1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tìm hiểu về nguyên lí hoạt động cấu tạo biến tần trung thế hạ thế và khởi động mềm trung thế hạ thế

92 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về nguyên lí hoạt động, cấu tạo biến tần trung thế, hạ thế và khởi động mềm trung thế, hạ thế
Tác giả Nguyễn Tiến Phong, Nguyễn Ngọc Tân, Nguyễn Công Nhất
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Hồng Phúc
Trường học Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 11,74 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY (8)
    • 1.1. Sơ lược về công ty (8)
    • 1.2. Lịch sử hinh thành (8)
    • 1.3. Quá trình phát triển (8)
  • CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU SƠ ĐỒ TỔ CHỨC-QUY TRÌNH 5S VÀ AN TOÀN VỆ (10)
    • 2.1 Tìm hiểu sơ đồ tổ chức NM.CĐ4 (10)
    • 2.2 Chức năng (10)
    • 2.3 Nhiệm vụ (10)
    • 2.4 Quyền hạn (11)
    • 2.5 Học quy trình 5S –ATVSLĐ, quy định công ty (12)
  • CHƯƠNG 3. TÌM HIỂU VỀ NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG, CẤU TẠO BIẾN TẦN (14)
    • 3.1 Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của biến tần trung thế (14)
    • 3.2 Cấu tạo-nguyên lí hoạt động của biến tần hạ thế (19)
    • 3.3 Cấu tạo-nguyên lí hoạt động của KĐM trung thế (23)
    • 3.4 Cấu tạo-nguyên lí hoạt động của KĐM hạ thế (25)
    • 3.5 Ứng dụng trong sản xuất (30)
  • CHƯƠNG 4. TÌM HIỂU CÁC THIẾT BỊ BIẾN TẦN TRUNG THẾ, HẠ THẾ HÃNG SIEMENS KHỞI ĐỘNG MỀM TRONG KHU LIÊN HỢP (32)
    • 4.1. Biến tần trung thế (32)
    • 4.2. Biến tần hạ thế (33)
    • 4.3. Khởi động mềm trung thế (37)
    • 4.4. Khởi động mềm hạ thế (38)
  • CHƯƠNG 5. TÌM HIỂU NGUYÊN LÍ THIẾT BỊ ĐO (CHÊNH ÁP, ÁP SUẤT, LƯU LƯỢNG) (41)
    • 5.1 Nguyên lí thiết bị đo (41)
  • CHƯƠNG 6. GIỚI THIỆU CÁC THIẾT BỊ HIỆN CÓ TẠI KHU CHẾ TẠO CƠ KHÍ (46)
    • 6.1. Giới thiệu về công nghệ CNC (46)
    • 6.2. Các thiết bị hiện có tại khu cơ khí (46)
      • 6.2.1. Máy cắt CNC Plasma (46)
      • 6.2.2. Máy phay CNC (48)
      • 6.2.3. Máy tiện CNC (49)
  • CHƯƠNG 7. KHÍ CỤ ĐIỆN (51)
    • 7.1. Khí cụ điện (51)
      • 7.1.1. Aptomat (51)
      • 7.1.2. Cầu chì (52)
      • 7.1.3. Relay nhiệt (54)
      • 7.1.4. Relay trung gian ( relay kiếng) (56)
      • 7.1.5. Contactor (58)
  • CHƯƠNG 8. QUY TRÌNH BẢO TRÌ TỦ ĐIỆN (61)
    • 8.1 Tổng quan về thiết bị (61)
      • 8.1.1 Cấu trúc cơ bản của tủ điều khiển (61)
      • 8.1.2. Mô tả về tủ điều khiển (61)
    • 8.2. Chuẩn bị công việc (62)
      • 8.2.1. Xác nhận công việc và yêu cầu an (62)
      • 8.2.2. Thiết bị và bảo hộ cá nhân đặc biệt khi bảo trì (63)
      • 8.2.3. Phòng ngừa ảnh hưởng môi trường (64)
      • 8.2.4. Thiết bị và dụng cụ cần trang bị (64)
    • 8.3 Thực hiện công việc (64)
      • 8.3.1 Kiểm tra thường ngày (64)
      • 8.3.2. Bảo trì phòng ngừa định kỳ/nguội cơ hội/trung tu, đại tu (65)
      • 8.3.3. Kiểm tra chức năng sau khi bảo trì (67)
  • CHƯƠNG 9. TÌM HIỂU VỀ CÁC BƯỚC BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG TỦ ĐIỆN BIẾN TẦN TRUNG THẾ HẠ THẾ (69)
    • 9.1 Bảo trì bảo dưỡng tủ điện trung thế (69)
      • 9.1.1 Mục đích (69)
      • 9.1.2 Nội dung (69)
      • 9.1.3 Chuẩn bị công việc (70)
      • 9.1.4 Thiết bị và dụng cụ cần trang bị (70)
      • 9.1.5 Xác nhận công việc và yêu cầu an toàn (71)
      • 9.1.6 Trong khi thực hiện (76)
      • 9.1.7 Sau khi thực hiện (81)
      • 9.1.8 Các sự cố thường gặp (82)
    • 9.2 Bảo trì bảo dưỡng tủ biến tần hạ thế (83)
      • 9.2.1 Mục đích (83)
      • 9.2.2 Chuẩn bị công việc (83)
      • 9.2.3 Áp dụng 6 bước ngắt nguồn an toàn điện(LOTO) (84)
      • 9.2.4 Thiết bị và bảo hộ cá nhân đặt biệt khi bảo trì (84)
      • 9.2.5 Thiết bị và dụng cụ cần trang bị (84)

Nội dung

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU SƠ ĐỒ TỔ CHỨC-QUY TRÌNH 5SVÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG2.1 Tìm hiểu sơ đồ tổ chức NM.CĐ42.2 Chức năng- Sửa chữa, bảo dưỡng theo kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch dài hạn, gia

TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY

Sơ lược về công ty

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP HÒA PHÁT DUNG QUẤT Địa chỉ: Bình Đông, Bình Sơn, Quảng Ngãi

Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất là Công ty thành viên lớn nhất của Tập đoàn Hòa Phát, được thành lập tháng 02/2017, là chủ đầu tư xây dựng, vận hành Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát tại Khu kinh tếDung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.

Lịch sử hinh thành

Tiền thân của Hòa Phát là một công ty chuyên buôn bán các loại máy móc và vật liệu xây dựng từ những năm 1992 Hòa Phát chính thức được thành lập vào năm 1995, thuộc nhóm công ty tư nhân đầu tiên khi Luật doanh nghiệp Việt Nam được ban hành Tên gọi ban đầu khi được thành lập là Công ty cổ phần Nội thất Hòa Phát.

 Năm 1996: Thành lập công ty TNHH Ống Thép Hòa Phát

 Năm 2000: Thành lập Cty cổ phần Thép Hòa Phát, nay là Cty TNHH MTV

 Năm 2001: Thành lập Cty TNHH Điện lạnh Hòa Phát và Cty cổ phần Xây dựng và Phát triển Đô thị Hòa Phát

 Năm 2004: Thành lập Cty TNHH Thương Mại Hòa Phát

 Năm 2007: Tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, với công ty mẹ là Cty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát và các công ty thành viên

 Ngày 15/11/2007: Cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán với mã chứng khoán là HPG

 Tháng 2/2016: Thành lập Công ty cổ phần Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát

 Tháng 2/2017: Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất, triển khai khu Liên hợp Gang Thép Hòa Phát Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi

 Tháng 4/2018: Công ty TNHH Tôn Hòa Phát chính thức cung cấp ra thị trường dòng sản phẩm tôn mạ chất lượng cao.

 Quý III năm 2018: Xây dựng nhà máy thép cỡ lớn tại Hưng Yên

 Tháng 9/2019: Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát chính thức đổi tên thành Công ty TNHH Chế tạo Kim loại Hòa Phát

Quá trình phát triển

Kết thúc quý II năm 2016, Hòa Phát đã tăng trưởng 2 con số với tổng doanh thu đạt được lên đến 15.400 tỷ đồng Mức lợi nhuận sau thuế đạt 3.050 tỷ,tăng 60% so với cùng kỳ gần hoàn thành mức kế hoạch đặt ra về lợi nhuận. Đầu năm 2016, Công ty Phát triển Nông Nghiệp Hòa Phát ra đời Số vốn điều lệ của công ty này được công bố là 2.500 tỷ đồng Lĩnh vực chính của công ty là chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi Ngoài ra, vào tháng 8 năm 2016, công ty đã nhập khẩu thêm 500 con heo từ Đan Mạch về và cho xây dựng khu chăn nuôi có sức chứa hơn 3.000 con bò.

Quý 2 năm 2017, doanh thu của Tập đoàn Hòa Phát đạt được lên đến 10.700 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 1.530 tỷ đồng Theo số liệu thống kê được của VSA, tính đến cuối tháng 6 năm 2017, Tập đoàn thép Hòa Phát đang dẫn đầu về t thị phần chiếm 27,5% thị phần thị trường thép xây dựng Nhờ sự tăng trưởng mang tính “bứt phá” ấy, giá cổ phiếu của tập đoàn Hòa Phát tăng mạnh, giúp nâng tổng giá trị tài sản của ông Long lên trên 1 tỷ USD. Đến năm 2018, sau hơn 10 năm hoạt động, doanh thu của HPG đã tăng gấp

10 lần Doanh thu ban đầu năm 2007 HPG đạt 5.734 tỉ đồng, đến năm 2017 con số đó đã nâng lên mức 47.000 tỉ đồng Không ngừng lại ở đó, đến cuối năm 2019 sản lượng sản xuất và bán hàng của thép xây dựng Hòa Phát đạt con số kỉ lục Sản lượng thép cung cấp cho thị trường lên đến 300.000 tấn, cung cấp 2,5 triệu tấn thép chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài nước.

TÌM HIỂU SƠ ĐỒ TỔ CHỨC-QUY TRÌNH 5S VÀ AN TOÀN VỆ

Chức năng

- Sửa chữa, bảo dưỡng theo kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch dài hạn, gia công chế tạo máy, các chi tiết, cụm chi tiết máy và thay thế các thiết bị công nghiệp, các thiết bị di động, các chi tiết kết cấu nhà xưởng đảm bảo cho tất cả các trang thiết bị sản xuất và phục vụ sản xuất trong Công ty được hoạt động thường xuyên liên tục, giảm thiểu được số giờ dừng hoạt động của KLH.

- Đảm bảo việc xử lý nước thải sinh hoạt, cấp nước thô được đầy đủ và vận hành trạm Xử lý nước trung tâm, cung cấp nước công nghiệp, nước mềm, nước khử khoáng, nước sinh hoạt, nước tái sử dụng cho các nhà máy, hạng mục trong khu liên hợp.

- Đảm bảo toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất, thiết bị công nghệ của Nhà máy được vận hành đúng quy trình, sản phẩm đầu ra đạt yêu cầu cả về chất lượng cũng như số lượng của từng loại sản phẩm, từng mặt hàng.

Nhiệm vụ

- Phối hợp với P.TBC/ P.TBĐ sửa chữa, bảo dưỡng và thay thế các chi tiết, thiết bị máy móc, các thiết bị phụ trợ bị hỏng do quá trình sản xuất, hoặc theo các chương trình bảo dưỡng định kỳ.

- Sửa chữa, bảo dưỡng các hệ thống thủy khí, đường ống, XLN và các thiết bị đi kèm – Sửa chữa, bảo dưỡng các hệ thống điện, nước, điều hòa, CNTT, động cơ điện.

- Sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị ôtô, máy xây dựng, đầu tàu, các thiết bị nâng chuyển như: xe nâng, cần trục, cầu trục, xe goòng, thiết bị cần trục cảng

- Gia công chế tạo các chi tiết máy, cụm chi tiết máy theo thiết kế của P.TBC/P.TBĐ hoặc các nhà máy trong KLH nhằm dự phòng và kịp thời thay thế khi xảy ra tình trạng hỏng hóc.

- Gia công, lắp đặt kết cấu, các thiết bị trong khu liên hợp theo phiếu giao việc của P.TBC/P.TBĐ, thực hiện các công việc khác do BGĐ Công ty giao.

- Tổ chức quản lý sản xuất theo đúng yêu cầu trong QT.05 Sản xuất đạt chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật, năng suất và chất lượng sản phẩm đã được đề ra trong chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của Nhà máy, cũng như của toàn Công ty.

- Bấm dây thủy lực, ống nước cho các nhà máy trong KLH nhằm dự phòng và kịp thời thay thế khi xảy ra tình trạng hỏng hóc.

- Báo cáo công tác sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị theo biểu mẫu của QT.09 quy trình về quản lý thiết bị.

- Đảm bảo vận hành an toàn, đúng quy trình vận hành của trạm XLN thải sinh hoạt tập trung, khu VPC và KTX.

- Đảm bảo vận hành an toàn, đúng quy trình vận hành trạm XLN sinh hoạt KTX 100m3/h, trạm XLNM 600m3/h OS230869805 OS230869805 4/23

- Duy trì việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị tại khu phụ trợ và VPC của Công ty.

- Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của pháp luật và quy định của công ty về bảo vệ môi trường.

- Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng.

- Thường xuyên kiểm soát khía cạnh môi trường phát sinh từ hoạt động của bộ phận, không để xảy ra sự cố môi trường.

- Thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục Hệ thống quản lý Chất lượng/ Môi trường/ An toàn sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001 và các hệ thống khác mà Công ty áp dụng.

- Thực hiện các công việc khác khi được BGĐ phân công.

Quyền hạn

- Được đề nghị các kế hoạch, cơ chế, chính sách để triển khai công việc của bộ phận.

- Trực tiếp làm việc với các đơn vị liên quan ở trong và ngoài Công ty khi cần thiết để yêu cầu, đề nghị phối hợp trong phạm vi đã có chủ trương chung củaBGĐ, đúng với chức năng, nhiệm vụ đã được quy định của các đơn vị.

- Được lập biên bản và đề xuất biện pháp, hình thức xử lý đối với các hành vi vi phạm, sự việc phát sinh trong phạm vi quản lý, liên quan tới công việc của bộ phận.

Học quy trình 5S –ATVSLĐ, quy định công ty

 Hướng dẫn chung về công tác An toàn lao động(Nhân viên An toàn lao động của bộ phận đánh máy nội dung cập nhật theo tài liệu từ P.ATMT tại cùng thời điểm và bổ sung nếu cần thiết)

- Tất cả nhân viên mới trước khi vào làm việc tại Công ty đều phải tham gia khóa huấn luyện an toàn cơ bản và khóa huấn luyện an toàn theo chuyên đề phù hợp với công việc.

