HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI~~~~~~*~~~~~~TIỂU LUẬN GIỮA KÌMôn: Văn hóa Việt Nam và hội nhập quốc tếĐề tài: Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt -
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI
~~~~~~*~~~~~~
TIỂU LUẬN GIỮA KÌ Môn: Văn hóa Việt Nam và hội nhập quốc tế
Đề tài: Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt - Ưu điểm và hạn chế
của những đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế
Sinh viên thưc hiện : Ma Lê Thùy Linh
Lớp : VHVN&HNQT.5_LT
Mã sinh viên : TTQT49-B1-1727
Giáo viên hướng dẫn : Trần Hồng Thúy – Đào Ngọc Tuấn
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
A Phần mở đầu 3
B Nội dung 3
I Cơ sở lý luận 3
1 Giao tiếp là gì ? 3
2 Văn hóa giao tiếp là gì? 4
3 Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam là gì? 4
II Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam 5
1 Về thái độ giao tiếp 5
2 Về quan hệ giao tiếp 6
3 Về đối tượng giao tiếp 7
4 Về chủ thể giao tiếp 7
5 Về cách thức giao tiếp 9
6 Về hệ thống nghi thức lời nói phong phú 10
III So sánh đặc trưng trong giao tiếp của người Việt Nam 12
1 Điểm tương đồng 12
2 Điểm khác biệt 12
IV Ưu điểm và hạn chế của những đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế 13
1 Ưu điểm 13
2 Nhược điểm 14
C Kết luận 15
Danh mục tài liệu tham khảo 17
Trang 3A. Phần mở đầu
Vai trò của đề tài trong môn Văn hóa Việt Nam và Hội nhập quốc tế
Văn hóa giao tiếp là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người, bởi đó chính là chìa khóa gắn kết các mối quan hệ giữa người với người L Pheurbach đã từng nói : "Con người cá thể không chứa bản chất con người ở trong mình … Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp, trong thể thống nhất giữa con người với con người Con người để cho mình chỉ là con người theo nghĩa thông thường, còn con người trong giáo tiếp với đồng loại, trong sự thống nhất giữa tôi với anh mới chính là thượng đế" Việc tìm hiểu, nghiên cứu về đặc trưng văn hóa giao tiếp, tìm ra ưu điểm cũng như hạn chế của những đặc trưng này góp phần hình thành lên những lối giao tiếp, ứng xử đúng và chuẩn mực Nhất là trong thời đại ‘thế giới phẳng’ ngày nay, với sự hợp tác quốc tế và kết nối toàn cầu Khi khoảng cách về địa lý không thể ngăn nổi con người xích lại gần nhau thì giao tiếp là cầu nối để các nền văn hóa hội nhập Xuất phát từ những ý nghĩa của văn hóa giao tiếp, tôi muốn tìm hiểu về các đặc trưng văn hóa giao tiếp Việt Nam, từ đó phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc, cũng như có những thay đổi để phù hợp và phát triển cũng như hòa nhập với quốc tế
B.Nội dung
I Cơ sở lý luận
1 Giao tiếp là gì ?
Giao tiếp là một hoạt động truyền tải suy nghĩ, thông điệp, mong muốn giữa con người với con người thông qua ngôn ngữa, dấu hiệu, quy tắc và biểu tượng Giao tiếp là công cụ gắn kết con người với cộng đồng, vì vậy nó đóng vai trò thiết yếu trong đời sống thường ngày, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội Nếu người không giao tiếp với nhau, ta sẽ không còn định nghĩa được cộng đồng và xã hội Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, với vô vàn những bước chuyển mình và thay đổi vượt bậc, con người dù là sắc da màu
cờ nào cũng trở lên xích lại gần nhau, trở thành một ngôi làng toàn cầu Xã hội đòi hỏi sự chung tay phát triển về nguồn lực và trí óc thì kĩ năng giao tiếp cần thiết hơn bao giờ hết Theo các giáo sư, các chuyên gia ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, giao tiếp có thể có nhiều định nghĩa khác nhau, tiêu biểu như :
- Theo sách "Đại cương về văn hóa Việt Nam" của TS.Phạm Thái Việt (Chủ biên) và TS Đào Ngọc Tuấn, do NXB Văn Hóa Thông Tin ấn hành, giao tiếp được định nghĩa là " hoạt động giao lưu, tiếp xúc, chia sẻ, trao đổi
Trang 4giữa con người với con người Thông qua giao tiếp, văn hóa của cá nhân và cộng đồng được biểu đạt rõ nét
- Theo "Tâm lý học xã hội" của PGS.TS Trần Thị Minh Đức (chủ biên), Giao tiếp là sự tiếp xúc, trao đổi thông tin giữa người với người thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, tư thế, trang phục…
- Theo nhà tâm lý học người Mỹ Osgood C.E: "Giao tiếp bao gồm các hành động riêng rẽ mà thực chất là chuyển giao thông tin và tiếp nhận thông tin"
- Theo Từ điển tiếng Nga văn học hiện đại tập 8, trang 523 của NXB Matxcơva có viết: "Giao tiếp là sự liên hệ và đối xử lẫn nhau"
Như vậy, mỗi người lại có cho mình một định nghĩa riêng về thuật ngữ giao tiếp theo mỗi khía cạnh nổi bật khác nhau Nhưng nhìn chung ta có thể thấy giao tiếp là hành động truyền đạt, trao đổi thông tin, cảm xúc giữa con người với con người, nhằm xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người với người hoặc giữa người với các yếu tố xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu nhất định
