1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ Đề thuyết trình “biến Động của tỷ giá hối Đoái Đến xuất khẩu, nhập khẩu của việt nam năm 2020 2022

16 50 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biến Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Xuất Khẩu, Nhập Khẩu Của Việt Nam Năm 2020-2022
Trường học Trường Đại Học Đồng Tháp
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại bài báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đồng Tháp
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

Người ta thường nhận thấy rằng cán cân thương mại của một nước có thể xấu đi hay tốt lên khi có những biến động của tỷ giá hối đoái, nếu tỷ giá hối đoái tăng đồng nội tệ mất giá thì sẽ k

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA KINH TẾ -

-BÀI BÁO CÁO NHÓM 5

LHP:EC4004-01 Chủ đề thuyết trình: “Biến động của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu, nhập khẩu của Việt

Nam năm 2020-2022”

Đồng Tháp, 01/10/2023

1

Trang 2

MỤC LỤC

A.LỜI MỞ ĐẦU 3

B.NỘI DUNG 4

I TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT NHẬP KHẨU VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI: 4

1 Xuất khẩu 4

2 Nhậpkhẩu 4

3 Tỷ giá hối đoái 4

4 Mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu và tỷ giá hối đoái 4

II ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU: 5

1 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu 5

2 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu 5

III TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM NĂM 2020-2022: 8

1 Thực trạng năm 2020 8

2 Thực trạng năm 2021 9

3 Thực trạng năm 2022 10

IV ĐÁNH GIÁ 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

ĐÁNH GIÁ LÀM VIỆC NHÓM 15

Trang 3

A.LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế nền kinh tế thế giới ngày nay, thương mại quốc tế trở nên phát triển rộng rãi và việc trao đổi hàng hoá của các quốc gia càng thuận lợi Kèm theo đó,

sự biến động của tỷ giá hối đoái cũng góp phần tác động đến hoạt động thương mại toàn cầu không ngoại trừ Việt Nam Là một quốc gia đang trên đà phát triển, Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động xuất nhập khẩu để tăng trưởng và thúc đẩy nền kinh

tế phát triển toàn diện hơn Vì vậy, hiểu được mối quan hệ năng động giữa tỷ giá hối đoái và hiệu quả xuất nhập khẩu của Việt Nam là rất quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách cũng như doanh nghiệp

Trong đại dịch Covid-19 từ năm 2020-2022, tỷ giá hối đoái Việt Nam có sự thay đổi do một số yếu tố tác động bên ngoài lẫn bên trong của nền kinh tế nước nhà Đại dịch Covid-19 cũng đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa, dịch vụ, dẫn đến tỷ giá hối đoái biến động Sự kiện này dường như làm chậm lại các hoạt động có liên quan đến xuất nhập khẩu của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thế giới nói chung

Đặc biệt việc nghiên cứu tỷ giá hối đoái mang ý nghĩa to lớn đối với thương mại quốc tế lẫn trong nước Ngoài ra, các nhà hoạch định chính sách cần tập trung duy trì hệ thống tỷ giá ổn định, có thể đoán được và tạo môi trường thuận lợi đến hoạt động xuất nhập khẩu

Xuất phát từ các vấn đề trên nhóm em quyết định chọn đề tài “Biến động của

tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam năm 2020-2022” để nghiên cứu một cách cụ thể nhất

3

Trang 4

B NỘI DUNG

I TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT NHẬP KHẨU VÀ

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI:

1 Xuất khẩu

- Là lượng chi tiêu của người nước ngoài để mua hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước

2 Nhập khẩu

- Là lượng chi tiêu của người trong nước như: hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) để mua hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài

3 Tỷ giá hối đoái

Khái niệm

- Tỷ giá hối đoái là hệ số quy đổi giữa đồng tiền nước này và đồng tiền nước khác

- Là tỷ lệ so sánh giữa các đồng tiền khác nhau Là giá cả để mua bán, trao đổi ngoại tệ Tỷ giá hối đoái tại quốc gia được niêm yết theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp

Ví dụ:

