1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp kiểm tra Đánh giá kết quả học tập tin học chủ Đề 6 hướng nghiệp với tin học

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương Pháp Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tập Tin Học Chủ Đề 6 Hướng Nghiệp Với Tin Học
Tác giả Nguyễn Phi Long
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Như Quyến
Trường học Trường Đại Học Đồng Tháp
Chuyên ngành Sư Phạm Toán – Tin
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đồng Tháp
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Báo cáo này không chỉ phân tích chi tiết nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập mà còn mở rộng ra việc khám phá cách thức mà tin học hỗ trợ cho q

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

KHOA SƯ PHẠM TOÁN – TIN

0021413722– NGUYỄN PHI LONG

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TIN HỌC

CHỦ ĐỀ 6 HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

ề tài: <mã số>

NGÀNH: Sư phạm Toán – Tin

LỚP: ĐHSTIN21A

Giảng viên giảng dạy: NGUYỄN THỊ NHƯ QUYẾN

Đồng tháp, 10 tháng 3 năm 202

Trang 2

MỞ ĐẦU ĐẦU

Trong thời đại thông tin bùng nổ và sự phát triển không ngừng của công nghệ, việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập đã trở thành một phần không thể thiếu trong nền giáo dục hiện đại Chúng không chỉ góp phần xác định mức độ tiếp thu kiến thức và kỹ năng của học sinh mà còn là cơ sở để giáo viên định hình và điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình cho phù hợp và hiệu quả hơn Học sinh, qua đó, cũng có cơ hội để tự đánh giá và điều chỉnh phương pháp học tập cá nhân dựa trên kết quả đạt được

Báo cáo này không chỉ phân tích chi tiết nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập mà còn mở rộng ra việc khám phá cách thức mà tin học hỗ trợ cho quá trình hướng nghiệp Đặc biệt, chúng ta sẽ đi sâu vào Chủ đề 6 của sách giáo khoa Tin học 8 "Kết nối tri thức với cuộc sống", nơi mà tin học không chỉ là một môn học mà còn là một công cụ mạnh mẽ, mở ra những cánh cửa nghề nghiệp mới và hỗ trợ học sinh trong việc lựa chọn con đường tương lai của mình Từ việc xây dựng các bài kiểm tra phù hợp đến việc thiết lập các tiêu chí đánh giá rõ ràng, cụ thể, và thực hiện đánh giá một cách công bằng, khách quan, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá và đánh giá ưu điểm cũng như hạn chế của các phương pháp hiện hành, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm quý báu cho

cả giáo viên và học sinh trong hành trình giáo dục

Trang 3

MỤC LỤC

I Yêu cầu cần đạt “liên quan đến chủ đề” 1

II Nhiệm vụ của giáo viên (sinh viên) 2

III Nhiệm vụ của học sinh (người học) 5

IV Ma trận đề KTĐG theo yêu cầu cần đạt 7

V Nội dung đề KTĐG 7

VI Thang đo (đáp án chấm bài) 10

VII Nhận xét: ưu điểm và hạn chế 12

VIII Rút ra bài học kinh nghiệm 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

PHỤ LỤC 16

3

Trang 4

I Yêu cầu cần đạt “liên quan đến chủ đề”

Yêu cầu của cấp học trung học cơ sở về môn tin học:

- Học sinh có được những kiến thức, kĩ năng cơ bản để hoà nhập, thích ứng với xã hội số; tạo được sản phẩm số phục vụ bản thân và cộng đồng; bước đầu có tư duy điều khiển các thiết bị số Năng lực tin học đạt được ở cuối cấp trung học cơ sở góp phần chuẩn bị cho học sinh học tiếp giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học trường nghề hoặc tham gia lao động với yêu cầu cụ thể sau đây:

- Thành phần năng lực và biểu hiện cụ thể của từng thành phần:

 NLa: Sử dụng đúng cách các thiết bị, các phần mềm thông dụng

và mạng máy tính phục vụ cuộc sống và học tập; có ý thức và biết cách khai thác môi trường số, biết tổ chức và lưu trữ dữ liệu; bước đầu tạo ra được sản phẩm số phục vụ cuộc sống nhờ khai thác phần mềm ứng dụng Ví dụ bức ảnh đẹp, bản quảng cáo, bản thiết kế thời trang, đoạn video phục vụ một chủ đề nào đó,

