PHẦN 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1.Lý do hình thành đề tàiVới xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động xuất nhập khẩu và vận tảibiển trên toàn cầu lẫn Việt Nam trong những năm gần đây, đã d
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
MÔN HỌC KHAI THÁC CẢNG ĐƯỜNG THỦY
ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC CẢNG
CHU LAI
Bình Dương, tháng 10 năm 2023
II
Trang 2Em rất mong nhận được sự quan tâm, xem xét và nhận được những đóng góp ýkiến quý báu từ quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Cảng Chu Lai 9
Hình 2.2 Vị trí địa lí Cảng Chu Lai 9
Hình 2.3 Hệ thống các kho, bãi tại cảng 12
Hình 2.4 Cẩu Liebher LB 4 được lắp đặt và vận hành mới nhằm tăng năng suất bốc dỡ hàng hóa tại cảng Chu Lai 13
Hình 2.5 Xe nâng bốc - xếp container tại Cảng 13
Hình 2.6 Đội xe đầu kéo 14
Hình 2.7 Dịch vụ lai dắt tàu 14
Hình 3.1 Cảng Chu Lai đang tiếp tục đầu tư các thiết bị xếp dỡ, cải tạo hệ thống băng chuyền, nâng cao công suất phục vụ khách hàng 17
Hình 3.2 THACO đầu tư bến cảng 50.000 tấn tại miền Trung 21
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH IV
MỤC LỤC V
PHẦN 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.1.Lý do hình thành đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 1
1.2.1 Mục tiêu chung 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu 2
Trang 51.5 Ý nghĩa của đề tài 3
1.6 Kết cấu của đề tài 3
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CẢNG CHU LAI 4
2.1 Cơ sở lí thuyết 4
2.1.1 Khái niệm về cảng biển: 4
2.1.2 Phân loại cảng biển: 4
2.1.3 Vai trò cảng biển 5
2.1.4 Khái niệm về phát triển bền vững cảng biển 6
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cảng 6
2.2.1 Sơ lược về Cảng 8
2.2.2 Vị trí địa lí 9
2.2.3 Dịch vụ, Cơ sở vật chất, trang thiết bị Cảng 10
Trang 62.1.3.1 Dịch vụ 10
2.1.3.2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị 12
PHẦN 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CẢNG CHU LAI 15
3.1 Lợi thế của Cảng Chu Lai 15
3.1.1 Về đặc điểm tự nhiên 15
3.1.2 Về vị trí địa lý 15
3.1.3 Về năng lực đáp ứng 16
3.1.4 Về cơ sở vật chất 17
3.2 Các khó khăn của Cảng Chu Lai 18
3.3 Cơ hội của Chu Lai 20
3.4 Thách thức của Cảng Chu Lai 21
PHẦN 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 22
PHẦN 5: KẾT LUẬN 24
Trang 7TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 8PHẦN 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1.Lý do hình thành đề tài
Với xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động xuất nhập khẩu và vận tảibiển trên toàn cầu lẫn Việt Nam trong những năm gần đây, đã dẫn đến số lượng tàucập cảng cũng tăng cao tại các cảng biển, trong đó có cảng Chu Lai Theo thống kê,lượng hàng hoá thông qua cảng Chu Lai tăng trung bình 10-15% mỗi năm trong 5năm trở lại đây Qua đó, Cảng Chu Lai đang đóng vai trò quan trọng trong hệ thốngcảng biển của khu vực miền Trung nói riêng và cả nước nói chung Vì vậy, việcnâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của cảng Chu Lai là vấn đề cấp thiết, gópphần phát triển kinh tế địa phương cũng như khu vực
Tuy nhiên, hiệu quả khai thác của cảng Chu Lai vẫn chưa đạt được tiềm năng tối
đa Cụ thể, công suất thông quan hàng hóa qua cảng mới đạt khoảng 30-40% so vớithiết kế Năng lực cạnh tranh của cảng chưa cao khi so sánh với các cảng lớn trongkhu vực Do đó, việc nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Chu Lai là hếtsức cần thiết, góp phần khai thác tốt hơn nguồn lực, đáp ứng nhu cầu giao thươngquốc tế ngày càng tăng của khu vực