Tỷ giá hối đoái của USD được công bố ở Việt Nam là: 22.963VND/USD

Tỷ giá hối đoái của Yên Nhật được công bố ở Nhật là: 0,012 USD/JPY

4 Mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu và tỷ giá hối đoái

Xuất, nhập khẩu và tỷ giá hối đoái có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau Người ta thường nhận thấy rằng cán cân thương mại (của một nước có thể xấu đi hay tốt lên khi có những biến động của tỷ giá hối đoái, nếu tỷ giá hối đoái tăng (đồng nội tệ mất giá) thì sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và ngược lại nếu tỷ giá hối đoái giảm (đồng nội tệ lên giá) thì sẽ hạn chế xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu Hoạt động xuất nhập khẩu phát sinh quan hệ cung cầu ngoại tệ làm biến động tăng giảm tỷ giá Ngược lại, Chính phủ thường can thiệp để điều chỉnh tỷ giá hối đoái thông qua chính sách tiền tệ và thương mại Những quyết định này có thể có tác động lớn đến xuất nhập khẩu Chẳng hạn, chính phủ có thể can thiệp để giảm giá trị đồng tiền quốc gia để thúc đẩy xuất khẩu Do đó có thể nói rằng thông qua tỷ giá, nhà nước tác động đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Tóm lại, tỷ giá hối đoái và xuất nhập khẩu là hai yếu tố tương quan mật thiết trong nền kinh tế quốc gia và thế giới Sự biến đổi trong tỷ giá hối đoái có thể có tác động đáng kể đến cường độ và hướng phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu

Trang 5

II ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU:

1 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu:

- Hoạt động nhập khẩu là việc chi ngoại tệ ra nước ngoài để mua hàng hoá và dịch vụ về trong nước, khi gia tăng nhập khẩu sẽ làm tăng cầu ngoại tệ, do đó có tác động làm tăng tỷ giá hối đoái

- Khi tỷ giá hối đoái cao, làm cho giá cả hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài đắt

đỏ hơn so với hàng hoá trong nước, làm giảm tính cạnh tranh, hạn chế lượng tiêu thụ,

từ đó hạn chế sự phát triển của hoạt động nhập khẩu, đồng thời tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất trong nước

- Khi tỷ giá hối đoái thấp, hàng hoá nhập khẩu có giá bán rẻ hơn hàng hoá trong nước, làm tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy nhập khẩu, nhưng hạn chế phát triển sản xuất trong nước.Vì vậy, chính phủ các nước thường dùng chính sách nâng cao tỷ giá, tức phá giá đồng nội tệ để hạn chế hàng nhập khẩu nhằm khuyến khích phát triển sản xuất trong nước

Ví dụ:

Doanh nghiệp B mua vải từ Trung Quốc với giá 25 tệ/kg với tỷ giá 1 tệ (CNY)

là 3.500đ Doanh nghiệp B mua 1 tấn (1.000kg) vải hết 25.000 tệ (khoảng 87.500.000đ) Tuy nhiên, nếu đồng tiền trong nước tăng giá, 1 CNY = 3.000 đồng thì lúc này, doanh nghiệp thực tế chỉ phải trả 75.000.000 đồng Vậy doanh nghiệp đã tiết kiệm được khoảng 15 triệu so với trước

Do đó, đồng tiền trong nước tăng giá cũng là thời điểm nhập khẩu được khuyến khích Ngược lại, khi tiền trong nước giảm giá, chi phí nhập khẩu sẽ tăng lên Điều này

sẽ làm hạn chế nhập khẩu

2 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu:

- Hoạt động xuất khẩu mang về ngoại tệ cho quốc gia, làm gia tăng nguồn cung ngoại tệ một cách dồi dào, do đó làm giảm tỷ giá hối đoái

- Cách mà tỷ giá hối đoái tác động tới xuất khẩu hoàn toàn ngược lại so với nhập khẩu Khi tỷ giá hối đoái thấp, tức giá trị đồng nội tệ cao sẽ làm cho giá cả hàng hóa của một quốc gia ở nước ngoài tăng lên, đắt hơn so với hàng hóa của nước khác, làm giảm tính cạnh tranh, hạn chế lượng tiêu thụ, từ đó hạn chế sự phát triển của hoạt động xuất khẩu