 NLb: Biết và nêu được một số quy định cơ bản liên quan đến quyền sở hữu và sử dụng tài nguyên số, tôn trọng bản quyền và quyền an toàn thông tin của người khác; hiểu và ứng xử có văn hoá trong thế giới ảo; sử dụng được cách thông dụng bảo vệ thông tin cá nhân và cộng đồng, tránh tác động tiêu cực tới bản thân và cộng đồng; có ý thức tự bảo vệ sức khoẻ trong khai thác

và ứng dụng ICT

 NLc: Hiểu được tầm quan trọng của thông tin và xử lí thông tin trong xã hội hiện đại; tìm kiếm được thông tin từ nhiều nguồn với các chức năng đơn giản của công cụ tìm kiếm, đánh giá được sự phù hợp của thông tin và dữ liệu đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra;

Trang 5

thao tác được với phần mềm và môi trường lập trình trực quan để bước đầu có tư duy thiết kế và điều khiển hệ thống

 NLd: Sử dụng được một số phần mềm học tập; sử dụng được môi trường mạng máy tính để tìm kiếm, thu thập, cập nhật và lưu trữ thông tin phù hợp với mục tiêu học tập, chủ động khai thác các tài nguyên hỗ trợ tự học

 Nle: Biết lựa chọn và sử dụng được các công cụ, các dịch vụ ICT thông dụng để chia sẻ, trao đổi thông tin và hợp tác một cách an toàn; giao lưu được trong xã hội số một cách văn hoá; có khả năng làm việc nhóm, hợp tác được trong việc tạo ra, trình bày và giới thiệu được sản phẩm số; nhận biết được sơ lược một số ngành nghề chính thuộc lĩnh vực tin học

Yêu cầu sau khi học xong chủ đề 6 Hướng nghiệp với tin học:

- Sau khi học xong chủ đề này thì học sinh sẽ có được những thông tin cơ bản về việc ứng dụng tin học trong tìm kiếm việc làm

- Học sinh biết và nêu tên được một số nghề nghiệp trong lẫn ngoài lĩnh vực tin học cũng như một số nghề nghiệp ứng dụng tin học để nâng cao hiệu quả công việc

- Học sinh nhận thực và trình bày được vấn đề bình dẳng giới trong việc sử dụng máy tính và ứng dụng tin học, nêu được các ví dụ minh họa

II Nhiệm vụ của giáo viên (sinh viên)

Giáo viên cần hiểu rõ các yếu tố liên quan đến hoạt động dạy học:

- Giáo viên cần hiểu rõ mục tiêu, yêu cầu cần đạt cụ thể của chủ đề 6 hướng nghiệp với tin học: Đảm bảo mục tiêu phù hợp với năng lực

của học sinh và đặc biệt liên quan đến việc học sinh hiểu và áp dụng

2

Trang 6

tin học trong hướng nghiệp Xác định và phổ biến cho học sinh mục tiêu cần đạt trong nội dung chủ đề 6 cụ thể là bài 16 Tin học với nghề nghiệp là:

 Hiểu và nêu lên được một số nghề nghiệp trong và ngoài lĩnh vực tin học hoặc một số nghề liên quan đến ứng dụng tin học, các nghề được tin học hổ trợ để làm tăng hiệu quả công việc

 Nhận thức và có khả năng trình bày được về các vấn đề bình đẳng giới trong việc sử dụng máy tính hay trong ứng dụng tin học, hiểu nội dung trình bày và có thể đưa ra một vài ví dụ minh họa

- Chuẩn bị bài giảng và tài liệu học tập: giáo viên cần chuẩn bị chu

đáo về bài giảng, sinh động hóa bài giảng với những trò chơi, ví dụ minh họa về ứng dụng tin học trong thực tế ở các nghành nghề khác nhau, từ ấy giúp học sinh liên hệ kiến thức thực tiễn một cách dễ dàng hơn

Tài liệu học tập cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, giáo viên nên cung cấp tài hiệu học tập đa dạng từ sách giáo khoa đến các tài liệu trực tuyến, để học sinh có thể tự học và nghiêm cứu thêm

