c Các tiêu chí đánh giá sự sáng tạo của học sinh Tính độc đáo: Về sản phẩm của HS những câu trả lời, những vật dụng, đồ dùng thể hiện tính chất hiếm, lạ chưa xuất hiện bao giờ đối với cá
Trang 1Học phần: Tổ chức hoạt động trải nghiệm ở Tiểu học
Mã học phần: PR428109 – HKI, 2024 – 2025
THÀNH VIÊN
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
1 KHÁI NIỆM NĂNG LỰC
- Theo từ điển Oxford, năng lực có 2 nghĩa liên quan lĩnh vực giáo dục:
+ Năng lực là khả năng làm tốt một điều gì đó
+ Năng lực là kỹ năng cần cho một công việc hay một nhiệm vụ cụ thể
- Theo từ điển Tiếng Việt, năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao
- Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Thế giới, năng lực là khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể
- CTGDPT tổng thể sau 2018 , năng lực là sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như: hứng thú, niềm tin,… để thực hiện một loại công việc trong một bối cảnh nhất định
Năng lực chỉ được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động và giao tiếp có hiệu quả và được thể hiện bằng kết quả thực hiện của cá nhân như:
Trang 2hiệu suất, năng suất và chất lượng sản phẩm Năng lực không có sẵn và khi một
cá nhân không hoạt động thì năng lực ở dạng tiềm năng
Năng lực có 2 đặc trưng cơ bản là: Được bộc lộ, thể hiện qua hoạt động; Đảm bảo hoạt động có hiệu quả, đạt kết quả mong muốn
=> Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có hiệu quả
2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HĐTN CỦA HỌC SINH PHÁT HUY NĂNG LỰC
2.1 Nội dung đánh giá
Đánh giá kết quả hoạt động của HS được thể hiện ở hai cấp độ đánh giá: đánh giá cá nhân và đánh giá tập thể lớp Vì vậy, nội dung đánh giá phải cụ thể, thiết thực có tiêu chỉ rõ ràng thì việc đánh giá mới có tác động tích cực đến HS
a) Nội dung đánh giá cá nhân
Đánh giá HS qua HĐTN là khẳng định khả năng tham gia hoạt động của các em thể hiện ở các kỹ năng hoạt động, kỹ năng giao tiếp Hoạt động của HS được tích cực hoá trên cơ sở nội dung hoạt động, hình thức tổ chức hoạt động
đa dạng và phong phú Tính đa dạng và phong phú của hoạt động một mặt phụ thuộc vào GV, vào tính sáng tạo, chịu khó tìm tòi suy nghĩ của HS Mặt khác, trên cơ sở định hướng và gợi ý của GV, HS cùng nhau xây dựng hình thức hoạt động mới, phù hợp với yêu cầu công việc
Đánh giá HS qua HĐTN cần dựa vào mức độ hoàn thành của các mục tiêu
đã đặt ra Do đó, nội dung đánh giá kết quả học tập của HS trong việc tham gia
hoạt động cần đánh giá qua 2 mặt sau: Nhận thức nội dung của hoạt động và thái độ tham gia hoạt động Thể hiện qua những điểm sau:
- Mức độ nhận thức về các vấn đề đã được đề cập của nội dung hoạt động
- Động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực, các kỹ năng của HS trong việc thực hiện các hoạt động
Trang 3- Những đóng góp của HS vào thành tích chung của tập thể và việc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể
b) Nội dung đánh giá tập thể
Đánh giá kết quả hoạt động của tập thể dựa vào các nội dung đánh giá sau:
- Tinh thần tham gia của toàn tập thể, của từng tổ, nhóm
- Ý thức hợp tác và trách nhiệm của tập thể
- Công tác chuẩn bị của lớp, của từng tổ, nhóm
- Cách tổ chức hoạt động
- Thành tính, kết quả, những ưu điểm, nhược điểm
2.2 Tiêu chí đánh giá
Đánh giá HS qua HĐTN của căn cứ vào mục tiêu đã được xác định về kiến thức, thái độ, kỹ năng đã được xác định GV cần lưu ý các khía cạnh đánh giá
có tính chất đặc thù đó là sự trải nghiệm và sáng tạo của HS
a) Quy tắc xây dựng tiêu chí chất lượng
- Mô tả các kết quả đạt được theo yêu cầu tăng dần
- Hành vi có thể quan sát trực tiếp
- Các cấp độ phải theo trật tự và có tính cộng dồn
- Giúp HS nhận ra quá trình học tập có tính phát triển
- Không nên sử dụng dạng câu hỏi đúng hay sai
- Phân biệt sự khác biệt về phát triển các kỹ năng hành động so với trước khi tham gia HĐTN
- Thể hiện ý cốt lối trung tâm của HĐTN và có thể nhận ra dễ dàng
- Phản ánh được công việc hoặc các mẫu hành vi bao trùm nhiều mức chất lượng mà HS thể hiện
- Có nội dung mang tính thách thức với năng lực cao và lưu ý phần yếu nhất
Trang 4- Từ ngữ diễn đạt các tiêu chí phải rõ ràng, tránh sử dụng ngôn từ mập mờ.