Vì thế, em xin đề xuất đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác cảng Chu Lai ” để góp phần tăng năng lực tiếp nhận, rút ngắn thời gian xử lý hàng hóa, tối ưu chi phí để từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận nâng cao năng lực cạnh tranh
của cảng trong tương lai
1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Trang 9Đề tài nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiệu quả khai thác cảng tại cảng Chu Lai
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu trên đề tài nghiên cứu khoa học cần hoàn thiện các mụctiêu sau:
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về cảng biển Việt Nam
Phân tích thực trạng Cảng Chu Lai
Đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả khai thác cảng Chu Lai
1
Trang 101.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu: Thực trạng về hiệu quả khai thác cảng Chu Lai
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi hoạt động khai thác cảng tại cảng Chu Lai
Về thời gian: Nghiên cứu thực hiện từ 1/10/2023 đến 30/10/2023
Về nội dung: Nghiên cứu tập trung xác định thực trạng bao gồm những hạn chế
và đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả khai thác cảng
1.4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu nhập dữ liệu thứ cấp: Đề tài tham khảo từ các tài liệu có liênquan đến bài nghiên cứu Cảng Chu Lai thông qua các bài báo cáo của công ty,mạng internet nhằm tổng quan được lý thuyết để phục vụ cho tiểu luận
Trang 11- Phương pháp thu thập số liệu: tìm kiếm và tổng hợp thông tin, kiến thức, lýthuyết từ các nguồn đã có sẵn liên quan đến đề tài từ đó xây dựng lý luận, chứngminh và tổng hợp tạo thành các luận điểm.
- Phương pháp đối chiếu và so sánh: nhằm phân tích so sánh, đối chiếu nội dungnghiên cứu với các chuẩn đã được qui định, cũng như các kinh nghiệm thực tế đểđánh giá tính chính xác các nội dung phân tích của đề tài
- Phương pháp xử lý thông tin: đối chiếu, chọn lọc thông tin nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng thông tin, tránh sự quá tải, nhiều thông tin
Nguồn dữ liệu:
Sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp sau:
Nguồn dữ liệu học thuật gồm: giáo trình và tài liệu từ các đề tài nghiên cứu cấp trường, các luận văn chuyên đề
Nguồn dữ liệu trên Internet: thu thập thông tin từ trang chủ của công ty, các trang thông tin đáng tin cậy …
Trang 121.5 Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu giúp cho CảngChu Lai nắm bắt ưu nhược điểm hoạt động khai thác cảng Từ đó, đề xuất ra nhữnggiải pháp hợp lý nhằm hoàn thiện khai thác cảng tại cảng Chu Lai
Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu đóng góp và củng cố lý thuyết về các yếu tố tác động đến hiệu quảkhai thác Cảng Chu Lai giúp Cảng biết được các vấn đề mà mình gặp phải hiện tạiảnh hưởng đến hiệu quả khai thác cảng, từ đó xác định được vấn đề cần khắc phục,xây dựng các giải pháp tương ứng để cải thiện và nâng cao hiệu quả, thúc đẩy dịch
vụ, ngày càng hoàn thành tốt hơn vai trò của mình trong tương lai
1.6 Kết cấu của đề tài
Ngoài mục lục, phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo đề tài còn có phần nội dung được trình bày theo 5 phần như sau:
Phần 1: Lý do chọn đề tài
Phần 2: Tổng quan về Doanh nghiệp
Phần 3: Phân tích thực trạng
Phần 4: Đề xuất giải pháp
Trang 13Phần 5: Kết luận
Trang 14CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CẢNG CHU LAI
2.1 Cơ sở lí thuyết