- Tuy nhiên, khi tỷ giá hối đoái cao, tức giá trị đồng nội tệ thấp sẽ làm cho giá cả hàng hóa của một quốc gia ở nước ngoài thấp, rẻ hơn so với hàng hóa của nước khác, làm tăng tính cạnh tranh, tiêu thụ nhanh hàng hóa, từ đó tạo điều kiện để mở rộng phát triển hoạt động xuất khẩu

5

Trang 6

- Đây là một trong những lý do khiến các nước phá giá đồng nội tệ để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu Tuy nhiên, việc phá giá đồng nội tệ dẫn đến nhiều hệ lụy và bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện khác nên chính phủ các nước không thể thực hiện việc phá giá đồng nội tệ một cách dễ dàng

Ví dụ:

Tỷ giá USD/VND hiện đang là 23.000, tức 1 USD = 23.000 VND Một công ty

A xuất khẩu hàng hóa thu được 10.000$ (tức 230.000.000đ) Nếu tỷ giá bị thay đổi 1 USD = 21.000VND thì trên lý thuyết, công ty A vẫn thu được 10.000$ Tuy nhiên, nếu quy đổi ra tiền Việt thì chỉ còn 210.000.000đ, bị giảm mất 20.000.000 so với trước Như vậy, khi đồng tiền trong nước giảm giá thì các hoạt động xuất khẩu sẽ được khuyến khích Lúc này, doanh thu có được từ xuất khẩu sẽ lớn hơn

 Xuất, nhập khẩu và tỷ giá hối đoái có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau Hoạt động xuất nhập khẩu phát sinh quan hệ cung cầu ngoại tệ làm biến động tăng giảm tỷ giá Do đó có thể nói rằng thông qua tỷ giá, nhà nước tác động đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại quốc tế

Trang 7

III TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM NĂM 2020-2022

1 Thực trạng năm 2020

- Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát hồi cuối tháng 1/2020, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã hạ lãi suất điều hành về mức 0-0,25% và tái khởi động lại chương trình mua vào trái phiếu (hay còn gọi là nới lỏng định lượng), trong nỗ lực nhằm giải cứu nền kinh tế Mỹ khỏi suy thoái do đại dịch gây ra Chính sách nới lỏng chưa từng có tiền lệ cùng với triển vọng tăng trưởng kinh tế tiêu cực của nước Mỹ trong năm 2020 đã khiến đồng USD suy giảm Ngày 2/11, chỉ số đo sức mạnh đồng USD đã giảm 2,4% kể từ đầu năm

- Bốn tháng đầu năm 2020 là giai đoạn tăng trưởng mạnh của tỷ giá USD/VND

Tỷ giá trung tâm leo lên mức 23,245 đồng/USD vào ngày 25/02, tăng 0.4% so với đầu năm do giá USD tăng mạnh, đây cũng là đỉnh mới được thiết lập trong suốt 3 năm qua

- Dù vậy, mức đỉnh này nhanh chóng bị phá vỡ khoảng 2 tháng sau đó, tỷ giá trung tâm tiếp tục leo lên mốc mới 23,272 đồng/USD vào ngày 24/04

- Cú sốc từ đại dịch Covid-19 đe dọa gây ra một đợt suy thoái kinh tế trên toàn cầu và vì thế các nhà đầu tư tìm đến đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn khi các tài sản chính như cổ phiếu, trái phiếu đều có xu hướng giảm giá rất mạnh trong giai đoạn này Trong khi đó, nguồn cung USD bên ngoài Mỹ lại khá khan hiếm, càng đẩy đồng tiền này tăng giá mạnh Ngoài ra, các nhà đầu tư đẩy mạnh bán các tài sản để lấy USD

bổ sung ký quỹ trên thị trường tài chính cũng góp phần làm tăng giá USD

- Trong 4 tháng đầu năm, giá mua USD tại ngân hàng dao động quanh mức 23,075-23,300 đồng/USD, và giá bán USD dao động trong khoảng 23,230-23,510 đồng/USD Còn trên thị trường tự do, giá mua vào dao động ở mức 23,170-23,450 đồng/USD và giá bán dao động 23,180-23,500 đồng/USD

