1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn học luật tố tụng dân sự buổi thảo luận tuần 1 khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự việt nam

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khái Niệm Và Các Nguyên Tắc Cơ Bản Của Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam
Người hướng dẫn Ths. Huỳnh Quang Thuận
Trường học Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Tố Tụng Dân Sự
Thể loại bài tập thảo luận
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 535,44 KB

Nội dung

Nhận định Sai CSPL: Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Vì Tòa án có trách nhiệm nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu trong thẩm quyền của mình khi đương sự gửi đến và chỉ được trả lại đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

MÔN HỌC: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

BUỔI THẢO LUẬN TUẦN 1

Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam

GIẢNG VIÊN: Ths Huỳnh Quang Thuận

LỚP TM47.2 - NHÓM 2

Phan Nguyễn Gia Kỳ 2253801011113 Nhận định 1,2; bài tập 1; sửa

hình thức

Lê Phạm Gia Lợi 2253801011140 Nhận định 3,4; bài tập 1; sửa

nội dung Nguyễn Đình Khánh Linh 2253801011125 Nhận định 5,6; bài tập 2

Lê Trần Hữu Khang 2253801011100 Nhận định 7,8; bài tập 3 Nguyễn Thị Thanh Mai 2253801011147 Nhận định 9; bài tập 2 Nguyễn Khánh Linh 2253801011126 Nhận định 10; bài tập 2

Trang 2

2

BÀI TẬP THẢO LUẬN BUỔI 1

Phần 1 Nhận định 3

1 Trong tố tụng dân sự, đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật 3

2 Tòa án luôn phải thụ lý giải quyết tranh chấp dân sự 3

3 Trong tố tụng dân sự, đương sự luôn có quyền quyết định và tự định đoạt tất cả các vấn đề, nếu không vi phạm điều cấm hoặc trái đạo đức xã hội 3

4 Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt 4

5 Trong tố tụng dân sự, Tòa án chỉ giải quyết vụ án dân sự và việc dân sự 4

6 Chỉ những người thực hiện hành vi khởi kiện mới trở thành nguyên đơn trong vụ án dân sự 4

7 Người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự không thể trở thành bị đơn trong vụ án dân sự 5

8 Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ phải là người đủ 18 tuổi trở lên 5

9 Một người có thể vừa là người đại diện theo ủy quyền vừa là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cùng một đương sự 6

10 Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng khi được đương sự ủy quyền 6

11 Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng khi có căn cứ rõ ràng cho rằng người tiến hành tố tụng có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ 6

Phần 2 Bài tập 7

Bài 1: 7

1 Xác định yêu cầu của đương sự trong vụ án nêu trên 8

2 Viện kiểm sát có bắt buộc tham gia phiên tòa sơ thẩm hay không? Tại sao 8

Bài 2: 8

Bài 3: 9

Phần 3 Phân tích án 11

Bài 1: 11

1 Xác định yêu cầu của đương sự trong bản án 12

2 Nêu và bảo vệ cho quan điểm của Tòa án các cấp liên quan đến phạm vi xét xử của Tòa án đối với yêu cầu của đương sự 12

3 Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt bản án xoay quanh vấn đề pháp lý đó 14

Bài 2: 14

1 Xác định các chủ thể tham gia tố tụng trong vụ án nêu trên 15

Trang 3

3

2 Nêu và bảo vệ cho quan điểm của Tòa án các cấp liên quan đến việc tư cách của người làm chứng trong vụ án 15

3 Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt bản án xoay quanh vấn đề pháp lý đó 17

BÀI TẬP THẢO LUẬN BUỔI 1

Phần 1 Nhận định

1 Trong tố tụng dân sự, đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật

Nhận định Đúng

CSPL: Điều 8 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

“1 Trong tố tụng dân sự mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, địa vị xã hội Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Tòa án”