- Tạo điều cho HS tự đánh giá về kết quả của mình
- Tạo cơ hội cho những người được đánh giá đưa ra những đánh giá với 4 tiêu chí trở xuống cho mỗi chỉ số
- Chỉ số đánh giá dựa trên cơ sở các năng lực được yêu cầu
Dựa trên các tiêu chí chất lượng, xác định được hướng phát triển năng lực của HS, từ đó xác định các mốc phát triển cho từng độ tuổi Đây là nền tảng vô cùng quan trọng trong đánh giá và trong việc định hướng cách tổ chức hoạt động sau này
b) Các tiêu chỉ đánh giá Hoạt động trải nghiệm của học sinh
Gồm các tiêu chí sau:
- Trực tiếp tham gia vào các loại hình HĐTN, không phải chỉ thụ động ngồi lắng nghe giảng giải hay quan sát các bạn HS khác thực hiện hoạt động
- Trải nghiệm tất cả các giác quan: mắt - nhìn, tai - nghe, mũi - ngửi trải nghiệm bằng xúc giác, được hoạt động bằng đôi tay, cầm nắm và cảm nhận; được di chuyển trên đôi chân; đặc biệt là trải nghiệm cảm xúc khi tham gia các hoạt động; vui, buồn, lo lắng, an tâm, hạng phúc, băn khoăn,
- Hoạt động, tương tác trực tiếp với đối tượng hoạt động
- Trải nghiệm cả trên lớp và hoạt động thực tiễn bên ngoài phạm vi lớp học
c) Các tiêu chí đánh giá sự sáng tạo của học sinh
Tính độc đáo: Về sản phẩm của HS (những câu trả lời, những vật dụng, đồ
dùng) thể hiện tính chất hiếm, lạ (chưa xuất hiện bao giờ đối với cá nhân HS, hoặc hạn hữu xuất hiện và quá khan hiếm đối với cá nhân HS cũng như tập thể)
về ý nghĩa chức năng sử dụng, tính chất, hoặc vai trò và vị trí của nó trong hoàn cảnh đặt ra; Số lượng ý tưởng hoặc ý kiến, hoặc phương án được đưa ra với mỗi nhiệm vụ mà HS thực hiện khi tham gia hoạt động học tập cụ thể
Tính mềm dẻo: số lượng các ý tưởng, các giải pháp, các phương án trả lời
và thuộc tính được phát hiện của sự vật, hiện tượng
Trang 5Tính mới: sản phẩm của HS (câu trả lời, những vật dụng, đồ dùng) thể
hiện tính chất không quen thuộc về ý nghĩa, chức năng sử dụng, tính chất, hoặc
vị trí và vai trò của nó trong hoàn cảnh vấn đề được đặt ra
Tính hiệu quả: số lượng ý tưởng, phương án, sản phẩm được ghi nhận
2.3 Quy trình đánh giá
Đánh giá HS qua HĐTN đòi hỏi phải tuân thủ theo một quy trình chặt chẽ Thực tiễn của việc tổ chức hoạt động cho HS cho thấy: nếu không có đánh giá hoạt động hoặc đánh giá chủ quan không theo quy trình sẽ không kích thích được sự hứng thủ của HS Vì vậy, việc đánh giá HS cần theo một quy trình và đảm bảo những yêu cầu sau
a) Những yêu cầu của quy trình đánh giá
- Đảm bảo tính khách quan của quy trình đánh giá Tính khách quan của
quy trình đánh giá là sự phản ánh trung thực của nhận xét cá nhân, nhóm, tập thể lớp so với mục tiêu của hoạt động Nhận xét, đánh giá giữa các cấp độ khác nhau phải tuân theo tiêu chí nhất định Tiêu chí phải bám vào mục tiêu của hoạt động Tính khách quan của quy trình đánh giá thể hiện sự rõ ràng, tường minh trong từng khâu, từng bước của quy trình Kết quả đánh giá của khâu trước sẽ làm điểm tựa cho đánh giá của khâu sau Ngược lại, kết quả đánh giá của khâu sau sẽ củng cố cho đánh giá của khâu trước
- Đảm bảo tính hệ thống của quy trình đánh giá Trong quá trình hoạt động của HS, việc đánh giá phải được tiến hành thường xuyên và có hệ thống Có như vậy, GV mới thu được tin hiệu ngược từ phía HS về kết quả hoạt động của
HS để có cơ sở thực tiễn kịp thời điều chỉnh hoạt động của HS Tính hệ thống của quy trình đánh giá hoạt động của HS thể hiện ở chỗ: kết quả hoạt động phải được đánh giá từ chính bản thân HS, của nhóm HS Sự nhất quán này phải diễn
ra thường xuyên trong đánh giá hoạt đông của HS Nếu thực hiện không theo hệ thống thì GV sẽ thiếu minh chứng trong đánh giá và HS không có cơ hội xem xét lại quá trình làm việc của mình, từ đó việc đánh giá sẽ thiếu thuyết phục
b) Quy trình triển khai đánh giá: Việc đánh giá được thực hiện qua ba