Xác định thời gian thực hiện việc kiểm tra đánh giá (KTĐG):

- Lập kế hoạch và thông báo trước cho học sinh: Xác định thời thời

điểm thích hợp trong kế hoạch giảng dạy của chương trình để tiến

hành KTĐG, ở đây cụ thể là sau khi học sinh học xong chủ đề 6 Hướng nghiệp với tin học, đảm bảo học sinh có được lượng kiến thức

và thời gian ôn tập đầy đủ để thực hiện KTĐG

3

Trang 7

Sau khi đã lập kế hoạch KTĐG thì sẽ thông báo trước cho học sinh nắm thông tin về lịch kiểm tra, để học sinh có thời gian ôn tập và chuẩn bị kỹ lưỡng cho bài KTĐG

Sử dụng thiết bị dạy học:

- Xác định nội dung bài học và phương pháp giảng dạy để lựa chọn thiết bị phù hợp như máy chiếu, bảng trắng tương tác, máy tính Đảm bảo sự chuẩn bị và sẵn sàng của các thiết bị trước giờ giảng dạy

Thực hiện và giám sát quá trình thực hiện KTĐG:

- Đảm bảo môi trường kiểm tra công bằng: yếu tố công bằng trong

KTĐG luôn là một trong các yếu tố quan trong ảnh hưởng đến chất lượng KTĐG học sinh, giáo vần cần tạo điều kiện để tất cả học sinh đều có cơ hội làm bài trong một môi trường yên tĩnh, không bị quấy rối

- Giám sát chặt chẽ: giáo viên phải theo dõi quá trình làm bài của học

sinh để đảm bảo tính trung thực và công bằng

Phân tích kết quả và phản hồi:

- Đánh giá công bằng: giáo viên phải chấm điểm một cách khách quan,

dựa trên tiêu chí đã được thông báo trước

- Phản hồi xây dựng: Cung cấp nhận xét chi tiết về bài làm của học

sinh, chỉ ra những điểm mạnh và những lỗi mà các em cần khắc phục, cải thiện

- Điều chỉnh phương pháp dạy học: Sử dụng thông tin từ kết quả đánh

giá để điều chỉnh phương pháp giảng dạy, từ ấy giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn

Liên kết với hướng nghiệp:

4

Trang 8

- Ứng dụng vào thực tế: giáo viên nên khuyến khích học sinh suy nghĩ

và thảo luận về cách các em có thể áp dụng tin học vào hướng nghiệp của bản thân trong tương lai

- Dự án và thảo luận: giáo viên phải tổ chức các hoạt động nhóm, dự

án, hoặc thảo luận để học sinh có thể khám phá và hiểu rõ hơn về vai trò của tin học trong các ngành nghề

Chọn công cụ đánh giá phù hợp:

- Đa dạng hóa công cụ đánh giá: giáo viên nên sử dụng cả bài kiểm tra

trắc nghiệm, tự luận, thực hành, hoặc dự án để đánh giá toàn diện kiến thức và kỹ năng của học sinh

- Lựa chọn phù hợp: giáo viên phải chọn công cụ phản ánh chính xác

nội dung của chủ đề, từ nội dung lý thuyết đến ứng dụng thực tiễn, cân nhắc mức độ tiếp thu, hiểu bài của tất cả học sinh để thiết kế bài KTĐG mà tất cả học sinh đều có cơ hội để thể hiện kiến thức của bản thân

- Với bài KTĐG này công cụ đánh giá được lựa chọn là bài tập có dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan kết hợp câu hỏi tự luận (8 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận), thời gian thực hiện là 45 phút

III Nhiệm vụ của học sinh (người học)

Hiểu rõ yêu cầu của giáo viên: học sinh cần phải lắng nghe và ghi chép cẩn

thận các hướng dẫn và yêu cầu của giáo viên về nội dung kiểm tra Đảm bảo hiểu rõ mục tiêu bài học trong chủ đề 6 và cách thức đánh giá giáo viên sẽ áp dụng

Phát triển kỹ năng cần thiết cho môn học: học sinh phải nắm vững các kỹ

năng cơ bản của môn Tin học ở cấp THCS như sử dụng máy tính, phần mềm

5

Trang 9

văn phòng, Cần phát triển khả năng tìm kiếm và xử lý thông tin trên internet một cách hiệu quả

