 2016 - 2020

94

Biểu đồ 3.2: Lƣợng khách quốc tế đến Hải Dƣơng giai đoạn 2016 - 2020

95

Biểu đồ 3.3: Doanh thu du lịch của tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2016 - 2020

Trang 12

1

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Sau 35 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, nền kinh tế Việt Nam nỗ lực tiến nhanh vào hiện đại trong bối cảnh đối mặt với thách thức phải phát triển nhanh hơn để thu hẹp khoảng cách Việt Nam xác định khát vọng, tầm nhìn trở thành nƣớc phát triển theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu đến năm 2025 là nƣớc đang phát triển, có cơng nghiệp theo hƣớng hiện đại, vƣợt qua mức thu nhập trung bình thấp, đến năm 2030 là nƣớc đang phát triển, có cơng nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nƣớc phát triển, thu nhập cao

Việt Nam đƣợc biết đến không chỉ là quốc gia có nhiều điểm đến du lịch hấp dẫn trên bản đồ du lịch thế giới và đƣợc coi là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, không chỉ là đất nƣớc với thiên nhiên có cảnh quan đẹp đẽ mà cịn có những di sản văn hoá đặc sắc Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng và gần một số thị trƣờng lớn, tiềm năng Giai đoạn vừa qua, chất lƣợng, tính chuyên nghiệp và năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của nƣớc ta từng bƣớc đƣợc nâng cao, có bƣớc phát triển quan trọng góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc, đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh con ngƣời Việt Nam Năm 2021, kết quả bình chọn Giải thƣởng Du lịch thế giới (WTA) lần thứ 28 khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng đã vinh danh du lịch Việt Nam là “Điểm đến hàng đầu châu Á 2021” (Asia‟s Leading Destination 2021) bất chấp một năm đầy khó khăn do đại dịch Covid -19 Tuy nhiên, điểm đến du lịch nƣớc ta chƣa thực sự phát triển tƣơng xứng với tiềm năng và vị thế có giá trị về nhiều mặt

Trang 13

2

là lợi thế rất lớn đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch đứng từ góc độ sản phẩm du lịch đặc thù kết hợp với những sản phẩm du lịch vốn là lợi thế của Hải Dƣơng nhƣ du lịch văn hóa lịch sử với 04 di tích, cụm di tích cấp quốc gia đặc biệt, nhiều điểm tài nguyên du lịch có giá trị duy nhất hoặc đặc sắc, nội trội so với các địa phƣơng ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, v.v… Tuy nhiên, những lợi thế này chƣa đƣợc Hải Dƣơng phát huy hiệu quả trong phát triển du lịch nói chung, nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch nói riêng, thiếu nguồn lực để bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch, đặc biệt là những tài nguyên du lịch đƣợc xem là duy nhất, đặc sắc/nổi trội Năng lực quản lý nhà nƣớc về du lịch còn hạn chế, ảnh hƣởng đáng kể đến quản lý chất lƣợng du lịch theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế cũng nhƣ trong hoạt động liên kết phát triển du lịch Tác động của hoạt động phát triển kinh tế làm gia tăng sự xuống cấp của các điểm tài ngun và tình trạng ơ nhiễm mơi trƣờng tự nhiên trong điều kiện cịn khó khăn về nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy tiềm năng du lịch Trong tổng số khách du lịch đến Hải Dƣơng, tỷ lệ khách có lƣu trú là không cao với tỷ lệ khoảng 30% Nhƣ vậy, đến nay du lịch Hải Dƣơng chỉ đƣợc xem là “Điểm dừng chân” trên tuyến du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh chứ chƣa trở thành “Điểm đến”

Trang 14

3

trong chuỗi giá trị nhƣ: vận tải, ăn uống, khách sạn, lữ hành, bán lẻ, thƣơng mại…, nhất là tại các điểm đến du lịch và hầu hết các địa phƣơng trọng điểm du lịch của cả nƣớc Đây có thể coi là “thảm họa” đối với ngành du lịch kể từ khi hình thành và phát triển, nó khơng chỉ chịu tác động đầu tiên, kéo dài mà còn thiệt hại nặng nề nhất Theo dự báo, ngành du lịch nƣớc ta bị thiệt hại ƣớc tính khoảng 6-7 tỷ USD trong khoảng thời gian bùng phát dịch Covid - 19 [151]

- Xác định vị trí và vai trị quan trọng của du lịch, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam (khoá XII) đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 “về phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”, trong đó, nhấn mạnh quan điểm “Phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp… có thƣơng hiệu và khả năng cạnh tranh cao” để đảm bảo thực hiện mục tiêu: „…Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác Việt Nam thuộc nhóm các nƣớc có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á”… Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Hải Dƣơng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 đã xác định du lịch và dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng

Trang 15

4

- Đến nay, mặc dù đã có khá nhiều nghiên cứu về đánh gía NLCT điểm đến du lịch, tuy nhiên, qua tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài cho thấy chƣa có phƣơng pháp hay mơ hình nào phù hợp để đánh giá NLCT của tất cả các điểm đến và chƣa có bộ chỉ số đánh giá nào có thể áp dụng cho tất cả các điểm đến với mọi thời điểm, nhất là đặc điểm địa lý cũng nhƣ nguồn lực khác nhau của mỗi điểm đến Đặc biệt, chƣa có cơng trình nghiên cứu nào bàn về NLCT điểm đến du lịch Hải Dƣơng và trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào để nâng cao NLCT điểm đến du lịch tỉnh Hải Dƣơng - với tƣ cách là một nghiên cứu điển hình cho điểm đến du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới?

Trƣớc tình hình đó, vấn đề “Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trƣờng hợp tỉnh Hải Dƣơng” đƣợc chọn làm đề tài luận án tiến sĩ, ngành kinh tế học là mang tính thời sự, cần thiết cả về lý luận và thực tiễn

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu:

Đánh gía thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm

đến du lịch của tỉnh Hải Dƣơng trong bối cảnh mới

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

+ Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của tỉnh Hải Dƣơng, chỉ ra thành công, hạn chế và nguyên nhân

+ Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của tỉnh Hải

Dƣơng đến năm 2030

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của tỉnh Hải Dƣơng

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về năng

Trang 16

5

lịch, quản lý chất lƣợng dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế và đảm bảo mơi trƣờng du lịch đƣợc tích hợp trong hoạt động phát triển du lịch một cách “khác biệt”, theo đó đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dƣơng trong bối cảnh mới

- Phạm vi về không gian: luận án tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh

điểm đến du lịch Hải Dƣơng

- Phạm vi về thời gian: luận án nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh

điểm đến du lịch Hải Dƣơng giai đoạn 2016-2020, đề xuất giải pháp đến năm 2030 (Năm 2020, do tác động Covid-19, nên chủ yếu xét đến chuỗi số liệu 2016-2019)

4 Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Phương pháp luận

Luận án sử dụng phƣơng pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng; sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học kinh tế nói chung và ngành kinh tế học nói riêng để nghiên cứu các nội dung của đề tài tạo nên sự nhất quán, logic và khoa học nhằm chỉ r đƣợc mối quan hệ nhân quả trong nghiên cứu về NLCT điểm đến du lịch tỉnh Hải Dƣơng trong bối cảnh mới

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ mục tiêu, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và vận dụng nhiều mơ hình khác nhau trong nghiên cứu về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của một số quốc gia trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam, Luận án sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm:

- Phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng (Desk Research) để tiến hành thu thập, khai thác và phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp: từ tài nguyên sẵn có liên quan đến lý

Trang 17

6

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hải Dƣơng, Cục Thống kê Hải Dƣơng…