bước sau:
Bước 1: Học sinh tự đánh giá
Trang 6Căn cứ vào tiêu chí đánh giá ở từng mức độ đánh giá, cá nhân HS tự đánh giá xếp loại bản thân Tự đánh giá xếp loại của HS biểu hiện mức độ tự nhìn nhận, tự ý thức của các em Trong tự đánh giá, HS phải nêu được nhận thức của mình về nội dung hoạt động, những kỹ năng mà bản thân của HS đã rèn luyện được và sự hứng thú đối với hoạt động Từ đó, HS tự xếp loại mà bản thân cho
là hợp lý nhất Từ xếp loại chính xác sẽ giúp các em tự khẳng định mình tốt hơn
và có quyết tâm cao hơn trong việc tham gia vào hoạt động của tập thể Trong tự đánh giá, HS rất khó xác định đúng khả năng của mình trong hoạt động HS cần xác định khả năng thể hiện ở sự hiểu biết vấn đề, nắm bắt thông tin và bổ sung thêm cho vốn tri thức của mình Đồng thời, HS cũng xác định khả năng bộc lộ các kỹ năng giao tiếp trong hoạt động, kỹ năng GQVD, để xác định đúng khả năng, ở GV cần hướng dẫn cách tự đánh giá cụ thể để HS thực hiện đánh giá có hiệu quả hơn Từ đó, đánh giá của tập thể HS sẽ có cơ sở thực hiện
Bước 2: Nhóm học sinh đánh giá
Thông thường nhóm HS là đơn vị cơ bản để đánh giá xếp loại cá nhân dựa trên cơ sở tự đánh giá của mỗi HS và góp ý của các thành viên trong nhóm Căn cứ vào tiêu chí đánh giá của các mức độ xếp loại, nhóm dựa vào tự đánh giá của từng em và các thành viên trong nhóm góp ý, nhận xét, bổ sung thêm thông tin, đánh giá mức độ đạt được của từng HS nhằm đảm bảo tính khách quan
Bước 3: Giáo viên đánh giá xếp loại
Từ kết quả tự đánh giá và nhóm HS, GV xem xét, phân loại và quyết định xếp loai cho từng HS trong lớp Trong quá trình này, GV cần tham khảo, trao đổi thêm về những trường hợp cụ thể như: thấy có bất hợp lý hoặc thiếu thông tin đánh giá Điều đó rất có tác dụng trong việc phát huy tính dân chủ ở HS, đồng thời tập dượt cho HS kỹ năng trao đổi một cách trung thực và thẳng thắn
2.4 Ví dụ cách thiết kế tiêu chí đánh giá của một Hoạt động trải nghiệm:
Trang 7Việc thiết kế câu hỏi đánh giá kết quả học tập của HĐTN cần dựa vào từng tiêu chí của yêu cầu của đạt (YCCD) của năng lực đặc thù và mức độ nhận thức thông qua động từ
Ví dụ: Thiết kế câu hỏi đánh giá của HĐTN bài 36, 37, 38 Vệ sinh môi trường, [8; 68 – 72]
Yêu cầu cần đạt - Năng lực đặc thù
xem ở trang 116
Câu hỏi đánh giá xem phiếu đánh giả ở
trang 120
- Nhận biết được việc làm vệ sinh môi
trường là việc làm cần thiết
1 Rác thải và nước thải có mùi hôi thối và gây ô nhiễm môi trường
2 Chuột, gián, ruồi, chứa nhiều vi khuẩn nên chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho người
- Phân biệt được việc làm đúng và việc
làm sai trong xử lý rác thải
3 Việc làm vệ sinh là của người lao công HS không cần phải gìn giữ vệ sinh
- Tham gia tích cực làm vệ sinh và có
ý thức giữ gìn vệ sinh chung ở lớp,
trường, nơi công cộng
4 Khi thấy một bạn bỏ rác hoặc đi vệ sinh không đúng nơi quy định, em cho
đó là quyền của bạn
5 Liệt kê những việc mà em thường làm giúp đỡ cha mẹ làm vệ sinh, tham gia bảo vệ môi trường ở trường, lớp, nơi công cộng
Sau đó, lập phiếu đánh giá kết quả học tập tùy vào ý tưởng cách hỏi và yêu cầu thực hiện sao cho phù hợp với nhận thức đối tượng HS
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Họ và tên:……… Lớp (nếu cần)………
1 Em hãy cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu x vào cột phù hợp.
TT
Đúng Không
rõ Chưa đúng
Trang 81 Rác thải và nước thải có mùi hôi thối
và gây ô nhiễm môi trường
2 Chuột, gián, ruồi, chứa nhiều vi
khuẩn nên chúng là những con vật trung
gian truyền bệnh cho người
3 Việc làm vệ sinh là của người lao
công, HS không cần phải gin giữ vệ sinh
4 Khi thấy một bạn bỏ rác hoặc đi vệ
sinh không đúng nơi quy định, em cho đó là
quyền của bạn
2 Em hãy viết theo yêu cầu của từng đề mục