- Chỉ những người được giao nhiệm vụ mới được phép vận hành thiết bị.

- Nghiêm cấm việc sử dụng Rượu, Bia và các chất kích thích khác trước và trong khi làm việc.

- Bảo hộ lao động tối thiểu khi vào nhà máy gồm: Giày BHLĐ, quần áo BHLĐ, mũ BHLĐ.

- Tuân thủ các biển báo hướng dẫn, biển cảnh báo, biển cấm … trong khu liên hợp.

- Tất cả dụng cụ/ thiết bị phục vụ cho công việc phải được kiểm tra trước khi tiến hành công việc.

- Khu vực làm việc phải sắp xếp vật tư/ thiết bị gọn gàng và sau mỗi ca làm việc phải tiến hành dọn dẹp vệ sinh khu vực sạch sẽ, vệ sinh thiết bị nhà trạm.

- Khi phát hiện khu vực làm việc của mình không bình thường, không an toàn thì ngay lập tức báo cho người quản lý để xử lý kịp thời.

 Hướng dẫn An toàn lao động tại vị trí HSSV thực tập, làm đồ án tốt nghiệp

(Nhân viên An toàn lao động của bộ phận đánh máy nội dung cập nhật theo tài liệu từ P.ATMT tại cùng thời điểm và bổ sung nếu cần thiết)

- Chỉ những công nhân đã qua lớp huấn luyện chuyên môn và được học quy phạm an toàn về điện mới được bố trí vào công việc bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện.

- Phải sử dụng đầy đủ các trang bị phòng hộ và trang bị an toàn theo quy định của nghề sửa chữa điện Khi làm việc trên cao từ 2m trở lên phải sử dụng dây đai an toàn.

- Nghiêm cấm việc sử dụng Rượu, Bia và các chất kích thích khác trước và trong khi làm việc.

Trước khi thực hiện công việc

- Kiểm tra thiết bị dụng cụ làm việc và phương tiện bảo vệ cá nhân có đảm bảo an toàn không.

Trong quá trình thực hiện công việc

- Thực hiện nghiêm túc bản mô tả công việc, quy trình, quy phạm có liên quan; tránh làm bừa làm ẩu.

- Khi tiến hành sửa chữa điện tại các thiết bị điện, đường dây điện nhất thiết phải ngắt nguồn điện và treo biển cảnh báo “CẤM ĐÓNG ĐIỆN - CÓ

- Trường hợp không thể cắt điện phải có các biện pháp che chắn bọc các phần mang điện mà công nhân có thể chạm vào Phải sử dụng ủng và gang tay cách điện, kìm cách điện khi tiến hành công việc.

- Tại các khu vực nguy hiểm và khu vực lắp đặt thiết bị điện phải bố trí hệ thống rào chắn, biển báo, tín hiệu phù hợp để cảnh báo nguy hiểm.

- Phải có người cảnh giới để giám sát, cảnh báo an toàn cho người thợ điện và những người xung quanh biết.

- Nghiêm cấm việc đấu tắt các công tắc giới hạn hành trình của thiết bị nâng hạ như Cầu Trục, Cổng Trục, Xe kíp tời liệu.

- Không tự ý đóng ngắt cầu giao điện khi chưa đảm bảo đầy đủ các biện pháp an toàn cho mọi người xung quanh.

- Không sờ vào các thiết bị điện khi tay bị ướt.

- Sắp xếp đồ dùng, dụng cụ để đúng nơi quy định.

- Treo biển cảnh báo, vùng nguy hiểm đối với các thiết bị, máy móc chưa sửa xong, khu vực có nguy cơ bị điện giật.

Vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc Ghi sổ, bàn giao công việc cụ thể cho ca sau.

TÌM HIỂU VỀ NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG, CẤU TẠO BIẾN TẦN

Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của biến tần trung thế

Biến tần là thiết bị điện tử giúp biến đổi dòng điện 1 chiều DC thành dòng điện xoay chiều AC và ngược lại Cấu hình tần số và các pha cũng khác nhau.

- Tủ điều khiển gồm PLC và module truyền thống với chức năng tính toán, gửi tín hiệu đến Power Cell.

- Tủ biến áp: Chức năng hạ áp điện áp xuống mức thích hợp, cấp cho Power Cell.

- Power Cell: Tùy công suất và điện áp mỗi pha từ 3 đến 8 power cell hoặc hơn nữa.

- Tủ làm mát dành cho biến tần phải giải nhiệt bằng nước như máy nén, máy bơm, các linh kiện tạo nước làm mát giải nhiệt cho biến tần.

- Biến tần trung thế có các Power Cell đóng vai trò như biến tần nhỏ Chức năng chính là chỉnh lưu dòng điện xoay chiều hạ áp nghịch lưu thành dòng xoay chiều có tần số theo yêu cầu Các Power Cell điều khiển bằng tín hiệu quang cho sự hoạt động đồng bộ Các Power Cell sẽ nối tiếp hoặc mắc tầng với nhau, tạo mức điện áp theo yêu cầu.

VD: Máy biến tần TT trong KLH

Hình 3.1 Biến tần trung thế ABB-ACS580MV

Hình 3.2 Tủ MBA dịch pha biến tần ACS580MV

Hình 3.3 Khoang Power-cell biến tần ACS580MV

Hình 3.4 Sơ đồ nguyên lý phần công suất biến tần

Công nghệ multi-level converter (MLC) - bộ nghịch lưu áp đa bậc: Từ quá trình điện áp giữa 2 đầu một pha tải đến một điểm điện thế chuẩn trên mạch

DC (pole to phase voltage - điểm 0) thay đổi giữa 2 bậc giá trị khác nhau, ví dụ khi chọn điểm có điện thế chuẩn là tâm nguồn DC thì điện áp từ pha tải đến tâm nguồn thay đổi giữa (+U/2) và (- U/2) trong quá trình đóng ngắt linh kiện.

 Ưu điểm của công nghệ:

- Các bộ nghịch lưu áp 2 bậc tạo điện áp cung cấp cho cuộn dây động cơ động cơ với độ dốc (dv/dt) khá lớn và gây ra một số vấn đề khó khăn bởi tồn tại trạng thái khác zero của tổng điện thế từ các pha đến tâm nguồn DC (common mode voltage) Bộ điện áp đa bậc được phát triển để giải quyết vấn đề gây ra nêu trên của bộ nghịch lưu áp 2 bậc và thường được sử dụng cho các ứng dụng điện áp cao, công suất lớn.

- Công suất của bộ nghịch lưu áp tăng lên, điện áp đặt lên các linh kiện bị giảm xuống nên công suất tổn hao do quá trình đóng ngắt của linh kiện cũng giảm theo, với cùng tần số đóng ngắt các thành phần sóng hài cao của điện áp ra giảm nhỏ hơn so với trường hợp bộ nghịch lưu áp hai bậc.

Cấu tạo-nguyên lí hoạt động của biến tần hạ thế

Là các loại được áp dụng nhiều nhất hiện nay có đầu vào là 110V, 220V hoặc 380V Biến tần hạ thế còn được gọi chung là biến tần được nhiều người biết đến trên thị trường Biến tần này có khả năng cải thiện hoạt động, giảm tiêu thụ năng lượng, nâng cao năng suất hệ thống.

Hình 3.5 Hãng biến tần sử dụng trong KLH

 Các thành phần đầy đủ trong một hệ thống biến tần hạ thế:

- Các thành phần trong hệ thống máy biến tần hạ thế:

STT Thành phần Mô tả Ghi chú

1 Cầu chì Bảo vệ cắt nhanh khi ngắn mạch

Bộ lọc đầu vào biến tần

Cải thiện chất lượng điện áp đầu vào từ lưới điện của hệ thống đến biến tần và ngược lại giảm thiểu ảnh hưởng xấu từ biến tần tác động lên lưới điện.

Bao gồm các board tạo nguồn điều khiểu 5/12/24VDC các board tín hiệu đầu vào/ra board giao tiếp truyền thông số(dòng điện, điện áp, nhiệt độ,…) và board điểu khiển các van điện tử công suất.

Bộ điều khiển biến tần.

Màn hình điều khiển biến tần

Hiển thị và cài đặt thông số biến tần

6 Bộ lọc đầu ra biến tần

Cải thiện chất lượng điện áp đầu ra biến tần, sóng hài do biến tần sinh ra gây tác hại lên động cơ và hệ thống(điện áp không hình sine, gai nhọn điện áp do quá trình đóng cắt nhanh các van 2/4/8kHz…)

Trong KLH động cơ sự dụng chử yếu động cơ không đồng bộ 3 pha, tần số 50Hz, chwucs năng mang, kéo dài.

8 Điện trở xã Ổn định giá trị điện áp DC-link khi giá trị này vượt ngưỡng cho phép( thường trong quá trình hãm tải) điện trở xã sẽ làm việc), năng lượng dư thừa này sẽ biến thành nhiệt.

9 Bộ giới hạn điện áp

Giới hạn giá trị điện áp DC- link

Bộ mudule điều khiển phanh Đối với các ứng dụng tải yêu cầu dừng nhanh và có tính chất thế năng(cẩu, tời,…)phanh cơ khi sẽ đc lắp đặt Module điểu khiển phanh giám sát và xuất tín hiệu để đóng mở các phanh cơ khí.

Phanh cơ khí nhận tín hiệu từ bộ điều khiển phanh, đóng mở để giữ hoặc cho phép tải hoạt động

Hình 3.6 Sơ đồ nguyên lí phần công suất biến tần

- Bộ chỉnh lưu: Đa số các bộ chỉnh lưu là nguồn áp và cầu chỉnh lưu 1 pha hoặc

3 pha( không điều khiển, bán điều khiển và điều khiển haonf toàn) đầu vào là điện áp lưới 1 pha hoặc 3 pha với giá trị điện áp cố định Đầu ra là điện áp một chiều DC với độ đập mạnh tùy theo cấu trúc không điều khiển, bán điều khiển và điều khiển hoàn toàn cấp cho bộ DC-link.

- Bộ DC-link: Điện trở sạc contacter bypass điện trở sạc, tụ điện và chopper hãm.

+ Điện trở sạc: Các tác dụng hạn chết dòng điện nạp vào tụ trong quá trình bật nguồn.

+ Contacter bypass điện trở sạc: Có tác dụng bypass điện trở sạc để tụ điện nhận điện áp trực tiếp từ bộ chỉnh lưu.

+ Tụ điện: Có chức năng lọc phẳng điện áp một chiều DC đập mạnh, cho chất lượng điện áp tốt.

+ Chopper hãm: Là 1 van công suất có thể IGBT hoặc SCR có tác dụng giảm điện áp DC-link không vượt ngưỡng cho phép, trong chế độ làm việc động cơ là máy phát-phát ngược công suất về biến tần.

- Bộ nghịch lưu: Bao gồm các van công suất IGBT ở trạng thái đóng hoặc mở với tần số( có thể cố định có thể chuyển) tùy theo việc điều chế xung 2kHz, 4kHz, 8kHz, 16kHz hoặc các dải khác.Vì vậy, giá trị điện áp chỉ có 2 cấp độ +Vdc hoặc –Vdc tổ hợp trạng thái của các van IGBT sẽ cho đầu ra điện áp sine với điện áp và tần số có thể điều chỉnh.

Thời gian làm việc của các biến tần đối với thời gian làm việc của động cơ là 100%, tức động cơ hoạt động biến tần hoạt động.

Cấu tạo-nguyên lí hoạt động của KĐM trung thế

Một bộ khởi động mềm trung thế bao gồm các thành phần cơ bản sau:

- Bộ phận điều khiển từng hãng khác nhau đôi chút nhưng về cơ bản bao gồm các nhóm chính như: Board mạch, màn hình, bàn phím và nút dừng khẩn cấp. Công dụng dùng để điều khiển van công suất thông qua tín hiệu quang, các ngõ ra vào chức năng như relay báo trạng thái, điều khiển bảo vệ chống quá nhiệt, quá tải, các cổng kết nối truyền thông,

- Thyristor hay SCR (silicon controller rectifier): Dùng để điều khiển, đóng ngắt dòng điện thông qua tín hiệu quang từ board điều khiển.

- Cảm biến dòng, cảm biến áp.

- Bộ phận tản nhiệt, quạt làm mát.

- Tủ bảo vệ: lựa chọn dựa trên các cấp phòng chống cháy nổ, môi trường làm việc và mức độ quan trọng.

Hình 3.7: Sơ đồ khối một pha của khởi động mềm trung thế Solcon.

Hệ thống của bộ khởi động mềm trung thế bao gồm 3 power cell dành cho 3 pha, mỗi power cell thông thường có 5 cặp Thyristor (đó là phần tử bán dẫn) được lắp đặt song song ngược cho 1 pha Vì momen của động cơ tỉ lệ với bình phương hiệu điện thế, cường độ dòng điện tỉ lệ với hiệu điện thế, do đó momen gia tốc và cường độ dòng điện được điều chỉnh thông qua trị số hiệu dụng của hiệu điện thế Quy luật này được điều chỉnh thông qua khởi động và dừng các cặp thyristor Như vậy, bộ khởi động mềm hoạt động dựa trên việc điều khiển hiệu điện thế lúc khởi động và khi dừng, có nghĩa là trị số hiệu dụng của hiệu điện thế sẽ thay đổi Nếu dừng động cơ thì mọi tín hiệu để kích mở thyristor sẽ bị cắt.

Khởi động mềm dùng để điều khiển động cơ điện nhằm hạn chế ảnh hưởng trong các trường hợp sụt giảm hiệu điện thế của hệ thống điện, hư hỏng cho hệ thống máy móc và cơ khí, giúp động cơ khởi động và dừng một cách êm ái Ở một số ứng dụng khởi động mềm có chức năng là chống quá tải đột ngột bảo vệ thiết bị, có thể điều khiển momen xoắn theo sát với tải của động cơ điện và tính năng giảm tuyến tính giúp giảm dòng một cách từ từ theo yêu cầu sử dụng.

Số lần khởi động động cơ căn cứ vào hai yếu tố:

- Thời gian quy định khởi động giữa hai lần khởi động liên tiếp của khởi động mềm là 30 phút Mục đích là để xả hết năng lượng dư thừa.

- Quy định về thời gian giữa các lần khởi động động cơ của nhà cung cấp động cơ.

- Khởi động điện áp tăng đều (ramp voltage soft start)

- Khởi động giới hạn dòng điện (current limit soft start)

- Khởi động thời gian cố định (constant time start)

Một vài lỗi thường gặp:

- Overload: Lỗi quá tải Kiểm tra lại tải hoạt động.

- Undervoltage: Lỗi điện áp thấp Kiểm tra lại điện áp vào.