Chuẩn bị kiến thức: học sinh cần đọc trước ,hiểu và nắm được nội dung

chủ đề 6 nói chung và bài 16 nói riêng để đảm bảo kiến thức thực hiện KTĐG Ngoài ra, học sinh nên thảo luận trong lớp, tham khảo kiến thức từ các các nguồn trực tuyến để củng cố kiến thức

Giữ thái độ học tập tích cực: học sinh cần có thái độ học tập tích cực, chủ

động hỏi giáo viên khi có thắc mắc và tham gia vào các hoạt động nhóm Sẵn sàng tham gia các cuộc thảo luận nhóm liên quan đến ứng dụng tin học trong hướng nghiệp Giữ cho bản thân có được tinh thần, tâm trạng thoải mái trước khi thực hiện KTĐG

Ôn tập và tự kiểm tra: học sinh phải tự ôn tập đều đặn các kiến thức cơ bản

và nâng cao của chủ đề 6, cần tổ chức thời gian học tập và ôn luyện một cách hợp lý để chuẩn bị cho bài kiểm tra chính thức

Phản hồi và cải thiện: học sinh cần lắng nghe phản hồi từ giáo viên và bạn

bè để nhận biết điểm mạnh và điểm yếu của mình Sẵn lòng cải thiện và áp dụng các phương pháp học tập mới để nâng cao hiệu quả học tập

Liên hệ kiến thức với thực tiễn: học sinh cần tìm hiểu về cách áp dụng tin

học vào thực tiễn, đặc biệt là trong các ngành nghề mà họ quan tâm Khám phá các ví dụ thực tế về ứng dụng tin học trong hướng nghiệp để mở rộng hiểu biết và tầm nhìn

6

Trang 10

IV Ma trận đề KTĐG theo yêu cầu cần đạt

Nội

dung

kiến

thức

Đơn vị kiến thức

câu

Tổng Điểm Nhận

biết

Thông hiểu

Vận dụng Số

câu TN

Số câu TL

Số câu TN

Số câu TL

Số câu TN

Số câu TL

TN TL

Chủ đề

6:

Hướng

nghiệp

với Tin

Học

Bài 16:

Tin học với nghề nghiệp

V Nội dung đề KTĐG

Đề KTĐG bao gồm:

- Công cụ đánh giá: bài tập (kết hợp giữa câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận)

- Thời gian thực hiện: 45 phút

Nội dung câu hỏi trắc nghiệm

7

Trang 11

1 Đâu không phải là ứng dụng của tin học trong việc học? (nhận biết)

A Lập trình máy tính

B Xử lý hình ảnh và âm thanh

C Quản lý dữ liệu và cơ sở dữ liệu

D Nấu ăn và nghiên cứu vật liệu

2 Cảm nghĩ của em về ý kiến: Việc sử dụng máy tính để làm việc ở phụ nữ là không cần thiết (nhận biết)

A Ý kiến trên là đúng

B Ý kiến trên là sai

3 Đâu là nghành nghề mới được sinh ra nhờ sự phát triển của ứng dụng tin học? (thông hiểu)

A Thiết kế website

B Sửa chữa máy tính

C Streamer và Vlogger

D Giáo viên Tin học

4 Lĩnh vực nào sau đây tin học không góp phần cải thiện hiệu quả công việc? (thông hiểu)

A Nghệ thuật

B Thể thao

8

Trang 12

C Giáo dục

D Không có lĩnh vực nào cả

5 Trong ngành giáo dục, phần mềm nào sau đây thường được sử dụng để tạo bài giảng điện tử?(thông hiểu)

A Microsoft PowerPoint

B Adobe Photoshop

C AutoCAD

D Microsoft Excel

6 Tác động nào sau đâu không phải là 1 phần của việc thúc đẩy bình đẳng giới trong việc sử dụng máy tính? (thông hiểu)

A Tăng cường khả năng tiếp cận công nghệ cho phụ nữ

B Xóa bỏ định kiến giới trong lĩnh vực CNTT

C Tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào các khóa học lập trình