7

Trang 8

- Sau khi có sự can thiệp của NHNN, đà tăng của tỷ giá đã được giảm lại Giá bán USD trên thị trường tự do quay trở lại thấp hơn giá USD tại ngân hàng Đồng thời, NHNN vẫn giữ tỷ giá bán USD tại Sở Giao dịch cố định ở mức 23,650 đồng/USD trong 3 tháng tiếp theo Đến ngày 16/07, NHNN đã tăng giá bán USD tại Sở Giao dịch lên mức 23,873 đồng/USD và theo đó tỷ giá bán USD tại Sở Giao dịch lại được điều hành theo biến động của tỷ giá trung tâm

- Sau giai đoạn thăng hoa, đà tăng của tỷ giá trung tâm USD/VND chững lại và bước vào giai đoạn giảm đều từ ngày 19/05 cho đến cuối năm Tính đến ngày 29/12/2020, tỷ giá trung tâm USD/VND quay trở về mức xuất phát của đầu năm 2020, xấp xỉ 23,150 đồng/USD

- Tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và trên thị trường tự do cùng suy giảm và đi ngang sau sự can thiệp của NHNN kể từ ngày 24/03/2020 Tính đến ngày 29/12/2020, giá bán USD tại ngân hàng phổ biến ở mức 23,010-23,220 đồng/USD và giá mua-bán trên thị trường tự do phổ biến ở mức 23,290-23,320 đồng/USD

- Qua đó tính chung cả năm 2020, khu vực kinh tế trong nước đạt 78,2 tỷ USD, giảm 1,1%, chiếm 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 203,3 tỷ USD, tăng 9,7%, chiếm 72,2% Trong năm 2020 có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 64,3%)

Tính chung năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm 2019 Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 93,6 tỷ USD, giảm 10%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 168,8 tỷ USD, tăng 13% Trong năm 2020 có 35 mặt hàng nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 89,6% tổng kim ngạch nhập khẩu (4 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD, chiếm 49,49)

Vì do sự ảnh hưởng của việc bùng nổ do Dịch Covid 19 tỷ giá hối đoái tăng mạnh trong 4 tháng đầu của năm 2020 cho dù tỷ giá có giảm dần trở về với mức xuất phát của năm 2020 thì có 1 khoảng thời gian dài tỷ giá hối đoái tăng làm cho đồng nội tệ mất gía nên họ đẩy mạnh việc sản xuất để xuất khẩu để hưởng lợi từ việc tỷ giá hối đoái tăng Trong năm 2020 thì Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 76,4 tỷ USD, tăng 24,5% so với năm trước; tiếp đến là Trung Quốc đạt 48,5 tỷ USD, tăng 17,1% Bên cạnh đó cho dù gần cuối năm tỷ giá có trở về với mức xuất phát của năm 2020 thì nhập khẩu các mặt hàng cho tiêu dùng trong nước cũng giảm do dịch bệnh nên họ đã cắt giảm cho việc nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng một cách đáng kể cho nên tính chung năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm 2019 Còn về thị trường nhập khẩu hàng hóa năm 2020, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 83,9 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2019; tiếp theo là Hàn Quốc đạt 46,3 tỷ USD, giảm 1,5%; thị trường ASEAN đạt 30 tỷ USD, giảm 6,9%; Nhật Bản đạt 20,5 tỷ

Trang 9

USD, tăng 5%; thị trường EU đạt 14,5 tỷ USD, tăng 3,5%; Hoa Kỳ đạt 13,7 tỷ USD, giảm 4,9%

 Điều này chứng tỏ nền kinh tế đang có sự phục hồi khá mạnh mẽ về sản xuất trong khi nhập khẩu cho tiêu dùng đã giảm đáng kể

2 Thực trạng năm 2021

- Tác động của chính sách tỷ giá đến xuất nhập khẩu Đồng USD tăng giá sẽ có ảnh hưởng nhất định tới các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu Các doanh nghiệp xuất khẩu (thủy sản, dệt may…) sẽ được hưởng lợi dù có sự phân hóa trong ngành Ngành hàng xuất khẩu chủ yếu dùng nguyên vật liệu trong nước sẽ được hưởng lợi ích tuyệt đối; trái lại, các ngành có tỷ lệ nội địa hóa thấp sẽ không được hưởng lợi đáng kể Nếu doanh nghiệp xuất khẩu thuần tuý nguyên vật liệu trong nước thì sẽ được hưởng lợi từ việc đồng USD tăng giá và nhóm cổ phiếu của các doanh nghiệp này cũng sẽ được hưởng lợi Ngược lại, các doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên vật liệu, máy móc thiết bị nhập khẩu (dệt, sợi, thức ăn chăn nuôi, nhựa, vận tải biển, săm lốp, dược phẩm, xi măng…) và các doanh nghiệp vay nợ bằng đồng USD lớn sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực do chi phí sử dụng vốn tăng