- Overvoltage: Lỗi quá điện áp Kiểm tra lại điện áp vào

- Ground fault: Lỗi tiếp đất Kiểm tra lại tiếp địa.

- Open gate: Lỗi cửa đang mở Kiểm tra lại công tắc cửa hoặc cửa khóa chưa chặt

- Line fault: Lỗi đường dây Các lỗi này thông thường do lỗi biến dòng, mất kết nối đường dây, thiếu kết nối tải, hỏng SCR

- Overtemperature: Lỗi quá nhiệt Kiểm tra lại nhiệt độ bên trong tủ và cảm biến nhiệt

- Unbalance current: Lỗi mất cân bằng dòng Kiểm tra power cell và cảm biến dòng.

- Long star time: Thời gian khởi động dài Kiểm tra điện áp ra không đạt định mức, kiểm tra cài đặt thời gian bắt đầu

- Open bypass: Không đóng được bypass Kiểm tra lại contactor bypass hoặc điện áp đầu ra thấp

- Phase sequence: Sai thứ tự pha Kiểm tra và thay đổi lại thứ tự pha

- Lỗi power cell - Lỗi cuộn hút contactor.

Cấu tạo-nguyên lí hoạt động của KĐM hạ thế

Một bộ khởi động mềm hạ thế bao gồm các thành phần cơ bản sau:

- Bộ phận điều khiển từng hãng khác nhau đôi chút nhưng về cơ bản bao gồm các nhóm chính như: board mạch, màn hình và bàn phím hoặc điều khiển bằng vít hay được cài đặt bằng vặn điện trở Công dụng dùng để điều khiển van công suất, các ngõ ra vào chức năng như relay báo trạng thái, điều khiển bảo vệ chống quá nhiệt, quá tải, các cổng kết nối truyền thông, điều khiển thời gian khởi động bằng biến trở hoặc bằng màn hình.

- Thyristor hay SCR (silicon controller rectifier): dùng để điều khiển, đóng ngắt dòng điện.

- Bộ phận tản nhiệt, quạt làm mát.

- Bộ phận contactor bypass, tùy vào từng loại khởi động mềm khác nhau mà bộ phận này có sẵn hoặc không có sẵn.

- Lớp vỏ ngoài bảo vệ, cũng tùy loại theo các tiêu chuẩn bảo vệ do môi trường sử dụng.

Hình 3.8: Sơ đồ khối bên trong của khởi động mềm.

- Hệ thống của bộ khởi động mềm hạ thế bao gồm 3 cặp Thyristor (đó là phần tử bán dẫn) được lắp đặt song song ngược cho 3 pha Vì momen của động cơ tỉ lệ với bình phương hiệu điện thế, cường độ dòng điện tỉ lệ với hiệu điện thế, do đó momen gia tốc và cường độ dòng điện được điều chỉnh thông qua trị số hiệu dụng của hiệu điện thế Quy luật này được điều chỉnh thông qua khởi động và dừng 3 cặp thyristor song song ngược Như vậy, bộ khởi động mềm hoạt động dựa trên việc điều khiển hiệu điện thế lúc khởi động và khi dừng, có nghĩa là trị số hiệu dụng của hiệu điện thế sẽ thay đổi Nếu dừng động cơ thì mọi tín hiệu để kích mở thyristor sẽ bị cắt.

- Khởi động mềm dùng để điều khiển động cơ điện nhằm hạn chế ảnh hưởng trong các trường hợp sụt giảm hiệu điện thế của hệ thống điện, hư hỏng cho hệ thống máy móc và cơ khí, giúp động cơ khởi động và dừng một cách êm ái Ở một số ứng dụng khởi động mềm có chức năng là chống quá tải đột ngột bảo vệ thiết bị, có thể điều khiển momen xoắn theo sát với tải của động cơ điện và tính năng giảm tuyến tính giúp giảm dòng một cách từ từ theo yêu cầu sử dụng.

- Các sơ đồ đấu nối khởi động mềm hạ thế:

- Thứ nhất theo kiểu trực tiếp (In Line) thường khá thông dụng, bộ khởi động mềm được đấu vào nguồn điện, còn đầu ra được kết nối đến động cơ, khởi động mềm có dòng điện lớn hơn hoặc bằng dòng điện định mức của motor.

- Đấu nối trực tiếp khởi động mềm có sẵn contactor bypass.

Hình 3.9: Sơ đồ đấu nối trực tiếp khởi động mềm có sẵn contactor bypass

- Đấu nối trực tiếp khởi động mềm không có sẵn contactor bypass.

Hình 3.10: Sơ đồ đấu nối trực tiếp khởi khởi động mềm không có sẵn contactor bypass.

- Đấu nối trực tiếp một khởi động mềm khởi động nhiều động cơ.

Hình 3.11: Sơ đồ đấu nối trường hợp một khởi động mềm hạ thế khởi động 3 động cơ

- Thứ hai theo kiểu đấu tam giác (Inside Delta) động cơ điện phải bao gồm 6 đầu dây nối, trong đó có 3 đầu được nối với khởi động mềm và 3 đầu còn lại cùng với bộ khởi động mềm được nối vào mạng lưới điện Theo cách này, khởi động mềm cần lựa chọn phải có công suất dòng tối thiểu bằng 58% so với công suất dòng định mức của động cơ.

Hình 3.12: Sơ đồ đấu nối kiểu tam giác

 Một vài lỗi và cảnh báo thường gặp ở khởi động mềm hạ thế

- Phase loss fault: lỗi mất pha

- High current fault: lỗi quá dòng

- Low supply voltage fault: lỗi điện áp vào thấp

- Bad network fault: lỗi truyền thông

- Thyristor overload fault: lỗi quá tải thyristor

- Short circuit fault: lỗi ngắn mạch

- Heatsink overtemperarure fault: lỗi quá nhiệt

- Open circuit thyristor fault: lỗi hỡ mạch do hỏng thyristor

- Faulty usage: lỗi vận hành

- Connection fault: lỗi kết nối

- Current imbalance warning: cảnh báo mất cân bằng dòng giữa các pha

- Overvoltage warning:cảnh báo quá áp

- Under voltage warning: cảnh báo điện áp thấp

- EOL time-to-trip warning: cảnh báo thời gian đến trip do quá tải

- EOL warning: cảnh báo quá tải

- Total Harmonic Distortion (THD) warning: cảnh báo sóng hài

- Voltage imbalance warning: cảnh báo mất cân bằng áp giữa các pha

- Power factor underload warning: cảnh báo quá tải hệ số công suất.

- Current underload warning: cảnh báo quá tải

- Locked rotor warning: cảnh báo rotor bị khóa

- Thyristor overload warning: cảnh báo quá tải thyristor.

- Short circuit warning: cảnh bao ngắn mạch

- Phase loss warning: cảnh báo mất pha.

- Motor runtime warning: cảnh báo thời gian chạy động cơ.

Ứng dụng trong sản xuất

Biến tần Trung Thế là sản phẩm uy tín với chất lượng hàng đầu, sử dụng rộng rãi cho ứng dụng tự động hóa: sắt thép, điện, khai thác than và hóa dầu, máy bơm, quạt, hệ thống băng tải…

- Có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau nhờ vào khả năng điều khiển tốc độ và mô-men xoắn của động cơ điện, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ thiết bị Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể của biến tần hạ thế:

- Điều khiển bơm: Sử dụng trong các hệ thống bơm nước, bơm hóa chất, bơm dầu, giúp điều chỉnh lưu lượng và áp suất theo nhu cầu thực tế, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ bơm khỏi hiện tượng chạy khô hoặc quá tải.

- Điều khiển quạt: Áp dụng trong hệ thống quạt công nghiệp, quạt hút, quạt thổi, giúp điều chỉnh tốc độ quay để tối ưu hóa hiệu suất và giảm tiêu thụ điện.

- Băng tải: Điều khiển tốc độ của băng tải trong các dây chuyền sản xuất, giúp điều chỉnh tốc độ vận chuyển vật liệu theo yêu cầu, tăng hiệu quả sản xuất và giảm hư hỏng

- Máy nén khí: Điều khiển tốc độ quay của máy nén khí, giúp tiết kiệm năng lượng và giảm hao mòn thiết bị.

+ Khởi động máy nén khí, bơm nước, quạt thông gió, băng tải, máy trộn,và các thiết bị khác trong các nhà máy sản xuất, xưởng nhỏ, và các ứng dụng gia đình

+ Khởi động máy nén, quạt và máy bơm trong hệ thống điều hòa không khí và thông gió

+ Khởi động máy trộn bê tông, máy kéo, máy xới đất, và các thiết bị nông nghiệp khác.

+ Khởi động các động cơ lớn trong ngành thép, xi măng, khai thác mỏ, dầu khí, và hóa chất Ví dụ, khởi động các máy nghiền, máy cán, máy bơm lớn, và quạt công suất cao

+ Sử dụng trong các trạm biến áp để khởi động và điều khiển các máy biến áp và các thiết bị liên quan

+ Khởi động các máy phát điện, bơm nước làm mát và các thiết bị phụ trợ khác.

TÌM HIỂU CÁC THIẾT BỊ BIẾN TẦN TRUNG THẾ, HẠ THẾ HÃNG SIEMENS KHỞI ĐỘNG MỀM TRONG KHU LIÊN HỢP

Biến tần trung thế

- Biến tần (Drive) là thiết bị điện tử công suất để sử dụng để khởi động, điều chỉnh tốc độ/moment/vị trí và dừng dộng cơ theo yêu cầu của tải sản xuất Ngoài ra, biến tần có các chức năng giám sát và bảo về động cơ

- Trong KLH cập nhật đến tháng 7/2023 có số lượng lắp đặt 64 tủ, ứng dụng chính cho tải quạt.

 Một số ảnh minh họa về biến tần trung thế trong KLH

Hình 4.1 Biến tần trung thế ABB-ACS580MV

Hình 4.2 Biến tần trung thế Siemens-GH180

Hình 4.3 Biến tần trung thế DHVECTOL của Dongfan Hitachi

Biến tần hạ thế

- Biến tần (Drive) là thiết bị điện tử công suất để sử dụng để khởi động, điều chỉnh tốc độ/moment/vị trí và dừng dộng cơ theo yêu cầu của tải sản xuất Ngoài ra, biến tần có các chức năng giám sát và bảo về động cơ

- Hệ thống biến tần hạ thế chia ra: hệ thống biến tần điều khiển đơn động cơ – SingleDrive (lắp đặt hầu hết ở các nhà máy) và hệ thống biên staanf điều khiển đa động cơ MutilDrive (lắp đặt các NM.CTDAI, NM.QSP, NM.LC, BP.C, NM.LT).

- Biến tần trong KLH chủ yếu các khác hãng ABB, SIEMENS, SCHNEIDER, YASKAWA, và các hãng biến tần khác Số lượng lắp đặt hơn 2000 bộ.

 Một số ảnh minh họa về biến tần hạ thế trong KLH

Hình 4.4 Hãng biến tần sử dụng trong KLH

Hình 4.5 Biến tần của máy bơm nước khu XLN

Hình 4.6 Máy cắt hạ áp

 Mục đích sự dụng hệ biến tần, để ngăn ngừa:

Thiết bị giải quyết được các vấn đề

Khởi động sao tam giác

Sử dụng khởi động mềm

Giảm áp cho xích và vòng bi khi mang kéo tải nặng

Không Trung bình Có Có

Giảm dòng khởi động Không Có Có Có

Dòng điện lúc khởi động

6-8 lần dòng định mức động cơ (gai nhọn dòng điện 20 lần)

Giảm 25% so với khởi động trục tiếp

3-4 lần dòng định mức (tùy theo ứng dụng tải)

1.0-1.2 dòng định mức (tùy theo ứng dụng tải)

Giảm mòn hộp số Không

Không (mang tải lúc khởi động)

Có Có Ảnh hưởng dây chuyền

(đổ, ngã do quán tính)

Các chức năng làm việc: khởi động, dừng và điều chỉnh

Khởi động /điều khiển tốc độ/ moment/ vị trí/dừng

Bảo vệ động cơ, bảo vệ thiết bị

Không Không Có Có Ước tính chi 1 3 6 >12 phí đầu tư ban đầu

Khởi động mềm trung thế

 Chức năng của khởi động mềm Khởi động mềm (Soft start)

- Là thiết bị dùng để hỗ trợ quá trình khởi động của động cơ điện AC Giúp bảo vệ động cơ khỏi hư hại do dòng khởi động lớn và đột ngột, tránh sụt áp hệ thống điện lưới làm hư hại các thiết bị điện khác trên cùng lưới và tránh gây ảnh hưởng về mặt cơ khí.

- Khởi động mềm là khởi động dùng bộ biến đổi điện áp xoay chiều để điều khiển điện áp stato của động cơ bằng cách điều khiển góc kích SCR Thường dùng cho động cơ vừa và lớn, động cơ nhỏ có thể dùng phương pháp khởi động sao tam giác.

 Khởi động mềm thường được sử dụng trong các ứng dụng

- Yêu cầu động cơ tăng tốc và tăng dần momen xoắn khi khởi động hoặc dừng động cơ.

- Hạn chế dòng khởi động cao cho các động cơ lớn để tránh các vấn đề về sụt áp lưới điện hoặc hư hỏng động cơ.

- Kiểm soát tốc độ khởi động để tránh momen xoắn hoặc lực căng đột ngột gây hư hỏng cho các hệ thống cơ khí như băng tải, hệ thống dẫn động bằng dây đai, bánh rang, khớp nối,…

- Ứng dụng động cơ bơm để tránh tăng áp đột ngột khi bắt đầu bơm, gây búa nước làm vỡ đường ống.

 Phân loại khởi động mềm

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng khởi động mềm khác nhau Tùy vào nhu cầu công việc khác nhau mà người sử dụng lựa chọn hãng sản xuất, cũng như công suất khởi động mềm phù hợp.

Nhưng nhìn chung về mặt điện áp người ta phân khởi động mềm thành 2 loại cơ bản như sau:

- Khởi động mềm hạ thế.

- Khởi động mềm trung thế.

Hình 4.7 Khởi động mềm trung thế hãng Solcth

Hình 4.8 Khởi động mềm trung thế hãng Big Pawer

Khởi động mềm hạ thế

 Chức năng của khởi động mềm:

- Khởi động mềm (Soft start) là thiết bị dùng để hỗ trợ quá trình khởi động của động cơ điện AC Giúp bảo vệ động cơ khỏi hư hại do dòng khởi động lớn và đột ngột, tránh sụt áp hệ thống điện lưới làm hư hại các thiết bị điện khác trên cùng lưới và tránh gây ảnh hưởng về mặt cơ khí.