2 Văn hóa giao tiếp là gì?
Ngày nay, khi nói đến văn hóa giao tiếp, sẽ có rất nhiều khái niệm khác nhau và không có một quy chuẩn cụ thể nào được đặt ra, mà nó lệ thuộc vào suy nghĩ, quan niệm của mỗi người Văn hóa giao tiếp là một phần trong tổng thể văn hóa, chỉ quan hệ giao tiếp có văn hóa của từng cá nhân trong
xã hội Ta có thể đánh giá một người có văn hóa, có tri thức hay không qua việc giao tiếp hàng ngày Bởi giao tiếp là hành động mang tính tự nhiên, phản xạ, nhưng giao tiếp có văn hóa thì không phải ai cũng làm được Văn hóa giao tiếp bao gồm những quy tắc, quy định, những chuẩn mực của hoạt động giao tiếp giữa con người trong xã hội đó, dân tộc đó Nhờ có những quy tắc đó mới hình thành lên cộng đồng mới, tiếp cận được giá trị đạo đức phù hợp với quan niệm của xã hội, về văn hóa và bản sắc dân tộc
Có thể nói, văn hóa giao tiếp của một xã hội, một dân tộc góp phần làm nên bản sắc tập quán, phong tục, truyền thống của xã hội, dân tộc ấy Ở Việt Nam, văn hóa giao tiếp mang màu sắc Châu Á nói chung, nhưng cũng có những nét khác biệt đậm đà tính dân tộc Có thể nói, Việt Nam là một quốc gia có sự phong phú, cầu kì trong văn hóa nói chung và văn hóa giao tiếp nói riêng
3 Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam là gì?
Đặc trưng là những đặc điểm riêng biệt, nổi bật để phân biệt một cá thể này với các cá thể khác được mang ra so sánh Vậy đặc trưng trong văn hóa
Trang 5giao tiếp của người Việt Nam là những đặc điểm riêng biệt trong cung cách giao tiếp, cách đối nhân xử thế của người Việt so với các quốc gia khác Đặc trưng này được biểu hiện ở nhiều đặc điểm giao tiếp dễ nhận thấy được của người Việt Nam
II Đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam
1 Về thái độ giao tiếp
Trước hết, xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp, có thể thấy đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rất rụt rè Theo cuốn "Đại cương văn hóa Việt Nam" của TS Phạm Thái Việt và TS Đào Ngọc Tuấn, đặc trưng này bắt nguồn từ làng xã: Làng xã Việt Nam là những không gian văn hóa khéo kín, mà ở trong đó mỗi cá nhân sẽ cảm thấy thoải mái trong cộng đồng quen thuộc vì họ hành xử theo những quy tắc đã
có sẵn Nhưng vượt ngoài cộng đồng thân thuộc mang tính thứ bậc, họ sẽ trở nên lúng túng (do không định vị chính xác được vị thế của mình), và bởi vậy
mà mất tự chủ, dẫn đến việc tự khép mình
Người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính tính cộng đồng này là nguyên nhân khiến người Việt đặc biệt coi trọng việc giao tiếp Sự giao tiếp tạo ra quan hệ: Dao năng liếc thì sắc, người năng chào thì quen Năng lực giao tiếp là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu để người Việt Nam đánh giá con người: "Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời" Vì coi trọng giao tiếp nên người Việt Nam rất thích giao tiếp, thể hiện chủ yếu ở hai điểm:
- Tính thích thăm viếng: Việc khách đến thăm nhà không chỉ đơn thuần vì
lí do công việc như các nước phương Tây mà là hành động biểu hiện sự quan tâm, thăm hỏi, tình nghĩa làng xóm, thắt chặt thêm quan hệ do tính làng xã vốn có Đối với những người đã đã có mối quan hệ thân thiết từ trước thì việc gặp nhau diễn ra càng thường xuyên hơn, bất kể có gặp nhau thường xuyên đến thế nào thì lúc rảnh rỗi họ vẫn dành thời gian đến thăm hỏi, trò chuyện với đối phương và gia đình đối phương