- Đối với những hàng hóa được định giá quốc tế bằng đồng USD, khi đồng USD tăng giá so với các đồng tiền khác, những hàng hóa này trở lên đắt hơn, làm cho nhu cầu ở các thị trường mới nổi giảm Sự gắn kết giữa đồng USD và VND ngày càng mạnh nên xuất khẩu của Việt Nam sang các nước khác (trừ Hoa Kỳ) và có đồng nội tệ giảm giá cũng sẽ gặp khó khăn hơn, do người mua hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải chịu mức giá cao hơn khi thanh toán bằng nội tệ của họ Do đó, các nước nhập khẩu sẽ buộc phải giảm hoặc tạm ngừng mua hàng, hoặc nếu có thì sẽ yêu cầu giảm giá

- Ngày 27/4/2021, đánh dấu khởi đầu của làn sóng dịch thứ 4 tại Việt Nam, khi bệnh nhân đầu tiên xuất hiện tại phía Bắc Sau đó, dịch bắt đầu lây lan rộng rãi bùng phát nghiêm trọng tại TP Hồ Chí Minh Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 lần thứ

4, GDP Việt Nam trong năm 2021 tăng 2,58%, thấp hơn nhiều với mức tăng kỳ vọng 6,5% đặt ra cuối năm 2020

- Trong năm 2021, tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với đồng USD do

NHNN công bố tăng 0.1%, trong khi tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng giảm khoảng 1.6% so với đầu năm

Trong 8 tháng đầu năm 2021, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Hoa

Kỳ với kim ngạch đạt 62,2 tỷ USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm 2020 và Hoa Kỳ là

9

Trang 10

thị trường nhập khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam với kim ngạch đạt 10,4 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2020 Trong 8 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ đạt 51,8 tỷ USD, tăng 37,47% so với cùng kỳ năm 2020 và vẫn được hưởng lợi từ việc USD tăng giá Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam, xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 8 tháng đầu năm có xu hướng tăng (tăng 0,37% từ 8,18 tỷ USD trong tháng 1 lên 8,21 tỷ USD trong tháng 8) một phần nhờ ảnh hưởng của đồng USD tăng giá Bên cạnh đó, xuất khẩu sang một số thị trường khác có đồng nội tệ giảm

so với đồng USD đã có xu hướng giảm: xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) giảm 9,37% (từ 3,63 tỷ USD trong tháng 1 xuống 3,29 tỷ USD trong tháng 8); sang Hàn Quốc cũng có xu hướng giảm từ 1,84 tỷ USD xuống 1,72 tỷ USD; sang Trung Quốc giảm 12,26% (từ 4,65 tỷ xuống 4,08 tỷ)

3 Thực trạng năm 2022

- Ngày 11/05, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá bán USD kỳ hạn từ 23.050 lên 23.250 VND và không cho phép hủy ngang Theo đó, tỷ giá giao dịch tại các ngân hàng thương mại có mức tăng tương ứng Cụ thể, tỷ giá giao dịch tại các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng 230-250 VND trong tháng

- Đây là bước điều chỉnh của tỷ giá sau giai đoạn đồng USD liên tục mạnh lên Tính tới ngày 31/5, VND đã giảm giá khoảng 1,8% so với USD tính trên tỷ giá giao dịch tại các ngân hàng thương mại

- Tưởng rằng với hành động trên của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá sẽ quay về trạng thái "lặng sóng" Tuy nhiên, sang tới tháng 6/2022, tỷ giá USD/VND tiếp tục gặp áp lực tăng, thậm chí áp lực này còn lớn hơn so với các dự báo trước đó bởi ba nguyên nhân

- Thứ nhất, sau khi lạm phát tháng 5/2022 của Mỹ đạt mức kỷ lục 40 năm, Cục

Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã chính thức tăng lãi suất tới 0,75 điểm phần trăm