- Khởi động mềm là khởi động dùng bộ biến đổi điện áp xoay chiều để điều khiển điện áp stator của động cơ bằng cách điều khiển góc kích SCR Thường dùng cho động cơ vừa và lớn, động cơ nhỏ có thể dùng phương pháp khởi động sao tam giác.

 Khởi động mềm thường được sử dụng trong các ứng dụng:

- Yêu cầu động cơ tăng tốc và tăng dần momen xoắn khi khởi động hoặc dừng động cơ.

- Hạn chế dòng khởi động cao cho các động cơ lớn để tránh các vấn đề về sụt áp lưới điện hoặc hư hỏng động cơ.

- Kiểm soát tốc độ khởi động để tránh momen xoắn hoặc lực căng đột ngột gây hư hỏng cho các hệ thống cơ khí như băng tải, hệ thống dẫn động bằng dây đai, bánh răng, khớp nối,…

- Ứng dụng động cơ bơm để tránh tăng áp đột ngột khi bắt đầu bơm, gây búa nước làm vỡ đường ống.

 Phân loại khởi động mềm:

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng khởi động mềm khác nhau Tùy vào nhu cầu công việc khác nhau mà người sử dụng lựa chọn hãng sản xuất, cũng như công suất khởi động mềm phù hợp. a Dựa vào điện áp cấp:

- Khởi động mềm hạ thế

- Khởi động mềm trung thế

Hình 4.9: Khởi động mềm hạ thế hãng ABB

Hình 4.10: Khởi động mềm hạ thế hãng Schneider

TÌM HIỂU NGUYÊN LÍ THIẾT BỊ ĐO (CHÊNH ÁP, ÁP SUẤT, LƯU LƯỢNG)

Nguyên lí thiết bị đo

Hình 5.1: Cấu tạo chiết áp

+ Để đo được chênh áp, chúng ta phải dùng các thiết bị đo chênh áp Những thiết bị này phải có 2 đầu sau đó trừ đi để ra độ chênh lệch áp suất.

+ Thiết bị đo chênh áp sẽ được lắp ở 2 môi trường khác nhau để đo chênh áp cho 2 môi trường đó

+ Để đo chênh áp chính xác chúng ta cần xác định được các điểm đo sao cho đúng để chọn được sự chênh lệch áp suất cần đo Việc chọn sai các vị trí đo dẫn đến gay sai lệch trong quá trình đo chênh áp.

Hình 5.2: Cấu tạo áp suất

Pe: Áp suất đầu vào

Cảm biến siemens trả về tín hiệu 4-20mA, có giao thức HART

+ Áp suất được truyền lên trong khoảng ren kết nối

+ Sau ấy được nén trong ống Bourdon

+ Lúc áp suất nâng cao làm ống Bourdon giãn nở ra theo chiều ngược kim đồng hồ

+ Phê duyệt những cơ cấu truyền động sự giãn nở ống bourdon làm cho kim đồng hồ quay.

+ Dựa vào những vạch chia trên mặt hiển thị của đồng hồ chúng ta biết được thang đo của áp suất tại vị trí cần đo

+ Chúng ta thấy rằng đồng hồ đo áp suất hoạt động tương đối là đơn giản. Điều quan yếu nhất của đồng hồ đo áp suất là độ chính xác và tính an toàn lúc sử dụng Ống Bourdon càng cứng điều đó với nghĩa rằng đồng hồ màng áp suất càng lớn và ngược lại.

+ Chúng ta lưu ý rằng, đồng hồ áp suất âm ống Bourdon sẽ có áp suất -1…0 bar hoặc -760mmHg – 0 mmHg & chiều hoạt động ống Bourdon ngược lại so có đồng hồ áp suất thường ngày tính từ lúc 0 bar.

- Tổng quan về thiết bị Đồng hồ đo lưu lượng là thiết bị được chế tạo với khả năng đo dòng chảy của chất lỏng chạy qua trong đường ống, các kênh mương Với ứng dụng trên, đồng hồ đo lưu lượng nước được chế tạo với nhiều loại, phổ biến với các nguyên lý sau đây: Đồng hồ cơ, đồng hồ đo lưu lượng dạng điện từ, đồng hồ đo lưu lượng theo nguyên lý siêu âm, …

Trong KLH sản xuất gang Thép Hòa Phát Dung Quất với các ứng dụng đo lưu lượng giám sát lượng nước làm mát cho máy móc thiết bị trong dây chuyền các NM và đo lưu lượng tính tiêu hao cho các NM sử dụng nước từ XLNTT NM.CĐ cấp cho các NM khác nhau trong KLH Loại đồng hồ được sử dụng phổ biến nhất là 2 loại sau: đồng hồ đo lưu lượng dạng điện từ và ĐHĐLL siêu âm

Với đồng hồ đo lưu lượng điện từ được cấu tạo như sau: Cấu tạo của cảm biến được chia làm 2 phần chính:

- Phần cảm biến: Là bộ phận nhận tín hiệu lưu lượng, thực hiện chuyển đổi và truyền tín hiệu về khối xử lý Tùy thuộc vào loại cảm biến mà tín hiệu lưu lượng được chuyển sang dạng tín hiệu điện trở, điện dung, điện cảm, dòng điện, … và gửi về khối xử lý.

Hình 5.3: Cảm biến đo lưu lượng dạng điện từ optiflux 2000

- Đồng hồ hiển thị: Có chức năng nhận các tín hiệu từ khối cảm biến thực hiện các xử lý để chuyển đổi các tín hiệu đó sang dạng tín hiệu tiêu chuẩn trong lĩnh vực đo lưu lượng như tín hiệu ngõ ra điện áp 4 - 20 mA (tín hiệu thường được sử dụng nhất), 0 - 5 VDC, 0 - 10 VDC, 1 - 5 VDC.

Hình 5.4: Đồng hồ hiển thị IFC300

+ Thiết bị đo lưu lượng nước theo nguyên lý lưu lượng điện từ:

Hình 5.5: Nguyên lý đo đồng hồ lưu lượng dạng điện từ

Cảm biến lưu lượng dạng điện từ hoạt động dựa vào định luật Faraday và được dùng để đo dòng chảy của chất lỏng có tính dẫn điện Hai cuộn dây điện từ để tạo ra từ trường (B) đủ mạnh cắt ngang mặt ống chất lỏng Theo định luật Faraday, khi chất lỏng chảy qua đường ống sẽ sinh ra một điện áp cảm ứng Điện áp này được lấy ra bởi 2 điện cực đặt ngang đường ống Tốc độ của dòng chảy tỷ lệ trực tiếp với biên độ điện áp cảm ứng được.

Hình 5.6: Đồng hồ Optiflux2050C tại trạm xử lý nước sản xuất

Thiết bị đo lưu lượng nước theo nguyên lý siêu âm:

Hình 5.7: Nguyên lý đồng hồ đo lưu lượng dạng siêu âm

Lưu lượng kế siêu âm (Ultrasonic Flow meter) hoạt động dựa theo sự thay đổi của sóng siêu âm truyền trong môi chất Thời gian thay đổi khi vật mang âm thanh đang chuyển động, trên thực tế, nó là tổng của vận tốc âm thanh trong môi chất đo và vận tốc môi chất đo Tính năng này được sử dụng trong lưu lượng kế siêu âm.

GIỚI THIỆU CÁC THIẾT BỊ HIỆN CÓ TẠI KHU CHẾ TẠO CƠ KHÍ

Giới thiệu về công nghệ CNC

Công nghệ CNC có nghĩa là điều khiển số bằng máy tính và còn là việc ứng dụng máy tính cùng các phần mềm máy tính vào việc điều khiển máy móc cơ khí Điều đó, giúp gia tăng độ chính xác và rút ngắn thời gian hoàn thành công việc Công nghệ này thường được ứng dụng vào các loại máy tạo thành hình sản phẩm như máy phay, máy in, máy mài, máy tiện,…

Công nghệ cắt CNC là việc sử dụng phần mềm máy tính để có thể điều khiển hoạt động của máy cơ khí trong việc gia công cũng như tạo hình các chi tiết và bộ phận máy móc thiết bị Trước đây, các loại máy móc cũ thường hoạt động nhờ vào bánh xe và đòn bẩy nhưng nó lại giúp con người hoàn thành các công việc vô cùng đơn giản với độ chuẩn xác không hề cao.

Tuy nhiên, máy CNC hoạt động dựa vào sự điều khiển của các chương trình máy tính để có thể thực hiện các công việc phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cao.

Các loại máy cắt công nghệ CNC phổ biến Đối với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày nay xuất hiện nhiều các loại máy móc ứng dụng công nghệ CNC Từ đó, giúp việc chế tạo cơ khí đơn giản hơn và an toàn hơn Các loại máy tham gia vào các công đoạn chế tạo cơ khí cùng một số loại máy CNC phổ biến như:

- Máy tiện CNC: Bao gồm hai bộ phận chính là một bộ phận cố định phôi và một bộ phận lắp dụng cụ cắt di chuyển giúp tạo thành các đường cát tại các vị trí khác nhau.

- Máy phay CNC: Đây là loại máy sử dụng dao cắt quay tròn để có thể loại bỏ vật liệu khỏi phôi bao gồm hai loại nằm ngang và nằm dọc Tuy nhiên, dao cắt được điều khiển bằng phần mềm máy tính và di chuyển theo các hướng khác nhau để cắt gọt đồ vật.

- Máy mài CNC: Sử dụng để mài dao cùng với các bộ phận dao cắt của máy công nghiệp Loại máy này sử dụng với các loại vật liệu có độ cứng cao cùng các vật liệu dễ vỡ với khả năng xử lý chính xác cao.

- Máy khoan CNC: Được chế tạo bởi nhiều kích thước khác nhau thích hợp với kích thước vật cần khoan Ngoài ra, nó còn có thể khoan nhiều loại vật liệu khác nhau và khoan ở nhiều vị trí khác nhau.

- Máy cắt CNC: Loại máy này nhờ điều khiển bằng chương trình máy tính và máy cắt CNC có độ chính xác khá cao Từ đó, tạo ra những nát cắt vô cùng gọn gàng và đúng vị trí cũng như tốc độ cắt nhanh chóng.

Các thiết bị hiện có tại khu cơ khí

CNC là hệ thống lập trình tự động điều khiển bằng máy tính Máy cắt CNC Plasma là thiết bị hoạt động dựa trên quá trình số hóa, hệ thống điều khiển tự động sẽ di chuyển mỏ cắt theo bản vẽ mẫu đã được cài đặt sẵn trên máy tính Nhờ đó, loại máy cắt này có thể giúp quá trình cắt khắc kim loại trở nên nhanh chóng hơn nhưng vẫn đảm bảo được độ chính xác của sản phẩm cuối cùng

Máy cắt CNC Plasma thường được sử dụng để cắt các tấm vật liệu kim loại như: Đồng, inox, nhôm, thép đen… Đặc biệt, loại máy cắt này còn có khả năng gia công kim loại với độ dày hơn 10mm với độ chính xác cao.

Hình 6.1: Máy cắt CNC Plasma

Cấu tạo chung máy CNC Plasma

Hệ thống Máy cắt CNC Plasma bao gồm các bộ phận cơ bản: Bộ nguồn năng lượng, mạch khởi động hồ quang, đầu cắt.

Sử dụng nguồn điện một chiều (240 - 400 VDC) để cung cấp năng lượng cho toàn bộ hệ thống máy cắt Điện áp của dòng điện sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ dày của tấm vật liệu cần cắt và tốc độ cắt

 Mạch khởi động hồ quang: Điện áp xoay chiều (5000 - 10000V) với tần số 2MHz được tạo ra từ một bộ phát có tần số cao Điện áp này được sử dụng cho quá trình ion hóa hỗn hợp khí trơ và tạo ra chùm tia Plasma bên trong đầu cắt

Bộ phận này chứa vòi phun và điện cực nén Tại đây, tia Plasma sẽ được duy trì và phóng ra bên ngoài khi cần gia công sản phẩm

Giới thiệu về máy phay CNC là một thiết bị công nghiệp hiện đại được sử dụng rộng rãi trong quá trình gia công cơ khí Điều khiển bởi các chương trình máy tính chính xác, máy phay CNC có khả năng tạo ra các chi tiết cơ khí với độ chính xác cao và hiệu suất tối ưu.

Máy phay CNC là một loại máy công cụ được điều khiển bằng chương trình máy tính (CNC – Computerized Numerical Control) nhằm thực hiện các thao tác phay trên vật liệu Trong quá trình gia công, dao phay chuyển động theo đường đi được lập trình sẵn để cắt gọt vật liệu và tạo ra biên dạng mong muốn.

Các nguyên công phay phổ biến trên máy phay bao gồm: phay mặt, phay rãnh, phay hốc Ngoài ra, máy phay cũng có thể thực hiện khoan, mài, taro ren, vát mép, cắt bánh răng…

Cấu tạo chung máy phay CNC

Cấu tạo cũng là một trọng được quan tâm nhất khi giới thiệu về máy phay CNC. Theo đó, cấu tạo máy phay CNC tùy từng loại sẽ khác nhau, tuy nhiên, đa số mỗi loại máy đều gồm những bộ phận chính sau đây:

 Bộ thay dao tự động

Máy tiện CNC được sử dụng rất phổ biến trong quá trình gia công tạo hình các chi tiết tròn xoay, hầu như các xưởng cơ khí hiện nay đều được trang bị máy này nhằm giảm thiểu chi phí nhân công, tăng cường độ chính xác của sản phẩm trong sản xuất hàng loạt.

Cấu tạo chung máy tiện CNC

 Thân máy: Đây là bộ phận quan trọng nhất của máy tiện CNC, nó có vai trò làm chân đế của toàn bộ máy Nhiệm vụ của thân máy là làm vị trí gắn kết giữa các bộ phận của máy tiện CNC.

Do đó, phần thân máy sẽ cần được làm bằng các vật liệu cứng, chắc chắn và có khả năng chịu nhiệt,chịu lực tốt Thông thường, chất liệu để làm thân máy sẽ là vật liệu gang cường lực.

Bộ phận này được sử dụng với mục đích là gắn và di chuyển dao tiện theo phương ngang và phương dọc.

Bộ phận này còn được gọi là bộ điều khiển trung tâm PLC Đây được coi là trung tâm của các máy tiện CNC Bởi mọi hoạt động cắt, tiện vật liệu sẽ được cài đặt và xử lý ở bộ điều khiển trung tâm.

Trong một hệ thống PLC sẽ bao gồm tất cả các chương trình cài đặt và hướng dẫn CNC Các nhân viên sẽ vận hành máy dựa trên bảng điều khiển này.

Có nhiệm vụ chính là giữ phôi Nó được gắn ở trên trục chính.