2.1.1 Khái niệm về cảng biển:
Theo nghị định 104/2012/NĐ-CP: "Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đấtcảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị chotàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện cácdịch vụ khác"
Cảng biển là điểm luân chuyển hàng hóa giữa các quốc gia hoặc các khu vực vớinhau, và được xem là mắt xích trong dây chuyền vận tải Cảng biển được xây dựngkết cấu hạ tầng và được trang bị các trang thiết bị cho tàu biển ra vào để bốc dỡ hànghóa và thực hiện các dịch vụ khác Cảng biển bao gồm vùng đất cảng và vùng nướccảng Vùng đất cảng là nơi để xây dựng cầu cảng, kho bãi, hệ thống giao thông vàđược lắp đắt các trang thiết bị Vùng nước cảng là vùng nước trước cầu cảng, nơineo đậu và là vùng để tàu quay trở Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng, bến cảng
có một hoặc nhiều cầu cảng Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, hệthống giao thông, phương tiện thông tin…Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bếncảng, được sử dụng cho tàu biển neo, đậu, bốc dỡ hàng hóa và thực hiện các dịch vụkhác
2.1.2 Phân loại cảng biển:
Trang 15Có rất nhiều cách để phân loại cảng biển, tuy nhiên để làm rõ các thành phần vàvai trò của từng loại cảng biển trên thế giới, ta tiến hành phân loại cảng biển theochức năng:
4
Trang 16·Cảng tổng hợp:
Là cảng thương mại chuyên giao nhận và xử lý nhiều loại hàng hóa khác nhau,bao gồm: hàng rời - đóng kiện (break – bulk cargo), hàng chuyên dụng, hàngcontainer, các loại hàng khô và hàng lỏng khác
·Cảng container:
Là cảng chuyên xử lý và xếp dỡ container, hàng hóa được bảo quản trong cáccontainer có tiêu chuẩn là 20 feet hoặc 40 feet Với xu hướng container hóa, hầu hếtcác cảng biển đều có khu vực và trang thiết bị riêng để phục vụ các mặt hàngcontainer
·Cảng chuyên dụng:
Là cảng chuyển xử lý một loại hàng hóa (xi măng, than, xăng dầu ) phục vụcho các ngành nghề riêng biệt (cung cấp nguyên liệu, phân phối sản phẩm của nhàmáy hoặc các khu công nghiệp ), bao gồm cảng chuyên dụng hàng rời (ngũ cốc,cát, sỏi, xi măng) và cảng chuyên dụng hàng lỏng ( khí gas…)
·Cảng trung chuyển:
Là nơi chuyển tiếp hàng hóa container giữa các “tàu mẹ” và “tàu con”, tức là cáctàu đưa hàng hóa đến cảng trung gian, sau đó hàng hóa từ cảng trung gian sẽ đượcvận chuyển đến điểm đích (hoặc cảng đích) thông qua hệ thống vận tải nội địa hoặccác cảng feeder
Trang 17-Nó góp phần cải tiến cơ cấu kinh tế của miền hậu phương, thúc đẩy sự pháttriển công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hóa.
-Nó có ý nghĩa trong việc phát triển đội tàu biển quốc gia
-Là một trong những nguồn lợi khá quan trọng thông qua việc xuất khẩu cácdịch vụ tại chỗ đem lại nguồn ngoại tệ cho quốc gia, cải thiện cán cân thanh toán
5
Trang 18-Cảng biển còn là nhân tố tăng cường hoạt động của nhiều cơ quan kinh doanh
và dịch vụ khác như các cơ quan đại lý môi giới, cung ứng giám định, cơ quan dulịch và dịch vụ khác
-Cảng biển có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng thành phố cảng, tạo ranhững trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch, giải quyết công ănviệc làm cho nhân dân thành phố cảng
-Ý nghĩa kinh tế của cảng biển tùy thuộc vào vị trí xây dựng cảng, vị trí quốc gia
có cảng cũng như sự phát triển mọi mặt về kinh tế văn hóa của quốc gia đó
2.1.4 Khái niệm về phát triển bền vững cảng biển
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại màkhông làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương laitrên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề
xã hội và bảo vệ môi trường
Sự phát triển của cảng biển trong thời gian qua đã đem lại nhiều đóng góp vềphát triển kinh tế xã hội Tuy nhiên, việc khai thác cảng biển cũng có thể sẽ tạo ratác động tiêu cực đến môi trường Do đó, phát triển cảng biển theo hướng thân thiệnvới môi trường là mục tiêu mà các doanh nghiệp luôn hướng tới Cảng biển là mộttrong những ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam Tuy nhiên, việc khai tháccảng biển cũng có thể sẽ tạo ra tác động tiêu cực đến môi trường Do đó, phát triểncảng biển theo hướng thân thiện với môi trường là mục tiêu mà các doanh nghiệp
Trang 19luôn hướng tới Một số cảng biển ở Việt Nam đã xây dựng và khai thác cảng biểntheo mô hình “xanh hóa” để phát triển bền vững Ví dụ như cảng Quốc tế Tân Cảng
- Cái Mép (TCIT) đã được Hội đồng mạng lưới dịch vụ Cảng APEC (APSN) traogiải thưởng Cảng xanh 2020 và trở thành cảng thứ 2 của Việt Nam sau Tân CảngCát Lái nhận được danh hiệu này (năm 2017) Chương trình Hệ thống Cảng xanh là
hệ thống đánh giá các tiêu chí về cam kết bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượngsạch… cho các cảng do Mạng lưới dịch vụ cảng APEC (APSN) phát triển và đượcthiết kế để phù hợp với tất cả các cảng trong khu vực APEC
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cảng
Để phát triển hiệu quả cảng trung chuyển ở VN, chúng ta cần hiểu rõ về các yếu
tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn một cảng làm cảng trung chuyển của các hãng tàu
6
Trang 20lớn, đặc biệt là các hãng tàu có luồng hàng hải đến hoặc đi qua vùng biển của VN.Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cảng trung chuyển củacác hãng tàu.
Cơ sở hạ tầng
Bao gồm những công trình, trang thiết bị, phần mềm và hệ thống các cấu trúcxây dựng khác bao quanh có chức năng hỗ trợ hoạt động Cơ sở hạ tầng chính lànền tảng cơ bản cho tất cả loại hình dịch vụ vận tải nói chung và vận tải biển nóiriêng Cơ sở hạ tầng được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau: - Độ sâu mực nướcphù hợp cho tàu ra vào cảng - Số cầu cảng và cần cẩu phục vụ xếp dỡ hàng hóa -
Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại - Mức độ tự động hóa trong hoạt động cảng
- Cảng có mạng lưới giao thông kết nối bao phủ - Cảng có bến bãi neo đậu phục vụtàu vận tải - Cửa ngõ ra vào cảng và cầu cảng không có tình trạng tắc nghẽn
Vị trí địa lý
Là một trong những đặc tính cố hữu khi điều hành hoạt động cảng trung chuyển,
vì vậy cần xem xét kĩ lưỡng trước khi lên kế hoạch xây dựng Vị trí địa lý cảng biểnảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hút hàng hóa và tàu thuyền qua cảng Các tiêuchí đánh giá bao gồm:
- Cảng có vị trí gần với nguồn hàng
- Cảng thuộc khu kinh tế mở
Trang 21- Cảng có mạng lưới tàu tiếp vận thu gom và phân phối hàng hóa.
- Cảng gần với tuyến hàng hải quốc tế
- Điều kiện thời tiết khu vực cảng ổn định, địa thế cảng có khả năng sử dụng để tránh bão
- Tốc độ dòng chảy ổn định, thuận lợi cho tàu ra vào cảng
- Cảng nằm trong khu vực kín gió, ít bị tác động bởi các điều kiện tự nhiên như sóng, thủy triều,…
Quản lý hoạt động
Là yếu tố duy trì trong suốt quá trình hoạt động của cảng trung chuyển, mangtính quyết định đến hiệu quả trong hoạt động cảng Đây cũng là trọng tâm trong sựphát triển mà cảng trung chuyển quốc tế PSA, Singapore đã và đang theo đuổi Cáctiêu chí đánh giá bao gồm:
7
Trang 22- Tình hình chính trị, luật pháp và nhân công.
