1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập thảo luận buổi 3 môn học luật tố tụng dân sự biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám Đốc thẩm

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài tập thảo luận buổi 3 môn học luật tố tụng dân sự: Biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Tác giả Ngô Trần Hoàng Ngân, Nguyễn Quỳnh Ngọc Trân, Võ Nguyễn Nhã Uyên, Nguyễn Hải Yến
Trường học Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Tố Tụng Dân Sự
Thể loại Bài tập thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 120,26 KB

Nội dung

Nguyên đơn không cần phải chứng minh cho yêu cầu khởi kiện nếu người đại diện của bị đơn đã thừa nhận sự việc nêu trong yêu cầu khởi kiện...3 10.. Do đó, nó sẽ không bị kháng cáo theo th

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT HÌNH SỰ

BÀI TẬP THẢO LUẬN BUỔI 3 MÔN HỌC LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Danh sách thành viên:

1 Ngô Trần Hoàng Ngân (Nhóm trưởng) 2153801013166

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2024

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLTTDS 2015 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

BLDS 2015 Bộ luật dân sự năm 2015

BLDS 2005 Bộ luật dân sự năm 2005

LHNGĐ 2014 Luật hôn nhân gia đình năm 2014

LHNGĐ 2000 Luật hôn nhân gia đình năm 2000

TTDS Tố tụng dân sự

THTT Tiến hành tố tụng

HĐXX Hội đồng xét xử

VKS Viện kiểm sát

TAND Tòa án nhân dân

HTND Hội thẩm nhân dân

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Ngô Trần Hoàng Ngân

(nhóm trưởng)

Phân công nhiệm vụ, chia nội dung làm việc cho các thành viên trong nhóm

Phần 1: Câu 7,8,9 Phần 3: Bài 1 Nguyễn Quỳnh Ngọc Trân Tổng hợp bài, định dạng file

Phần 1: Câu 4,5,6 Phần 2: Bài tập 2 Nguyễn Hải Yến Phần 1: Câu 1,3

Phần 2: Bài tập 1

Võ Nguyễn Nhã Uyên Phần 1: Câu 2,10

Phần 3: Bài 2

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 1

Phần 1 Nhận định 1

1 Biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 1

2 Nếu đương sự là người khuyết tật thì sẽ được miễn nộp án phí 1

3 Khi bản án sơ thẩm bị sửa, các bên đương sự không phải chịu án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm 1

4 Người yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT phải gửi đơn yêu cầu kèm chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết của việc áp dụng biện pháp này 1

5 Trước khi mở phiên tòa, khi giải quyết khiếu nại về việc áp dụng BPKCTT, nếu nhận thấy việc áp dụng BPKCTT không đúng, Chánh án Tòa án có quyền đồng thời ra Quyết định giải quyết khiếu nại và Quyết định hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT 2

6 Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan chỉ có nghĩa vụ chứng minh khi có đưa ra yêu cầu độc lập 2

7 Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật do Tòa án thu thập 2

8 Đương sự chỉ có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trước khi mở phiên tòa 2

9 Nguyên đơn không cần phải chứng minh cho yêu cầu khởi kiện nếu người đại diện của bị đơn đã thừa nhận sự việc nêu trong yêu cầu khởi kiện 3

10 Trong tố tụng dân sự, Thẩm tra viên không có quyền xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú 3

Phần 2 Bài tập 3

Bài 1: 3

Bài 2: 4

Phần 3 Phân tích án 7

Bài 1: 7

Bài 2: 9

Trang 4

Phần 1 Nhận định

1 Biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Nhận định sai

CSPL: Điều 140 BLTTDS 2015

Theo nguyên tắc, quyết định áp dụng biện pháp tạm thời sẽ có hiệu lực thi hành ngay theo Điều 139 BLTTDS 2015 Do đó, nó sẽ không bị kháng cáo theo thủ tục giám đốc thẩm mà khi có sự không đồng tính với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không quyết định áp dụng, thay đổi, hủy

bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời Thời hạn khiếu nại, kiến nghị là 03 ngày làm việc, kể

từ ngày nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc trả lời của Thẩm phán về việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