Với chức năng là thực hiện chuyển động quay tròn của phôi.

 Ụ động: Đây là vị trí mà bạn có thể lắp đầu chống tâm khi lắp mũi khoan hoặc tiện trục dài khi thực hiện khoan tâm trên trục Về cấu tạo, Ụ động sẽ di chuyển dựa theo dọc trục Z của máy tiện.

Bộ phận này có nhiệm vụ giúp xoay mâm cặp Bạn nên lựa chọn loại động cơ truyền động AC Servo Fanuc đít đỏ cao hơn đời đít vàng.

KHÍ CỤ ĐIỆN

Khí cụ điện

Aptomat là một loại thiết bị điện tử được sử dụng để bảo vệ mạch điện khỏi các sự cố gây ra bởi quá tải hoặc ngắn mạch Aptomat được sử dụng phổ biến trong các hệ thống điện công nghiệp và dân dụng để đảm bảo an toàn và độ tin cậy cho hệ thống điện Aptomat là từ viết tắt của cụm từ “automatic protection switch” trong tiếng Anh, có nghĩa là công tắc bảo vệ tự động.

Aptomat được phân chia ra nhiều loại theo chức năng, hình dạng, kích thước khác nhau như: MCB, MCCB, RCBO, ELCB,… Mỗi loại aptomat đều có các đặc điểm sử dụng và dòng cắt mạch khác nhau phù hợp với từng nhu cầu sử dụng. a Cấu tạo

Aptomat có cấu tạo gồm các bộ phận chính như: tiếp điểm, hồ quang dập tắt, bộ phận truyền động, móc bảo vệ…

Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, sau cùng là tiếp điểm chính Khi cắt mạch thì ngược lại, tiếp điểm chính mở trước, đến tiếp điểm phụ, cuối c ùng là tiếp điểm hồ quang Như vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ được tiếp điểm chính để dẫn điện Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy lan vào làm hư hại tiếp điểm chính.

Hình 7.1: Cấu tạo aptomat b Nguyên lý hoạt động Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, aptomat được giữ ở trạng thái đóng tiếp điểm nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một cụm tiếp điểm động Bật aptomat ở trạng thái

ON, với dòng điện định mức nam châm điện 5 và phần ứng 4 không hút.

Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện 5 sẽ hút phần ứng 4 xuống làm bật nhả móc 3, móc 5 được thả tự do, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của aptomat được mở ra, mạch điện bị ngắt.

Hình 7.2: Nguyên lý hoạt động

7.1.2 Cầu chì. a Cấu tạo cầu chì Để hiểu rõ hơn về phần tử giúp bảo vệ mạch điện này, chúng tôi xin cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về cấu tạo của cầu chì như sau:

Phần tử ngắt mạch: Là bộ phận chính của cầu chì, cảm nhận được giá trị dòng điện khi đi qua Phần tử ngắt mạch thường được làm từ chất liệu bằng bạc, đồng có giá trị điện trở suất nhỏ, có hình dạng dây tiết diện tròn hoặc băng mỏng.

Phần thân: Được làm từ chất liệu cách điện như thủy tinh, gốm sứ có độ bền cơ khí cao, độ bền nhiệt và chịu được sự thay đổi đột ngột mà không hư hại.

Vật liệu lắp đầy: Được thiết kế bao quanh phần tử ngắn mạch trong thân cầu chì, có khả năng hấp thụ năng lượng do hồ quang sinh ra và đảm bảo tính cách điện khi xảy ra ngắn mạch.

Các đầu nối: Có nhiệm vụ cố định cầu chì trên các thiết bị đóng ngắt, dẫn điện và tiếp xúc điện tốt.

Hình 7.3: Cấu tạo cầu chì b Nguyên lý hoạt động

Cầu chì có nguyên lý hoạt động dựa trên sự tự chảy hoặc uống cong để tách rời mạch điện nếu cường độ dòng điện tăng lên bất ngờ Khi dòng điện đi qua, lượng nhiệt cao sẽ sinh ra chạy qua vật dẫn Đặc tính cơ bản của cầu chì phụ thuộc dòng điện chạy qua và thời gian chảy đứt Trong đó, đường A-S phải thấp hơn các đặc tính của đối tượng bảo vệ.

- Khi mạch điện hoạt động bình thường, dòng điện chạy qua cầu chì, nhiệt lượng tỏa ra môi trường không gây sự nóng chảy Sự cân bằng nhiệt này không khiến phá hỏng các phần tử, thiết bị trong mạch.

- Khi xuất hiện ngắn mạch, điện ngắn mạch lớn hơn với dòng điện định mức, phá vỡ sự cân bằng trên cầu chì, nhiệt năng tăng cao dẫn tới phần tử ngắn mạch của cầu chì bị nóng chảy là hở mạch ở 2 đầu.

- Sự phá hủy cầu chì được phân làm 2 giai đoạn khác nhau:

- Tiền hồ quang: Khi ngắn mạch xuất hiện, thời gian làm chảy cầu chì và phát sinh hồ quang điện Khoảng thời gian này phụ thuộc vào dòng điện khi sự cố xảy ra và khả năng cảm biến của cầu chì.

- Phát sinh hồ quang: Được tính từ khi hồ quang phát sinh cho đến khi được dập tắt hoàn toàn, năng lượng do hồ quang tạo ra sẽ làm nóng chảy chấy đầy, điện áp ở 2 đầu cầu chì được khôi phục, hở mạch.

Hình 7.4: Nguyên lý hoạt động

Rơle nhiệt là một loại khí cụ điện để bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi bị quá tải, thường kết hợp với Contactor Nó được dùng ở điện áp xoay chiều đến 500V, tần số 50Hz Một số kết cấu mới của rơle nhiệt có dòng điện định mức đến 150A, có thể dùng ở lưới điện một chiều có điện áp đến 440V Rơle nhiệt được đặt trong tủ điện, trên bảng điện, trước hoặc sau bộ phận bắt dây dẫn Rơle nhiệt không tác động tức thời theo trị số dòng điện vì nó có quán tính nhiệt lớn, phải có thời gian để phát nóng Do đó nó chỉ tác động sau vài giây đến vài phút khi bắt đầu có sự cố Vì vậy nó không thể dùng để bảo vệ ngắn mạch Thường khi dùng rơle nhiệt bảo vệ quá tải, ta phải dùng kèm cầu chì loại

"aM" để bảo vệ ngắn mạch.

Hình 7.5: Ảnh minh họa role nhiệt a Cấu tạo:

QUY TRÌNH BẢO TRÌ TỦ ĐIỆN

Tổng quan về thiết bị

8.1.1 Cấu trúc cơ bản của tủ điều khiển

Hình 8.1: Cấu trúc cơ bản của tủ điều khiển

Cấu trúc cơ bản tủ điều khiển gồm các phần chính sau:

- Hệ thống phụ trợ: Chiếu sang, quạt làm mát

- Các phần tử trong mạch điều khiển.

- Hệ thống chỉ thị và lựa chọn chế độ làm việc: Đèn chỉ thị nguồn, đèn chỉ thị trạng thái làm việc, màn hình HMI, các công tất chọn chế độ, nút nhấn làm việc

- Hệ thống cáp điện động lực, cáp điện điều khiển, cáp điện tín hiệu

8.1.2 Mô tả về tủ điều khiển

Tủ điện điều khiển bao gồm nhiều loại tủ điện điều khiển khác nhau như: Tủ điều khiển điện phân phối, tủ bù hạ thế, tủ chuyển đổi nguồn ATS, tủ tụ bù, tủ điều khiển động cơ khởi động mềm, tủ điều khiển động cơ khởi động sao/tam giác Mỗi loại tủ điện công nghiệp đều có những chức năng khác nhau nhưng một điều có thể thấy là vỏ tủ được thiết kế cách điện một cách cẩn thân, an toàn cho người sử dụng.

Tủ điện điều khiển có nhiều loại tủ điện điều khiển khác nhau Nên các thiết bị bên trong tù điều khiển cũng khác nhau như:

- Tủ điện điều khiển PLC: Gồm các PLC, no le trung gian, thiết bị đóng cắt aptomat, thiết bị giám sát nhiệt độ tủ,

- Tủ điện điều khiển chiếu sáng: Gồm thiết bị đóng cắt aptomat, nút nhấn, công tắc

- Tủ điện điều khiển bơm, động cơ: Thiết bị đóng cắt aptomat, nút nhấn, các loại rơle bảo vệ,

Chuẩn bị công việc

8.2.1 Xác nhận công việc và yêu cầu an

Bất kỳ công việc bảo trì, bảo dưỡng nào đều phải thực hiện theo lịch bảo trì, bảo dưỡng đã được phê duyệt KTV phụ trách bảo trì và nhân viên bảo trì, bảo dưỡng được phân công công việc phải kiểm tra cẩn thận các yêu cầu về công việc và thực hiện các yêu cầu sau:

- Thông báo với CNVH trước khi tiến hành công việc

- Treo biển cảnh báo trước khi thực hiện BT.

- Luôn luôn giữ liên lạc với CNVH.

- Kiểm tra ID, Tag name của thiết bị.

- Kiểm tra bảng thông số kỹ thuật và loại tủ điều khiển

- Xác định lối thoát trong trường hợp khẩn cấp.

- Xác nhận và nhận các lời khuyên, cảnh báo tử CNVH.

- Nếu công việc bảo trì có rủi ro cao thì hãy thảo luận về kế hoạch dự phỏng để đưa ra biện pháp an toàn nhất.

- Đọc kỹ tài liệu liên quan như bản vẽ sơ đồ một sợi, sơ đồ đấu nối

- Không vận hành hoặc thực hiện các công việc bảo trì não ngay cả khi nắp tủ đã được mỏ không thuộc phạm vi cho phép.

- Tiến hành các cuộc họp giao ban với các CNBT về các nội dung: Mục đích công việc, nội dung công việc, thời gian dự kiến hoàn thành và các biện pháp an toàn khi tiến hành bảo trì.

* Một số nguyên tắc an toàn khi sử dụng thiết bị điện cần ghi nhớ

- Không chạm vào chỗ đang có điện trong nhà như: Ở cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy, chỗ nổi dậy, dây điện trần, để không bị điện giật chết người

- Tiết diện dây đủ lớn để dây điện không bị quá tải gây chạm chập, phát hoả áy chạm chập, phát hoả

- Phải lắp cầu dao hay aptomat ở đầu đường dây điện chính ở đầu mỗi nhánh dây phụ và lắp cầu chỉ ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có chạm chập, hoặc quá tải, ngăn ngừa phát hoả do điện

- Khi sử dụng các công cụ điện cầm tay (máy khoan, máy mài ) phải mang găng tay cách diễn ba thể để không bị điện giật khi công cụ bị rò điện.

- Không đóng cầu dao, bật công tắc điện khi tay ướt, chân không mang dép, đứng nơi ẩm ướt để không bị điện giật Khi sửa chữa các thiết bị điện cần cắt cầu dao điện và treo biển cấm cắm điện.

- Không để trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần đồ vật dễ cháy nổ Đồng thời không sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng trong có chất lượng kém vì rất dễ gây chạm chập, rò điện và phát hoả.

- Nếu bảo trì, hay sửa chữa các thiết bị điện mà không chắc chắn về độ an toàn hoặc không có đầy đủ dụng cụ bảo hộ thì không được tham gia vào quá trình bảo trì bảo dưỡng thiết bị.

8.2.2 Thiết bị và bảo hộ cá nhân đặc biệt khi bảo trì

- Các KTV, CNBT trực tiếp tham gia bảo trì yêu cầu phải trang bị đầy đủ bảo hộ như: mũ, giày, gang tay cách điện

- Luôn luôn trang bị máy cảnh báo CO để bảo vệ cá nhân khi bảo trì ở các khu vực có khi CO.

- Phải đeo găng tay phù hợp với công việc bảo trì hoặc tiếp xúc với các vật nóng, lạnh.

- Phải đeo nút bịt tai khi BT ở khu vực có độ ồn cao.

- Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ để thực hiện quá trình bảo trì

- Hãy nhận biết các mối tiềm ẩn khi bảo trì ở các khu vực có đường ống dẫn khí

- Phải đeo găng tay cao su cách điện, đi ủng cách điện đội mũ khi làm việc ở khu vực có điện.

- Đeo giây an toàn khi làm việc trên khu vực cao.

- Phải đảm bảo các tủ đã được ngắt điện trước khi thực hiện bảo trì.

8.2.3 Phòng ngừa ảnh hưởng môi trường

Các công việc bảo trì phải thực hiện đúng theo quy định, yêu cầu và dùng tiêu chuẩn để bảo vệ môi trường.

- Vệ sinh khu vực TĐ ĐK trước và sau khi thực hiện bảo trì.

- Không xả các chất lỏng độc hại, dầu mỏ ra biển Sử dụng các phương pháp đã được phê duyệt để Xà các chất lỏng độc hại, đầu mối

- Tập hợp tất cả các vật liệu sử dụng trong quá trình bảo trì, những vật liệu không sử dụng nữa di chuyển và tập kết ở khu vực tiếng

8.2.4 Thiết bị và dụng cụ cần trang bị

Ngoại trừ các thiết bị và công cụ thông thường thì các thiết bị sau đây có thể cần thiết cho quá trình bảo trì, bảo dưỡng.

- Đồng hồ đo cách điện

- Đồng hồ thứ tự pha

- Thiết bị đo nồng độ khi CO

- Thiết bị liên lạc (Bộ dầm).

- Thiết bị vệ sinh tủ nhất máy hút bụi

- Hộp dụng cụ báo trì

Các thiết bị dụng cụ phải đảm bảo hoạt động tốt và được hiệu chuẩn đúng.

Thực hiện công việc

 Thông báo cho CBNV trước khi bắt đầu thực hiện công việc bảo trì Bộ đàm phải được giữ để liên lạc với CBNV Treo biển cảnh báo ở đầu tủ cấp nguồn trong quá trình bảo trì tủ điều khiển nếu như cần đóng cắt nguồn cho TĐ.ĐK

 Xác nhận rằng không có cảnh báo nào được kích hoạt

 Kiểm tra bề mặt của TĐ.ĐK

 Kiểm tra tiếng ồn và mùi bất kỳ của tủ

 Kiểm tra ghi lại các giá trị đo lường hiển thị trên TĐ.ĐK

 Kiểm tra các đèn báo hiệu, đèn cảnh báo ở tủ (như đèn báo sự cố trên biến tần )

 Kiểm tra các trạng thái trên màn hình HMI (nếu như TĐ.ĐK có màn hình HMI)

 Thông báo ngay lập tức tình trạng của tủ cho bảo trì và CNVH

 Các công việc đã kiểm tra phải ghi chép vào “BM.09.16 Sổ theo dõi tình trạng thiết bị hằng ngày”.