D Phân biệt đối xử dựa trên giới tính trong việc tiếp cận công nghệ

7 Trong một công ty công nghệ, việc đảm bảo bình đẳng giới trong tuyển dụng và thăng tiến trong nghề nghiệp được thực hiện như thế nào? (vận dụng)

A Ưu tiên các chính sách thăng tiến cho nam giới

B Đánh giá năng lực dựa trên thành tích và kỹ năng thực tế

C Tạo ra các cơ hội thăng tiến dựa trên tuổi tác

9

Trang 13

D Phân công công việc dựa trên giới tính

8 Một công ty thời trang muốn phân tích xu hướng mua sắm của khách hàng từ dữ liệu bán hàng trực tiếp, công cụ tin học nào sau đây sẽ hữu ích cho công việc trên? (vận dụng)

A Microsoft Excel

B Adobe Illustrator

C Inkscape

D Microsoft Word

Nội dung câu hỏi tự luận

9 Em hãy trình bày những lợi ích mà tin học mang lại giúp hỗ trợ cho việc học của học sinh.

10 Em hãy nêu ví dụ về cách tin học có thể giúp em trong việc lập kế hoạch cho tương lai hướng nghiệp của mình.

VI Thang đo (đáp án chấm bài)

Nội dung câu hỏi trắc nghiệm: (8 câu – 0.75đ/câu)

10

Trang 14

Nội dung câu hỏi tự luận:

9 - Cung cấp tài nguyên học tập phong phú, tài liệu

học tập trực tuyến, đa dạng và phong phú

- Cung cấp các phần mềm hỗ trợ học tập như

Microsoft Word, PowerPoint,

- Giúp học sinh mở rộng kiến thức và tăng cường

kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet,

- Cung cấp khả năng liên lạc và trao đổi thông tin

dễ dàng, giúp ích cho việc làm việc nhóm

Với mỗi ý trên, học sinh đưa ra các câu trả lời

tương tự với ý đúng, tùy vào mức độ chính xác của

câu trả lời của học sinh mà giáo viên đưa ra điểm

số thích hợp

0.5 đ

0.5 đ

0.5 đ

0.5 đ

0.25 đ đến 0.5 đ

10 - Tin học có thể giúp em lập kế hoạch cho tương

lai hướng nghiệp bằng cách cung cấp các công

cụ tìm kiếm việc làm, nghiên cứu thông tin liên

quan, yêu cầu chuyên môn của ngành nghề em

hướng đến

- Tin học giúp em tạo ra một hồ sơ nghề nghiệp

điện tử, bao gồm CV và thư giới thiệu

1 đ

1 đ

11

Trang 15

Với mỗi ý trên, học sinh đưa ra các câu trả lời tương tự với ý đúng, tùy vào mức độ chính xác của câu trả lời của học sinh mà giáo viên đưa ra điểm

số thích hợp

0.25 đ đến 1 đ

VII Nhận xét: ưu điểm và hạn chế

Ưu điểm:

- Đánh giá học sinh toàn diện và khách quan: công cụ đánh giá bài tập có sự kết hợp cả hai loại câu hỏi giúp đánh giá cả kiến thức cơ bản và khả năng liên hệ thực tế, phân tích vấn đề một cách chuyên sâu của học sinh Ngoài ra, việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm còn giúp giúp giảm thiểu sự chủ quan trong quá trình chấm điểm, vì mỗi câu chỉ có một đáp án đúng cụ thể

- Hiệu quả thời gian: câu hỏi trắc nghiệm có thể chấm điểm nhanh chóng, rút ngắn thời gian chấm bài, phù hợp trong việc đánh giá tập thể, đánh giá nhiều học sinh một lúc

- Sử dụng đa dạng kiến thức: câu hỏi tự luận cho phép học sinh thể hiện sự hiểu biết của mình trên nhiều khía cạnh, từ đó giúp giáo viên nhận biết được mức độ hiểu biết sâu rộng của học sinh Câu hỏi tự luận còn giúp học sinh thể hiện tư duy sáng tạo và tăng cưởng khả năng viết của bản thân

Nhược điểm:

- Thời gian chấm bài: tuy câu hỏi trắc nghiệm mang đến sự nhanh chóng trong khâu chấm bài nhưng câu hỏi tự luận lại đòi hỏi nhiều

12

Ngày đăng: 24/12/2024, 16:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w