- Từ cách tiếp cận quy nạp, luận án sử dụng phƣơng pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, đối chiếu,… vào quá trình đánh giá thực trạng NLCT điểm đến du lịch Hải Dƣơng giai đoạn 2016-2020 cũng nhƣ sử dụng phƣơng pháp dự báo vào phân tích bối cảnh quốc tế, trong nƣớc và Hải Dƣơng trong giai đoạn phát triển mới - Phƣơng pháp chuyên gia thông qua Bảng hỏi ý kiến chuyên gia để xác định

giá trị trung bình của thang đo, thu thập số liệu từ nguồn dữ liệu sơ cấp, dựa trên việc đánh giá tổng số điểm (điểm số tổng hợp) trong đánh giá NLCT điểm đến du lịch Hải Dƣơng giai đoạn 2016-2020 cụ thể nhƣ sau:

Đối tượng: 15 chuyên gia là nhà khoa học, nhà quản lý liên quan đến hoạt động

du lịch ở các viện nghiên cứu khoa học, trƣờng đại học và ở Hải Dƣơng (Phụ lục 2)

Thiết kế bảng hỏi: “Bảng hỏi ý kiến” đƣợc thiết kế căn cứ vào khung nghiên

cứu của đề tài Để đo lƣờng các biến quan sát trong Bảng hỏi, luận án sử dụng thang

đo Likert 5 mức độ Dạng thang đo quãng Likert đƣợc sử dụng chủ yếu trong việc đo lƣờng hành vi, thái độ và có độ tin cậy tƣơng đƣơng thang đo 7 hay 9 điểm (W.G Zimund, 1997) [139] Đây là thang đo thứ tự và đo lƣờng mức độ đánh giá của đối tƣợng điều tra; nghĩa là 5 điểm biến thiên từ mức độ đánh giá “Rất kém” đến “Tốt” Kết quả thu thập đƣợc đánh giá theo thang đo Likert 1-5, trong đó: 1 (Rất kém); 2 (Kém); 3 (Trung bình); 4 (Khá); 5 (Tốt)

Nội dung Bảng hỏi: gồm ba phần: A/ Giới thiệu mục đích; B/ Nội dung

Trang 18

7

Cách thức thực hiện: Tiến hành thông qua các cuộc gặp trực tiếp hoặc trao

đổi qua email, điện thoại Tất cả các chuyên gia rất quan tâm và cung cấp thông tin, chia sẻ các quan điểm với các nội dung theo bảng hỏi

Thời gian thực hiện: từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 8 năm 2021

Phân tích dữ liệu: Dữ liệu thu thập từ Bảng hỏi ý kiến của các chun gia

đƣợc tính tốn dựa trên việc đánh giá tổng số điểm (điểm số tổng hợp) thực trạng của 06 yếu tố chủ yếu nói trên theo thang điểm: (1 là thấp nhất, 5 là cao nhất) Kết

quả này nhằm minh chứng cho những nhận định mang tính định tính trong phân tích mức độ cạnh tranh điểm đến Hải Dƣơng (Bảng 3.5)

- Luận án sử dụng phƣơng pháp đánh giá tổng hợp nhằm mục đích xác định mức độ cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dƣơng hiện ở mức nào Trên cơ sở kết quả phỏng vấn chuyên gia nói trên về đánh giá mức độ cạnh tranh đối với từng yếu tố thành phần theo phƣơng pháp xác định điểm, NCS tiến hành xác định mức độ quan trọng của từng yếu tố đối với NLCT điểm đến Yếu tố nào xuất hiện nhiều nhất trong số Bảng hỏi ý kiến thu về sẽ là yếu tố quan trọng nhất; tƣơng tự là yếu tố có

tầm quan trọng thứ 2, … Mức độ quan trọng của từng yếu tố gồm 4 cấp độ: Rất quan trọng (R=4), quan trọng (R=3), khá quan trọng (R=2) và ít quan trọng (R=1) trong đó, yếu tố quan trọng nhất có hệ số cao nhất Phƣơng pháp đánh giá tổng hợp các yếu tố tham gia vào NLCT điểm đến nhƣ sau:

Bảng đánh giá các yếu tố tham gia

Tiêu chí

đánh giá Thang đánh giá Điểm trung bình (A)

Số điểm

tối đa Stối thiểu ố điểm

K1 K2 K3 K4 K5

Yếu tố 1 K11 K12 K13 K14 K15 ∑ ĐiểmYT1/m Rmax x K1

R1

Yếu tố … … … … … … ∑ ĐiểmYT /m Rmax x K1

R…

Yếu tố n Kn1 Kn2 Kn3 Kn4 Kn5 ∑ ĐiểmYTn/m Rmax x K1

Rn

∑ tối đa ∑ tối thiểu Nguồn: Bassel H (1999), Indicator for sustainable development: theory, method and

Trang 19

8

K1: = 5 (tối đa); 2: điểm số = 4; K3: điểm số = 3; K4: điểm số = 2; K5: điểm số = 1 R1, …: trọng số (từ 1- 3 hoặc từ 1-4)

n: Số các yếu tố tham gia

m: Tổng số phiếu hợp lệ thu được các chuyên gia cho điểm đánh giá đối với từng yếu tố

∑tối đa = nx (Rmax x K1) Trong đó, Rmax là trọng số lớn nhất, K1là điểm số đánh giá tối đa

∑tối thiểu = R1 Kmin + R2 Kmin + R3 Kmin + …+ Rn Kmin = R1 + R2 + R3 + …+ Rn (vì Kmin = 1).

- Mức độ cạnh tranh của từng yếu tố: theo 5 cấp độ (ứng với thang điểm từ 1 - 5): (ý kiến chuyên gia), trong đó: Cạnh tranh thấp: 1,0 - 2,0; Ít cạnh tranh: 2,1 - 3,9; Khá cạnh tranh: 3,0 - 3,8; Cạnh tranh: 3,9 - 4,5; Rất cạnh tranh: 4,6 - 5,0 điểm

- Đánh giá tổng hợp mức độ cạnh tranh điểm đến (tính điểm tổng hợp): ∑ (R1 x A1) + (R2 x A2) + (R3 x A3) + … + (Rn x An) = B

- Mức độ cạnh tranh gồm 4 mức: Rất cạnh tranh, Cạnh tranh, Khá cạnh tranh và Ít cạnh tranh tƣơng đƣơng với điểm số các mức sau: (ý kiến chuyên gia), trong đó: Ít cạnh trạnh: B nằm trong khoảng từ: (∑ tối thiểu) - 40% (∑ tối đa); Khá cạnh tranh: B nằm trong khoảng từ: 41% (∑ tối đa) - 60% (∑ tối đa); Cạnh tranh: B nằm trong khoảng từ: 61% (∑ tối đa) - 80% (∑ tối đa); Rất cạnh tranh: B nằm trong khoảng từ: 81% (∑ tối đa) - 100% (∑ tối đa)

- Dựa trên tài nguyên du lịch vốn có của Hải Dƣơng, luận án đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu thực địa, tiến hành khảo sát 06 sản phẩm du lịch đặc thù - yếu tố nền tảng trong phát triển du lịch nhằm đánh giá chính xác NLCT điểm đến Hải Dƣơng

- Phƣơng pháp SWOT đƣợc sử dụng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu cũng nhƣ cơ hội và thách thức trong việc thực hiện các giải pháp nâng cao NLCT điểm đến du lịch Hải Dƣơng, nhƣ sau:

BÊN TRONG/BÊN NGOÀI CƠ HỘI (O) THÁCH THỨC (T)