 Trong quá trình kiểm tra, phát hiện sự cố hoặc các tiềm ẩn sự cổ, tiến hành khắc phục tạm thời và ghi chép vào “BM.09.12 Số giao nhận kíp kiểm tra/sửa chữa thiết bị” và báo cáo lên KTV của BP NM để thực hiện nghiệp vụ “Bảo trì khi sự cố” hoặc lập kế hoạch “Bảo trì nguội cơ hội”.

8.3.2 Bảo trì phòng ngừa định kỳ/nguội cơ hội/trung tu, đại tu

Cấp độ công việc bảo trì tủ điều khiển

- Vệ sinh, thổi bụi tủ điều khiển.

- Kiểm tra bề mặt của tủ điện điều khiển.

- Kiểm tra tiếng ồn và mùi bất kỳ của tủ.

- Kiểm tra các đèn báo hiệu, đèn cảnh báo ở tù (như đèn báo sự cố trên biến tần )

- Kiểm tra các trạng thái trên màn hình HMI (nếu như tủ điện điều khiển có màn hình HMI)

- Kiểm tra và ghi lại các thông số đo lường hiển thị trên tủ điện điều khiển Nếu thấy có thông số nào bất thường thì báo ngay cho KTV để tìm nguyên nhân khắc phục.

- Kiểm tra các cầu đấu, thay thế đầu cos, giắc cắm rỉ sét, hỏng.

- Tiến hành lau chùi vỏ, kiểm tra tình trạng của các đèn báo và các biển chỉ dẫn xem có bị bong không.

- Kiểm tra và làm sạch tất cả các tiếp điểm lực

- Kiểm tra và điều chỉnh hoạt động thiết bị đóng cắt, bảo vệ.

- Thay các tiếp điểm, các vật tư, các thiết bị đóng cắt nếu các thiết bị đó không đảm bảo.

- Kiểm tra ốc vít, đầu cos xem có bị lỏng hay rỉ sét gì không, nếu có thì cần siết lại hoặc thay thế

- Kiểm tra xem cáp điều khiển, cáp lực, cáp tiếp địa, có bị tróc vỏ, vết nứt hay biến dạng gì không Sửa chữa, thay thế lại dây khi cần thiết

- Kiểm tra thí nghiệm lại thanh cái (nếu có)

Bảo trì ng ngừa định kỳ

Công việc do tổ bảo trì định kỳ thực hiện.

- Thông báo cho CNVH trước khi bắt đầu thực hiện công việc | bảo trì Bộ đàm phải được giữ để liên lạc với CNVH Treo biển cảnh báo ở đầu tủ cấp nguồn trong quá trình bảo trì tủ điều khiển nếu như cần đóng cắt nguồn cho tủ điện điều khiển.

- Thực hiện các công việc được mô tả trong “BM.09.39 Lịch bảo dưỡng thiết bị định kỳ hằng tuần” (cấp TĐ.ĐK.01, TD.DK.02)

- Các công việc đã thực hiện phải ghi chép vào “BM.09.13 Sổ bảo trì, sửa chữa thiết bị định kỳ”

- Trong quá trình bảo trì phòng ngừa định kỳ, phát hiện sự cố hoặc các tiềm ẩn sự cố, tiến hành khắc phục tạm thời và ghi chép vào sổ và báo cáo lên KTV của BP NM để thực hiện nghiệp vụ “Bảo trì khi sự cố” hoặc lập kế hoạch “Bảo trì nguội cơ hội”.

- Những công việc đã thực hiện, KTV phụ trách trực tiếp ghi nhận vào phần mềm SAP

Bảo trì nguội cơ hội

Thực hiện khi dừng thiết bị do các sự cố thiết bị công nghệ khác gây ra Những công việc thực hiện được mô tả bên dưới và các công việc được lập trong kế hoạch bảo trì nguội cơ hôi.

- Thông báo cho NVVH được biết sẽ tiến hành bảo trì bảo dưỡng tủ điều khiển nào, nội dung công việc và khoảng thời gian bao lâu để họ chủ động công việc NVVH sẽ thông báo cho các bên liên quan Treo bảng cấm đóng điện.

- Thực hiện các công việc có mã cấp độ: TĐ.ĐK.03, tùy vào tình hình hoạt động của thiết bị mà có thể thực hiện thêm cấp độ bảo trì TĐ.ĐK.01, TĐ.ĐK.02

- Thực hiện các công việc được lập trong kế hoạch “Bảo trì nguội cơ hội”.

- Các công việc đã kiểm tra phải ghi chép vào “BM.09.13 Sổ bảo trì/sửa chữa thiết bị định kỳ”.

- Những công việc đã thực hiện, KTV phụ trách trực tiếp phải ghi nhận vào phần mềm SAP.

Bảo trì trung tu, đại tu

Thực hiện kế hoạch trung tu, đại tu hằng năm.

- Thông báo cho CNVH trước khi bắt đầu thực hiện công việc bảo trì Bộ đàm phải được giữ để liên lạc với CNVH Treo biên cảnh báo ở đầu tư cấp nguồn trong quá trình bảo trì tu điều khiển nếu như cần đóng cắt nguồn cho TĐ.ĐK

- Thực hiện các công việc có cấp độ TĐ.DK.04 Tùy vào tình hình hoạt động của thiết bị mà có thể thực hiện thêm cấp độ bảo trì TĐ.ĐK.01, TĐ.ĐK.02, TĐ.ĐK.03

- Các công việc đã kiểm tra phải ghi chép vào “BM.09.13 Sổ bảo trì/sửa chữa thiết bị định kỳ”.

- Những công việc đã thực hiện, KTV phụ trách trực ghi nhận vào phần mềm SAP.

8.3.3 Kiểm tra chức năng sau khi bảo trì

- Thông báo cho CNVH trước khi bắt đầu công việc Bộ đàm phải được giữ để liên lạc với CNVH

- Tháo bỏ tất cả thiết bị tạm thời, biển cảnh báo bảo trì Chú ý: Đảm bảo rằng thiết bị đã sẵn sàng đưa vào vận hành

- Vệ sinh khu vực bảo trì gọn gàng

- Khi kiểm tra toàn bộ thiết bị của TĐ.ĐK thì báo với CNVH và tiến hành đóng điện cho TĐ.ĐK

- Kiểm tra tất cả các thiết bị như nút chuyển mạch, công tắc, đèn, nút nhấn, đèn gia nhiệt, và quan sát hoạt động có đúng như trình tự nguyên lý không.

- Kiểm tra tất cả giá trị hiển thị như điện áp, dòng, và xác nhận các điểm Zero nếu yêu cầu

- Kiểm tra quạt thông gió có hoạt động không

- Kiểm tra các đèn báo hiệu, đèn cảnh báo xem có sáng không

- Kiểm tra chứng năng của rơle xem cài đặt theo đúng với hướng dẫn của nhà sản xuất hay chưa Điều chỉnh hoặc thay thế nếu cần thiết

- Kiểm tra khóa liên động, đóng cắt theo sơ đồ nguyên lý Sửa chữa cải tạo nếu cần thiết

- Tiến hành kiểm tra các đặc tính kỹ thuật

TÌM HIỂU VỀ CÁC BƯỚC BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG TỦ ĐIỆN BIẾN TẦN TRUNG THẾ HẠ THẾ

Bảo trì bảo dưỡng tủ điện trung thế

Bảo trì bảo dưỡng nâng cao tuổi thọ thiết bị, đồng thời để phát hiện được các nguy cơ mất an toàn với con người và thiết bị Khi kiểm tra thiết bị hàng ngày, định kì tốt giúp thiết bị hoạt động an toàn tin cậy và năng cao năng suất lao động giảm sửa chữa.

 Tổng quan về tử điện trung thế

- Tủ điện trung thế là một trong những thành phần chính của hệ thống điện nhằm đo lường, phân phối điện cho các phụ tải Cấu trúc bao gôm thiết bị đóng cắt hệ thống tự động đo lường-điều khiển và bảo vệ, các hệ thống thanh cái và cáp và ra để kết nối giữa các phần Tủ điện trung thế thường được lắp đặt trong nhà máy, các trạm truyền tải và phân phối điện trong khu công nghiệp,…Tùy theo thiết bị lắp đặt trong tủ hợp bộ và chức năng của tủ người ta chia tủ hợp bộ ra làm các loại như:

- Tủ máy cắt: nhiệm vụ thao tát đóng cắt cấp nguồn hay cô lập cho các phụ tải.

- Tủ đo lường: tủ lắp đặt biến điện áp phục vụ cho công tác đo lường, điều khiển.

- Tủ tự dùng: Làm nhiệm vụ bảo về và đóng cắt máy biến áp tự dùng Đối với tủ này thường lắp đặt dao cắt co tải cộng cầu chì làm nhiệm vụ đóng cắt và bảo vệ.

- Tủ dao cắm: Làm nhiệm vụ liên kết giữa các hệ thống thanh cái.

 Cấu tạo: Gồm 5 ngăn chính và cách li với nhau

Hình 9.1 Cấu tạo tủ máy cắt

1 Khoang thanh cái cho kết nối các tủ với nhau

3 Đấu nối tủ MV từ khoang cáp mặt trước tủ

7 Các phần phụ trợ, bảo vệ, giám sát và điều khiển khoang hạ thể được tách rời các bộ phận trung thế.

Công việc chuẩn bị rất quan trọng trong quá trình bảo trì tủ điện trung thế là bước lập kế hoạch các công việc cần phải làm, thiết cần sử dụng để phục vụ công tác bảo trì và công tác bảo đảm an toàn lao động trong quá trình làm việc Công việc chuẩn bị bước đầu tiên càng tốt thì công việc bảo trì sẽ thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả và an toàn lao động càng cao.

9.1.4 Thiết bị và dụng cụ cần trang bị

Công tác trước và sau khi thực hiện bảo trì bảo dưỡng biến tần trung thế tuân thủ theo mục 5 của "QT.09 Quy trình quản lý thiết bị” Chuẩn bị công cụ dụng cụ và vật tư bảo trì

STT Dụng cụ Mục đích Ghi chú

1 Đồng hồ vạn năng VOM Đo điện áp Đo dòng điện. Đo điện trở cách điện.

2 Amper kìm Đo dòng điện hoạt động.

3 Đồng hồ LCR Đo giá trị tụ điện, cuộn dây và điện trở.

4 Tua vít (bake và tua vít dẹp kích thước lớn- nhỏ).

5 Bộ lục giác hoa và lục giác thường kích thước

Tháo lắp biến tần nhỏlớn.

6 Bộ khẩu và cần siết lực (cờ lê lực) kích thước nhỏ-lớn

7 Máy bắn vít Tháo lắp biến tần.

8 Máy hút bụi Vệ sinh biến tần

9 Máy thổi bụi Vệ sinh biến tần

Giẻ lau - Túi hút ẩm - Tấm pin cách điện để lót biến tần.

11 Dung dịch vệ sinh mạch điện tử Cọ chống tĩnh điện Găng tay chống tĩnh điện.

Vệ sinh board mạch Bảo vệ thiết bị điện tử

12 Băng keo cách điện trung thế, dây rút.

13 Thảm cách điện Để đặt các Power-cell

14 Gậy xả điện Để xả năng lượng

15 Bộ nối đất di động Nối đất cáp động cơ

9.1.5 Xác nhận công việc và yêu cầu an toàn

Mọi hoạt động bảo trì phòng ngừa phải được thực hiện theo lịch bảo trì phòng ngừa đã được phê duyệt Thông qua kế hoạch được tạo ra và phê duyệt trước khi thực hiện. Trưởng nhóm bảo trì và các thành viên trong nhóm được phân công công việc sẽ kiểm tra cẩn thận các yêu cầu về hướng dẫn và thực hiện các hoạt động sau:

- Kiểm tra mã số và tên thiết bị theo yêu cầu công việc.

- Kiểm tra vị trí, độ cao và tiếp cẩn tủ trung thế.

- Kiểm tra các công việc cần thực hiện và đảm bảo hiểu quy trình cũng như cấu tạo của tủ trung thế.

- Xác định các vị trí thoát hiểm khi gặp trường hợp khẩn cấp.

- Nếu công việc bảo trì có rủi ro cao, yêu cầu phải lập kế hoạch dự phòng và giảm thiểu rủi ro một số công việc cần thiết cần có sự chấp thuận của Phòng chức năng và Ban giám Đốc.

- Có sự chấp thuận về giấy phép khi công việc có thể tạo ra mối nguy hiểm đánh lửa kể cả sự dụng thiết bị thử nghiệm điện.

- Không được vận hành hoặc thực hiện bất kỳ công việc bảo trì nào nếu không thuộc phạm vi công việc, khu vực được phân chia trên kế hoạch bảo trì Nghiêm cấm bất kì các thao tác trên tủ không có trong nội dung bảo trì và khi chưa có sự cho phép của nguời phụ trách.

- Khi kiểm tra thiết bị đóng cắt ở vị trí làm trong tủ, tuyệt đối không được chọc bất cứ vật gì qua vách ngăn của máy cắt.

- Mọi công việc sữa chữa, hiệu chỉnh được tiến hành khi đã đưa thiết bị đóng cắt ra khỏi tủ máy cắt

- Trước khí đưa thiets bị đóng cắt từ vị trí làm việc ra vị trí sữa chữa phải kiểm tra chắc chắn thiết bị đóng cắt ở vị cắt, giải trừ các chốt định vị Cô lập các liên động bảo vệ, tránh ảnh hưởng đến các thiết bị khác như 50BF…trước khi triển khai bảo trì bảo dưỡng.

- Khi di chuyển thiết bị đóng cắt bằng cầu, chỉ được mắc cẩu vào các vị trí theo chỉ dẫn của nhà chế tạo, cấm mắc cầu vào các thanh dẫn đầu ra.

- Nghiêm cấm trèo lên thiết bị đóng cắt, đứng trên các cực và thanh dẫn điện.

- Kiểm tra các điều kiện an toàn của ngăn thiết bị đóng cắt để sẵn sàng đưa vào làm việc.

Thiết bị và bảo hộ cá nhân đặc biệt khi bảo trì, bảo dưỡng

Các nhân viên tham gia hoạt động được yêu cầu mặc trang bị bảo hộ các nhân tiêu chuẩn.

Ngoài ra còn một số trang bị thêm để phục vụ cho công việc bảo trì bảo dưỡng an toàn hơn.

- Phải sự dụng máy đo nồng độ khi CO để bảo vệ cá nhân ở những khu vực chỉ định.

- Phải đeo găng tay phù hợp khi xử lí các vật liệu nguy hiểm hoặc tiếp xúc với bề mặt lạnh hay nóng.