- Tính hiếu khách: "Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi, bởi lẽ đói năm, không bằng đói bữa" Khi khách ghé thăm, bất cứ là quan hệ thân sơ thế nào thì người Việt Nam luôn có thói quen tiếp đón nồng hậu, chu đáo Ở hầu hết các gia đình dù khá giả hay nghèo khó đến đâu, người Việt cũng cố gắng dành những tiện nghi tốt nhất cho khách Tính hiếu khách, cởi mở này càng tăng lên khi ta về những miền quê hẻo lánh, những miền núi xa xôi Ngoài ra, tính hiếu khách ấy còn được thể hiện ra khi gặp gỡ những khách du lịch nước ngoài tới thăm, người Việt luôn cởi mở, nồng hậu chỉ dẫn nhiệt tình
Trang 6Đồng thời, song song với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có một đặc tính ngược lại là rụt rè – điều mà những người nước ngoài quan sát được
và hay nhắc đến Sự tồn tại đồng thời của hai tính cách trái ngược nhau: thích giao tiếp, và tính rụt rè là do hai đặc tính tính cơ bản của làng xã Việt Nam: tính cộng đồng và tính tự trị Tính cộng đồng có chức năng liên kết các thành viên từ đó đem lại tinh thần đoàn kết, tương trợ, tập thể hòa đồng nhưng đồng thời tạo thói quen dựa dẫm, ỷ lại và đố kị Còn tính tự trị xác định hướng độc lập, lối sống tự cung tự cấp, tuy nhiên lại khiến cho con người ta ích kỉ và có xu hướng kết bè phái
Người Việt xởi lời, thích giao tiếp nhưng đó là khi đang ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng ngự trị, họ thoải mái theo những quy tắc có sẵn Còn khi vượt khỏi phạm vi của cộng đồng, trước những người lạ, tính tự trị được phát huy tác dụng, người Việt tỏ ra rụt rè vì không xác định được vị thế của mình
2 Về quan hệ giao tiếp
Nguồn gốc văn hóa nông nghiệp ảnh hưởng nhiều tới đặc điểm giao tiếp của người Việt Nam, nhất là trong quan hệ giao tiếp Theo "Đại cương văn hóa Việt Nam" của TS Phạm Thái Việt và TS Đào Ngọc Tuấn: Vốn dĩ văn hóa giao tiếp của người Việt có đặc trưng xử nặng về tình cảm hơn lí trí là do ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo, văn hóa sống nước và chủ nghĩa tập thể của văn hóa làng xã
Xét về quan hệ giao tiếp, với đặc điểm trọng tình cảm đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình tình cảm, lấy sự yêu ghét làm nguyên tắc ứng xử: "Yêu nhau yêu cả đường đi – Ghét nhau ghét cả tôn ti họ hàng" hay "Yêu nhau cau sáu bổ ba – Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười",…
Về khái quát, người Việt ưa chuộng nguyên lí cân bằng âm dương, tức là tình cảm – lý trí dung hòa, nhưng so với thói quen ứng xử, giao tiếp trong cộng đồng từ xa xưa, ta dễ dàng nhận ra cái tình vẫn được xem trọng hơn cái
lý như là "Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình","Đưa nhau đến trước cửa quan – Bên ngoài là lí, bên trong là tình" Cái tình trở thành một đặc điểm trong cách nghĩ, cách ứng xử của người Việt, tạo nên nét riêng trong tính cách, thể hiện được bản sắc văn hóa Bởi thế người Việt thường nói "tình nghĩa" chứ ít nói "nghĩa tình" Trong gia đình hay trong công việc, chữ tình vẫn hay được đặt lên trên chữ lí Hiện tượng này ở quốc gia nào, dân tộc nào cũng có, nhưng ở Việt Nam phổ biến hơn, nặng nề hơn
Đôi khi "cái lý" cũng rất cần Song "cái lý" ấy phải đúng, phải thuộc về chân lý khách quan Người ta thường bảo "Thuốc đắng dã tật – Sự thật mất lòng" hay "mất lòng trước, được lòng sau" là để chỉ người hay dùng "cái lý"
Trang 7để nói thẳng, nói thật Không ai phủ nhận người dùng cái lý là sai, nhưng vấn
đề là nên dùng vào lúc nào, ở đâu, với đối tượng nào Còn dung hòa được cả hai là điều tốt nhất Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, cách giao tiếp trọng tình hơn lý không còn phổ biến, mà thay vào đó là sự khách quan, công bằng
và chính trực
3 Về đối tượng giao tiếp
Đối tượng giao tiếp là người tiếp nhận thông tin, thông điệp của đối phương trong quá trình giao tiếp Trong quá trình giao tiếp, người Việt Nam
có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá … Tuổi tác, quê quán, trình độ, học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình, … là những vấn đề người Việt thường quan tâm Và thói quen này hoàn toàn trái ngược phương Tây, khiến cho người nước ngoài có nhận xét về người Việt Nam là hay tò mò Đặc tính này dù đặt tên là gì cũng là một sản phẩm của tính cộng đồng làng xã
Do tính cộng đồng, người Việt tự cho mình có trách nhiệm quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm phải hiểu rõ hoàn cảnh Mặt khác, do việc phân biệt chi li các quan hệ xã hội, mỗi cặp giao tiếp đều có cách xưng hô riêng, nên mới phải tìm hiểu để có đầy đủ thông tin, có sự xưng hô thích hợp
Tính hay quan sát cũng giúp người Việt thu thập được một kho tàng kinh nghiệm xem tướng phong phú: "Đàn bà con mắt lá dăm, lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền", "Người khôn con mắt đen sì – Người dại con mắt nửa chì nửa thau"
Nhưng sự tò mò, tính tìm hiểu quan sát ấy đôi khi cũng khiến đối tượng quan sát cảm thấy khó chịu, và bị coi là hành động bất lịch sự, tọc mạch đời
tư nếu mối quan hệ chỉ dừng lại ở mức xã giao, thân sơ Nhưng đó là nét đặc trưng lâu đời từ ngàn xưa, đã ăn sâu vào nếp sống và lối giao tiếp của người Việt Nam Biết tính cách, biết người để lựa chọn đối tượng giao tiếp thích hợp "Tùy mặt gửi lời, tùy người gửi của", "Chọn mặt gửi vàng" Còn trong trường hợp không có quyền lựa chọn, người Việt Nam sử dụng chiến lược linh hoạt "Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy"
4 Về chủ thể giao tiếp
Từ góc độ chủ thể giao tiếp, đặc tính nổi bật của người Việt Nam là trọng danh dự Điều đó thể hiện trong các câu ca dao tục ngữ từ xa xưa:
"Đói cho sạch, rách cho thơm", "Trâu chết để da, người ta chết để tiếng" Những ví dụ của đặc trưng này mà ta có thể bắt gặp thông qua giao tiếp hàng ngày thể hiện ở việc luôn lịch sự trong giao tiếp hàng ngày, trong ứng
xử, hành động, trong công việc cũng như đời sống; ăn mặc chỉnh tề khi
Trang 8tham dự sự kiện quan trọng, tích cực gây dựng sự nghiệp và nâng cao vị thế bản thân
Tính cộng đồng cũng là nguyên nhân chính dẫn đến đặc trưng trọng danh dự, nó được coi là một trong những bản tính nguyên thủy của con người Từ thuở bình minh lịch sử, bản năng sinh tồn đã khiến con người có
ý thức liên kết bầy đàn, sống quần tụ thành một cộng đồng tập thể Kể từ đây, xã hội loài người dần dần hình thành các mô hình xã hội từ dạng sơ khai cho đến phức tạp như hiện nay Tính cộng đồng chính là đặc trưng cho tinh thần đoàn kết, sự gắn kết giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng
Lời nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm, nó được truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng Có thể nói, ở Việt Nam thì danh sự được gắn với năng lực giao tiếp, tức là một người có uy tín, có tin tưởng được hay không là nhờ vào kĩ năng giao tiếp của họ, và ngược lại nếu người đó phát ngôn không đúng mực thì sẽ trở thành tiếng dữ, ảnh hưởng đến bộ mặt và nhân phẩm của họ Vì vậy, danh dự trở thành thước đo tính cách và địa vị của con người trong xã hội và ai cũng cần phải bảo về danh dự của mình Song việc quá coi trọng danh dự đã dẫn đến căn bệnh "sĩ diện" Phải nói thêm, "sĩ diện" được định nghĩa theo nghĩa đen không mang nghĩa xấu Ghép hai từ Hán "diện" (bộ mặt) và "sĩ" (người trí thức), ta được nghĩa của
sĩ diện là bộ mặt người có học (Theo Từ điển từ và ngữ Hán Việt của Nguyễn Lân, 1989, tr.580) Một kẻ sĩ trong truyền thống được tôn trọng bậc nhất trong xã hội, từ nhân cách, đạo đức, phong thái cho tới tài năng đều vượt xa người thường Tuy nhiên hiện này, khi giá trị văn hóa bị mất đi nội hàm vốn có, từ "sĩ diện" chỉ còn được dùng dưới nghĩa tiêu cực: ra vè không thua kém ai để che giấu sự yếu kém của mình "thùng rỗng kêu to",
"Đem chuông đi đấm nước người – Không kêu cũng đấm ba hồi lấy danh" Việc coi trọng danh dự bắt nguồn từ cơ chế thứ bậc làng xã, và từ quan niệm của Nho giáo về mẫu người quấn tử Ở làng quê Việt Nam, thói sĩ diện được biểu hiện qua tục lệ ngôi thứ nơi đình trung và tục chia phần Khi xưa, trong sinh hoạt làng xóm, người Việt phân chia thứ bậc chốn đình trung rất chi li, cụ thể qua tài sản, tuổi tác, chức phẩm… Người Việt thích cái danh
và cần cái danh để khẳng định địa vị của mình trong cộng đồng, vì vậy mới
có tục chia ngôi thứ Thói sĩ diện này đã được Lưu Quang Vũ lấy làm đề tài riêng cho một vở kịch là Bệnh sĩ: "Người Việt Nam coi trọng cái tiếng hơn bất cứ thứ gì trên đời" – đó là lời một nhân vật trong vở kịch Thói sĩ diện cũng tạo ra giai thoại cá gỗ nổi tiếng về ông đồ xứ Nghệ che dấu cái nghèo của mình bằng cách làm những con cá gỗ để bày ra mỗi bữa ăn Thói sĩ diện
Trang 9buộc người ta phải sống và hành động khác mình, nhiều khi giả dối với chính mình
Theo các giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu văn hóa cộng đồng nào cũng đều có tính sĩ diện dù ít hay nhiều Vì vốn dĩ sĩ diện là cần thiết để thể hiện phẩm chất, tư cách đàng hoàng, chân chính Tuy nhiên, vì người Việt
có tâm lý tiểu nông do hàng nghìn năm sống dưới cộng đồng làng xã, nông thôn nên tính sĩ diện mới trở nên cực đoan đến phản cảm Bệnh sĩ bào mòn nội tâm, nhân cách của con người, khiến xã hội ngày một suy thoái Việc coi trọng danh dự, coi trọng sĩ diện dẫn đến cơ chế tin đồn, dần dần tạo nên "dư luận" Người Việt Nam rất sợ dư luận: "Người ta chỉ dám lựa theo dư luận mà sống chứ ai dám dẫm lên dư luận mà đi theo ý mình" (theo
"Thời xa vắng" – Lê Lựu") Đặc biệt, thời điểm mạng xã hội phát triển như hiện nay, dư luận xã hội ngày càng có sức mạnh định hướng hơn
5 Về cách thức giao tiếp
5.1 Khái niệm, phân loại
Có thể hiểu cách thức giao tiếp là phương thức giao tiếp giữa con người với, cách truyền đạt và trao đổi thông tin, suy nghĩ, tâm lý của bản thân với người đối diện thông qua các hình thái ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, biểu cảm, tâm lý…
Cách thức giao tiếp có thể chia làm ba loại:
- Giao tiếp truyền thống là giao tiếp giữa các mối quan hệ người với người trong quá trình phát triển xã hội
- Giao tiếp chức năng là giao tiếp theo chuyên hóa trong xã hội, ngôn ngữ,… bao gồm những quy tắc, thông lệ chung trong xã hội ta phải tuân thủ khi giao tiếp
- Giao tiếp tự do là giao tiếp không có quy tắc và quy định trước như khuôn mẫu, phát triển tự do theo quá trình tiếp xúc theo từng mối quan hệ
Về hình thức, tính chất, giao tiếp được chia ta làm bốn loại dựa trên các khía cạnh:
- Khoảng cách tiếp xúc gồm hai loại trực tiếp và gián tiếp Giao tiếp trực tiếp là yêu cầu khoảng cách mặt đối mặt, sử dụng ngôn ngữ nói Giao tiếp gián tiếp là phương thức thông qua phương tiện như thư từ, fax, email
- Số người tham dự: là đối thoại song phương (hai người), giao tiếp nhóm (tập thể), và giao tiếp xã hội (quy mô toàn cầu)
- Tính chất giao tiếp gồm: chính thức và không chính thức
- Theo nghệ nghiệp: giao tiếp sư phạm, giao tiếp ngoại giao, giao tiếp kinh doanh…
5.2 Đặc trưng trong cách thức giao tiếp
Trang 10Theo "Đại cương văn hóa Việt Nam" của TS Phạm Thái Việt và TS Đào Ngọc Tuấn, một trong những đặc trưng của người Việt là sự tế nhị trong giao tiếp Chính vì giữ ý trong giao tiếp nên thường không biểu lộ trực tiếp cảm xúc, nguyện vọng hay nhu cầu trước mặt người khác Cách hành xử như vậy dẫn đền thái độ vòng vo, và cân nhắc kĩ lưỡng giao tiếp
Sự tế nhị trong giao tiếp là cách thức giao tiếp đặc trưng của người Việt: tế nhị, ý tứ và coi trọng sự hòa thuận Lối giao tiếp này là sản phẩm của lối sống trọng tình cảm và lối tư duy trong mối quan hệ, không muốn xảy ra sự bất hòa làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ Vì thế người Việt Nam có tính kiêng nể, cẩn trọng trong lời ăn, tiếng nói Các câu ca dao, tục ngữ đã thể hiện điều này: "Ăn có nhai, nói có nghĩ", "Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe",… Sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt vòng vo
và đôi khi thiếu quyết đoán khi giao tiếp, nhưng như vậy sẽ giữ được hòa khí với người đối diện, gia tăng tình cảm nghĩa tình
"Để tránh phải quyết đoán, và đồng thời để không làm mất lòng ai, để giữ được sự hòa thuận cần thiết, người Việt rất hay cười" (theo Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam – Trần Ngọc Thêm) Nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt, người ta bắt gặp nụ cười Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất Trong hoàn cảnh trang trọng, nụ cười cũng góp phần xua tan không khí căng thẳng, giúp tính đoàn kết , gắn bó giữa người với người, thể hiện sự mến khách, đặc biệt trong các cuộc họp
"Suy từ nụ cười, chúng ta thấy người Việt Nam có được một sự quân bình đặc biệt suốt trong mọi ngành sinh hoạt khiến họ chấp nhận hợp lí được mọi quan niệm, dung hòa được mọi ý kiến dị đồng Đời sống của dân tộc họ dù
có chiến thắng vẫn không có những hân hoan tột độ, và dù chiến bại vẫn không có những bi đát tột cùng" [Pazzi, 1970: 12-13]
Tâm lí trọng sự hòa thuận khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn vì "một điều nhịn là chín điều lành" Sự nhường nhịn ở đây cũng lại càng củng cố cho sự tế nhị, tinh tế trong cách thức giao tiếp ấy của người Việt Nam
6 Về hệ thống nghi thức lời nói phong phú
6.1 Về hệ thống xưng hô.
Trong khi các ngôn ngữ khác (Phương Tây và Trung Hoa) chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng thì tiếng Việt, ngoài đại từ nhân xưng (mà
số lượng cũng rất phong phú do nhiều biến thể), còn sử dụng một số lượng lớn danh từ chỉ quan hệ họ hàng (anh – em, bà – cháu, cháu – chú, …) để thay thế cho đại từ và những danh từ thân tộc- này có xu