Điểm mạnh (S) Kết hợp: S-O Kết hợp: S-T

Trang 20

9

- Phƣơng pháp xử lý số liệu đƣợc dùng để tính tốn xử lý các số liệu thu đƣợc qua điều tra bằng phiếu hỏi thơng qua chƣơng trình phần mềm SPSS phiên bản 20.0 4.3 Khung phân tích của luận án

Trên cơ sở kế thừa, lựa chọn các tiêu chí đánh giá phù hợp về quy mơ, khơng gian và thời gian, Khung phân tích của luận án dựa trên nền tảng cơ sở là các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch đƣợc xác định trong nghiên cứu Các vấn đề trọng tâm tập trung nghiên cứu của luận án bao gồm: (i) Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về NLCT điểm đến du lịch; (ii) Xây dựng các tiêu chí đánh giá NLCT điểm đến du lịch; (iii) Đánh giá, phân tích thực trạng cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến NLCT điểm đến du lịch tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2016-2020; (iv) Phân tích bối cảnh quốc tế và trong nƣớc, quan điểm, định hƣớng, đề xuất giải pháp nâng cao NLCT điểm đến du lịch tỉnh Hải Dƣơng trong bối cảnh mới

Khung phân tích luận án

Sơ đồ 1.1: Khung phân tích của luận án

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Tài nguyên du lịch Chính sách phát triển du lịch Sản phẩm, thị trƣờng và thƣơng hiệu du lịch Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Nguồn nhân lực và thị trƣờng du lịchMôi trƣờng du lịch Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Bài học kinh nghiệm của Thái

Trang 21

10

5 Những đóng góp mới về khoa học của luận án

- Trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận về NLCT điểm đến du lịch, kế thừa các nghiên cứu đã có cũng nhƣ tiếp cận từ ngành kinh tế học, bổ sung phát triển, tham vấn các chuyên gia, và tình hình thực tế của Hải Dƣơng luận án đã xác định đƣợc 6 tiêu chí đánh giá NLCT điểm đến du lịch gồm: i) Tài nguyên du lịch; ii) Chính sách phát triển du lịch; iii) Sản phẩm, thị trƣờng và thƣơng hiệu du lịch; iv) Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; v) Nguồn nhân lực và thị trƣờng lao động du lịch; vi) Môi trƣờng du lịch.

- Nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao NLCT điểm đến của Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Ninh Bình, Quảng Ninh, rút ra bài học thành cơng và chƣa thành cơng có thể tham khảo cho điểm đến du lịch của các địa phƣơng nói chung, Hải Dƣơng nói riêng trong bối cảnh mới

- Luận án tập trung đánh giá thực trạng NLCT điểm đến du lịch Hải Dƣơng, với hệ thống số liệu, tƣ liệu minh chứng phong phú, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến NLCT điểm đến Hải Dƣơng trong giai đoạn nghiên cứu 2016-2020, đánh giá chung về thành công, hạn chế và nguyên nhân Mặt khác, từ phân tích bối cảnh mới trên bình diện quốc tế và trong nƣớc tác động đến NLCT điểm đến du lịch Hải Dƣơng, luận án đã nêu một số quan điểm, định hƣớng và đề xuất 8 giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao NLCT điểm đến du lịch tỉnh Hải Dƣơng trong bối cảnh mới.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Về lý luận: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về NLCT điểm đến du lịch và xác

định các yếu tố ảnh hƣởng đến NLCT điểm đến du lịch Đồng thời, luận án đã xây dựng đƣợc 06 tiêu chí đánh giá NLCT điểm đến du lịch trong bối cảnh mới

- Về thực tiễn: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh

điểm đến du lịch, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, từ đó, đề xuất giải pháp cũng nhƣ một số kiến nghị nhằm hiện thực hoá các giải pháp nâng cao NLCT điểm đến du lịch Hải Dƣơng trong bối cảnh mới

Trang 22

11

các điều kiện và đặc điểm của mỗi điểm đến cụ thể để điều chỉnh các tiêu chí đánh giá NLCT điểm đến du lịch cho phù hợp Đồng thời, kết quả này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp du lịch, các cơ sở đào tạo du lịch cũng nhƣ những ngƣời quan tâm

7 Kết cấu của luận án

Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục các cơng trình nghiên cứu của NCS, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận án gồm 4 chƣơng:

Chƣơng 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Chƣơng 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dƣơng

Trang 23

12

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH

NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ CỦA LUẬN ÁN

Đến nay, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh hoạt động du lịch nói chung, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch nói riêng Đây là đề tài thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm của không chỉ các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, mà còn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch từ các góc độ tiếp cận khác nhau Có thể khái qt hố một số cơng trình liên quan đến đề tài làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo, cụ thể nhƣ sau:

1.1 Những nghiên cứu quốc tế chủ yếu về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

1.1.1 Các nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch dựa trên mơ hình Ritchie và Crouch

Tiếp cận từ mơ hình Ritchie và Crouch để đánh giá năng lực cạnh tranh (NLCT) trong lĩnh vực du lịch, đã có một số nghiên cứu quốc tế thời gian qua

đƣợc tíến hành, ví dụ nhƣ, cơng trình Destination Competitiveness: Determinants

and Indicators (2003) của tác giả Dwyer và Kim đã xây dựng thành cơng mơ hình tổng hợp nhiều yếu tố để đánh giá NLCT dựa trên mơ hình Ritchie và Crouch (phiên bản năm 1999) Nghiên cứu của Dwyer và Kim vẫn giữ đƣợc cấu trúc của mơ hình Crouch và Ritchie nhƣng đi sâu vào việc phân tích tác động qua lại lẫn nhau giữa các nhân tố ảnh hƣởng đến NLCT và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhân tố bên cầu Mơ hình này dựa trên 5 yếu tố chính để đánh giá NLCT du lịch, bao gồm: Các điều kiện hoàn cảnh, cầu, quản lý, tài nguyên du lịch và mối tương

quan giữa các yếu tố [92] Khơng chỉ thế, nghiên cứu này đã phân tích chi tiết bốn

Trang 24

13

nguyên này đƣợc xếp loại thành nhiều nhóm khác nhau nhƣ tài nguyên văn hóa, tự nhiên,… Từ đó, hệ thống các tiêu chí đánh giá NLCT trở nên đa dạng hơn, đồng thời cho phép so sánh NLCT du lịch giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ Tuy nhiên, nhƣợc điểm của mô hình này là hệ thống đánh giá tích hợp nhiều yếu tố cần điều chỉnh linh hoạt hơn nhằm áp dụng trên tất cả các đối tƣợng chứ không chỉ một vài đối tƣợng riêng lẻ

Cuốn sách “The competitive destination: A Susutainable Tourism

Perspective” Nxb CABI, năm 2003, là cơng trình nghiên cứu về mơ hình lý thuyết

về NLCT điểm đến du lịch của Richie và Crouch (2003) đƣợc phát triển từ phiên bản năm 1999 Trong cơng trình này, các tác giả xây dựng tiêu chí đánh giá NLCT du lịch thơng qua việc tính tốn giá trị các yếu tố ảnh hƣởng cũng nhƣ mối quan hệ giữa chúng nhằm tìm ra điểm mạnh của mỗi điểm đến, khu du lịch,… để dựa vào đó tập trung phát triển du lịch bền vững, đem lại hiệu quả cao Trong cơng trình nghiên cứu này, tác giả chia NLCT thành bốn bộ phận cấu thành nhƣ sau: i) Quản lý môi trƣờng; ii) Năng lực quản lý; iii) Tài nguyên du lịch, và iv) Thị

trƣờng Trong đó, ba bộ phận: i) Quản lý môi trường, ii) Năng lực quản lý, và iii)