- Đeo găng tay cao su cách điện, ủng cách điện, mũ cách điện khi làm việc gần phần tử mang điện.

- Phải gắn bảo vệ tai trước khi vào khu vực có mức ồn trên 85dB.

- Quan sát, nhận biết các mối nguy hiểm tiềm ẩn xung quanh tủ trung thế và phòng phối điện.

- Sử dụng dây đai an toàn khi làm việc trên cao.

- Phòng ngừa ảnh hưởng môi trường

- Đảm bảo vệ sinh tốt trong và sau mỗi công việc, không ảnh hưởng đến môi trường.

- Không xả hoặc khơi thông hơi bát kỳ chất khí, lỏng vào một không gian mở, trên mặt đất.

- Tập hợp tất cả các công cụ dụng cụ, thiết bị phục vụ bảo trì hư hại hoặc thải ra trong quá trình làm việc thì sau khi kết thúc công việc nên di chuyển và lưu chứa ở một nơi dành riêng.

Bước Đề mục công việc Nội dung chi tiết Ghi chú

1 Chuẩn bị các công tác trước khi ngắt nguồn

1.1 1 Thông báo cho toàn bộ những người làm việc có liên quan

2 Bố trí nhân sự vào các vị trí máy cắt, biến tần và động cơ ngoài hiện trường

3 Xác nhận an toàn ngoài hiện trường đủ điều kiện dừng hệ thống.

2.1 Dừng ở chế độ điều khiển từ xa (Remote mode)

Nhân viên vận hành dừng biến tần tại hệ thống DCS.

2.2 Hoặc dừng ở chế độ tại chỗ (Local mode).

1 Nhấn nút Loc/Rem (1) để chuyển biến tần về chế độ điều khiển tại tủ 2 Nhấn nút Stop (2).

2.3 Động cơ sẽ dừng dựa theo chế độ cài đặt Khi động cơ dừng về tốc độ 0 vòng/phút thì biến tần sẽ hiển thị trạng thái dừng.

3 Ngắt máy cắt trung thế

OFF để ngắt biến tần ra khỏi nguồn trung thế.

2 Quá trình biến tần tự xả điện áp DC-link

3 Trong khi điện áp DC-link xả, thì đèn nút nhấn SUPPY OFF nhấp nháy

4 Chờ 15 phút cho đến khi tụ điện xả hết

5 Sau khi điện áp DC-link trên tụ được xả hết, đèn SUPPLYOFF sáng hoàn toàn.

4 Tắt các nguồn điều khiển, nguồn phụ trợ.

Quy trình thực hiện 1 Ngắt CB tất cả nguồn điều khiển, nguồn phụ trợ, nguồn cấp cho quạt làm mát

2 Thực hiện LOTO các nguồn này.

5 Đóng tiếp địa an toàn phía động cơ

5.1 Xác nhận tải dừng hẳn. Động cơ không quay trở thành máy phát trả năng lượng điện ngược lại đầu cáp động cơ.

5.2 Cắm chìa khóa tam giác và vặn để mở tủ đấu cáp.

5.3 Nốt đất bằng bộ nối đất di động 1 Kẹp đầu nối đấu số (2) vào thanh PE

2 Dùng gậy (1) để nối đất đầu cáp động cơ (3).

6.1 Xác định khóa an toàn Hầu hết các tủ biến tần trung thế đều có chốt an toàn – Safety chống mở cửa khi đóng nguồn trung thế.

6.2 Sử dụng dụng cụ mở khóa an toàn của từng hãng để chuyển vị trí từ “Khóa-LOCK” sang “Mở khóa-UNLOCK”.

7.1 Dụng cụ yêu cầu - Đồng hồ VOM.

7.2 Xác nhận máy cắt và động cơ đã được đấu tiếp địa.

7.3 Quy trình xả điện 1 Mở cửa tủ khoang

2 Sử dụng gậy xả điện, 1 đầu kẹp vào thanh PE, 1 đầu chạm vào tuần tự các terminal (đầu vào và đầu ra) power-cell, nhằm xả năng lượng điện

3 Kiểm tra điện áp lại sau khi xả điện dưới 50V, đo điện áp giữa các terminal (đầu vào ra đầu ra) của power-cell với đất và với giữa các power-cell Nếu đạt mới bắt đầu làm việc trên Power-cell.

8 Xác nhận đủ điều kiện để bảo trì

Xác nhận hệ thống đảm bảo đủ điều kiện an toàn để thực hiện thao tác bảo trì.

STT Mô tả công việc BT

1 Thông báo cho người vận hành tại phòng điều khiển về công việc kiểm tra bảo trì biến tần trung thế ở các tủ biến tần trung thế.

Cần đảm bảo an toàn trong khi biến tần đang có điện.

2 - Kiểm tra trực quan bên ngoài

- Kiểm tra tiếng ồn và mùi bất thường

- Kiểm tra hoạt động của quạt làm mát

- Kiểm tra nhiệt độ của các cánh tủ bằng súng bắn nhiệt hồng ngoại, đo độ ẩm trong phòng.

   - Nhiệt độ làm việc lý tưởng từ 24 đến 27°C

3 Kiểm tra và ghi chép thông số làm việc của biến tần bằng cách sử dụng màn hình điều khiển hoặc phần mềm chuyên dụng - Kiểm tra lịch sử cảnh báo alarm, lỗi

   Khi kiểm tra phát hiện các lỗi, cảnh báo, sự cố tìm ẩn phải báo cho KTV phụ trách thiết bị đó nắm bắt để kịp thời xử lý.

4 Back-up lại các file cài đặt, file thông số và file logger lỗi.

5 Tiến hành ngắt điện theo nguyên tắc LOTO đối với biến tần trung thế

6 Lưới lọc bụi: Thay định kỳ 6 tháng hoặc tùy vào mức độ bám bụi trên lưới lọc mà thay đổi thời gian thay cho phù hợp

- Tháo khung tấm lọc ra khỏi cửa tủ - Thay bông lọc (1) mới vào khung tấm lọc

- Lắp lại khung tấm lọc vào cửa tủ.

7 Tháo các cánh tủ, các cover lưới kim loại hoặc mika Tình trạng lắp đặt tủ: - Kiểm tra, siết chặt lại các bu lông đúng lực - Siết lại các bộ phận trong từng cabine

1 Siết chặt đầu nối dây nguồn

2 Đo điện áp, đánh giá bộ. nguồn điều khiển so với tiêu chuẩn của các hãng và thay thế (nếu cần thiết).

3 Kiểm tra tình trạng của nguồn UPS battery và thay ắc quy (nếu cần thiết)

9 Cáp tín hiệu điều khiển

1 Kiểm tra cáp tín hiệu (theo tagname), Jack truyền thông với PLC, đóng/mở máy cắt, kiểm tra chặt đầu dây và độ suy hao tín hiệu quang, các cầu đấu

2 Thay thế cáp tín hiệu (nếu cần thiết).

10 Bộ điều khiển Kiểm tra trực quan:

1 Kiểm tra bộ điều khiển biến tần

2 Kiểm tra thẻ nhớ chương

3 Kiểm tra board tín hiệu dòng, áp.

11 Thiết bị bảo vệ Kiểm tra các khí cụ điện như CB, cầu chì, contactor, role bên trong tủ điều khiển.

12 Vệ sinh cabine điều khiển

1 Hút bụi trong cabine điều khiển

2 Thay lọc và gói hút ẩm

3 Vệ sinh board mạch bằng cọ chống tĩnh điện, dung dịch vệ sinh bo mạch.

13 Kiểm tra quạt làm mát

1 Kiểm tra quạt chạy êm, không phát ra tiếng động lạ

2 Tiến hành siết lại các bu lông cố định quạt

3 Vệ sinh bụi các cánh quạt.

5 Thay thế quạt (nếu cần thiết).

14 Nguồn cấp cho quạt làm mát

1 Siết chặt đúng lực đầu nối dây nguồn

2 Tiến hành đo giá trị nguồn cấp cho quạt (VAC)

3 Đo đạc giá trị dòng điện làm việc (A), đo lưu lượng gió của quạt

4 Test CB, contactor quạt và thay thế (nếu cần thiết).

15 Cáp trung thế phía máy cắt

1 Kiểm tra độ oxi hóa, độ chặt đầu cos (kiểm tra trực quan), các đánh dấu và làm sạch.

  Tiếp địa máy cắt đang đóng nên không đo được.

16 Cáp trung thế phía động cơ

1 Kiểm tra độ oxi hóa, độ   - Xác nhận yếu tố an toàn người hiện trường, chặt đầu cos (kiểm tra trực quan), các đánh dấu và làm sạch

2 Đo lai cách điện tuân theo

Bảo trì bảo dưỡng động cơ điện. không có người làm việc tại động cơ

- Xác nhận động cơ không quay.

- Tháo tiếp địa an toàn phía động cơ

- Sử dụng đồng hồ đo cách điện, chỉnh thang đo 2.5kV.

17 Biến dòng TI, sứ chống sét

1 Đo và đánh giá tình trạng các CT 2 Kiểm tra bộ sứ chống sét

  Sử dụng đồng hồ VOM chỉnh thang đo điện trở, giá trị các cặp điện trở của TI có cân nhau (sai số 10%).

18 Máy biến áp dịch pha

1 Kiểm tra độ oxi hóa, độ chặt đầu cos (kiểm tra trực quan), các đánh dấu và làm sạch

2 Điều chỉnh TAP MBA phù hợp với giá trị nguồn vào hiện tại

3 Đo lại cách điện MBA

4 Kiểm tra và đánh giá trạng thái gông từ (kiểm tra trực quan)

  Đo cách điện MBA dịch pha:

- Tháo cáp trung thế đầu vào sơ cấp của MBA dịch pha (vì phía máy cắt đã nối đất)

- Tháo cáp trung thế đầu ra phía động cơ (vì phía động cơ đã nối đất)

- Sử dụng dây tiếp giáp, ngắn mạch toàn bộ đầu dây thứ cấp MBA (cả 3 pha)

- Sử dụng đồng hồ đo cách điện, chỉnh thang đo 2.5 kV

- Đo lần lượt cách điện (tiêu chuẩn trên 1 GOhm)

+ Từng pha sơ cấp MBA với đất

+ Thứ cấp MBA với đất

+ Thứ cấp MBA với từng pha sơ cấp MBA.

1 Hút bụi, vệ sinh trong cabine MBA

2 Thay các gói hút ẩm trong cabine (nếu có)

  KHÔNG dùng cồn hoặc hóa chất tẩy rửa để vệ sinh MBA.

20 Cáp từ MBA dịch pha vào các power cell

1 Kiểm tra độ oxi hóa, độ chặt đầu cos (kiểm tra trực quan), làm sạch đầu cos

2 Siết chặt bu lông đúng lực.

21 Cáp từ 3 pha Cell ra đầu nối dây động cơ

1 Kiểm tra độ oxi hóa, độ chặt đầu cos (kiểm tra trực quan), đánh dấu và làm sạch

2 Siết chặt bu lông đúng lực.

1 Kiểm tra tình trạng cáp quang, bị gãy, gấp khúc

2 Tình trạng Jack cáp quang sút gãy hoặc lỏng

3 Đánh giá so với tiêu chuẩn thiết bị và thay thế cáp quang, cáp tín hiệu (nếu cần thiết)

4 Đo độ suy hao của cáp quang, kiểm tra cáp tín hiệu

(tag name, có bị lỏng hay không,…).

23 Vệ sinh cabin power cell

1 Hút bụi trong cabine cell

2 Thay lọc và gói hút ẩm cabine.

1 Dùng multimeter để đo đạc kiểm tra DC bank, các linh kiện công suất Diode trên mỗi cell

2 Đánh giá so với tiêu chuẩn

 Giá trị Diode (0.2- 0.8V) thiết bị và thay thế cell (nếu cần thiết) 3 Xông nguồn cho cell dự phòng.

LẮP ĐẶT LẠI THIẾT BỊ VÀO HỆ THỐNG

25 Lắp đặt lại thiết bị vào hệ thống như hiện trạng ban đầu.

26 Kiểm tra lại tổng quan và chuyển đến bước “kiểm tra chức năng sau bảo trì”.

27 Tiến hành kiểm tra chạy lại hệ thống sau bảo trì - Các công việc bảo trì cần được ghi chép cụ thể vào

“BM.12B/QT.09 Sổ bảo trì sửa chữa thiết bị”.

  Chạy lại hệ thống theo mục 5.5 Kiểm tra chức năng sau bảo trì.

Mô tả công việc Lưu ý

1 Kết hợp với tổ VH để bắt đầu công việc

Bộ đàm phải được giữ để liên lạc với CNVH và nhân viên ở phòng điều khiển.

2 Vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng khu vực bảo trì.

3 Kiểm tra toàn bộ thiết bị:

- Kiểm tra các nút dừng khẩn cấp đã được nhả

- Kiểm tra các công tắc Remote/local

- Kiểm tra các nguồn điều khiển, nguồn phụ trợ và nguồn ngoài đã được bật

- Kiểm tra tất cả các CB đã được bật

- Kiểm tra các thiết bị tiếp địa làm việc an toàn đã được tháo bỏ

- Kiểm tra các cánh cửa, vỏ toàn bộ đã được đóng

- Kiểm tra các công tắc an toàn-safety đã được mở khóa

- Kiểm tra liên động máy cắt đã đủ điều khiện đóng

Bước này chưa cho phép vận hành hệ thống Việc sai sót sẽ dẫn đến chết người hoặc phá hủy thiết bị.

4 Tiến hành đóng điện trở lại theo quy trình vận hành:

- Cảnh báo cho các bộ phận liên quan về việc đóng điện

- Xác nhận các yếu tố an toàn ngoài hiện trường

Tiến hành đóng điện trên DCS Remote (khuyến cáo):

- Chuyển chế độ điều khiển sang Remote

Lưu ý: tránh xa tủ biến tần khi đóng điện.

- Kiểm tra trạng thái của các thiết bị bảo vệ aptomat, cầu chì, máy cắt có bị cháy, nhảy

- Kiểm tra trạng thái của các đèn cảnh bảo, còi cảnh báo

- Kiểm tra có hiện tượng phóng điện bên trong tủ và mùi bất thường

- Kiểm tra màn hình hiển thị có xuất hiện lỗi, cảnh báo

- Kiểm tra chiều quay của quạt làm mát đã đúng

- Trạng thái hoạt động bình thường của biến tần:

+ Biến tần sẽ nạp DC-Link nút SUPPY ON sẽ sáng nhấp nháy

+ Khi đủ điều khiện DC-link thì nút SUPPY ON sẽ sáng hoàn toàn

5 - Kiểm tra tất cả giá trị thông số trên màn hình hiển thị: điện áp đầu vào, tốc độ đặt, trạng thái của biến tần.

