1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khai thác cảng Đường giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác cảng container tại cảng hải an

122 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

Nâng cao chất lượng dịch vụ, tận dụng tối đa hiệu quả khai thác và tăng khả năngcạnh tranh của cảng với các cảng khác trong khu vực, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩuhàng hóa của khách hàng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

***********

KHAI THÁC CẢNG ĐƯỜNG THỦY

ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC CẢNG CONTAINER TẠI CẢNG HẢI AN

Nhóm môn học

Niên khoá

Ngành

: 2020 - 2024 : LOGISTICS & QLCCƯ

Bình Dương, tháng 10/2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

***********

KHAI THÁC CẢNG ĐƯỜNG THỦY

ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC CẢNG CONTAINER TẠI CẢNG HẢI AN

Nhóm môn học

Niên khoá

Ngành

: 2020 - 2024 : LOGISTICS & QLCCƯ

Bình Dương, tháng 10/2023

i

Trang 3

KHOA KINH TẾ

CTĐT LOGISTICS VÀ QLCCU

PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN

Tên học phần: KHAI THÁC CẢNG ĐƯỜNG THỦY

chấm 1 chấm 2 thống nhất

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là sản phẩm được tạo thành dưới sự hướng dẫn củaCác kết quả phân tích và những chi tiết có được trong bài tiểu luận này đều là trungthực Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được trích dẫn và ghi tài liệu tham khảotheo đúng quy định Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Bình Dương, ngày 07 tháng 10 năm 2023

Tác giả

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Thủ Dầu Một

đã đưa môn Khai thác cảng đường thủy vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xingửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thứcquý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp họccủa Thầy, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả,nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu và là hành trang để em cóthể vững bước sau này

Môn Khai thác cảng đường thủy là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tínhthực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinhviên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế cònnhiều bỡ ngỡ Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thểtránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong Thầy xem xét

và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

MỤC LỤC

PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN ii

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ x

DANH MỤC HÌNH ẢNH xi

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 1

Trang 8

2.1 Mục tiêu chung 1

2.2 Mục tiêu cụ thể 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu 2

5 Ý nghĩa của đề tài 3

5.1 Ý nghĩa thực tiễn 3

5.2 Ý nghĩa khoa học 3

6 Kết cấu của đề tài 3

B PHẦN NỘI DUNG 5

Trang 9

1.1 Cơ sở lý thuyết về cảng biển 5

1.1.1 Khái niệm cảng biển 5

1.1.2 Chức năng của cảng biển 6

1.1.3 Phân loại cảng biển 7

1.1.4 Hoạt động của cảng biển 8

1.2 Cơ sở lý thuyết về tổ chức khai thác cảng container 9

1.2.1 Tổng quan về cảng container 9

1.2.1.1 Khái niệm và phân loại cảng container 9

1.2.1.2 Tiêu chuẩn và mục tiêu chủ yếu của cảng container 12

1.2.2 Một số chỉ tiêu khai thác cảng container 14

1.2.2.1 Thời gian lưu bãi bình quân 14

1.2.2.2 Hệ số diện tích bãi 14

Trang 10

1.2.2.3 Số ô nền trên một đơn vị diện tích bãi (TEU/ha) 15

1.2.2.4 Năng suất thông qua của một đơn vị diện tích cảng 15

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC KHAI THÁC CẢNG CONTAINER TẠI CẢNG HẢI AN 16

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An 16

2.1.1 Giới thiệu về công ty 16

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển cảng Hải An 17

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự 21

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức 21

2.1.3.2 Tình hình nhân sự 25

2.1.4 Ngành nghề kinh doanh 27

Trang 11

2.1.6 Một số kết quả kinh doanh 29

vi

Trang 12

2.1.7 Các phần mềm hệ thống 30

2.2 Thực trạng hoạt động tại cảng Hải An 31

2.2.1 Năng lực vận tải và logistics 32

2.2.2 Về dịch vụ kho bãi 33

2.2.3 Về khai thác cảng 34

2.3 Phân tích về tổ chức hoạt động khai thác cảng contianer 35

2.3.1 Quy trình nhập hàng container 35

2.3.1.1 Nhập hàng container từ sà lan vào bãi 35 2.3.1.2 Nhập hàng container từ bãi lên xe khách 37 2.3.2 Quy trình xuất hàng container 38