2 Tòa án luôn phải thụ lý giải quyết tranh chấp dân sự

Nhận định Sai

CSPL: Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Vì Tòa án có trách nhiệm nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu trong thẩm quyền của mình khi đương sự gửi đến và chỉ được trả lại đơn cho đương sự sau khi đã xem xét và

có căn cứ theo quy định của pháp luật Trường hợp có căn cứ trả lại đơn kiện, thì Tòa

án không có trách nhiệm phải thụ lý vụ việc dân sự và tiến hành giải quyết theo trình tự

tố tụng do pháp luật quy định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan tổ chức một cách kịp thời, đúng thời hạn tố tụng Còn tường hợp ngược lại thì Tòa

án phải có trách nhiệm thụ lý giải quyết tranh chấp dân sự và không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng

3 Trong tố tụng dân sự, đương sự luôn có quyền quyết định và tự định đoạt tất cả các vấn đề, nếu không vi phạm điều cấm hoặc trái đạo đức xã hội

Nhận định Sai

CSPL: Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Trang 4

4

Trong tố tụng dân sự, đương sự có quyền quyết định và tự định đoạt các vấn đề

mà bộ luật tố tụng cho phép, trong đó có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện Trong trường hợp không tự thoả thuận với nhau, mà được Tòa án thụ lý và giải quyết bằng bản án thì đương sự có nghĩa vụ tuân theo và không có quyền từ chối hay định đoạt vấn đề gì khác Vì vậy không thể nói đương sự có quyền quyết định và định đoạt tất cả các vấn đề trong tố tụng dân sự

4 Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt

Nhận định Sai

CSPL: Điều 20 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt tuy nhiên đối với trường hợp người người tham gia tố tụng là các dân tộc khác thì họ có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình để tham gia tố tụng và phải có người phiên dịch

Đối với người khuyết tật nói hoặc khuyết tật nghe, nhìn thì có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật, trường hợp này thì cũng phải người biết ngôn ngữ, ký hiệu dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại

Tóm lại, đối với một số trường hợp đặc biệt kể trên thì không nhất thiết phải tham gia tố tụng trực tiếp bằng tiếng nói hoặc chữ viết bằng tiếng Việt

5 Trong tố tụng dân sự, Tòa án chỉ giải quyết vụ án dân sự và việc dân sự

Nhận định Đúng

CSPL: Điều 1 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Căn cứ Điều 1 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015: “Bộ luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự )"

Từ quy định trên có thể thấy trong tố tụng dân sự, Tòa án chỉ giải quyết vụ án dân sự và việc dân sự

6 Chỉ những người thực hiện hành vi khởi kiện mới trở thành nguyên đơn trong vụ án dân sự

Nhận định Sai

Trang 5

5

CSPL: Điều 68 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015

Nguyên đơn có thể là người khởi kiện hoặc người được người khác khởi kiện thay Trong tố tụng dân sự, hoạt động tố tụng của nguyên đơn có thể dẫn đến việc làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ tố tụng

7 Người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự không thể trở thành bị đơn trong vụ án dân sự

Nhận định Sai

CSPL: Khoản 1, 3 Điều 68; khoản 3, 6 Điều 69; khoản 4 Điều 85 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015

Theo khoản 3 Điều 69 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thì đương sự là người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự không có năng lực hành vi

tố tụng dân sự Tuy nhiên, người mất năng lực hành vi dân sự vẫn có thể trở thành bị đơn trong vụ án dân sự, có thể ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa

vụ của mình để bảo vệ lợi ích Và theo khoản 4 Điều 85, việc ly hôn đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình, vậy nên người mất năng lực hành vi dân

sự vẫn phải tự mình tham gia tố tụng và có thể trở thành bị đơn, trừ trường hợp ngoại lệ quy định tại Luật HNGĐ Còn người chưa thành niên, theo quy định tại khoản 6 Điều

69, khi người chưa thành niên đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình thì được tự mình tham gia tố tụng và có thể trở thành bị đơn trong vụ án dân sự có liên quan đến hợp đồng lao động và giao dịch dân

sự đó Do đó, xét các tình huống trên thì người chưa thành niên và người mất NLHVDS vẫn có thể trở thành bị đơn trong vụ án dân sự

8 Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ phải là người đủ 18 tuổi trở lên

Nhận định Sai

CSPL: Khoản 3 Điều 69 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015

Theo luật định thì đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp mất năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc pháp luật có quy định khác Vậy nên cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ là người đủ 18 tuổi và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự hay trường hợp pháp luật

có quy định khác

Trang 6

6

9 Một người có thể vừa là người đại diện theo ủy quyền vừa là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cùng một đương sự

Nhận định Đúng

CSPL: Điều 68 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015

Theo quy định tại Điều 68 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, một người có thể là người đại diện theo ủy quyền của đương sự, và đồng thời cũng có thể là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó Tuy nhiên, họ phải đáp ứng các điều kiện quy định cho từng vai trò Cụ thể:

+ Người đại diện theo ủy quyền phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và được đương sự ủy quyền theo quy định pháp luật

+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể là luật sư hoặc người khác có đủ điều kiện và được tòa án chấp nhận

10 Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng khi được đương sự ủy quyền

Nhận định Sai

CSPL: Khoản 4 Điều 76 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Giải thích: Theo khoản 4 Điều 76 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “Thay mặt đương

sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.” Như vậy, không phải chỉ khi được ủy quyền thì mới có thể yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng

11 Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng khi có căn cứ rõ ràng cho rằng người tiến hành tố tụng có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ

Nhận định Sai

CSPL: Khoản 2 Điều 46; khoản 1 Điều 47; khoản 2 Điều 235; khoản 1 Điều 56; Điều 62 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 thì người tiến hành tố tụng gồm:

“a) Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;

b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.”

Trang 7

7

Căn cứ Điều 16 thì những người tiến hành tố tụng quy định trên sẽ không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô

tư trong khi làm nhiệm vụ của mình Theo đó, tại Điều 56 chỉ ra rằng nếu là trường hợp trước khi mở phiên tòa, thì việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án sẽ do Chánh án Tòa án quyết định Còn nếu thuộc trường hợp tại phiên tòa, thì việc thay đổi sẽ do HĐXX quyết định Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 62 thì việc quyết định thay đổi Kiểm sát viên, trước khi mở phiên tòa sẽ thuộc về Viện Trưởng Viện kiểm sát cùng cấp Còn đối với trường hợp tại phiên tòa thì sẽ do Hội đồng xét xử quyết định Đối với người tiến hành tố tụng là Kiểm sát viên thì Chánh án không có thẩm quyền ra quyết định thay đổi người mà thẩm quyền đó thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp trong trường hợp trước khi mở phiên Tòa, còn tại phiên tòa là do Hội đồng xét xử quyết định

Như vậy, Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa thuộc thẩm quyền của Chánh án tòa án Còn tại phiên tòa, quy định tại khoản 2 Điều 235 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thì quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử

Phần 2 Bài tập Bài 1:

Anh Lê Văn V và chị Bùi Thị H kết hôn trên cơ sở tự nguyện và có đăng ký kết hôn tại UBND xã A, huyện B năm 1995 (do bị thất lạc nên ngày 1/12/2009 anh

V đã xin cấp lại) Sau khi kết hôn vợ chồng sống hạnh phúc, sau đó phát sinh mâu thuẫn, nguyên nhân mâu thuẫn do bất đồng quan điểm, tính cách hai người không hoà hợp, hiện nay anh đã thuê nhà ở riêng, anh V và chị H sống ly thân Nay anh xét thấy tình cảm vợ chồng không còn, mục đích hôn nhân không đạt được nên năm 2017, anh V đề nghị Toà án thành phố Thanh Hoá cho anh được

ly hôn với chị H

- Về con chung: anh V và chị H có có 02 con chung, cháu Lê Phương Th1, sinh ngày 02/9/1996 và cháu Lê Xuân Th2, sinh ngày 24/4/2009 Ly hôn anh V có nguyện vọng nuôi cháu Th2, nhưng cháu Th2 có nguyện vọng ở với mẹ nên anh

V đồng ý giao cháu Th2 cho chị H trực tiếp nuôi dưỡng, anh có nghĩa vụ cấp dưỡng mỗi tháng 2.000.000đ

- Về tài sản, công nợ: Anh V không yêu cầu Tòa án giải quyết

Câu hỏi:

Trang 8

8

1 Xác định yêu cầu của đương sự trong vụ án nêu trên

Các đương sự trong vụ án trên gồm: Anh Lê Văn V (nguyên đơn), chị Bùi Thị H (bị đơn) và cháu Lê Xuân Th2 - con của 2 người (người có quyền và lợi ích liên quan)

Yêu cầu của đương sự trong vụ án trên là: (CSPL: Điều 29 Bộ luật tố tụng dân

sự 2015)

Yêu cầu của anh V (nguyên đơn): yêu cầu Tòa công nhận thuận tình ly hôn và với chị H; Về vấn đề con chung: anh H có nguyện vọng nuôi cháu Th2 nhưng cháu lại

có nguyện vọng được ở với mẹ nên anh V đồng ý giao cháu Th2 cho chị H trực tiếp nuôi dưỡng, anh có nghĩa vụ cấp dưỡng mỗi tháng 2.000.000đ → yêu cầu công nhận thỏa thuận nuôi con, chu cấp; Về vấn đề tài sản: anh không yêu cầu Tòa giải quyết

Yêu cầu của chị H: Không được đề cập trong vụ án trên

2 Viện kiểm sát có bắt buộc tham gia phiên tòa sơ thẩm hay không? Tại sao

Viện kiểm soát không bắt buộc tham gia phiên tòa sơ thẩm Vì theo khoản 2 Điều

21 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và Điều 27 TTLT 02/2016 đối với vụ án dân sự, tại tòa

sơ thẩm Viện kiểm soát chỉ tham gia trong 4 trường hợp là phiên tòa với vụ án do Tòa

án tiến hành thu thập chứng cứ; đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở; có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; vụ án trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của BLTTDS

Bài 2:

Ông Điệp và bà Lan (cùng cư trú tại Quận 1, TPHCM) là chủ sở hữu của căn nhà tại địa chỉ số 02 NTT, Quận 4, TPHCM Năm 2000, ông Điệp và bà Lan xuất ngoại nên có nhờ ông Tuấn và bà Bích (cư trú tại Quận 7, TPHCM) trông coi căn nhà số 02 NTT, Quận 4, TPHCM Năm 2015, ông Điệp và bà Lan trở về nước sinh sống và yêu cầu ông Tuấn, bà Bích trả lại căn nhà cho ông bà Ông Tuấn và bà Bích không đồng ý vì trong thời gian ông Điệp và bà Lan ở nước ngoài ông Tuấn và bà Bích đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với căn nhà nêu trên và gia đình ông bà (gồm có ông bà và hai người con là anh Trung và chị Thủy) đã sinh sống ổn định trong căn nhà này Năm 2017, ông Điệp và bà Lan đã khởi kiện yêu cầu ông Tuấn và bà Bích phải trả lại căn nhà nêu trên

Xác định tư cách đương sự

- Nguyên đơn: ông Điệp và bà Lan

Trang 9

9

Ông Điệp và bà Lan là người khởi kiện, cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm theo khoản 2 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

- Bị đơn: ông Tuấn và bà Bích

Ông Tuấn và bà Bích là bị nguyên đơn theo khoản 3 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân

sự 2015

- Người có quyền và nghĩa vụ liên quan: anh Trung và chị Thuỷ

Việc giải quyết tranh chấp trên có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ, cụ thể họ đang sinh sống ổn định trong căn nhà là đối tượng bị tranh chấp theo khoản 4 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Bài 3:

Năm 1976, ông N cho ông Q ở nhờ trên phần đất của mình có diện tích khoảng 300m2 tại phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, Hồ Chí Minh Năm 1994, ông N được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên và ông N để lại thừa

kế toàn bộ diện tích 300 m2 đất này cho con của ông là ông M Năm 2008, ông

Q chết, con của ông là A tiếp tục ở trên phần đất này Năm 2018, ông M có nhu cầu sử dụng phần đất trên nên đã yêu cầu ông A giao trả đất lại cho ông nhưng ông A không đồng ý Ông M đã khởi kiện ông A ra Tòa án để đòi lại phần đất tranh chấp trên

1 Xác định tư cách đương sự

Đây là vụ án dân sự theo Điều 1 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 vì ông M đã khởi kiện yêu cầu ông A trả lại phần đất tranh chấp trên

Theo khoản 2 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, ông M là nguyên đơn vì ông

là người khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của ông bị ông A xâm phạm, cụ thể là ông M bị ông A xâm phạm phần đất khoảng 300m2 tại phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, Hồ Chí Minh do cha ông

là ông N để lại thừa kế

Căn cứ khoản 3 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, ông A là bị đơn vì bị ông

M khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của ông M bị ông xâm phạm

2 Sau khi Tòa án thụ lý, trong quá trình giải quyết, ông A thỏa thuận và cam kết trong thời hạn 01 năm sau, ông A sẽ di dời để trả lại phần đất trên cho ông M Ông M

Trang 10

10

đã rút đơn khởi kiện và Thẩm phán B ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án Thời gian sau đó, ông A đã khởi kiện ông M ra Tòa án về việc tranh chấp phần đất nêu trên

Do các bên không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án nên Tòa án cấp sơ thẩm có quyết định đưa vụ án ra xét xử và Thẩm phán giải quyết vụ án này lại là Thẩm phán B Sau khi xét xử sơ thẩm, ông A kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại toàn bộ vụ án Tòa án cấp phúc thẩm đã hủy toàn bộ bản án sơ thẩm trên, chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm vì cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, do Thẩm phán B

đã 02 lần giải quyết vụ án giữa ông M và ông A

Anh/chị hãy nhận xét hành vi tố tụng trên của Tòa án phúc thẩm?

Thứ nhất, Tòa phúc thẩm cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng do Thẩm phán B đã 02 lần giải quyết vụ án giữa ông M và ông A là hợp

Căn cứ theo khoản 3 Điều 53 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Thẩm phán B đã tham gia giải quyết thủ tục sơ thẩm và đã có quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cho nên theo quy định Thẩm phán B phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nhưng trong tình huống trên, Thẩm phán B vẫn tham gia tố tụng đối với cùng một vụ án có tính chất giống với vụ án đã đình chỉ giải quyết trước đó việc này có thể gây ảnh hưởng đến tính minh bạch và công bằng của quá trình tố tụng Ngoài ra căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư số 01/2022/TT-TANDTC quy định những trường hợp Thẩm phán không được phân công giải quyết án như sau:

"Tại thời điểm phân công giải quyết án, Thẩm phán thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ không được phân công giải quyết án:

1 Thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi theo quy định của pháp luật tố tụng đối với vụ việc đó."

Như vậy, có thể thấy nhận định trên của Tòa phúc thẩm là hợp lý

Thứ hai, Tòa án cấp phúc thẩm hủy toàn bộ bản án sơ thẩm là đúng đắn theo quy định của pháp luật

Căn cứ theo Điều 1 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, tình huống trên được xác định

là một vụ án dân sự do đó Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự phải tuân theo quy định tại

Ngày đăng: 23/12/2024, 22:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w