2 Nếu đương sự là người khuyết tật thì sẽ được miễn nộp án phí

Nhận định sai

CSPL: điểm đ khoản 1, 3 Điều 12 NQ 326/2016

Căn cứ theo điều trên thì người khuyết tật thuộc trường hợp được miễn đóng án phí Tuy nhiên trong trường hợp những người khuyết tật có thỏa thuận với đương sự khác là tự mình chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp thì người khuyết tật chỉ được miễn phần án phí phải nộp của mình do thuộc trường hợp được miễn nộp án phí còn phần án phí của đương sự không thuộc trường hợp được miễn thì người khuyết tật vẫn phải đóng theo quy định của pháp luật Tức là không chấp nhận miễn nộp án phí đối với trường hợp người khuyết tật thỏa thuận nộp thay người khác

3 Khi bản án sơ thẩm bị sửa, các bên đương sự không phải chịu án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm

Nhận định sai.

CSPL: Điều 148 BLTTDS 2015

Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 BLTTDS Như vậy, nếu bản án sơ thẩm bị kháng cáo được Tòa phúc thẩm sửa thì các bên đương sự không phải chịu án phí phúc thẩm, vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo Điều 147 BLTTDS

4 Người yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT phải gửi đơn yêu cầu kèm chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết của việc áp dụng biện pháp này

Nhận định: Sai

CSPL: Điều 111, Điều 114, điểm e khoản 1 Điều 133 BLTTDS 2015

Thông thường, người yêu cầu phải gửi kèm chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết của việc áp dụng biện pháp này, nhưng tùy theo BCKCTT được quy định tại Đ114 BLTTDS mà người yêu cầu phải gửi chứng cứ phù hợp Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó

Trang 5

5 Trước khi mở phiên tòa, khi giải quyết khiếu nại về việc áp dụng BPKCTT, nếu nhận thấy việc áp dụng BPKCTT không đúng, Chánh án Tòa án

có quyền đồng thời ra Quyết định giải quyết khiếu nại và Quyết định hủy bỏ việc

áp dụng BPKCTT

Nhận định: sai

CSPL: Điều 141 BLTTDS, Điều 16 Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24/9/2020 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC

Người có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT là Thẩm phán Cụ thể, trường hợp Thẩm phán nhận thấy việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời là không đúng thì Thẩm phán ra quyết định thay đổi, áp dụng

bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời; hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng đồng thời báo cáo kết quả cho Chánh án Tòa án Sau đó, Chánh án là người ra quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án là quyết định cuối cùng Như vậy không phải trường hợp nào Chánh án Tòa án cũng có quyền đồng thời ra Quyết định giải quyết khiếu nại và Quyết định hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT

6 Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan chỉ có nghĩa vụ chứng minh khi

có đưa ra yêu cầu độc lập

Nhận định: sai

CSPL: khoản 5 Điều 70, khoản 3 Điều 73 BLTTDS 2015

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia vào vụ án dân sự, dù có hay không

có đưa ra yêu cầu độc lập có liên quan đến việc giải quyết vụ án

Trong trường hợp yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì NCQLNVLQ có quyền khởi kiện vụ án khác Lúc này NCQLNVLQ sẽ tiếp tục có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu của mình

7 Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật do Tòa án thu thập.

Nhận định Sai

CSPL: Điều 93 BLTTDS 2015

Theo đó, chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và

cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp Như vậy, chứng cứ không chỉ là những gì có thật do Tòa án thu thập mà còn do đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng

8 Đương sự chỉ có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trước khi mở phiên tòa

Nhận định sai

CSPL: khoản 4 Điều 96 BLTTDS 2015

Căn cứ theo điều trên thì chúng ta có thể thấy đối với những tài liệu, chứng cứ

mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự Do

đó, đương sự không chỉ có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trước khi mở phiên tòa mà còn có thể ở tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự

2

Trang 6

9 Nguyên đơn không cần phải chứng minh cho yêu cầu khởi kiện nếu người đại diện của bị đơn đã thừa nhận sự việc nêu trong yêu cầu khởi kiện

Nhận định sai

CSPL: khoản 3 Điều 92 BLTTDS 2015

Căn cứ theo điều trên thì đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện Tức là nếu trường hợp người đại diện của bị đơn đã thừa nhận

sự việc nêu trong yêu cầu khởi kiện nhưng sự thừa nhận đó vượt quá phạm vi đại diện thì nó sẽ không được coi là sự thừa nhận của bị đơn Vì vậy trong trường hợp này nguyên đơn vẫn phải chứng minh cho yêu cầu khởi kiện

10 Trong tố tụng dân sự, Thẩm tra viên không có quyền xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú

Nhận định: Sai

CSPL: điểm h khoản 2, Khoản 4 Điều 97 BLTTDS 2015

Theo quy định của pháp luật, thẩm quyền xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú thuộc về Toà án, tuy nhiên Thẩm tra viên vẫn có thẩm quyền này trong các giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm Do đó, nhận định này là sai

Phần 2 Bài tập

Bài 1: Ngày 30/8/2017, ông N, bà X có vay của anh T số tiền vốn 345.000.000đ, lãi suất theo thỏa thuận là 0,75%/tháng, thời hạn vay 03 tháng Khi vay, ông N, bà X có làm biên nhận giao cho anh giữ.

Ngày 01/11/2018 giữa vợ chồng ông N, bà X và vợ chồng ông M kí hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có số công chứng 3750 đối với thửa 1557,

tờ bản đồ 35, diện tích 5.959m 2 Việc chuyển nhượng này có sự đồng ý của Ngân hàng Kiên Long chi nhánh thành phố S, vì tại thời điểm chuyển nhượng các thửa đất trên, ông N, bà X đã thế chấp quyền sử dụng đất cho Ngân hàng để bảo đảm nghĩa vụ đối với số tiền vay là 720.651.047đ (vốn là 640.000.000đ, lãi là 80.651.047đ) cho Ngân hàng, Anh T biết việc ông N, bà X chuyển nhượng các thửa đất và ông N hứa sau khi chuyển nhượng sẽ trả tiền cho Ngân hàng xong, còn dư sẽ trả lại cho anh

Trong đơn khởi kiện, anh yêu cầu Tòa án buộc vợ chồng nông N phải trả cho anh khoản tiền vay và lãi suất, yêu cầu Tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 01/11/2018 đối với thửa 1557, tờ bản đồ

số 35 và yeu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT đối với thửa đất trên Tòa án đã ra Quyết định số 11/2018/QĐ-BPKCTT ngày 06/11/2018 phong tỏa quyền sử dụng đất theo giấy chứng nhận QSD đất cấp cho ông N, bà X ngày 09/12/2009 (số vào

sổ cấp giấy chứng nhận QSD đất H03536 của UBND huyện C), đối với thửa 1557 trên

Tại phiên tòa sơ thẩm, vợ chồng ông M yêu cầu Tòa án công nhận hợp đồng chuyển nhượng QSD đất giữa ông Trần Văn N, bà Nguyễn Thị X với ông Nguyễn Văn M, bà Trần Thanh Th đối với thửa đất 1557, tờ bản đồ 35, diện tích 5.959m 2 , mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất tọa lạc tại ấp Phú A, xã An Phú T, huyện C, tỉnh Đồng Tháp, do Phòng Công chứng huyện C chứng thực vào ngày 01/11/2018 và yêu cầu hủy Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 11/2018/QĐBPKCTT ngày 06/11/2018

Anh T vẫn giữ nguyên yêu cầu Tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 01/11/2018 đối với thửa 1557, tờ bản đồ số 35 và

Trang 7

yêu cầu tiếp tục duy trì biện pháp khẩn cấp tạm thời số11/2018/QĐ- BPKCTT ngày 06/11/2018 đối với thửa đất trên

Hội đồng xét xử đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh T về việc buộc vợ chồng nông N phải trả cho anh khoản tiền vay và lãi suất, công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 01/11/2018 đối với thửa 1557, tờ bản đồ

số 35 và Hủy bỏ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 11/2018/QĐ-BPKCTT ngày 06/11/2018 về phong tỏa quyền sử dụng đất đối với thửa 1557, tờ bản đồ 35, diện tích 5.959m2, giấy chứng nhận QSD đất số H03536 cấp ngày 09/12/2009 do ông Trần Văn N, bà Nguyễn Thị X đứng tên

Nhận xét quyết định của Tòa án?

Tôi hoàn toàn đồng ý với quyết định của Tòa án.

Thứ nhất, đối với quyết định “Hủy bỏ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 11/2018/QĐ-BPKCTT ngày 06/11/2018 về phong tỏa quyền sử dụng đất đối với thửa 1557, tờ bản đồ 35, diện tích 5.959m2, giấy chứng nhận QSD đất số H03536 cấp ngày 09/12/2009 do ông Trần Văn N, bà Nguyễn Thị X đứng tên”:

Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Giao dịch dân sự có hiệu lực khi đủ các yếu tố: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự; chủ thế tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định

Căn cứ quy định trên, xét về hình thức hợp đồng: Việc chuyển nhượng đất

giữa các bên đảm bảo đúng hình thức, hợp đồng chuyển nhượng có công chứng, chứng thực Tại thời điểm chuyển nhượng, các thửa đất không bị kê biên hoặc bị áp dụng biện pháp ngăn chặn nào

Về nội dung: Tại thời điểm giao dịch chuyển nhượng đất giữa các bên ông N,

bà X với ông M, bà Th là hoàn toàn tự nguyện có sự đồng ý của anh Dương T và Ngân hàng Kiên Long chi nhánh thành phố S, vì tại thời điểm chuyển nhượng các thửa đất trên, ông N, bà X đã thế chấp quyền sử dụng đất cho Ngân hàng để bảo đảm nghĩa vụ đối với số tiền vay là 720.651.047 đ (vốn là 640.000.000 đ, lãi là 80.651.047 đ) cho Ngân hàng, và tại phiên tòa sơ thẩm cũng như các lời khai của anh Dương T đều thừa nhận trước khi giao dịch cũng như tại thời điểm ký kết hợp đồng chuyển nhượng đất giữa các bên anh đều biết và cũng đồng ý việc chuyển nhượng trên Còn trong biên bản lấy lời khai ngày 29/6/2020 ông N cũng xác định trước khi chuyển nhượng đất cho

vợ chồng ông M thì ông N có nói với anh Dương T biết việc chuyển nhượng này và tại phòng công chứng cũng có mặt anh Dương T để khi làm thủ tục sang tên nếu số tiền chuyển nhượng còn dư (sau khi đã trả xong nợ cho Ngân hàng) thì ông N, bà X sẽ trả cho anh Dương T

Như vậy có thể thấy việc ông N, bà X chuyển nhượng 03 thửa đất cho ông M,

bà Th là công khai, trên cơ sở tự nguyện, các bên hoàn toàn không có dấu hiệu

trốn tránh để tẩu tán tài sản, nên hợp đồng có hiệu lực theo quy định pháp luật và tại

phiên tòa phúc thẩm anh T cũng không có chứng cứ gì để chứng minh cho rằng anh không biết việc vợ chồng ông N chuyển nhượng đất cho vợ chồng ông M

Do đó, quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có số công chứng 3750 ngày 01/11/2018 đối với thửa 1557, tờ bản đồ 35, diện tích 5.959m2 giữa vợ chồng ông N và vợ chồng ông M và hủy bỏ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 11/2018/QĐ-BPKCTT ngày 06/11/2018 của Tòa

án nhân dân huyện C là có căn cứ (điểm g Khoản 1 Điều 138 BLTTDS).

4

Trang 8

Bài 2: Ngày 25/2/2022, Công ty cổ phần thiết bị y tế TP (sau đây gọi tắt là nguyên đơn) và Công ty TNHH vật tư trang thiết bị y tế NV (sau đây gọi tắt là bị đơn) ký Hợp đồng mua bán hàng hóa số 252/TP-NV, theo nội dung hợp đồng nguyên đơn đặt mua của bị đơn 200.000 test Sailor theo đơn giá 51.000đ/test Tổng giá trị là 10.200.000.000 đồng, thời gian dự kiến hàng về là ngày 05/03/2022 Cùng ngày, nguyên đơn đã chuyển số tiền đặt cọc 50% giá trị đơn hàng cho bị đơn với số tiền là 5.100.000.000 đồng

Tuy nhiên, quá thời hạn giao hàng theo thỏa thuận, bị đơn không giao hàng cho nguyên đơn, ngày 09/3/2022, bị đơn có Công văn số 03/CV về việc hủy đơn đặt hàng với lý do dịch bệnh và chiến tranh tại châu Âu nên thời gian giao hàng sẽ lùi đến ngày 16/3/2022

Không đồng ý với thời gian giao hàng như đề xuất của bị đơn, ngày 11/03/2022 nguyên đơn và bị đơn đã ký Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa, theo đó thỏa thuận tổng số tiền đặt cọc bị đơn phải hoàn trả cho nguyên đơn là 5.100.000.000 đồng trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ký Biên bản thanh lý (tức là chậm nhất đến ngày 01/4/2022) Tuy nhiên, đến nay bị đơn vẫn chưa thanh toán số tiền trên cho nguyên đơn

Từ sau ngày 01/4/2022, nguyên đơn đã rất nhiều lần liên lạc, gửi văn bản yêu cầu bị đơn hoàn trả số tiền đặt cọc còn lại nhưng bị đơn vẫn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo Biên bản thỏa thuận hai bên đã ký kết Nguyên đơn đề nghị Tòa án giải quyết buộc bị đơn thanh toán theo Biên bản thanh lý hợp đồng, đồng thời buộc bị đơn phải thanh toán số tiền 5.100.000.000 đồng theo thỏa thuận giữa các bên khi ký hợp đồng kinh tế giữa các bên và bị đơn phải chịu trách nhiệm thanh toán số tiền chịu trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo quy định tại Điều 357 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể là 510.000.000 đồng Tổng cộng buộc bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn số tiền là 5.610.000.000 đồng.

Bị đơn do người đại diện hợp pháp trình bày: Sau khi ký kết hợp đồng với nguyên đơn, bị đơn đã đặt mua hàng từ Công ty TNHH vật tư trang thiết bị y tế

HA (địa chỉ số 14, ngõ 210 Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội, MST 0109338735 Đại diện theo pháp luật là ông Trần Quyết Tiết, Giám đốc) Trong thời gian này, chiến tranh giữa 2 quốc gia Liên bang Nga

và Cộng hòa nhân dân Ukraina xảy ra dẫn đến việc vận chuyển hàng hóa (nhập hàng, giao hàng) từ các phía bị ảnh hưởng rất nhiều, cụ thể nhà sản xuất tại Phần Lan bị chậm trễ/khó khăn trong việc nhập nguyên liệu từ các nhà cung cấp của

họ dẫn đến tiến độ sản xuất không đảm bảo đúng thời gian như đã ký kết Do đó, việc giao hàng từ Phần Lan tới Công ty HA bị trễ hạn nên kéo theo bị đơn cũng

bị trì hoãn việc giao hàng cho nguyên đơn Sau đó, khi bị đơn đã nhập hàng được

về Việt Nam nhưng lúc này, tình hình dịch bệnh tại Việt Nam không còn căng thẳng nữa dẫn đến nhu cầu sử dụng test không còn cao, do đó nguyên đơn đã từ chối nhận hàng

Trong thời gian này, hoạt động sản xuất kinh doanh của bị đơn không được suôn sẻ, đang phải đối mặt với rất nhiều khoản nợ bao gồm: chi trả cho lương cho người lao động, trả tiền hàng cho các nhà cung cấp, hàng hóa công ty

đã nhập nhập về bị tồn tại kho hàng của công ty mà chưa bán được, bị đơn đề nghị nguyên đơn giảm khoản tiền chịu trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

1 Xác định chủ thể có trách nhiệm cung cấp chứng cứ và chứng minh?

Trang 9

CSPL: khoản 1 Điều 6, Điều 91 BLTTDS 2015

Chủ thể có trách nhiệm cung cấp, giao nộp chứng cứ và chứng minh cho Tòa án thuộc về đương sự bao gồm:

 Nguyên đơn: Công ty cổ phần thiết bị y tế TP

 Bị đơn: Công ty TNHH trang thiết bị vật tư y tế NV

2 Xác định những vấn đề cần phải chứng minh?

Để xác định vấn đề cần phải chứng minh cho Bản án ta sẽ căn cứ đầu tiên vào yêu cầu của Nguyên đơn:

Yêu cầu của đương sự:

 Đề nghị Tòa án giải quyết buộc bị đơn thanh toán theo Biên bản thanh lý hợp đồng, đồng thời buộc bị đơn phải thanh toán số tiền cọc là 5.100.000.000 đồng theo thỏa thuận giữa các bên khi ký Biên bản thanh lý giữa các bên;

 Bị đơn phải chịu trách nhiệm thanh toán số tiền chịu trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo quy định tại Điều 357 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể là 510.000.000 đồng;

 Tổng cộng buộc bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn số tiền là 5.610.000.000 đồng

 Bị đơn đề nghị Nguyên đơn giảm khoản tiền chịu trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ chi trả vì lí do Bị đơn gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh hậu dịch bệnh, đối mặt với nhiều khoản nợ

Theo đó, căn cứ vào Khoản 1 Điều 91, Điều 92 BLTTDS 2015 hai bên cần chứng minh những vấn đề sau:

Cả nguyên đơn và bị đơn:

Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán ghi nhận thỏa thuận giữa Nguyên đơn và

Bị đơn về việc hoàn trả tổng số tiền đặt cọc Bị đơn phải hoàn trả cho Nguyên đơn là 5.100.000.000 đồng và trách nhiệm thanh toán số tiền chịu trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền của Bị đơn được ghi nhận trong Biên bản

Nguyên đơn cần chứng minh:

 Về yêu cầu thanh toán số tiền hoàn cọc: chứng minh đã chuyển cho Bị đơn số tiền đặt cọc 50% giá trị đơn hàng cho bị đơn với số tiền là 5.100.000.000 đồng vào ngày 05/03/2022 nhằm chứng minh rằng Nguyên đơn đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong hợp đồng mua bán đầu tiên Đây là căn cứ quan trọng

để yêu cầu Bị đơn hoàn trả số tiền cọc cho Nguyên đơn

 Về yêu cầu thanh toán số tiền chịu trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ:

 Điều khoản giữa Nguyên đơn và Bị đơn đã thỏa thuận về việc trả lại số tiền đặt cọc cho Nguyên đơn trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ký Biên bản thanh lý (tức là chậm nhất đến ngày 01/4/2022);

 Sau ngày 01/4/2022, Nguyên đơn đã nhiều lần liên lạc và gửi các văn bản yêu cầu Bị đơn hoàn trả số tiền cọc nhưng bị đơn vẫn không thực hiện nghĩa vụ để chứng minh việc đã quá thời hạn nhưng Bị đơn chậm thực hiện nghĩa vụ là có căn cứ;

 Theo quy định tại Điều 357 Bộ luật dân sự năm 2015 về số tiền lãi do chậm thanh toán là 20%/1 năm, hai bên đã thỏa thuận số tiền bồi thường do chậm nghĩa vụ là 510.000.000 đồng tương đương 10%/1 năm

Bị đơn cần chứng minh:

 Chứng minh hoạt động sản xuất của bị đơn không được suôn sẻ, đang phải đối mặt với rất nhiều khoản nợ để được giảm khoản tiền chịu trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

6

Trang 10

 Có giao dịch trên thực tế về việc đặt mua hàng của công ty TNHH vật tư trang thiết bị y tế HA cũng chính là nguyên nhân chính làm cho bị đơn bị trễ hạn giao hàng

 Mối quan hệ nhân quả giữa việc giao hàng chậm trễ và tình huống ngoài ý muốn

3 Xác định tài liệu, chứng cứ cần có khi các chủ thể thực hiện việc chứng minh?

CSPL: Điều 94, 95 BLTTDS 2015

 Hợp đồng mua bán hàng hóa số 252/TP-NV, Nguyên đơn đã đặt mua 200.000 test Salocor;

 Công văn số 03/CV ngày 09/03/2022 về việc hủy đơn đặt hàng với lý do dịch bệnh và chiến tranh tại Châu Âu nên thời gian giao hàng sẽ lùi đến ngày 16/3/2022;

 Biên bản thanh lý mua bán hàng hóa ngày 11/03/2022;

 Hóa đơn chuyển khoản số tiền đặt cọc 50% tương đương 5.100.000.000 đồng của Nguyên đơn;

 Nhật kí liên lạc,các văn bản mà Nguyên đơn đã gửi cho Bị đơn từ sau ngày 01/4/2022 để yêu cầu thanh toán số tiền đặt cọc và trách nhiệm do chậm nghĩa

vụ thanh toán;

 Bảng lương mà Bị đơn phải chi trả cho lương cho người lao động, hóa đơn/biên nhận mua hàng để trả tiền hàng cho các nhà cung cấp, hóa đơn/biên nhận hàng hóa công ty đã nhập nhập về bị tồn tại kho hàng của công ty mà chưa bán được, để chứng minh rằng hiện tại Bị đơn đang gặp khó khăn với các vấn đề trên

Phần 3 Phân tích án

Bài 1:

- Đọc Bản án số 21/2019/HNGĐ-ST ngày 26-11-2019 của TAND huyện Lý Nhân Tỉnh Hà Nam và Bản án số: 199/2018/HNGĐ-ST ngày: 28/6/2018 của TAND huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang

- Thực hiện các công việc sau:

1 Nêu và bảo vệ cho quan điểm của Tòa án liên quan đến việc xác định chủ thể chịu án phí cấp dưỡng nuôi con

Bản án số 21/2019/HNGĐ-ST ngày 26-11-2019 của TAND huyện Lý Nhân Tỉnh Hà Nam:

 Tòa án cấp sơ thẩm xác định chị H là chủ thể phải chịu toàn bộ tiền án phí ly hôn sơ thẩm và án phí cấp dưỡng nuôi con chung:

 Án phí ly hôn sơ thẩm: chị H phải chịu toàn bộ án phí ly hôn sơ thẩm là 300.000 đồng

 Án phí cấp dưỡng nuôi con chung: chị H phải nộp 150.000 đồng

 Tòa xác định chủ thể chịu án phí cấp dưỡng nuôi con là chị H là hợp lý, vì:

 Dựa trên lời khai của chị H thì chị cho rằng tình cảm vợ chồng giữa chị và anh

M không còn và chị đề nghị chia tay với anh M; thế nhưng anh M lại không nhất trí ly hôn với chị H vì anh có lý do riêng Do đó, đây không phải là trường hợp thuận tình ly hôn nên căn cứ theo khoản 4 Điều 147 BLTTDS 2015:

“Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.

Ngày đăng: 12/11/2024, 15:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w