Tài ngun du lịch đóng vai trị quyết định trong việc đƣa các sản phẩm du lịch ra

thị trƣờng [130] Cịn bộ phận Thị trường có chức năng đảm nhận thu thập thông

tin về thị trƣờng nhằm phát huy thế mạnh của các sản phẩm du lịch Các bộ phận này đều chịu tác động của môi trƣờng vĩ mô và vi mô Mặc dù tác giả đã xây dựng mơ hình đánh giá năng lực cạnh tranh khá toàn diện và đầy đủ nhƣng vẫn thiếu sự liên kết và tƣơng tác giữa các yếu tố trong mơ hình Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng mơ hình này nghiêng về các yếu tố của bên cung hơn là bên cầu tạo ra sự mất cân bằng khi sử dụng mơ hình để đánh giá NLCT điểm đến du lịch

Mơ hình của Hudson và cộng sự (2004) trong cơng trình nghiên cứu

“Measuring Destination Competitiveness: An Empirical Study of Canadian Sky

Resorts” đƣợc xây dựng dựa trên lý thuyết của Crouch và Ritchie (phiên bản

Trang 25

14

tác giả đã sử dụng bảng hỏi và tiến hành phỏng vấn du khách của các điểm trƣợt tuyết này, từ đó tính tốn giá trị của từng yếu tố trong năng lực cạnh tranh

Nhà nghiên cứu Crouch với nghiên cứu “Destination Competitiveness: An Analysis of Determinant Attributes”, Tạp chí Journal of Travel Research, số

50/2010, đã xây dựng mô hình dựa trên việc tổng hợp số liệu để tìm ra 10 tiêu chí

đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch bao gồm: (i) văn hóa; (ii) các hoạt động du lịch; (iii) hình ảnh; (iv) vị trí địa lý; (v) khí hậu; (vi) thƣợng tầng kiến trúc; (vii) giải trí; (viii) cơ sở hạ tầng; (ix) khả năng tiếp cận; và (x) thƣơng hiệu [89]

Hai nhà khoa học Cucculelli M và Goffi G (2016) với cơng trình “Does sustainability enhance tourism destination competitiveness? Evidence from Italian Destinations of Excellence” Journal of Cleaner Production, số 11, đã mở rộng mơ hình của Ritchie và Crouch (2000) về khả năng cạnh tranh điểm đến bằng cách giới thiệu một bộ chỉ số bền vững và kiểm tra vai trị của chúng trong việc giải thích khả năng cạnh tranh điểm đến du lịch Các tác giả đã tiến hành thử nghiệm mơ hình này trên một bộ dữ liệu về các điểm đến du lịch nổi bật của Ý, đồng thời sử dụng phân tích hồi quy để kiểm tra tính hợp lệ của mơ hình Kết quả nghiên cứu cho thấy các yêu tố liên quan trực tiếp đến tính bền vững có tác động tích cực đến tất cả các chỉ số năng lực cạnh tranh đƣợc sử dụng cũng nhƣ vai trị của tính bền vững là yếu tố quyết định quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của điểm đến du lịch

Cơng trình nghiên cứu “A model of destination competitiveness/sustainblility: Brazilian perspective”, Revista De Administracao Publica, số 5/2010, sử dụng mơ

hình Ritchie và Crouch để phân tích bản chất cạnh tranh giữa các điểm đến du lịch, đồng thời xác định vai trị quan trọng của chính sách trong việc đánh giá tính cạnh tranh/bền vững của một điểm du lịch, cụ thể ở đây là quốc gia Brazil Cơng trình này cung cấp một bản đánh giá chi tiết và giải thích cho ngƣời đọc hiểu đƣợc bản chất phức tạp của tính cạnh tranh/bền vững của điểm đến du lịch

Cơng trình “Conceptualization of Smart Tourism Destination Competitiveness” Tạp chí Quốc tế Asia Pacific Journal of Information Systems, số

Trang 26

15

du lịch thông minh nhằm cung cấp ý nghĩa về mặt hiện thực hóa điểm đến du lịch thông minh và phát triển NLCT điểm đến du lịch thông minh Một mô hình khái niệm đƣợc đề xuất dựa trên cơ sở mơ hình NLCT đích đƣợc phát triển bởi Crouch và Ritchie (1999) bao gồm: các khái niệm truyền thống về lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, bảy nguồn lực và yếu tố thu hút cốt l i và năm yếu tố quản lý điểm đến Trong đó, công nghệ thông minh đƣợc coi nhƣ một nguồn lực và sức hấp dẫn cốt lõi mới trong mơ hình Đây có thể coi là nghiên cứu đầu tiên nêu đƣợc khái niệm toàn diện về khả năng cạnh tranh điểm đến du lịch thông minh, đồng thời mang ý nghĩa thực tiễn bởi nghiên cứu này tập trung vào mối quan hệ giữa công nghệ thông minh và các yếu tố khác

Cơng trình “A review of Crouch and Ritchie‟s, Health‟s and Dwyer and

Kim‟s Models of Tourism Competitiveness”, Tạp chí Tourism Analysis, số 22/2017

của tác giả Ernest Robert đã xây dựng mơ hình nghiên cứu và các khung giới hạn dựa vào các mơ hình của Crouch và Ritchie; Health Dwyer và Kim để giải thích khả năng cạnh tranh du lịch của các điểm đến du lịch trên thế giới Cơng trình này cũng mơ tả chi tiết và tồn diện tính hợp lệ và khả năng áp dụng của những mơ hình trên đối với các địa điểm du lịch cụ thể

Công trình nghiên cứu “Tourism Destination Competitiveness:

Comparative and Competitive Advantage” (2018) của hai nhà khoa học Azzopardi, E và Nash, R đã xây dựng các mơ hình biến đơn và đƣa ra khung giới hạn nhằm đánh giá khả năng cạnh tranh du lịch của một số quốc gia trên thế giới Các khung giới hạn đƣợc sử dụng để đánh giá sự phát triển của các mơ hình du lịch tồn diện (TDC) thơng qua các danh mục chính, các chủ đề khái niệm và nâng cao các chỉ số [84] Đồng thời các tác giả cũng sử dụng mơ hình của Crouch và Ritchie và Dwyer và Kim để mơ tả về tính tồn diện của mơ hình biến đơn cũng nhƣ chứng minh tính ứng dụng trong từng điểm đến cụ thể

Trang 27

16

of small destinations: The case of South Banath district”, Journal of Destination

Marketing and Management, số 8/2018, nhóm tác giả đã tiến hành phân tích khả năng áp dụng mơ hình cạnh tranh của Ritchie và Crouch để đánh giá các lợi thế và bất lợi về du lịch của một khu vực tƣơng đối nhỏ, du lịch chƣa phát triển nhƣ trƣờng hợp quận Nam Banat ở Serbia Đồng thời, nghiên cứu so sánh, đánh giá sự ảnh hƣởng của khu vực tƣ nhân và khu vực nhà nƣớc trong việc đƣa ra các chính sách, kế hoạch phát triển du lịch của điểm đến Kết quả cho thấy địa phƣơng này không phải là một điểm đến du lịch có tính cạnh tranh cao ngay cả ở cấp độ khu vực Tuy nhiên, do tiềm năng du lịch của địa phƣơng khá phong phú nên có thể giúp ngành du lịch tại đây phát triển cũng nhƣ nâng cao khả năng cạnh tranh điểm đến

1.1.2 Các nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch dựa trên mô hình Dwyer và Kim

Đến nay, ngồi mơ hình Crouch và Ritchie một số cơng trình nghiên cứu điểm đến du lịch dựa trên mơ hình Dwyer và Kim (2003) Chẳng hạn, các tác giả Tanja, Vladimir, Nemja và Tamara (2011) đã triển khai nghiên cứu mơ hình tích hợp đa yếu tố nhằm đánh giá NLCT điểm đến du lịch của đất nƣớc Serbia Kết quả của nghiên cứu này là Serbia có lợi thế về các loại hình du lịch tự nhiên, văn hóa nhƣng lại gặp hạn chế về khả năng quản lý Cũng dựa trên mơ hình Dwyer và Kim (2003) nhà nghiên cứu Armenski và cộng sự sử dụng trong nghiên cứu “Tourism destination competitiveness - between two flags”, Tourism Review nhằm xây dựng

các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch của 2 quốc gia Seriba và Slovenia Theo đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cả 2 quốc gia này đều có cùng lợi thế về loại hình du lịch tự nhiên, văn hóa nhƣng yếu về khả năng quản lý

Trang 28

17

nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố đặc thù của du lịch nhƣ cơ sở hạ tầng du lịch và quản lý điểm đến là những yếu tố cạnh tranh chính của các nƣớc đang phát triển Ngồi ra, yếu tố điều kiện kinh tế, môi trƣờng vĩ mơ và mơi trƣờng kinh doanh cũng giữ vai trị quan trọng Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đƣa ra cách tiếp cận mới trong việc xây dựng và vận hành mơ hình cạnh tranh du lịch đƣợc dựa trên mơ hình Dwyer và Kim

Milicevic, Mihalic và Sever với cơng trình “An investigation of the relationship between destination branding and destination competitiveness”,

Journal of Travel & Tourism Marketing, số 2/2017 đề cập đến mối quan hệ giữa thƣơng hiệu điểm đến du lịch và năng lực cạnh tranh điểm đến Bằng cách sử dụng nhiều mơ hình, trong đó có mơ hình Dwyer và Kim (2003), bài viết đã đề xuất một bộ công cụ nghiên cứu dùng để đo lƣờng sự hài lòng du khách nhằm xây dựng mối quan hệ giữa thƣơng hiệu và năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch [114] Điều này cho thấy việc xây dựng thƣơng hiệu điểm đến có ảnh hƣởng cùng chiều tới NLCT điểm đến

“Destination competitiveness: A phenomenographic study”, Tạp chí Tourism

Management, số 64/2018 của nhóm tác giả Novais, Ruhanen, Arcodia Cơng trình này đã sử dụng mơ hình Dwyer và Kim nhƣ một cách tiếp cận để nghiên cứu khả năng cạnh tranh của điểm đến du lịch Cụ thể, bài viết cho thấy ba quan niệm khác biệt về năng lực cạnh tranh điểm đến có liên quan theo thứ bậc: (i) nhận thức về điểm đến, (ii) hiệu suất và (iii) năng lực cạnh tranh [118], đồng thời nhấn mạnh rằng mối quan hệ giữa tính cạnh tranh, sức hấp dẫn và tính chất năng động của đối thủ cạnh tranh là các yếu tố có tác động lớn đến năng lực cạnh tranh điểm đến

Mơ hình Dywer và Kim đƣợc các các giả đề cập trong cơng trình “Buiding

composite indicators in tourism studies: Measurements and Applicantions in tourism destination competitiveness”, Tạp chí Tourism Management, số 59/2017

Trang 29

18

UNICAF Điểm chung của các cơng trình này là đánh giá các lý thuyết và mơ hình về NLCT du lịch, đặc biệt là lý thuyết của Dwyer và Kim (2003) nhằm làm rõ khái niệm và ứng dụng tính cạnh tranh trong hoạt động du lịch cũng nhƣ xây dựng mơ hình để đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động du lịch của điểm đến

Công trình “An Analysis of destination attributes to enhance tourism competitiveness in Bangladesh”, African Journal of Hospitality, Tourism and

Leisure, số 8/2019 của Hossain và Islam Sử dụng mơ hình Dywer và Kim các tác giả đã đo lƣờng khả năng cạnh tranh điểm đến du lịch của Bangladesh bằng cách xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến các điểm đến du lịch khác nhau Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố về khí hậu, khách sạn, vị trí địa lý và ẩm thực của Bangladesh có lợi thế hơn so với Ấn Độ, Malaysia, Nepal và Thái Lan, đồng thời chỉ ra một số hạn chế trong q trình xây dựng mơ hình cạnh tranh điểm đến du lịch Kết quả này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách Bangladesh trong việc đƣa ra định hƣớng phát triển và xác định ƣu tiên để phân bổ các nguồn lực trong du lịch

1.1.3 Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch dựa trên các mơ hình khác

Trang 30

19

(i) khả năng về chiến lƣợc và quản trị; (ii) tài nguyên sẵn có; và (iii) lợi thế cạnh tranh về giá

Một trong những cách tiếp cận về NLCT điểm đến du lịch là cạnh tranh về giá cả Đến nay, đã có một số nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận này, có thể kể đến cơng trình nghiên cứu tiêu biểu của Dwyer, Forsyth và Rao (2002) [91] tiến hành đánh giá thực trạng cạnh tranh giá cả của một số điểm đến ở Úc thông qua việc so sánh các dịch vụ tại điểm đến và theo dõi sự biến động chỉ số của sự cạnh tranh giá quốc tế Đồng thời nghiên cứu này cũng xác định đƣợc có hai loại giá cả: (i) chi phí đi lại, và (ii) chi phí mặt bằng

Bên cạnh cách tiếp cận về giá thì cách tiếp cận về mơi trƣờng kinh doanh cũng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn sử dụng Công trình nghiên cứu

“Identifying competitive strategies for successful tourism destination development”

của Evans và cộng sự (1995) [95] tập trung vào khía cạnh tổ chức quản lý điểm đến - DMOs (Destination Management Organizations) nhằm phát hiện thế mạnh của điểm đến để từ đó xây dựng chiến lƣợc phát triển Một mơ hình tích hợp đã đƣợc xây dựng trong nghiên cứu của Dwyer và Kim (2003) [92] bằng cách kết hợp các yếu tố của năng lực cạnh tranh điểm đến trong mơ hình của Ritchie & Crouch với các yếu tố của năng lực cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp trong mơ hình M Porter Thơng qua đó, mơ hình này đã đƣa ra những yếu tố then chốt của NLCT bao gồm quản lý điểm đến, yếu tố hỗ trợ, tài nguyên thừa kế, tài nguyên tái tạo và điều kiện thực tế

Công trình nghiên cứu “Determinants of Market Competitiveness in an Environmentally Sustainable Tourism Industry”, Journal of Travel Research, số

Trang 31

20

môi trƣờng cũng nhƣ bảo tồn các giá trị tự nhiên Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này chƣa làm r các biến số đo lƣờng bền vững của yếu tố thị trƣờng và môi trƣờng

Một hƣớng tiếp cận khác trong việc đánh giá NLCT điểm đến du lịch đƣợc thể hiện trong tác phẩm “Integrated Quality Management for Tourist Destinations: A European Perspective on Achieving Competitiveness” của Go và Govers (2000)

Bài viết thiết lập mô hình đánh giá NLCT dựa trên 7 tiêu chí: chất lƣợng dịch vụ, tiện ích, đi lại, hình ảnh điểm đến, khả năng thanh tốn, khí hậu mơi trƣờng và khả năng thu hút Tuy nhiên, điểm hạn chế của mơ hình này là chỉ áp dụng đƣợc cho một loại hình du lịch nhất định [96]