6 Báo vận hành chạy hệ thống và kiểm tra các mục sau:

- Vận hành có bất cứ vấn đề hay không

- Xác nhận chiều của động cơ quay đúng

- Tốc độ/moment thực tế của tải trả về có đúng theo tốc độ/moment đặt như thiết kế hệ thống hoạt động

- Dòng điện thực tế có vấn đề không

- Nhiệt độ của biến tần bình thường

- Vận hành có vấn đề không

- Trạng thái trả về phòng điều khiển.

- Đảm bảo rằng thiết bị đã hoạt động ổn định sẵn sàng đưa vào vận hành

- KTV phụ trách bảo trì đánh giá quá trình kiểm tra

9.1.8 Các sự cố thường gặp

STT Sự cố Nguyên nhân Biện pháp khắc phục

Ngắn mạch ở cáp động cơ hoặc động cơ.

Kiểm tra cáp động cơ và động cơ có bị ngắn mạch, chạm vỏ Kiểm tra có bung bu-lông đầu cáp.

2 Quá dòng Vượt quá ngưỡng dòng điện được cài đặt trong hệ thống

- Kiểm tra tải đầu ra động cơ có bị kẹp

- Kiểm tra thời gian tăng tốc giảm tốc đã cài đặt đúng

- Kiểm tra thứ tự pha và kiểu đấu nối động cơ (sao/tam giác).

3 Chạm đất Biến tần phát hiện lỗi mất - Kiểm tra không có phần tụ bù cân bằng dòng điện công suất được mắc vào phía đầu ra động cơ

- Đo cách điện động cơ và cáp động cơ

- Kiểu tra đầu cos động cơ có bị bung hay bị cọ xước.

4 Lỗi powercell Lỗi power-cell trong hệ thống, hệ thống sẽ chỉ rõ lỗi cell nào.

Kiểm tra mã lỗi phụ để xác định chính xác nguyên nhân và sửa lỗi.

Bảo trì bảo dưỡng tủ biến tần hạ thế

Hướng dẫn này nhằm mục đích hướng dẫn về bảo trì bảo dưỡng thiết bị biến tần hạ thế một cách chính xác Các thiết bị biến tần hạ thế trong khu liên hợp bao gồm các hãng: Siemens, ABB, Schneider, Yaskawa và các hãng khác

Giữ cho thiết bị làm việc ở trạng thái tốt nhất, năng suất cao nhất, giảm chi phí sản xuất nhất và tăng thêm tuổi thọ cho thiết bị.

 Xác nhận công việc và biện pháp an toàn

- KTV NM kiểm tra danh mục công việc thực hiện theo lịch bảo trì đã được phê duyệt Thông qua P.CHN, chương trình bảo trì của từng khu vực sẽ được lập và ban hành để nhà máy thực hiện quét lệnh bảo trì trên SAP và gửi xuống cho tổ trưởng BTĐ.

- Trưởng nhóm bảo trì và các thành viên trong nhóm được phân công việc sẽ kiểm tra yêu cầu trong hướng dẫn và thực hiện các công việc sau:

+ Tiếp nhận công việc BTBD từ KTV NM.

+ Xác định rõ nội dung công việc, điều phối công việc, thời gian một cách hợp lí, đảm bảo hoàn thnahf công việcBTBD theo đúngthời gian đề ra.

+ Nếu công việc bảo trì bảo dưỡng có rũi ro cao, hãy cẩn thận về kế hoạch dự phòng và giảm thiểu Ngoài ra, yêu cần P.TBĐ phê duyệt.

+ Trước khi thực hiện công việc BTBĐ, cần thông tin đến các bộ phận khác và yêu cầu xác nhận các nội dung sau:

+ Mục đích công việc, nội dung công việc và thời gian dự kiến hoàn thành.

+ Không tự ý vận hành hoặc đóng cắt bất kỳ các thiết bị liên quan trong khu vực thực hiện BTBĐ.

+ Cắt điện và treo biển báo “Cấm đóng điện, đang có người làm việc” đối với các công việc phải tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp, đấu nối,…trước khi tiến hành công việc BTBĐ.

- Nhân viên sữa chữa, bảo trì phải tìm hiểu tài liệu, được đào tạo và có kiến thức hiểu biết về thiết bị trước khi tham gia sửa chữa bảo trì.

- Chuẩn bị sơ đồ điện, tài liệu liên quan thiết bị, hướng dẫn vận hành, hướng dẫn BTBĐ thiết bị.

- Chuẩn bị tài liệu của hãng với các từ khóa “hardware manual”, “operating instructions manual” và “firmware manual” và Phụ lục 01 “Checklist bảo trì biến tần hạ thế”…

9.2.3 Áp dụng 6 bước ngắt nguồn an toàn điện(LOTO)

1 Chuẩn bị ngắt nguồn, thông báo cho toàn bộ những người làm việc có liên quan.

2 Tìm hiểu thông tin, xác định CB cần tắt ( tránh tắt nhầm các CB khác đang hoạt động hoặc không đúng CB )

3 Ngắt nguồn điện hoàn toàn Chờ thời gian xả năng lượng 3 phút.

+ Dùng đồng hồ đo điện, kiểm tra nguồn chính và các nguồn phụ trợ đã cắt.

+ Dùng đồng hồ đo cách điện giữa pha và ra và đất giá trị an toàn tối thiểu là 1 Mohm

+ Đo và xác nhận đầu nối cáp và (pha U, V, Ư hoặc L1/2/3) với đất (PE) đều về gần giá trị 0VAC.

+ Đo và ác nhận điện áp giữa DC-Link (UDC+UDC-) và đất (PE) đều về gần bằng

4 Chắc chắn rằng động cơ không di chuyển (vì động cơ di chuyển sẽ sinh ra điện áp phía đầu ra động cơ và gây nguy hiểm có thể dẫn đến chết người).

5 Gắn thẻ “có người đang làm việc” rên CB đã cắt và sự dụng 1 khóa LOTO để khóa lại.

6 Xác nhận lại lần cuối, hệ thống đảm bảo đủ điều kiện an toàn để thực hiện bảo trì.

9.2.4 Thiết bị và bảo hộ cá nhân đặt biệt khi bảo trì

- Các nhân viên tham gia vào hoạt động BTBD phải được yêu cầu mặc trang bị bảo hộ lao động đầy đủ theo tiêu chuẩn của công ty Phải trang bị BHLĐ bổ sung để thực hiện các công việc phù hợp với tính chất của công việc hoặc địa điểm.

- Phải đeo găng tay phù hợp khi xử lý các vật liệu nguy hiểm hoặc tiếp xúc với bề mặt lạnh hoặc nóng.

- Phải gắn bảo vệ tai đôi trước khi vào khu vự có mức ồn trên 85 dB.

- Phải đeo găng tay cao su cách điện phù hợp, ủng cách điện, mũ cách điện, v.v khi làm việc trên hoặc gần các phần tử mang điện.

9.2.5 Thiết bị và dụng cụ cần trang bị

STT DỤNG CỤ MỤC ĐÍCH

1 Đồng hồ vạn năng VOM Đo điện áp Đo dòng điện Đo điện trở cách điện.

2 Amper kìm Đo dòng điện hoạt động.

3 Đồng hồ đo tụ điện chuyên dụng Đo dung lượng của tự điện.

4 Tua vít Tháo lắp biến tần.

5 Bộ lục giác hoa và lục giác thường kích thước nhỏ-lớn Tháo lắp biến tần.

6 Bộ khẩu và cần siết lực kích thước nhỏ- lớn Tháo lắp biến tần.

7 Máy hút bụi Vệ sinh biến tần.

8 Máy thổi bụi Vệ sinh biến tần.

Tấm pin cách điện để lót biến tần.

Dung dịch vệ sinh mạnh điện tử PCB-

Cọ chống tĩnh điện hoặc cợ sơn.

Găng tay chống tĩnh điện.

Bảo vệ thiết bị điện tử và tay.

11 Băng keo cách điện, dây rút.

STT Mô tả công việc BT.H

1 Triển khai đầy đủ các công việc an toàn

2 Kiểm tra thông số làm việc bằng cách sử dụng đồng hồ điện

(a) Giá trị điện áp đầu vào

(a) UACđầu vào sai số ± 10% UACđm

(b) Giá trị dòng điện đầu vào các pha, cân bằng [A]

(c) Giá trị nhiệt độ bên ngoài biến tần (đầu cáp, quạt tản nhiệt, thân biến tần,…) [oC]

(d) Đo điện áp DC-Link

(c) Hoạt động tốt: < 30 oC Nhiệt độ tối đa:

< 40 oC (d) Giá trị sai số 10% tính theo công thức

3 - Kiểm tra thông số làm việc bằng cách sử dụng màn hình vận hành:

+ Giá trị điện áp đầu vào/ra [VAC]

+ Giá trị dòng điện đầu vào/ra [A]

+ Giá trị DC-link [VDC]

Giá trì moment thực tế [N.m]

+ Tốc độ đang đặt [%] tốc độ định mức] hoặc [rpm]

+ Tốc độ đang làm việc

[%] tốc độ mức] hoặc [rpm]

+ Số giờ làm việc của quạt [%] số m việc định mức

+Lịch sử cảnh báo Alarm.

+Kiểm tra và back-up chương trình

4 Ngắt nguồn an toàn LOTO  

5 - Tháo các dây tín hiệu, cáp quang

- Tháo cáp đầu vào/đầu ra biến tần.

- Dùng băng keo cách điện để quấn lại

- Tháo bộ điều khiển ra khỏi module công suất.

- Tháo biến tần ra khỏi tủ

6 - Kiểm tra các thiết bị bên trong tủ

- Thay lưới lọc tủ biến tần.

- Kiểm tra các bộ sấy (nếu có)

(Định kỳ 6 tháng/1 lần) (Đặt các gói hút ẩm vào tủ nếu dừng lâu ngày)

7 Kiểm tra trực quan các thiết bị đóng cắt như: cầu chì, CB, dao cách ly Đầu cos, thanh cái và các kết nối khác: độ oxi hóa, siết chặt và vệ sinh.

8 Vệ sinh khoang tủ bằng máy hút bụi, giẻ lau, cồn.

9 - Tháo lớp vỏ biến tần.

- Rút các dây cáp kết nối với vỏ.

  (Tháo ít dây nhất có thể, không tháo toàn bộ)

10 - Tháo và vệ sinh quạt làm mát.

- Tình trạng của cánh quạt có bị nứt bể.

- Thay định kỳ theo số giờ làm việc

+ Máy thổi bụi thổi từ phía dưới đáy + Sử dụng 1 máy hút bụi để hút lượng bụi phát tán ra ngoài + Dùng giẻ lau và cồn vệ sinh bên ngoài

- Kiểm tra Board mạch và thành phần bên trong có gì bất thường

- Sử dụng cọ tĩnh điện và dung dịch vệ sinh mạch để loại bỏ bụi bẩn trên board.

13 -Kiểm tra trực quan các thành phần trong khác bên trong:

14 - Kiểm tra điện trở xả:

+ Đo giá trị điện trở xả.

+ Đo cách điện điện trở x

+ Tụ điện có bị phồng, nứt.

+ Đo giá trị tụ điện.

16 Đo giá trị điện trở sạc tụ

17 Đo giá trị điện trở các biến dòng 

18 Đo giá trị điện trở SCR giữa cực

A-K Đo giá trị chân điều khiển

19 Đo diode ở phần chỉnh lưu, nghịch lưu và brake chopper  (Tiêu chuẩn 0.2-

20 Thực hiện lắp đặt lại hệ thống   (Siết đúng lực ốc)

Kiểm tra chức năng sau bảo trì

STT Mô tả công việc Lưu ý

1 Kết hợp với tổ VH để bắt đầu công việc Bộ đàm phải được giữ để liên lạc với CNVH và nhân viên ở phòng điều khiển.

2 Vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng khu vực bảo trì.

3 Kiểm tra toàn bộ thiết bị:

- Kiểm tra các nút dừng khẩn cấp đã được nhả.

- Kiểm tra các khóa an toàn

- Kiểm tra các công tắc Remote/local.

- Sử dụng đồng hồ VOM để đo giá trị điện áp đầu vào

Tiến hành đóng điện trở lại:

- Cảnh báo cho các bộ phận liên quan về việc đóng điện.

- Xác nhận các yếu tố an toàn ngoài hiện trường.

Bước này chưa cho phép vận hành hệ thống.

4 - Kiểm tra trạng thái của các thiết bị bảo vệ aptomat, cầu chì, máy cắt có bị cháy, nhảy.

- Kiểm tra trạng thái của các đèn, còi, màn hình hiển thị có xuất hiện lỗi, cảnh báo.

5 - Kiểm tra tất cả giá trị thông số trên màn hình hiển thị: điện áp đầu vào, điện áp DC-Link, tốc độ đặt.

- Sử dụng đồng hồ VOM đo lại giá trị điện áp thực tế đầu vào và điện áp DC-Link.

6 Báo vận hành chạy hệ thống và kiểm tra các mục sau:

- Vận hành có bất cứ vấn đề hay không.

- Xác nhận chiều của động cơ quay đúng.

- Tốc độ/moment/vị trí thực tế của tải trả về có đúng theo tốc độ/moment/vị trí đặt và trạng thái trả về phòng điều khiển như thiết kế hệ thống hoạt động.

- Dòng điện thực tế có vấn đề không?

- Đảm bảo rằng thiết bị đã hoạt động ổn định sẵn sàng đưa vào vận hành.

7 Sau khi kiểm tra xong ghi chép lại các kết quả đã kiểm tra, lập danh mục từng mục đã kiểm tra vào bảng kiểm tra để KTV phụ trách công việc bảo trì, đánh giá và đưa ra lịch bảo dưỡng hợp lý.

Thông báo đến bộ phận liên quan hoàn tất quá trình kiểm tra bảo trì.

Các công việc bảo trì cần được ghi chép lại cụ thể vào

BM.12B/QT.09 Sổ bảo trì/sửa chữa thiết bị.

Và cập nhật vào hệ thống SAP theo PM.04-Quy trình thực hiện theo kế hoạch và PM.07-Quy trình thực hiện bảo trì khi sự cố.

9.2.8 Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục

STT Sự cố Nguyên nhân Biện pháp khắc phục

- Cài đặt sai thông số động cơ so với nameplate.

- Động cơ kẹp trục, kéo quá tải.

- Thời gian khởi động chưa

- Kiểm tra hộp đấu nối động cơ và encoder

- Kiểm tra thứ tự pha động cơ

Ngày đăng: 07/08/2024, 15:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w