- Thứ hai, nguồn cung ngoại tệ không quá thuận lợi so với các năm trước do Việt

Nam tăng nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu và xuất khẩu hàng hoá kém hơn kỳ vọng

Theo số liệu thống kê, sau 5 tháng đầu năm 2022, trong 86 thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu, Việt Nam ở vị thế nhập siêu với 29 thị trường Trong đó, nhập siêu lớn (trên 1 tỷ USD) với 10 thị trường: Trung Quốc (27,63 tỷ USD); Hàn Quốc (17,56 tỷ USD); Đài Loan (8,11 tỷ USD); Thái Lan (2,77 tỷ USD) Ngoài ra, Việt Nam đã chuyển từ vị thế xuất siêu sang nhập siêu với Campuchia, Lào, Nhật Bản, Australia, Nga…; hoặc đã nhập siêu lớn từ Malaysia, Indonesia…

- Thứ ba, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới giữ ở mức cao khiến một

lượng ngoại tệ “vượt biên” Hiểu đơn giản, người dân mang vàng buôn lậu bán lấy

VND, sau đó dùng VND đổi sang USD để ra nước ngoài mua vàng và tiếp tục buôn

Ngày đăng: 24/12/2024, 16:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thạc sĩ Nguyễn Thanh Cai: “Mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu và tỷ giá hối đoái giai đoạn năm 1995-2020”, https://thitruongtaichinhtiente.vn/moi-quan-he-giua-xuat-nhap-khau-va-ty-gia-hoi-doai-o-viet-nam-giai-doan-1995-2020 , ngày 26/02/2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu và tỷ giá hốiđoái giai đoạn năm 1995-2020
2. Dũng Phạm: “Thực trang tỷ giá 2020-2021”, Thực trạng tỷ giá 2020 - 2021 - I.THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY - Studocu truy cập vào ngày 20/09/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trang tỷ giá 2020-2021
3. Tổng cục Thống kê: “ Xuất, nhập khẩu năm 2020: Nỗ lực và thành công”, Xuất, nhập khẩu năm 2020: Nỗ lực và Thành công. – General Statistics Office of Vietnam (gso.gov.vn), ngày 05/01/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất, nhập khẩu năm 2020: Nỗ lực và thành công
4. Tổng cục Thống kê: “Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý IV và năm 2021”, Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý IV và năm 2021 – General Statistics Office of Vietnam (gso.gov.vn) , ngày 29/12/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý IV và năm 2021
5. Tổng cục Thống kê: “Nỗ lực phục hồi, xuất, nhập khẩu năm 2022 lập kỷ lục mới”, Nỗ lực phục hồi, xuất, nhập khẩu năm 2022 lập kỷ lục mới – General Statistics Office of Vietnam (gso.gov.vn) , ngày 30/01/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nỗ lực phục hồi, xuất, nhập khẩu năm 2022 lập kỷ lụcmới
6. Vương Thị Hương Giang: “Tác động của làn sóng COVID-19 lần thứ tư đến biến động tỷ giá hối đoái USD/VND”, Tác động của làn sóng COVID-19 lần thứ tư đến biến động tỷ giá hối đoái USD/VND - Tạp chí Tài chính (tapchitaichinh.vn) , ngày 11/06/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của làn sóng COVID-19 lần thứ tư đếnbiến động tỷ giá hối đoái USD/VND
7. Tổng cục Thống kê: “Vượt qua khó khăn, xuất, nhập khẩu năm 2021 về đích ngoạn mục”, Vượt qua khó khăn, xuất, nhập khẩu năm 2021 về đích ngoạn mục – General Statistics Office of Vietnam (gso.gov.vn) , ngày 17/01/2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vượt qua khó khăn, xuất, nhập khẩu năm 2021 về đíchngoạn mục
8. Tổng cục hải quan: “ Sơ bộ tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nữa cuối tháng 12/2022”, Sơ bộ tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nửa cuối tháng 12/2022 (từ ngày 16/12 đến ngày 31/12/2022) (customs.gov.vn) , ngày 09/01/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ bộ tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Namtrong nữa cuối tháng 12/2022

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN