1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người việt Ưu Điểm và hạn chế của những Đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Đặc Trưng Trong Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Việt. Ưu Điểm Và Hạn Chế Của Những Đặc Trưng Này Trong Quá Trình Hội Nhập Quốc Tế
Tác giả Nguyễn Đức Thảo, Vũ Phương Thảo, Hạ Lê Thu Thuỷ, Phạm Thanh Thư, Hồ Minh Trang, Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Nguyễn Thu Trang, Phạm Thiên Trang, Nguyễn Thị Tuyết Trinh, Phan Quốc Trung, Nguyễn Tố Uyên, Nguyễn Khánh Vân, Lê Quang Vinh, Nguyễn Ngọc Tường Vy, Nguyễn Ngọc Hải Yến, Triệu Thị Mai
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Đại Cương Văn Hóa Việt Nam
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 433,11 KB

Nội dung

Sự khác biệt giữa văn hóa giao tiếp của người Việt với các nước Đông Nam Á...18 LỜI KẾT... Những đặc điểmnày không chỉ đóng vai trò quan trọng trong các mối quan hệ xã hội nội bộ màcòn ả

Trang 1

Nhóm 6 – Lớp 4934

Hà Nội, 2024

Những đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt Ưu điểm và hạn chế của những đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế.

BÀI TẬP NHÓM

Môn: ĐẠI CƯƠNG VĂN HOÁ VIỆT NAM

Đề tài số 3

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

-BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ

THAM GIA BÀI TẬP NHÓM Thời gian: 10/2024

Nhóm: 06

Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội Lớp: 4934

Đề bài: Những đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt Ưu

điểm và hạn chế của những đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế.

1 Thành viên tham dự: Tất cả thành viên trong nhóm.

2 Kế hoạch làm việc của nhóm:

- Họp bàn và thống nhất đề tài của nhóm

- Lên dàn ý khái quát cho chủ đề

- Triển khai dàn ý chi tiết và phân công công việc cho từng thành viên

3 Đánh giá:

STT Họ và tên

(MSSV)

Công việc thực hiện

Tiến độ thực hiện (đúng hạn)

Mức độ hoàn thành Xếp

Làm slide, thuyết

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÍ LUẬN

1 Giao tiếp 6

2 Văn hoá giao tiếp 7

3 Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt 7

II ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐẶC TRƯNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1 Vừa thích giao tiếp, vừa rụt rẻ 7

1.1 Đặc điểm 7

1.2 Ưu điểm và hạn chế trong bối cảnh hội nhập quốc tế 8

2 Lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử 9

2.1 Đặc điểm 9

2.2 Ưu điểm và hạn chế trong bối cảnh hội nhập quốc tế 10

3 Ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá (xét ở góc độ đối tượng giao tiếp) 10

3.1 Đặc điểm 10

3.2 Ưu điểm và hạn chế trong bối cảnh hội nhập quốc tế 11

4 Trọng danh dự (xét ở góc độ chủ thể giao tiếp) 11

4.1 Đặc điểm 11

4.2 Ưu điểm và hạn chế trong bối cảnh hội nhập quốc tế 12

5 Ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hoà thuận 13

5.1 Đặc điểm 13

5.2 Ưu điểm và hạn chế trong bối cảnh hội nhập quốc tế 14

6 Nghi thức lời nói 15

6.1 Hệ thống xưng hô 15

6.2 Cách nói lịch sự 16

6.3 Ưu điểm và hạn chế trong bối cảnh hội nhập quốc tế 17

III SO SÁNH ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT VỚI CÁC NƯỚC TRONG ĐÔNG NAM Á 1 Những nét tương đồng giữa văn hóa giao tiếp người Việt với các nước Đông Nam Á 17

2 Sự khác biệt giữa văn hóa giao tiếp của người Việt với các nước Đông Nam Á 18 LỜI KẾT

Trang 5

MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay, văn hóa giao tiếp trở thànhmột trong những yếu tố quyết định trong việc hình thành và duy trì mối quan hệgiữa các cá nhân và cộng đồng Người Việt Nam, với bề dày lịch sử và bản sắcvăn hóa đặc trưng, đã phát triển những đặc trưng giao tiếp độc đáo, phản ánh cácgiá trị truyền thống như sự tôn trọng, khiêm nhường và tinh tế Những đặc điểmnày không chỉ đóng vai trò quan trọng trong các mối quan hệ xã hội nội bộ màcòn ảnh hưởng đến cách người Việt tương tác với bạn bè quốc tế.Tuy nhiên,trong quá trình hội nhập, những đặc trưng này cũng gặp phải những thách thứcnhất định Các quy tắc giao tiếp truyền thống có thể gây hiểu lầm hoặc khó khănkhi tiếp xúc với các nền văn hóa khác Do đó, việc nghiên cứu những ưu điểm

và hạn chế của văn hóa giao tiếp người Việt không chỉ giúp chúng ta khẳng địnhbản sắc văn hóa mà còn định hướng cho sự thích ứng hiệu quả hơn trong môitrường quốc tế

   Chính vì lý do đó, nhóm 6 chúng em xin chọn đề tài: “Những đặc trưng

trong văn hóa giao tiếp của người Việt: Ưu điểm và hạn chế trong quá trình hội nhập quốc tế” để phân tích sâu sắc và đưa ra cái nhìn tổng quan về vấn đề này.

Trang 6

ta chào đời, còn lại chủ yếu được hình thành, phát triển trong quá trình chúng tasống và hoạt động trong cộng đồng xã hội, thông qua các hình thức tiếp xúc, gặp

gỡ, liên lạc

Hiện nay, đứng ở những góc độ khác nhau, mục đích nghiên cứu khácnhau, người ta đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về giao tiếp Có nhữngquan niệm khác nhau như: Góc độ nghiên cứu tâm lý đại cương TS Phạm MinhHạc “giao lưu” là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người – người đểhiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa người ta với nhau; góc độ nghiên cứu tâm

lý trị liệu B.S Nguyễn Khắc Viện định nghĩa giao tiếp là sự trao đổi giữa người

và người thông qua ngôn ngữ nói, viết, cử chỉ, ; B ph Lomov, nhà tâm lý họcngười Nga, coi giao tiếp là phạm trù cơ bản của tâm lý học hiện đại, là mối quan

hệ tác động qua lại giữa con người với tư cách là chủ thể; V.N Miaxixev xétgiao tiếp dưới góc độ nhân cách bệnh cho rằng giao tiếp là một quá trình quan

hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các nhân cách cụ thể; B Parughin nhà tâm lýhọc xã hội Nga cho rằng giao tiếp là một quá trình quan hệ tác động giữa các cáthể, là quá trình thông tin quan hệ giữa con người với con người, là quá trìnhhiểu biết, ảnh hưởng và trao đổi cảm xúc lẫn nhau; còn theo Georgen Thiner vàcộng sự thì giao tiếp được coi là sự truyền đạt thông tin; J P Gruere (1982) đã

nêu một định nghĩa có tính chất vật lý “sự giao tiếp là một quá trình chuẩn

trong đó một thông điệp được chuyển tải từ một bộ phát mới tới một bộ thu, thông qua một chuỗi các yếu tố được coi là nguồn, kênh, địa chỉ”.

Từ những quan niệm về giao tiếp, ta có thể rút ra một định nghĩa khái quátnhư sau: giao tiếp là sự trao đổi thông tin giữa người với người bằng một hệthống thông tin chung như lời nói, cử chỉ, điệu bộ hay hành vi Nói một cách

Trang 7

khác, giao tiếp là một quy trình có tính tương tác giữa hai hay nhiều người, bằnglời hay không lời và là một quá trình của xã hội, nên muốn giao tiếp có hiệu quảthì cần phải rèn luyện thông qua các hoạt động trong xã hội.

2 Văn hoá giao tiếp

Theo Cơ sở văn hóa Việt Nam - PGS.Trần Ngọc Thêm, văn hóa là một hệthống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũyqua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môitrường tự nhiên và xã hội

Từ định nghĩa về “văn hóa” và “giao tiếp” ta có thể hiểu “Văn hóa giao

tiếp là tập hợp những quy tắc, chuẩn mực, cách thức giao tiếp được xã hội thừa nhận và truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác Nó bao gồm cả ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi, thái độ trong quá trình tương tác giữa con người”.

3 Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt

Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt có thể hiểu là những đặcđiểm riêng biệt trong cung cách giao tiếp, lối ứng xử, của người Việt so vớicộng đồng dân cư của các quốc gia khác. 

II ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT.

ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐẶC TRƯNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1 Vừa thích giao tiếp, vừa rụt rẻ

1.1 Đặc điểm

Đặc trưng này bắt nguồn từ nền kinh tế nông nghiệp, sống phụ thuộc lẫnnhau nên cần coi trọng các mối quan hệ cộng đồng, giữ gìn mối quan hệ tốt vớicác thành viên trong cộng đồng, tính cộng đồng này là nguyên nhân khiến ngườiViệt Nam đặc biệt coi trọng việc giao tiếp, và rất thích giao tiếp Điều này thểhiện chủ yếu ở 2 điểm:

- Về chủ thể, người Việt thích thăm viếng nhau, điều này thể hiệntình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt mối quan hệ Đặc biệt, thămviếng nhau không còn nhu cầu công việc (như ở Phương Tây), vậy nên việcnày càng trở tốt đẹp, có ý nghĩa Ví dụ, thăm bà con, bạn bè trong dịp Tết

để chúc mừng năm mới, điều này thể hiện sự quan tâm và giữ gìn mối quanhệ

Trang 8

- Về đối tượng giao tiếp, người Việt có tính hiếu khách Có kháchđến nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ người Việt, dù nghèo khó đến đâu,cũng cố gắng tiếp đón một cách chu đáo và tiếp đãi một cách thịnh tình,dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, các đồ ăn ngon nhất Ví dụ, chuẩn bịthức ăn truyền thống để đãi khách Nếu khách đến miền Trung, chủ nhà cóthể mời họ thưởng thức món bún bò Huế hoặc nem lụi Việc này không chỉ

là để giới thiệu ẩm thực mà còn thể hiện lòng hiếu khách Trong gia đìnhngười dân Nam Bộ, khi có khách đến nhà lúc nhà đang ăn cơm, chủ nhàmời mà khách từ chối thì hay bị hiểu lầm là khinh rẻ chủ nhà, đã ăn no rồithì cũng nên ngồi vào mâm cùng ăn, gọi đùa là “ăn ba hột” lấy lệ cho vừalòng chủ Bao giờ cũng vậy, người dân Nam bộ luôn muốn dành những gìquý nhất, đẹp nhất trong đối nhân xử thế với hàng xóm, bạn bè và ngườithân của mình.Hay như người Thái ở vùng Tây Bắc, chẳng cần biết lạ hayquen,thân hay sơ, khách đến nhà là được ngủ ở vị trí trang trọng với chănmới, đệm mới do chính bàn tay khéo léo của các cô gái Thái làm nên

Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có đặc tính hầu như ngược lại là rất rụt rè Hai thái độ trái ngược nhau này bắt nguồn từ hai đặc tính

cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị Khi ở trong cộng đồng quen thuộc, tính cộng đồng ngự trị, họ sẽ thoải mái theo những quy tắc có sẵn. Người Việt thường chào hỏi và bắt chuyện với người khác, thể hiện sự gần gũi Họ có xu hướng sử dụng những câu chào hỏi lịch sự như "Chào anh/chị",

"Dạ, thưa", Khi ở ngoài cộng đồng, tính tự trị phát huy tác dụng, họ không xácđịnh được vị thế của mình, vì vậy trở nên lúng túng Họ thường cảm thấy ngại ngùng khi gặp gỡ người mới Họ có thể không trực tiếp thể hiện ý kiến hoặc cảmxúc của mình, đặc biệt trong các tình huống trang trọng

1.2 Ưu điểm và hạn chế trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Về mặt ưu điểm, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nhu cầu giao thoa

văn hóa và giao tiếp ngày càng tăng khiến đặc trưng giao tiếp vừa cởi mở, vừarụt rè mang lại nhiều ưu điểm Trong đời sống xã hội, sự cởi mở cùng sự hiểukhách của người Việt sẽ tạo được ấn tượng tốt trong mắt đối tượng giao tiếp, dễdàng tạo mối quan hệ hữu hảo với các nước khác Giúp tăng khả năng giao tiếpngoại ngữ, đặc biệt là với thế hệ trẻ Trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, bởi lốisống cởi mở, hòa đồng của người Việt đã khiến chính sách đối ngoại giữ ổnđịnh, hòa bình với các nước Từ đó tạo điều kiện mở rộng ngoại giao và hội

Trang 9

nhập kinh tế thế giới, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài Ví dụ, trongviệc tranh chấp biển Đông, nhờ chính sách ngoại giao hòa bình, đa phương hóa,

đa dạng hóa quan hệ, Việt Nam ta đã nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc

tế để có thể bảo vệ chủ quyền, lợi ích hợp pháp và biên giới nước nhà Tính rụt

rè trong giao tiếp của người Việt thường có trong những buổi đầu gặp mặt, điềunày giúp người giao tiếp không trở nên sỗ sàng, vồ vập và có thêm thời gian đểtìm hiểu về đối phương Đôi khi nét rụt rè, e thẹn lại được nhận xét là một trongnhững nét duyên dáng, cuốn hút bí ẩn của người Việt, đặc biệt là người con gáiViệt Nam

Về mặt hạn chế, sự rụt rè, thiếu tự tin trong giao tiếp có thể tạo nên cảm

giác không thoải mái, mất hứng thú cho người đối diện, vì thế việc xây dựngmột mối quan hệ đối với nhiều người Việt có thể cần thời gian, từ đó gây rakhông ít khó khăn cho người Việt trong việc hòa nhập, giao lưu với bạn bè quốc

tế, đánh mất nhiều cơ hội trong học tập, công việc, hạn chế khả năng kết nối và

mở rộng mạng lưới quan hệ cá nhân Trái với sự cởi mở (kết nối con người lạivới nhau) thì rụt rè làm cho người giao tiếp trở nên lúng túng và cũng có thể làmcho đối tượng giao tiếp trở nên ngại ngùng Người giao tiếp rụt rè thường sẽ đểlại ấn tượng không tốt trong mắt đối tượng giao tiếp Đây là một trong nhữngnguyên nhân đưa con người ra xa nhau hơn và làm cho quá trình giao tiếp rơivào ngõ cụt Ví dụ: Trong một buổi hội thảo quốc tế, nếu một đại diện Việt Nam

tỏ ra rụt rè khi trình bày ý tưởng của mình, điều này có thể khiến các đồngnghiệp quốc tế cảm thấy không thoải mái và khó tiếp cận

2 Lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử

2.1 Đặc điểm

Biểu hiện của việc lấy tình cảm làm nguyên tắc xử sự có thể thấy qua nhiềukhía cạnh trong cuộc sống hàng ngày như sự đồng cảm, con người thường cốgắng hiểu và chia sẻ cảm xúc của người khác, tạo sự kết nối sâu sắc trong cácmối quan hệ Con người thường chia sẻ cảm xúc thật của mình, tạo ra không khícởi mở và tin cậy trong giao tiếp Tính khoan dung và dễ dàng chấp nhận lỗi lầmcủa người khác khi có tình cảm sâu sắc, giúp duy trì mối quan hệ bền vững.Hành động hỗ trợ, chăm sóc người khác, đặc biệt trong những lúc khó khăn,tham gia vào các hoạt động giúp đỡ cộng đồng hoặc hỗ trợ những người kémmay mắn, xuất phát từ lòng thương cảm, thể hiện sự quan tâm và tình yêu

Trang 10

thương Khi ra quyết định, nhiều người thường cân nhắc cảm xúc và giá trị cánhân, không chỉ dựa vào lý trí hay lợi ích.

2.2 Ưu điểm và hạn chế trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Về mặt ưu điểm, việc lấy tình cảm làm nguyên tắc xử sự trong bối cảnh hội

nhập quốc tế giúp tăng cường sự hiểu biết và hợp tác, xây dựng mối quan hệ tốthơn giữa các quốc gia, tạo ra môi trường hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau Khi các bênxem xét cảm xúc và quan điểm của nhau, khả năng xảy ra xung đột sẽ giảm đi,tạo điều kiện cho các giải pháp hòa bình, từ đó, thúc đẩy sự gắn kết văn hóa, tạo

sự hòa nhập trong đa dạng văn hóa của thế giới Gia tăng tinh thần đoàn kết và

sự đồng cảm, dẫn đến những quyết định chính trị và kinh tế hợp lý hơn, từ đótạo ra lợi ích chung Đồng thời, tình cảm có thể là động lực mạnh mẽ trong việcgiải quyết khủng hoảng, khi các quốc gia cảm thấy có trách nhiệm và liên kếtvới nhau

Về mặt hạn chế, thiếu tính khách quan trong việc đưa ra quyết định dựa

trên cảm xúc có thể dẫn đến các lựa chọn thiếu hợp lý, không công bằng Điềunày đặc biệt gây khó khăn trong các cuộc đàm phán quốc tế, khi cảm xúc làmgiảm tính chuyên nghiệp và dễ gây hiểu lầm hoặc xung đột không đáng có Ví

dụ, trong một cuộc đàm phán thương mại, nếu một quốc gia quyết định giảmthuế cho đối tác chỉ vì mối quan hệ cá nhân, điều này có thể dẫn đến sự bất công

và làm khó các đối tác khác Hơn nữa, những quyết định dựa trên tình cảm cóthể làm ảnh hưởng đến chính sách, dẫn đến các chính sách không bền vững,không phản ánh đúng nhu cầu thực tế của các bên liên quan Điều này không chỉlàm tổn hại đến uy tín của quốc gia hay tổ chức, mà còn hạn chế sự hợp táctrong mắt đối tác quốc tế Bên cạnh đó, việc quá quan tâm đến cảm xúc có thểkìm hãm sự sáng tạo và đổi mới, bởi lo ngại về phản ứng của người khác Cảmxúc cũng có thể dẫn đến sự thiên vị trong việc đánh giá và xử lý tình huống, gâyphân biệt giữa các bên Ví dụ, trong một sự kiện giao lưu văn hóa, nếu chỉ tậptrung làm hài lòng một nhóm nhỏ mà không cân nhắc sự đa dạng của toàn bộcộng đồng, điều này sẽ gây chia rẽ và bất mãn

3 Ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá (xét ở góc độ đối tượng giao tiếp) 3.1 Đặc điểm

Trang 11

Đặc tính này là một sản phẩm của tính cộng đồng làng xã mà ra, người Việt

ta thường tìm hiểu về tuổi tác, quê quán, sở thích, tính cách,… khi họ làm quenvới một đối tượng xa lạ để tìm ra điểm chung giữa đôi bên, từ đó bắt đầu mộtmối quan hệ mới Người Việt thường đặt câu hỏi sâu sắc, thể hiện sự quan tâmđến suy nghĩ, cảm xúc và quan điểm của người khác Họ chủ động trong việclắng nghe, đồng thời chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của đối phương Họ lắng nghecẩn thận, ghi nhận thông tin từ lời nói và quan sát cử chỉ, nét mặt cũng nhưnhững biểu hiện không lời để có thể phản hồi một cách tinh tế Ngoài ra, họ có

xu hướng suy ngẫm kỹ lưỡng về thông tin nhận được, từ đó đánh giá toàn diệncác khía cạnh của vấn đề

3.2 Ưu điểm và hạn chế trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Về mặt ưu điểm, người Việt thường quan tâm, chú ý đến việc tìm hiểu về

đối tượng giao tiếp giúp điều chỉnh phong cách giao tiếp để phù hợp hơn vớihoàn cảnh của cuộc đối thoại Qua việc quan sát và tìm hiểu, người Việt có thểhiểu sâu sắc hơn về các giá trị văn hóa, phong tục tập quán của các nền văn hóakhác ngoài lãnh thổ Việt Nam, tạo ra sự hòa nhập, làm đa dạng, phong phú thêmnét đẹp văn hóa của Việt Nam Đồng thời, cho phép ta nhanh chóng thích ứng,bắt kịp với sự thay đổi trong môi trường sống và làm việc, từ đó nâng cao khảnăng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 

Về mặt hạn chế, nếu quá tập trung vào việc đánh giá và nhận xét người

khác, họ có thể cảm thấy không thoải mái, như thể đang bị soi mói, từ đó dẫnđến sự thiếu tin tưởng trong mối quan hệ Việc liên tục đánh giá có thể hìnhthành định kiến, khiến ta khó nhận ra đúng bản chất của đối phương Điều nàytạo ra áp lực tâm lý “vô hình”, khi việc phải theo dõi và đánh giá người khác trởthành gánh nặng, khiến ta cảm thấy không tự nhiên trong giao tiếp Nếu chỉ chú

ý đến những yếu tố bên ngoài hay hành vi, ta có thể bỏ lỡ cơ hội hiểu sâu hơn vềcảm xúc và suy nghĩ của họ, dẫn đến cảm giác cô đơn và khó hòa nhập một cách

tự nhiên với mọi người

4 Trọng danh dự (xét ở góc độ chủ thể giao tiếp)

4.1 Đặc điểm

Về nguồn gốc:

- Tư tưởng Nho giáo: Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Việt Nam, đặc biệt trong việc xây dựng các giá trị đạo đức Trong Nho

Ngày đăng: 24/12/2024, 09:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Phạm Minh Thảo (2015), Văn hóa ứng xử của người Việt, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa ứng xử của người Việt
Tác giả: Phạm Minh Thảo
Nhà XB: Nxb. Chính trịquốc gia - Sự thật Hà Nội
Năm: 2015
[2]. Trần Ngọc Thêm (2001), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hoá Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Thêm
Nhà XB: NXB. Giáo dục
Năm: 2001
[3]. Phạm Thái Việt (Chủ biên) - Đào Ngọc Tuấn (2004), Đại cương về văn hoá Việt Nam, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội.* Bài viết tạp chí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương về văn hoáViệt Nam", Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội.*
Tác giả: Phạm Thái Việt (Chủ biên) - Đào Ngọc Tuấn
Nhà XB: Nxb. Văn hoá thông tin
Năm: 2004
[1]. TS. Lý Tùng Hiếu (2015), “Ảnh hưởng của Nho giáo trong văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của Nho giáo trong văn hóa ViệtNam”, "Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
Tác giả: TS. Lý Tùng Hiếu
Năm: 2015
[2]. TS. Lý Tùng Hiếu (2015), “Từ xưng hô tiếng Việt – tiếp cận từ góc nhìn dân tộc-ngôn ngữ học”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 6/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ xưng hô tiếng Việt – tiếp cận từ góc nhìndân tộc-ngôn ngữ học”, "Tạp chí Ngôn ngữ
Tác giả: TS. Lý Tùng Hiếu
Năm: 2015
[3]. Vũ Trọng Lâm (2024). “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay”, Tạp chí Cộng Sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ýnghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay”
Tác giả: Vũ Trọng Lâm
Năm: 2024
[4]. Mai Thị Thảo, Huỳnh Ngọc Linh (2024), “Đối chiếu hệ thống đại từ nhân xưng giữa tiếng Việt và tiếng Anh”, Tạp chí Khoa học Việt Nam Trực tuyến Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đối chiếu hệ thống đại từ nhânxưng giữa tiếng Việt và tiếng Anh”
Tác giả: Mai Thị Thảo, Huỳnh Ngọc Linh
Năm: 2024
[5]. Nguyễn Thanh Tùng (2022), “Nghiên cứu về danh dự gia đình ở Việt Nam:Vấn đề khái niệm và hướng tiếp cận”. Thông tin Khoa học xã hội, số 5/2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu về danh dự gia đình ở Việt Nam:Vấn đề khái niệm và hướng tiếp cận”. "Thông tin Khoa học xã hội
Tác giả: Nguyễn Thanh Tùng
Năm: 2022
[6]. Cổng Thông tin Điện tử Quốc hội (2007), “Quốc dân đại hội Tân Trào (8- 1945)”, Ấn phẩm Lịch sử Quốc hội Việt Nam (1946-1960), tập 1.* Đề tài khoa học, luận văn, luận án Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc dân đại hội Tân Trào (8-1945)”, "Ấn phẩm Lịch sử Quốc hội Việt Nam (1946-1960)", tập 1.*
Tác giả: Cổng Thông tin Điện tử Quốc hội
Năm: 2007
[1]. Phùng Khánh Linh (2023), Văn hoá Việt Nam và hội nhập quốc tế [Tiểu luận, Học viên Ngoại Giao, Hà Nội] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá Việt Nam và hội nhập quốc tế
Tác giả: Phùng Khánh Linh
Năm: 2023
[2]. Nguyễn Thị Thanh Mai (2017), Sự tương đồng và khác biệt trong văn hóa giao tiếp giữa Việt Nam và một số nước Đông Nam Á [Luận án, Trường Đại học Văn Hoá Hà Nội, Hà Nội].* Tài liệu tham khảo từ internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tương đồng và khác biệt trong văn hóagiao tiếp giữa Việt Nam và một số nước Đông Nam Á
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Mai
Năm: 2017
[1]. Trường Đại học Tân Trào. Kỹ năng giao tiếp. Truy cập vào 9/10/2024, từ https://storage-vnportal.vnpt.vn/nbh-ubnd/sitefolders/cdyte/giao-trinh-noi-bo/ky-5.-kngt-95.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng giao tiếp. Truy cập vào 9/10/2024

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w