- Tính hiệu quả của hoạt động hải quan cảng
- Thời gian hoạt động của cảng
- Hiệu quả hoạt động xếp dỡ hàng, sắp xếp tàu vào cảng
- Quy hoạch luồng tàu ra, vào cảng
- An ninh kiểm soát nội bộ và vòng ngoài cảng
- Mức độ phản hồi thông tin khách hàng
- Thương hiệu về dịch vụ của cảng
Chi phí và các khoản thu khác
Đây là yếu tố mà phần lớn các cảng trung chuyển có thời gian hoạt động chưadài vận dụng làm lợi thế cạnh tranh Điều này đã được khẳng định về tính hiệu quảkhi hãng vận tải lớn nhất thế giới Maersk Lines di chuyển cảng trung chuyển chính
ở khu vực châu Á từ PSA, Singapore sang PTP, Malaysia vào năm 2000 và điều tương tự đối với Evergreen 2 năm sau đó Các tiêu chí đánh giá bao gồm:
- Phí xếp dỡ, lưu và thuê container
Trang 23- Phí chuyển tải container.
- Chi phí nhiên liệu và tiếp ứng nhu yếu phẩm
- Các loại phí khác như phí ra vào cảng, phí lai dắt và neo đậu
2.2 Thông tin chung về Cảng Chu Lai
2.2.1 Sơ lược về Cảng
Cảng Chu Lai thuộc Khu kinh tế mở Chu Lai, Quảng Nam, được đầu tư xâydựng năm 2010 và chính thức khánh thành, đưa vào hoạt động vào tháng 5/2012trên diện tích 140 ha Đây là cảng hàng hóa tổng hợp với các phân khu chuyên biệt,vừa phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của THACO đồng thời cung cấp cácdịch vụ cảng biển, kho bãi cho các nhà đầu tư trong khu vực Miền Trung – TâyNguyên, Nam Lào và Bắc Campuchia
Cảng Chu Lai cung cấp đa dạng các dịch vụ bao gồm: lai dắt tàu, xếp dỡ, kiểmđếm, kho - bãi, đại lý tàu biển , thủ tục hải quan, vận tải hàng hoá với đa dạng cácloại hàng hoá như: hàng container, hàng rời, lỏng, hàng siêu trường - siêu trọng,hàng thiết bị phục vụ xuất hoạt động nhập khẩu hàng hoá của khách hàng
8
Trang 24Hình 2.1 Cảng Chu Lai
2.2.2 Vị trí địa lí
Cảng nằm ở vị trí có tọa độ: 15°29’24″N – 108°38’42’’E được xây dựng theo
mô hình hiện đại với kết cấu liền bờ, bằng công nghệ từ Larsen tiên tiến rất phổbiến tại các quốc gia trên thế giới như Hồng Kông, Đài Loan, Singapore… đồngthời cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở đây được đầu tư phát triển đồng bộ,hiện đại
Trang 25Cảng Chu Lai nằm ngay trung tâm vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có vị trígiao thông thuận lợi, dễ dàng kết nối với các tuyến đường huyết mạch, các KCN lớn
và Cửa khẩu quốc tế của các nước thuộc hành lang kinh tế Đông – Tây:
Hình 2.2 Vị trí địa lí Cảng Chu Lai
Trang 26- Cách QL1A, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi: 2-4km
- Cách Thành phố Tam Kỳ – Quảng Nam: 20km
- Cách Thành phố Đà Nẵng: 80km
- Cách Thành phố Quảng Ngãi: 45km
- Cách Khu công nghiệp Vsip – Quảng Ngãi: 40km
- Cách Khu công nghiệp Hòa phát Dung Quất: 20km
- Cách Khu công nghiệp Tam Thăng – Quảng Nam: 20km
- Cách Khu công nghiệp Thuận Yên – Tam Kỳ, Quảng Nam: 17km
- Cách Khu công nghiệp Bắc Chu Lai: 5km
- Kết nối với sân bay Quốc tế Chu Lai, nhà ga Núi Thành
Với năng lực hiện có cùng lợi thế vị trí địa lý, địa hình giao thông, Cảng Chu Laichính là cửa ngõ thông thương, tạo tuyến vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu chokhu vực và thế giới góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệpđồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội
2.2.3 Dịch vụ, Cơ sở vật chất, trang thiết bị Cảng
Trang 272.1.3.1 Dịch vụ