Liệt kê những việc mà em thường làm giúp đỡ
cha mẹ làm vệ sinh, tham gia bảo vệ môi trường ở
trường, lớp, nơi công cộng:………
3 THÔNG TƯ 27/2020/TT-BGDĐT NGÀY 4/9/2020 CỦA BỘ
TRƯỞNG BỘ GD VÀ ĐT BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÁNH GIÁ HS TIỂU HỌC
*Quy định đánh giá học sinh tiểu học:
- Ngày 04/9/2020, Bộ GD&ĐT ban hành thông tư 27/2020/TT-BGDĐT
- Quy định về đáng giá học sinh tiểu học (4 chương, 17 điều)
- Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực ngày 20/10/2020
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1 Văn bản này quy định về đánh giá học sinh tiểu học bao gồm: tổ chức
đánh giá; sử dụng kết quả đánh giá; tổ chức thực hiện
2 Văn bản này áp dụng đối với trường tiểu học; trường phổ thông có nhiều
cấp học, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục tiểu học
Điều 2 Giải thích từ ngữ
1 Đánh giá học sinh tiểu học là quá trình thu thập, xử lý thông tin thông
qua các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành
và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học
Trang 92 Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình
thực hiện hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và một số biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh, để kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học, hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học
3 Đánh giá định kỳ là đánh giá kết quả giáo dục học sinh sau một giai
đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
4 Tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục là việc tổng hợp và ghi kết quả đánh
giá giáo dục của học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp
và Học bạ vào các thời điểm theo quy định
Điều 3 Mục đích đánh giá
Mục đích đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể như sau:
1 Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo
dục trong quá trình dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học
2 Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự
điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ
3 Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ
học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh
4 Giúp cán bộ quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động
giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục
5 Giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin chính xác, khách quan, phát huy
nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục
Điều 4 Yêu cầu đánh giá
Trang 101 Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt
và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
2 Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số
kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất
3 Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động
viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh
Chương II TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ
Điều 5 Nội dung và phương pháp đánh giá
1 Nội dung đánh giá
a) Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh
đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
b) Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh
thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách
nhiệm
- Những năng lực cốt lõi:
+) Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+) Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất
2 Phương pháp đánh giá
Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:
a) Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong
quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký
ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh
b) Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết
quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh
giá có liên quan