1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tt chính sách thƣơng mại biên giới của việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính sách thương mại biên giới của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế
Tác giả Bùi Bá Nghiêm
Người hướng dẫn PGS. TS. Lê Quốc Lý, PGS. TS. Trần Thị Cúc
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại Luận án Tiến sỹ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 288,37 KB

Nội dung

Ở khía cạnh nghiên cứu khoa học quản lý công, tác giả nhận thấy sự cần thiết nghiên cứu đề tài “Chính sách TMBG của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” như sau: Một là, chính sác

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

BÙI BÁ NGHIÊM

CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS TS Lê Quốc Lý

2 PGS TS Trần Thị Cúc

Phản biện 1: PGS TS Nguyễn Thị Hồng Hải Phản biện 2: GS TSKH Nguyễn Quang Thái Phản biện 3: TS Phạm Nguyên Minh

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá Luận án cấp Học viện

Địa điểm: Phòng bảo vệ Luận án Tiến sỹ, Phòng họp 4B, tầng 4, Nhà G,

Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 Đường Nguyễn Chí Thanh,

Quận Đống Đa, Hà Nội

Thời gian: vào hồi 09 giờ 00’ ngày 24 tháng 4 năm 2024

Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc Thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia

Trang 3

MỞ ĐẦU 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Sự hình thành và phát triển thương mại biên giới (TMBG) là hiện tượng tự nhiên của lịch sử khách quan cùng với sự phát triển của nhu cầu trao đổi hàng hóa và sự hình thành các thể chế chính trị Nhà nước TMBG có ý nghĩa quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo, cải thiện, nâng cao đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội và trình độ dân trí của cư dân vùng biên giới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh biên giới cũng như góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế của cả nước Đây cũng là vấn đề mấu chốt của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, TMBG không chỉ đóng vai trò quan trọng là cầu nối trung chuyển hàng hóa, dịch vụ với các nước láng giềng để tiếp cận thị trường khu vực và toàn cầu mà còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng do cơ chế biên mậu là một cơ chế đặc biệt của một quốc gia đơn phương thực thi không bị ràng buộc theo các quy định của WTO

Ở khía cạnh nghiên cứu khoa học quản lý công, tác giả nhận thấy sự cần thiết nghiên

cứu đề tài “Chính sách TMBG của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” như sau:

Một là, chính sách TMBG của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế đã góp phần

quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa - hiện đại hóa các tỉnh biên giới nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung; đồng thời cũng góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới

Hai là, chính sách TMBG của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế những năm vừa

qua đã đem lại được nhiều kết quả cơ bản, tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế nhất định, chủ yếu tập trung gồm 6 nhóm chính sách thành phần: (1) Chính sách về hàng hóa; (2) Chính sách về thương nhân và cư dân biên giới; (3) Chính sách về thuế, phí và lệ phí; (4) Chính sách về chợ biên giới; (5) Cơ chế quản lý và điều hành TMBG; (6) Chính sách hỗ trợ TMBG

Ba là, việc nghiên cứu Luận án góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận, đồng thời đề

xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách thương mại biên giới của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Với những lý do trên, việc tác giả lựa chọn đề tài “Chính sách TMBG của Việt Nam

trong quá trình hội nhập quốc tế” để triển khai Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Quản lý

công, nhằm nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý và phát triển TMBG là hết sức cấp thiết, đáp ứng được yêu cầu cả về lý luận và thực tiễn đang đặt ra

2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thương mại biên giới của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Một là, tập hợp những kết quả nghiên cứu trong và ngoài ngành có liên hệ với chủ đề

nghiên cứu nhằm xác lập được những "khoảng trống" để tiếp tục nghiên cứu

Hai là, phân tích, làm sáng tỏ cơ sở khoa học về chính sách thương mại biên giới và

nghiên cứu kinh nghiệm về chính sách quản lý và phát triển thương mại biên giới của một số quốc gia trên thế giới nhằm rút ra những kinh nghiệm đối với Việt Nam