Cơng trình “Destination Attractiveness and Destination Competitiveness: A Model of Destination evaluation” (2003) [138] của tác giả Vengesayi sử dụng cách tiếp cận so sánh mối tƣơng quan giữa những điểm cần có của điểm đến với nhu cầu thiết yếu của du khách đang tìm kiếm tại điểm đến Theo đó, đề xuất mơ hình Tourist Destination Competitiveness and Attractiveness (TDCA) nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên 4 yếu tố: (i) môi trƣờng; (ii) tài nguyên; (iii) truyền thông, quảng bá; (iv) các dịch vụ hỗ trợ

Cơng trình nghiên cứu “Tourism Destination Competitiveness: a

Quantitative Approach”, Tạp chí Current Issues in Tourism, số 6/ 2004 của

Enright và Newton Các tác giả đã xây dựng mơ hình NLCT điểm đến tồn diện hơn thơng qua việc kết hợp nhân tố thu hút của điểm đến du lịch với những nhân tố có nét tƣơng đồng của ngành du lịch Vì vậy, mơ hình này đã thể hiện rõ nét vai trò quan trọng của mối quan hệ giữa các nhân tố bên ngoài và bên trong của điểm đến du lịch trong việc đánh giá khả năng cạnh tranh du lịch

Trang 32

21

Sugiyarto và Gooroochurn (2005) với cơng trình nghiên cứu Competitiveness

Indicators in the Travel and Tourism Industry [97] đã sử dụng mơ hình và dữ liệu của WTTC để thực hiện đánh giá NLCT điểm đến Các tác giả đã kết hợp các nhân tố chính (phát triển xã hội; tác động kinh tế - xã hội; cơ sở hạ tầng; nguồn nhân lực; công nghệ; môi trƣờng; giá cả và sự cởi mở) với tiêu chí của WTTC nhằm đánh giá NLCT một cách chính xác và hiệu quả

Đồng tác giả Jones và Haven Tang với nghiên cứu “Tourism SMEs, Service

Quality and Destination Competitiveness” (2005), nội dung tập trung đánh giá

NLCT điểm đến du lịch thông qua doanh thu và chất lƣợng của hoạt động du lịch Mơ hình của Enright và Newton trong cơng trình “Determinants of Tourism Destination Competitiveness in Asia Pacific: Comprehensiveness and University”, Journal of Travel Research, số 43/2005 đã chứng minh đƣợc lý thuyết về năng lực cạnh tranh dựa vào việc khảo sát khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng Cụ thể là tác giả tập trung phân tích các yếu tố tác động đến kinh doanh du lịch và lợi thế du lịch của khu vực này Kết quả phân tích cho thấy cả nhân tố liên quan đến kinh doanh và lợi thế du lịch đều tác động đến khả năng cạnh tranh điểm đến du lịch Ngồi ra, mơ hình này nhấn mạnh sự đa dạng hóa trong sản phẩm du lịch cũng nhƣ phân khúc thị trƣờng mục tiêu đều là những nhân tố quan trọng hàng đầu

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) (2007) đã xây dựng mơ hình đánh giá chỉ số NLCT của các quốc gia và vùng lãnh thổ dựa vào 3 nhóm nhân tố chính cũng là những chỉ số dùng để so sánh NLCT du lịch của các quốc gia khác nhau, bao gồm: i) Quy chế (quản lý mơi trƣờng; chính sách; ƣu đãi; giá cả vệ sinh, an tồn); ii) Mơi trƣờng kinh doanh (cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở hạ tầng mặt đất, cơ sở hạ tầng hàng không); iii) Nguồn lực tự nhiên, con ngƣời (nhận thức du lịch; nguồn nhân lực; nguồn tự nhiên văn hóa) [141]

Trang 33

22

cơng bố cơng trình nghiên cứu NLCT về lữ hành và du lịch của 124 quốc gia với 13 bộ chỉ số chính, và trên 70 chỉ số cụ thể để đánh giá NLCT điểm đến, theo đó các báo cáo này đƣợc công bố hàng năm Báo cáo xếp hạng của WEF về NLCT điểm đến của các quốc gia và vùng lãnh thổ theo các nhóm tiêu chí cho từng chỉ số đo lƣờng thông qua các số liệu do các tổ chức quốc tế và do các chuyên gia của WEF tại từng quốc gia và vùng lãnh thổ cung cấp Các bộ chỉ số này bao gồm: (i) Luật pháp, chính sách về du lịch gồm 5 chỉ số: (Quy định luật pháp và chính sách; Quy định về mơi trƣờng; An tồn và an ninh; Y tế và vệ sinh; Ƣu tiên phát triển du lịch); (ii) Kết cấu hạ tầng và môi trƣờng kinh doanh du lịch gồm 5 chỉ số: (kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng không; kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ; kết cấu hạ tầng du lịch; kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông; NLCT về giá); (iii) Nguồn lực tự nhiên, văn hóa và nhân lực gồm 3 chỉ số: (nguồn nhân lực, chỉ số nhận thức quốc gia về du lịch, nguồn lực tự nhiên và văn hóa)

Bộ chỉ số đánh giá NLCT du lịch của Uỷ ban du lịch thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) (tháng 4 năm 2013), trên cơ sở tham vấn 30 chuyên gia thành viên của 30 quốc gia [119] Mục tiêu của OECD là xác định nhóm các chỉ số hữu ích và có ý nghĩa giúp cho các Chính phủ đánh giá và đo lƣờng NLCT du lịch của quốc gia và vùng lãnh thổ đó theo thời gian và hƣớng dẫn họ lựa chọn các chính sách phù hợp Khung đo NLCT du lịch gồm 3 nhóm chỉ số: (i) nhóm chỉ số cốt lõi, (ii) nhóm chỉ số bổ sung và (iii) nhóm chỉ số phát triển trong tƣơng lai Các nhóm chỉ số này đƣợc chia làm 4 lĩnh vực: (i) đo lƣờng hiệu quả và các tác động của du lịch; (ii) đánh giá khả năng của một điểm đến trong việc cung cấp các dịch vụ du lịch mang tính cạnh tranh và đảm bảo chất lƣợng; (iii) đánh giá sức hấp dẫn của một điểm đến du lịch; (iv) thể hiện các cơ hội kinh tế và sự phối hợp của các chính sách [120] Tuy nhiên, bộ tiêu chí này thiếu một số yếu tố chính để có thể sử dụng đo lƣờng, theo dõi và đánh giá NLCT điểm đến Mặt khác, do có đến 79 chỉ số nên khó có thể vận dụng tất cả các chỉ số riêng cho từng điểm đến du lịch cụ thể

Trang 34

23

đo lƣờng các yếu tố chính để phát triển ngành du lịch và lữ hành ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau Chỉ số đƣợc phát triển với sự hợp tác chặt chẽ với một số đối tác nhƣ Hiệp hội vận tải Hàng không quốc tế (IATA), Liên minh quốc tế Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (IUCN), Hội đồng du lịch và lữ hành (WTTC),… TTCI

đƣợc tích hợp thành 3 nhóm chính: Nhóm A) Khuôn khổ pháp lý du lịch và lữ hành

bao gồm các yếu tố chính sách liên quan dƣới sự giám sát của Chính phủ; Nhóm B)

Mơi trƣờng kinh doanh và cơ sở hạ tầng du lịch và lữ hành bao gồm các yếu tố cứng thuộc môi trƣờng kinh doanh và cơ sở hạ tầng của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ;

Nhóm C) Nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hoá và nhân lực bao gồm các yếu tố mềm thuộc con ngƣời, tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hoá của mỗi quốc gia [139] Đây là bộ tiêu chí đƣợc đánh giá là dễ vận dụng vào thực tế nhƣng cũng có ý kiến cho rằng bộ tiêu chí này cịn thiếu nhiều biến và một số biến trùng với bộ tiêu chí đánh giá NLCT tồn cầu GCI

Cơng trình “Development of Tourism Destinations: An Integrated Multilevel

Perspective”, Tạp chí Annals of Tourism Research, số 38/2011 của nhóm tác giả

Haugland, Ness, Gronseth và Aarstad đã thể hiện đƣợc quan điểm về vai trị của cơng tác điều phối, kết hợp các đơn vị du lịch lữ hành Công trình này đã cho ngƣời đọc thấy đƣợc sự thiếu sót trong việc đánh giá tổng thể chất lƣợng của một vùng du lịch đơn lẻ, cần phải có sự kết hợp của nhiều đơn vị du lịch lữ hành thì mới có thể tiến hành đánh giá tổng thể Nhóm tác giả này cho rằng muốn đánh giá đƣợc chất lƣợng thì cần phải có đủ 3 yếu tố chính: (i) lợi thế du lịch của vùng, (ii) sự kết hợp trong nội bộ vùng và (iii) sự điều phối liên vùng Ngoài ra, Haugland và cộng sự cũng chứng minh rằng việc thiết lập sự liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch lữ hành có tác dụng nâng cao chất lƣợng dịch vụ cũng nhƣ khả năng cạnh tranh của vùng du lịch

Cracolici và Rietveld với cơng trình “The attractiveness and competitiveness

by analysing destination efficiency: A study of Southern Italian regions”, Tourism

Trang 35

24

cách tiếp cận mới về hoạt động du lịch các điểm đến du lịch của quốc gia này Theo đó, các tác giả cho rằng một điểm đến du lịch nên tối ƣu hóa kết quả kinh doanh bằng cách kết hợp một cách hiệu quả các nguồn lực đầu vào Trong đó kết quả kinh doanh là giá trị gia tăng tạo ra, số lao động tuyển dụng hoặc chỉ số hài lòng của khách,… Nghiên cứu này đã sử dụng số liệu đầu vào cũng nhƣ kết quả kinh doanh của 103 điểm du lịch ở Italia để xác định các tham số trong hàm sản xuất dịch vụ du lịch của quốc gia này Hàm sản xuất này thể hiện khả năng hoạt động du lịch có hiệu quả hay khơng cũng nhƣ cho biết kết quả thực hiện tại cao hơn hay thấp hơn so với năng lực Kết quả hoạt động du lịch đƣợc đánh giá qua 3 tiêu chí: (i) Đặc trƣng về địa chất, văn hóa, xã hội của điểm đến; (ii) Quản lý của chính quyền, và (iii) Thay đổi của yếu tố cầu [88]

Cơng trình “Destination competitiveness: An Emerging Economy” (2019) của

Reisinger Y và Michael N đã xác định đƣợc các yếu tố chính ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh điểm đến trong một nền kinh tế mới nổi thuộc khu vực Vịnh Ả Rập dƣới góc độ của khách du lịch Các tác giả tiến hành khảo sát một số du khách quốc tế và rút ra kết luận rằng cơ sở hạ tầng điểm đến và dịch cụ hỗ trợ đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc xác định khả năng cạnh tranh điểm đến du lịch Ngồi ra, cơng trình này cũng đóng góp quan trọng vào các nghiên cứu liên quan về khả năng cạnh tranh điểm đến của nền kinh tế mới nổi

1.2 Những nghiên cứu chủ yếu ở trong nƣớc về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

1.2.1 Các nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch dựa trên mơ hình Dwyer và Kim

Ở Việt Nam, một số tác giả cũng sử dụng mô hình Dwyer và Kim để tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch nƣớc ta trên các khía cạnh khác nhau của hoạt động du lịch, nhất là điểm đến du lịch, ví dụ nhƣ: Sử dụng mơ hình Dwyer và Kim (2003) Nguyễn Anh Tuấn trong Luận án tiến sỹ

Trang 36

25

tế quốc dân, năm 2010 đã khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh điểm đến nhƣ cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, điểm đến và NLCT điểm đến Ngoài ra, tác giả sử dụng phƣơng pháp điều tra Survey Monkey để phân tích, đánh giá thực trạng NLCT điểm đến của du lịch nƣớc ta Qua đó, nêu r thành tựu, thách thức cũng nhƣ cơ hội đối với ngành du lịch của nƣớc ta trong quá trình phát triển

Tác giả Nguyễn Thị Thu Vân với cơng trình “Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Nẵng”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học, số 8/2012, trƣờng Đại học Đông

Á, TP Đà Nẵng đã khái quát đƣợc khái niệm về NLCT du lịch và chỉ ra những nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của thành phố biển Đà Nẵng Trong cơng trình này, tác giả sử dụng mơ hình tích hợp Dwyer và Kim để tiến hành phân tích, đánh giá 7 nhóm nhân tố chính (nguồn lực thừa kế, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực hỗ trợ, nguồn lực tạo ra, điều kiện hoàn cảnh, điều kiện về cầu, quản trị điểm đến [74]) tác động đến NLCT điểm đến du lịch của thành phố biển này Kết quả phân tích thống kê cho thấy NLCT du lịch điểm đến của Đà Nẵng ở mức trung bình khá, khơng có nhân tố nào xuất sắc cũng nhƣ khơng có nhân tố tiêu cực

1.2.2 Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong hoạt động du lịch nói chung, điểm đến du lịch nói riêng dựa trên mơ hình Michael Porter

Đến nay, một số cơng trình của các tác giả trong nƣớc đã sử dụng mơ hình M Porter vào nghiên cứu NLCT trong hoạt động du lịch nói chung, điểm đến du lịch Việt Nam nói riêng, có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu nhƣ:

Nguyễn Quang Vinh với luận án tiến sỹ “Khả năng cạnh tranh của các

doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới”, (2011), trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân đã nêu lên đƣợc một số khái

Trang 37

26

doanh nghiệp của các nhóm nhân tố Bên cạnh đó, một hệ thống các nhân tố cấu thành gồm 6 nhân tố, 17 chỉ số [75] đƣợc xây dựng dựa trên mơ hình M Porter với mục đích phản ánh khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp lữ hành quốc tế thông qua các yếu tố nhƣ khả năng liên kết, hợp tác và quản lý khủng hoảng theo đặc trƣng của doanh nghiệp

Đề tài “Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch thành phố Cần Thơ” Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 24/2015 của Đào Duy Hân sử dụng lý thuyết áp

lực cạnh tranh của Michael Porter để phân tích đánh giá thực trạng NLCT của ngành du lịch Cần Thơ Đồng thời, tác giả cịn sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh để tiến hành so sánh, xếp loại các đối thủ cạnh tranh (An Giang, Bến Tre, Tiền Giang) của du lịch Thành phố này Thông qua đó, đề xuất 5 giải pháp nâng cao NLCT: (i) Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch; (ii) Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực sao cho phù hợp với từng thời kỳ; (iii) Tiếp tục xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù; (iv) Đầu tƣ vốn, nâng cấp cơ sở hạ tầng, và (v) Phát triển du lịch bền vững [25]

Trần Thị Thuỳ Trang với luận án tiến sỹ: “Năng lực cạnh tranh du lịch của

thành phố Hồ Chí Minh”, (2015), Học viện Khoa học xã hội Trong nghiên cứu này,

tác giả đã sử dụng cơ sở lý thuyết về du lịch điểm đến mô phỏng theo mơ hình của Michael Porter nhằm đánh giá NLCT điểm đến thông qua 4 yếu tố: các ngành cơng nghiệp hỗ trợ có liên quan; các điều kiện về thị trƣờng du lịch; chiến lƣợc, cơ cấu và đối thủ cạnh tranh điểm đến; các yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn du lịch Thông qua đó, tác giả đề xuất 3 nhóm giải pháp bao gồm nhóm giải pháp về phát triển thị trƣờng khách du lịch quốc tế; khách du lịch nội địa; sản phẩm du lịch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 38