Ba là, đánh giá thực trạng chính sách thương mại biên giới của Việt Nam trong thời gian

vừa qua; làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân hạn chế, tồn tại ở chính sách thương mại biên giới của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Trang 4

Bốn là, đánh giá bối cảnh quốc tế, trong nước, dự báo các yếu tố tác động đến chính sách

thương mại của Việt Nam và xác định quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, định hướng và giải pháp nhằm hoàn chỉnh chính sách thương mại biên giới của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Chính sách thương mại biên giới của Việt Nam và quốc tế trong quá trình hội nhập

quốc tế 3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: 6 nhóm chính sách TMBG trên đất liền của Việt Nam - Về không gian: Cơ chế, chính sách TMBG của Việt Nam, có tham khảo kinh nghiệm

của Mỹ, Trung Quốc và Thái Lan

- Về thời gian: Đánh giá thực trạng giai đoạn 2015 - 2022 và đề xuất giải pháp hoàn

thiện chính sách TMBG của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035

4 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Phương pháp luận: Phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của

chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp phương pháp logic, hệ thống lý thuyết quản lý công, cùng với các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật

của Nhà nước về chính sách TMBG 4.2 Cách tiếp cận nghiên cứu: Tiếp cận theo khoa học quản lý công; lý thuyết về chính

sách thương mại dựa trên kết quả và chính sách thương mại trên cơ sở luật; tiếp cận hệ thống; tiếp cận lịch sử

4.3 Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp, thống kê, mô tả, so sánh, tình

huống, kế thừa

5 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 5.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Câu hỏi nghiên cứu 1: Qua nghiên cứu, phân tích chính sách TMBG của Việt Nam

trong quá trình hội nhập quốc tế thì những tiêu chí nào đánh giá sự phát triển thương mại biên giới?

- Câu hỏi nghiên cứu 2: Những vấn đề còn hạn chế, tồn tại trong chính sách TMBG

của Việt Nam thời gian qua là gì?

- Câu hỏi nghiên cứu 3: Qua nghiên cứu, phân tích và rút ra những bài học kinh

nghiệm thành công về chính sách TMBG của một số quốc gia, nếu không áp dụng để hoàn thiện chính sách TMBG của Việt Nam trong thời gian tới sẽ gây ảnh hưởng gì đến quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam?

- Câu hỏi nghiên cứu 4: Cần có những giải pháp gì để tiếp tục hoàn thiện chính sách

TMBG của Việt Nam thời gian tới nhằm phát triển thương mại biên giới trong quá trình hội nhập quốc tế?

5.2 Giả thuyết khoa học

- Giả thuyết khoa học 1: Giả thuyết đánh giá sự phát triển thương mại biên giới bao

gồm một số tiêu chí sau: Quy mô, kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới; cơ cấu hàng hóa thương mại biên giới; phương thức trao đổi hàng hóa trong thương mại biên giới; chất lượng hàng hóa thương mại biên giới; dịch vụ hỗ trợ thương mại biên giới;…

Trang 5

- Giả thuyết khoa học 2: Giả thuyết những hạn chế, tồn tại trong chính sách thương

mại biên giới của Việt Nam thời gian qua gồm: (1) Chính sách về hàng hóa; (2) Chính sách về thương nhân và cư dân biên giới; (3) Chính sách về thuế, phí và lệ phí; (4) Chính sách về chợ biên giới; (5) Cơ chế quản lý và điều hành thương mại biên giới; (6) Chính sách hỗ trợ thương mại biên giới Nếu không có những giải pháp khắc phục kịp thời, không được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách thương mại biên giới sẽ ảnh hưởng không tốt đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh biên giới nói riêng và đến mục tiêu tăng trưởng thương mại của Việt Nam nói chung

- Giả thuyết khoa học 3: Giả thuyết những bài học, kinh nghiệm thành công của một

số quốc gia nếu không được áp dụng để hoàn thiện chính sách thương mại biên giới cho Việt Nam thì sẽ làm chậm lại quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện các Hiệp định thương mại biên giới và Hiệp định Thương mại tự do mà Việt nam đã ký kết trong thời gian qua

- Giả thuyết khoa học 4: Giả thuyết để phát triển thương mại biên giới của Việt Nam

trong quá trình hội nhập quốc tế, thời gian tới có những giải pháp hoàn thiện chính sách chính sách thương mại biên giới gồm: hoàn thiện chính sách về hàng hóa; hoàn thiện chính sách về thương nhân và cư dân biên giới; hoàn thiện chính sách về thuế, phí và lệ phí; hoàn thiện chính sách về chợ biên giới; hoàn thiện cơ chế quản lý và điều hành thương mại biên giới; hoàn thiện chính sách hỗ trợ thương mại biên giới kết hợp các giải pháp liên quan khác

6 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 6.1 Về lý luận

- Hệ thống hóa và làm rõ khái niệm về chính sách TMBG, nội hàm các chính sách thành phần, các yếu tố ảnh hưởng; từ đó luận giải về phương pháp thực hiện, nguyên tắc xây dựng, sự cần thiết hoàn thiện chính sách TMBG trong quá trình hội nhập quốc tế

- Khung phân tích chính sách và các tiêu chí đánh giá sự phát triển của TMBG trong quá trình hội nhập quốc tế

- Tiếp tục gợi mở các vấn đề mới cho hoạt động nghiên cứu khoa học về TMBG

7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng, biểu, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của Luận án được kết cấu thành 4 Chương:

Chương 1: Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan đến Luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách TMBG trong quá trình hội nhập

quốc tế

Chương 3: Thực trạng chính sách TMBG của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế Chương 4: Hoàn thiện chính sách TMBG của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Trang 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1 NỘI DUNG TỔNG QUAN

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về chính sách thương mại

1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu quốc tế 1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về chính sách TMBG

1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu quốc tế 1.1.2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

1.2 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU

1.2.1 Những kết quả đạt được chủ yếu của các công trình nghiên cứu trước đây

1.2.1.1 Về lý luận

- Giải quyết một số vấn đề lý luận cơ bản, các nguyên tắc cơ bản của thương mại quốc tế - Chính sách TMBG là một chính sách công của Nhà nước để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và phát triển kinh tế - xã hội các vùng biên giới nói riêng

- Về lý thuyết, tự do hóa thương mại là một quá trình - Làm rõ vai trò, đặc điểm, nội dung của TMBG và khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của chính sách TMBG trong hội nhập quốc tế

trình hội nhập quốc tế là một khoảng trống góp phần vào sự phát triển nghiên cứu khoa học của chuyên ngành Quản lý công

Về phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu chính sách TMBG của Việt Nam trong quá

trình hội nhập quốc tế trên cơ sở tiếp cận các lý thuyết về chính sách thương mại dựa trên kết quả và cơ sở luật là một khoảng trống

1.2.2.2 Khoảng trống về thực tiễn Về nội dung: Nghiên cứu nội dung 6 nhóm chính sách thành phần nêu trên của Luận án chính

là một khoảng trống trong nghiên cứu về chính sách TMBG của Việt Nam

Về bối cảnh: Nghiên cứu chính sách TMBG của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc

tế đặt trong bối cảnh mới của quốc tế và khu vực hiện nay là một khoảng trống

Trang 7

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 của Luận án đã đạt được những kết quả sau: 1 Phân tích và tổng quan được nhiều công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả trong và ngoài nước đề cập đến chính sách thương mại và chính sách TMBG

2 Đánh giá khái quát các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đề cập đến chính sách thương mại và chính sách TMBG để từ đó đưa ra được những nội dung gồm:

(i) Những kết quả đạt được chủ yếu đề cập đến chính sách thương mại và chính sách TMBG cả về lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

(ii) Những “khoảng trống” cả về lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu đặt ra cho Luận án khi xác định yêu cầu, đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách TMBG của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Trang 8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH TMBG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TMBG VÀ CHÍNH SÁCH TMBG

2.1.1 Khái quát chung về TMBG

2.1.1.1 Khái niệm và đặc trưng

a Khái niệm TMBG: TMBG là một bộ phận trong hoạt động thương mại của một quốc

gia được thực hiện qua biên giới bởi các tổ chức, cá nhân thông qua các hình thức mua

bán, trao đổi hàng hóa quy định trong điều ước quốc tế giữa các nước có chung biên giới b Đặc trưng của TMBG: Về cơ chế, chính sách; Về cửa khẩu; Về chủ thể kinh doanh;

Về thanh toán; Về quy mô; Về mặt hàng; Về phương thức kinh doanh; Về phương thức giao nhận hàng hóa; Về hình thức vận chuyển hàng hóa qua biên giới

2.1.1.2 Vai trò của TMBG

- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa;

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương biên giới theo hướng công

nghiệp hóa - hiện đại hóa;

- Góp phần củng cố tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn

diện giữa các nước có chung đường biên giới;

- Tạo cơ hội cho các địa phương biên giới mở cửa, phát triển quan hệ xuất nhập khẩu,

mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với các địa phương hai bên biên giới - TMBG góp phần phát triển hoạt động thương mại quốc tế của mỗi nước - Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển các loại hình dịch vụ ở vùng biên giới - Mở rộng buôn bán với các quốc gia khác trong khu vực và quốc tế; TMBG còn là trọng tâm trong các khuôn khổ hợp tác và hội nhập khu vực

- Tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau, đan xen, cân bằng lợi ích kinh tế, có lợi cho sự phát triển kinh tế và củng cố an ninh quốc phòng của mỗi nước

2.1.2 Khái quát chung về chính sách TMBG trong quá trình hội nhập quốc tế

2.1.2.1 Khái niệm chính sách TMBG Chính sách TMBG là một bộ phận cấu thành của hệ thống chính sách kinh tế quốc gia, là tổng thể các giải pháp mà Nhà nước sử dụng can thiệp đến hoạt động TMBG trong từng thời kỳ nhất định, nhằm khuyến khích hay hạn chế hoạt động TMBG để đạt được mục tiêu quản lý và phát triển kinh tế

2.1.2.2 Yêu cầu cơ bản đối với chính sách TMBG trong quá trình hội nhập quốc tế

- Hướng đến đảm bảo thực hiện đầy đủ các cam kết hội nhập - Chính sách TMBG phải có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu - Chính sách TMBG phải có tác dụng bảo hộ hợp lý, sản xuất trong nước - Chính sách TMBG phải phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

2.1.2.3 Nguyên tắc xây dựng chính sách TMBG trong quá trình hội nhập quốc tế

Nguyên tắc tối huệ quốc; Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia; Nguyên tắc ngang bằng dân tộc;

Nguyên tắc minh bạch hóa; Nguyên tắc về thương mại tự do hơn; Nguyên tắc có đi có lại

2.1.2.4 Phương pháp thực hiện chính sách TMBG

Phương pháp tự định và phương pháp thương lượng

2.1.2.5 Sự cần thiết hoàn thiện chính sách TMBG trong quá trình hội nhập quốc tế

- Quá trình hội nhập khu vực và quốc tế; - Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa; - Sự phát triển nội tại của nền kinh tế

Trang 9

2.1.3 Các lý thuyết liên quan đến chính sách TMBG

2.1.3.1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith 2.1.3.2 Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo 2.1.3.3 Lý thuyết Heckscher - Ohlin

2.1.3.4 Lý thuyết về năng lực cạnh tranh quốc gia 2.1.3.5 Lý thuyết cực tăng trưởng

2.1.3.6 Các lý thuyết hội nhập kinh tế khu vực và hợp tác kinh tế qua biên giới

2.2 NỘI DUNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH TMBG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

2.2.1 Nội dung chính sách TMBG trong quá trình hội nhập quốc tế

Nội dung cơ bản nhất trong các chính sách TMBG bao gồm: (i) Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế trong các chính sách TMBG; (ii) Nội dung kinh tế trong chính sách TMBG; (iii) Nội dung về điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong chính sách TMBG

2.2.1.1 Chính sách hàng hóa 2.2.1.2 Chính sách về thương nhân và cư dân biên giới 2.2.1.3 Chính sách về thuế, phí và lệ phí

2.2.1.4 Chính sách về chợ biên giới 2.2.1.5 Cơ chế quản lý và điều hành TMBG 2.2.1.6 Chính sách hỗ trợ TMBG, bao gồm: (i) Hạ tầng kỹ thuật; (ii) Thủ tục hành chính; (iii) Hậu cần thương mại; (iv) Tài chính, tiền tệ; (v) Thông tin TMBG; (vi) Xúc tiến TMBG

2.2.2 Khung phân tích chính sách TMBG và tiêu chí đánh giá sự phát triển của TMBG trong quá trình hội nhập quốc tế

2.2.2.1 Quy mô, kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới 2.2.2.2 Cơ cấu hàng hóa TMBG

2.2.2.3 Phương thức mua bán, trao đổi hàng hóa TMBG 2.2.2.4 Chất lượng hàng hóa TMBG

(4) Chính sách về chợ biên giới; (5) Cơ chế quản lý và điều hành TMBG; (6) Chính sách hỗ trợ TMBG (hạ tầng kỹ thuật; thủ tục hành chính; hậu cần thương mại; tài chính, tiền tệ; thông tin TMBG và xúc tiến TMBG)

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Chính sách thương mại biên giới của nước có chung biên giới

Môi trường quốc tế và khu vực

Mối quan hệ giữa

hai nước

có chung

biên giới

Trang 10

2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách TMBG trong quá trình hội nhập quốc tế

2.2.3.1 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2.2.3.2 Chính sách TMBG của nước có chung biên giới 2.2.3.3 Mối quan hệ giữa hai nước có chung biên giới 2.2.3.4 Môi trường quốc tế và khu vực

2.3 CHÍNH SÁCH TMBG CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

2.3.1 Chính sách TMBG của Mỹ 2.3.2 Chính sách TMBG của Trung Quốc 2.3.3 Chính sách TMBG của Thái Lan 2.3.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thứ nhất, xác định thương mại biên giới luôn đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong hoạt động ngoại thương của mỗi quốc gia

Thứ hai, thể chế hóa các nội dung quản lý nhà nước về thương mại biên giới bằng hệ thống các văn bản Luật, các cơ chế, chính sách ưu đãi phù hợp kết hợp trên nhiều lĩnh vực

Thứ ba, xây dựng và thực thi chiến lược phát triển thương mại biên giới với các nước có chung biên giới

Thứ tư, xây dựng chính sách, chương trình hợp tác biên giới an toàn về an ninh, hiệu quả về kinh tế

Thứ năm, thành lập Ủy ban Thương mại biên giới chung với nước láng giềng Thứ sáu, xây dựng cơ chế phân cấp quản lý, điều hành thương mại biên giới cho địa phương

Thứ bảy, xây dựng chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ, hài hòa hóa quy trình, thủ tục tại các cửa khẩu biên giới

Thứ tám, hợp tác với các nước láng giềng xây dựng, phát triển các “dự án gương” khu vực biên giới

Thứ chín, thiết lập cơ chế hợp tác kêu gọi đồng tài trợ từ nước đối tác có chung biên giới

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 của Luận án đã đạt được những kết quả sau: 1 Đã đưa ra được một số lý luận cơ bản liên quan đến TMBG và chính sách TMBG gồm: (i) Khái niệm, đặc trưng và vai trò phát triển TMBG trong quá trình hội nhập quốc tế (ii) Khái niệm về chính sách TMBG trong quá trình hội nhập quốc tế

(iii) Những yêu cầu cơ bản, nguyên tắc xây dựng, phương pháp thực hiện và luận giải sự cần thiết hoàn thiện chính sách TMBG trong quá trình hội nhập quốc tế

(iv) Những nội dung để vận dụng các lý thuyết liên quan vào việc hoạch định chính sách thương mại biên giới trong quá trình hội nhập quốc tế

2 Phân định được nội dung chính sách TMBG trong quá trình hội nhập quốc tế tập trung thông qua 6 nhóm chính sách thành phần gồm: (1) Chính sách về hàng hóa; (2) Chính sách về thương nhân và cư dân biên giới; (3) Chính sách về thuế, phí và lệ phí; (4) Chính sách về chợ biên giới; (5) Cơ chế quản lý và điều hành TMBG; (6) Chính sách hỗ trợ TMBG (Hạ tầng kỹ thuật; Thủ tục hành chính; Hậu cần thương mại; Tài chính, tiền tệ; Thông tin TMBG; Xúc tiến TMBG) Đồng thời, đã đưa ra được Khung phân tích chính sách TMBG và các tiêu chí đánh giá sự phát triển của TMBG trong quá trình hội nhập quốc tế

3 Luận giải được 4 nhóm yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chính sách TMBG trong quá trình hội nhập quốc tế gồm: (i) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; (ii) Chính sách TMBG của nước có chung biên giới; (iii) Mối quan hệ giữa hai nước có chung biên giới; (iv) Môi trường quốc tế và khu vực

4 Từ kết quả nghiên cứu tổng quan chính sách phát triển TMBG của Mỹ, Trung Quốc và Thái Lan, Luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm thành công chủ yếu cho Việt Nam để hoàn thiện chính sách TMBG trong quá trình hội nhập quốc tế

Trang 11

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TMBG CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 3.1 KHÁI QUÁT SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HẠ TẦNG TMBG CỦA VIỆT NAM

3.1.1 Khái quát sự phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh biên giới của Việt Nam 3.1.2 Khái quát sự phát triển hạ tầng TMBG của Việt Nam

Việt Nam có chung đường biên giới đất liền với 3 nước: Trung Quốc, Lào và Campuchia, dài khoảng 4.654 km qua 25 tỉnh của Việt Nam, giáp với 2 tỉnh của Trung Quốc, giáp với 10 tỉnh của Lào và giáp với 10 tỉnh của Campuchia Tính đến nay, trên toàn tuyến biên giới đất liền của Việt Nam có:

3.1.2.1 Hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền: 26 cửa khẩu quốc tế, 23 cửa khẩu chính

(cửa khẩu song phương), 68 cửa khẩu phụ và 85 lối mở biên giới

3.1.2.2 Hệ thống Khu Kinh tế cửa khẩu: 26 Khu kinh tế cửa khẩu 3.1.2.3 Mạng lưới chợ biên giới: 270 chợ biên giới, chiếm 3,21% tổng số các loại hình

hạ tầng TMBG

3.1.2.4 Hệ thống kho hàng hóa: 159 kho hàng hóa, chiếm 1,89% tổng số các loại hình

hạ tầng TMBG

3.1.2.5 Hệ thống Trung tâm thương mại, siêu thị: 11 Trung tâm thương mại và 8 siêu

thị, chiếm tương ứng 0,13% và 0,09% tổng số các loại hình hạ tầng TMBG

3.1.2.6 Hệ thống Trung tâm logistics: 03 Trung tâm logistics cấp tỉnh tại Lào Cai,

3.2.1 Cơ chế, chính sách hợp tác TMBG của Việt Nam

3.2.1.1 Hợp tác song phương với các nước có chung biên giới a Hợp tác Việt Nam - Trung Quốc

b Hợp tác Việt Nam - Lào c Hợp tác Việt Nam - Campuchia 3.2.1.2 Hợp tác đa phương với các nước trong khu vực a Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng

b Hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong c Hội nghị cấp cao Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam

d Hội nghị cấp cao Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam

3.2.2 Thực trạng các nội dung chính sách TMBG của Việt Nam

3.2.2.1 Chính sách về hàng hóa a Phải đáp ứng các quy định của hiện hành về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

- Tổng kim ngạch TMBG Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2015 - 2022 đạt trên 172 tỷ USD, chiếm khoảng 18,5% tổng kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước

- Tổng kim ngạch TMBG Việt Nam - Lào giai đoạn 2015 - 2022 đạt gần 22 tỷ USD, gấp khoảng 2,4 lần tổng kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước

Trang 12

- Tổng kim ngạch TMBG Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2015 - 2022 đạt trên 27,8 tỷ USD, chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước

b Quy định về mặt hàng

Quy định về hàng hóa trong hoạt động TMBG linh hoạt

3.2.2.2 Chính sách về thương nhân và cư dân biên giới a Về thương nhân: Gồm các tổ chức, cá nhận có đăng ký kinh doanh theo quy định

của pháp luật

b Về cư dân biên giới: Cư dân biên giới là công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú

tại xã, phường, thị trấn hoặc khu vực địa giới hành chính tương đương có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền

3.2.2.3 Chính sách về thuế, phí và lệ phí a Về thuế: Hàng hóa xuất khẩu dưới hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên

giới của thương nhân được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật Cư dân biên giới khi mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới được miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (nếu có) với giá trị không quá 2.000.000 (hai triệu) đồng/1 người/1 ngày/1 lượt và không quá 4 lượt/1 tháng đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới do Bộ Công Thương ban hành; phần giá trị hàng hóa vượt định mức quy định này phải chịu thuế theo quy định của pháp luật hiện hành

b Về phí và lệ phí

Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các quyết định thu phí, lệ phí

3.2.2.4 Chính sách về chợ biên giới Chợ biên giới bao gồm: Chợ hoặc khu, điểm chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong

Khu kinh tế cửa khẩu Quy định về chợ biên giới gồm: Chủ thể hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới; Hàng hóa được mua bán, trao đổi tại chợ biên giới; Kiểm dịch đối với hàng hóa mua bán, trao đổi tại chợ biên giới; Quy định về thuế, phí, lệ phí đối với hàng hóa mua bán, trao đổi tại chợ biên giới Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua mạng lưới chợ biên giới giai đoạn 2015 - 2022:

- Tuyến biên giới Việt Nam - Trung: Đạt gần 21 tỷ USD, chiếm khoảng 12,2% so với tổng kim ngạch TMBG

- Tuyến biên giới Việt Nam - Lào: Đạt trên 2,5 tỷ USD, chiếm khoảng 11,6% so với tổng kim ngạch TMBG

- Tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia: Đạt trên 15,7 tỷ USD, chiếm khoảng 56,5% so với tổng kim ngạch TMBG

3.2.2.5 Cơ chế quản lý và điều hành TMBG a Về Ban Chỉ đạo TMBG: Ban Chỉ đạo TMBG, gồm có: Ban Chỉ đạo TMBG Trung

ương do Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Trưởng Ban, một Thứ trưởng Bộ Công Thương làm Phó Trưởng Ban thường trực Các Ủy viên gồm một Thứ trưởng hoặc Tổng Cục trưởng của các Bộ, ngành liên quan

Hiện nay, Nghị định 14/2018/NĐ-CP của Chính phủ không quy định việc thành lập

Ban Chỉ đạo TMBG

b Về Ban Quản lý cửa khẩu: Thành lập Ban Quản lý cửa khẩu hoạt động theo quy chế

tại Quyết định 45/2013/QĐ-TTg

c Về cửa khẩu: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21

tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế cửa khẩu biên giới đất liền, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 34/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2023

Trang 13

3.2.2.6 Chính sách hỗ trợ TMBG a Chính sách về hạ tầng kỹ thuật b Chính sách về thủ tục hành chính

Tổng lưu lượng người và phương tiện xuất nhập cảnh qua lại các cửa khẩu biên giới giai đoạn 2015 - 2022:

- Tuyến biên giới Việt Nam - Trung: Đạt trên 56 triệu lượt người và trên 3,7 triệu lượt phương tiện

- Tuyến biên giới Việt Nam - Lào: Đạt trên 12,5 triệu lượt người và trên 2,6 triệu lượt phương tiện

- Tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia: Đạt trên 21,4 triệu lượt người và khoảng 1,6 nghìn lượt phương tiện

c Chính sách về hậu cần TMBG

Cho đến nay, Việt Nam gần như chưa có những cơ chế, chính sách hay biện pháp hỗ trợ cụ thể để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ kho, bãi, giao nhận, vận chuyển, gia công, đóng gói, bốc dỡ hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh TMBG

d Chính sách về tài chính, tiền tệ - Về phương thức thanh toán, bao gồm: (i) Thanh toán qua ngân hàng; (ii) Thanh toán

bằng tiền mặt; (iii) Thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu

- Về đồng tiền thanh toán, bao gồm: ngoại tệ tự do chuyển đổi, đồng Việt Nam hoặc

đồng tiền của nước có chung biên giới

- Dịch vụ thu đổi ngoại tệ: Nhiều ngân hàng thương mại đã mở chi nhánh tại các tỉnh

biên giới

đ Chính sách về thông tin TMBG

Năm 2009, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại thực hiện Đề án “Thông tin TMBG phục vụ công tác quản lý Nhà nước” Năm 2018, Trung tâm triển khai trang thông tin điện tử www.thuongmaibiengioimiennui.gov.vn

Hàng năm, Trung tâm phát hành định kỳ 01 báo cáo/tháng: 12 số báo cáo “Thông tin TMBG”; 12 số báo cáo “Thông tin chính sách biên mậu” của mỗi thị trường Trung Quốc, Lào, Campuchia; 12 số báo cáo phân tích số liệu xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới và 04 báo cáo quý tổng hợp “Thông tin hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền của Việt Nam với Trung Quốc, Lào, Campuchia” Đối với trang thông tin điện tử về TMBG giai đoạn 2015 - 2022 thực hiện được 5.090 tin, 1018 chuyên đề, bài viết

e Chính sách về xúc tiến TMBG

Thực hiện theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 12/2019/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2019 Trong giai đoạn 2015 - 2022, tổng kinh phí thực hiện chương trình xúc tiến TMBG:

- Tuyến biên giới Việt Nam - Trung: Đạt gần 92 tỷ đồng, thực hiện 216 đề án - Tuyến biên giới Việt Nam - Lào: Đạt gần 61 tỷ đồng, thực hiện 201 đề án - Tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia: Đạt trên 36 tỷ đồng, thực hiện 117 đề án

3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TMBG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015 - 2022

3.3.1 Những kết quả đạt đƣợc

- Thứ nhất, Việt Nam đã tạo lập được cơ bản hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách

quản lý và phát triển về TMBG

Ngày đăng: 13/09/2024, 14:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Khung phân tích chính sách TMBG - tt chính sách thƣơng mại biên giới của việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế
Bảng 2.2 Khung phân tích chính sách TMBG (Trang 9)
Bảng 4.1: Dự báo lưu lượng hàng hóa, người và phương tiện   qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 - tt chính sách thƣơng mại biên giới của việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế
Bảng 4.1 Dự báo lưu lượng hàng hóa, người và phương tiện qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 (Trang 18)
w