27

hệ thống nhà hàng, khu ẩm thực; hệ thống giao thông công cộng; cơ sở hạ tầng vui chơi, giải trí; trung tâm mua sắm, hàng lƣu niệm; (ii) Các điều kiện về cầu, bao gồm: thị trƣờng khách du lịch; SPDL biển, đảo; (iii) Các dịch vụ hỗ trợ và có liên quan, gồm: khả năng cung ứng và chất lƣợng các dịch vụ hỗ trợ; sự sẵn có của các ngành phụ trợ và có liên quan; (iv) Chiến lƣợc cạnh tranh của ngành; (v) Môi trƣờng du lịch và vai trị của chính quyền địa phƣơng [27]

1.2.3 Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong hoạt động du lịch nói chung, điểm đến du lịch nói riêng dựa trên các phương pháp khác

Từ cách tiếp cận và sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau, nghiên cứu về hoạt động du lịch nƣớc ta nói chung, NLCT điểm đến du lịch nói riêng là đề tài nghiên cứu hấp dẫn, thu hút đƣợc khá nhiều nhà nghiên cứu trong nƣớc quan tâm Nhƣng có thể thấy, nghiên cứu về lý luận và thực tiễn có liên quan đến NLCT điểm đến du lịch ở trong nƣớc chƣa nhiều, có thể kể ra một số cơng trình nhƣ sau: Cơng trình nghiên cứu “Khả năng cạnh tranh và hƣớng phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ hậu Tổ chức Thƣơng mại thế giới”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số

8/2007 của tác giả Ngô Đức Anh đã đi sâu phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của ngành Du lịch Việt Nam và định hƣớng phát triển du lịch của Việt Nam sau khi gia nhập tổ chức WTO

Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh

tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” của Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự (2007), Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, đã

phân tích, đánh giá thực trạng NLCT trong lĩnh vực lữ hành quốc tế thơng qua các tiêu chí về nguồn nhân lực, sản phẩm và dịch vụ, trình độ quản lý, công nghệ,… trong bối cảnh hội nhập quốc tế Thơng qua đó, nhóm tác giả đề xuất ba nhóm giải pháp chính nhằm nâng cao NLCT trong bối cảnh hội nhập: (i) nhóm giải pháp vĩ mơ; (ii) nhóm giải pháp của doanh nghiệp lữ hành; (iii) nhóm giải pháp của Hiệp hội du lịch

Luận án tiến sỹ kinh tế “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các khách sạn

Trang 39

28

NLCT của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn Tác giả đã hệ thống hoá một số phƣơng pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của khách sạn nhƣ phƣơng pháp thu thập ý kiến đánh giá của chuyên gia, phƣơng pháp điều tra khách hàng và phƣơng pháp đánh giá ma trận Thompson - Stricland Cơng trình “Nghiên cứu tính cạnh tranh trong du lịch của thành phố Huế” Tạp chí Kinh tế du lịch, số 60/2010 của Thái

Thanh Hà và Đặng Ngọc Hiệp đã chỉ ra những nhân tố ảnh hƣởng đến tính cạnh tranh trong du lịch của thành phố Huế - vốn đƣợc coi là điểm đến du lịch nổi tiếng ở miền Trung Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố đối với 36 nội hàm về tính cạnh tranh trong du lịch và phƣơng pháp kỹ thuật phân tích số liệu đa biến hồi quy theo bƣớc có trọng số

Tác giả Hà Thị Thanh Thuỷ với đề tài “Phân tích năng lực cạnh tranh cấp quốc gia của du lịch biển Việt Nam: so sánh với Indonesia và Thái Lan”, Tạp chí

Nghiên cứu Kinh tế, số 6/2015 Theo tác giả, báo cáo năm 2013 của Hội đồng Du

lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) cho rằng NLCT của du lịch biển Việt Nam xếp thứ 80/140, đứng sau Thái Lan 37 bậc và Indonesia 10 bậc [57] Cụ thể là năng lực cạnh tranh cấp quốc gia ở các bộ tiêu chí mơi trƣờng kinh doanh và cơ sở hạ tầng; khuôn khổ pháp lý; con ngƣời và tài nguyên thiên nhiên của Thái Lan đều xếp hạng cao hơn so với Việt Nam Cịn với Indonesia thì Việt Nam chỉ hơn ở bộ tiêu chí khn khổ pháp lý, cịn 2 bộ tiêu chí cịn lại xếp dƣới quốc gia này Trên cơ sở đánh giá khái quát thực trạng và so sánh với các quốc gia trong khu vực, tác giả đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp quốc gia của du lịch biển Việt Nam trong giai đoạn mới, tập trung giải quyết 3 vấn đề, đó là: i) chính sách, ii) cơ sở hạ tầng và iii) nguồn nhân lực

Nguyễn Việt Cƣờng với cơng trình “Phân tích các yếu tố tác động đến lựa chọn một điểm đến của du khách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến Quảng Ninh”, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 56/2013 đã tiến hành nghiên cứu các

Trang 40

29

lịch sử văn hóa, nguồn lực tự nhiên thì các nhân tố phụ là thời tiết, địa lý, khoảng cách có tác động lớn tới quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch

Nguyễn Nam Thắng (2015), “Nghiên cứu mơ hình năng lực cạnh tranh cấp

tỉnh trong lĩnh vực du lịch”, Luận án tiến sĩ, trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội, tiến

hành hệ thống hoá khái niệm và một số mơ hình NLCT trong lĩnh vực du lịch trên thế giới và ở Việt Nam, thơng qua đó, mở rộng các bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm mới về mối quan hệ cấu trúc giữa các yếu tố có thuộc tính cạnh tranh làm cơ sở thiết lập bộ tiêu chí đánh giá NLCT cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ban đầu bao gồm 4 nhóm yếu tố chính và 32 yếu tố thành phần Theo đó, xác định một số nguồn lực cốt l i đóng vai trị trung tâm để thiết lập bộ tiêu chí xây dựng mơ hình đánh giá NLCT cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ở nƣớc ta, gồm 4 nhóm yếu tố chính và 20 yếu tố thành phần Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã triển khai kiểm định thực tế khách quan mơ hình này tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với xếp hạng mức độ cạnh tranh phù hợp cả về lý luận và thực tiễn đối với 4 nhóm yếu tố chính và 16 yếu tố thành phần Đây là cơ sở cho các nghiên cứu về NLCT của điểm đến du lịch tham khảo [55]

Thái Thị Kim Oanh (2015) với luận án tiến sỹ “Đánh giá năng lực cạnh

tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến khích chính sách”, Đại học

Kinh tế quốc dân đã phân tích, đánh giá thực trạng NLCT du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An thông qua một số tiêu chí nhƣ: kết quả hoạt động, sản phẩm du lịch, hình ảnh du lịch, đầu tƣ phát triển du lịch biển, đảo, cơ sở hạ tầng và quản lý nhà nƣớc Từ đó, đề xuất 4 nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Nghệ An là:

- Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý du lịch bao gồm thu hút nhiều tổ chức có uy tín và tiềm lực mạnh vào đầu tƣ xây dựng, khai thác, vận hành các cơ sở kinh doanh,…

- Phát triển du lịch thông qua việc tạo các sản phẩm du lịch nhƣ du lịch trải nghiệm kết hợp với du lịch biển đảo, du lịch di sản văn hố

- Chính sách về nghiên cứu cầu thị trƣờng và xúc tiến du lịch

Ngày đăng: 24/06/2023, 19:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w