2.3.2.1 Hàng container xuất từ xe vào bãi: 38

Trang 13

2.3.3 Đánh giá sản lượng container thông qua cảng 42

2.4 Đánh giá chung 43

2.4.1 Ưu điểm 43

2.4.2 Nhược điểm 44

2.4.3 Cơ hội 45

2.4.4 Thách thức 46

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 48

3.1 Định hướng phát triển của Công ty 48

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức khai tác cảng container tại Cảng Hải An 48

C PHẦN KẾT LUẬN 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

Trang 14

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN

Hải quan giám sát HQGS

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO

International Organization for

Standardization

Phiếu giao nhận container EIR Equipment Interchange Receipt

Trang 15

viii

Trang 16

Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh của Cảng Hải An năm 2020-2022 29

Bảng 2.4 Sản lượng hàng container thông qua Cảng Hải An 2020 42

Trang 17

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Sản lượng hàng container thông qua Cảng Hải An 2020 42

Trang 18

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Sơ đồ tuyến vận chuyển đến cảng chuyển tải 10

Hình 1.2 Sơ đồ tuyến vận chuyển đến cảng đầu mối 11

Hình 1.3 Sơ đồ các tuyến vận chuyển đến cảng nhánh 12

Hình 2.1 Logo của Công ty Cổ Phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An 17

Hình 2.2

Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Vận tải và Xếp dỡ Hải

21An

Hình 2.5 Chuỗi giá trị trong mảng vận tải biển của Công ty 31

Trang 19

Hình 2.10 Cầu tàu và bãi container tại cảng Hải An 34

Hình 2.11 Đội xe đầu kéo vận chuyển hàng hóa nội địa của Công ty 34

xi

Trang 20

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong xu thế hội nhập, lưu lượng thương mại gia tăng, hoạt động khai thác cảngđóng vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt là cảng container Công tácquản lý và khai thác cảng luôn hướng đến phát huy tối ưu tiềm năng và hiệu quả hoạtđộng thông qua quy hoạch hợp lý hệ thống giao thông kết nối trong và ngoài cảng, đầu tưtrang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng gia tăng Tuynhiên, thực tế cho thấy việc khai thác hiệu suất hoạt động tối ưu của các thành phần trongcảng còn không ít hạn chế, khó khăn Trang thiết bị trong cảng còn chưa được đầu tư mộtcách đồng bộ, gây khó khăn trong quá trình khai thác, kết nối với nhau

Hiện nay, hệ thống kho bãi, cầu bến tại Cảng Hải An vẫn chưa được khai tháchết công suất Do vậy, yêu cầu cấp thiết cần phải đặt ra hiện nay là tiếp tục nghiên cứu,cải tiến và hoàn thiện hoạt động tại cảng để khai thác hết công suất tối đa của cảng

Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác

cảng container tại Cảng Hải An” nhằm đánh giá hoạt động khai thác của cảng, từ đó

đưa ra các giải pháp góp phần khắc phục những bất cập, hạn chế mà cảng đang gặp

phải Nâng cao chất lượng dịch vụ, tận dụng tối đa hiệu quả khai thác và tăng khả năngcạnh tranh của cảng với các cảng khác trong khu vực, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩuhàng hóa của khách hàng để giữ chân khách hàng lâu dài trong tương lai giúp công tyngày càng có vị thế vững chắc trong ngành

Trang 22

Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện tổ chức khai thác cảng container tại Cảng Hải An.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu: Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác cảng

container tại Cảng Hải An

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Đề tại tập trung nghiên cứu trong phạm vi hoạt động tổ chứckhai thác cảng container tại Cảng Hải An

Về thời gian: Nghiên cứu thực hiện từ 26/08/2023 đến 07/10/2023

Về nội dung: Nghiên cứu tập trung xác định thực trạng bao gồm những bất cập,hạn chế và đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động khai thác cảngcontainer tại Cảng Hải An

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu

Phương pháp thu nhập dữ liệu: Kế thừa các số liệu và kết quả nghiên cứu đã có,

Trang 23

Dữ liệu sơ cấp: Thu nhập từ các chuyên gia các đối tượng liên quan như banlãnh đạo và các nhân viên của Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An

Dữ liệu thứ cấp: Được thu nhập từ các bài báo cáo tài chính, bài tiểu luận, luậnvăn về tổ chức xếp dỡ hàng hóa Các nguồn tài liệu liên quan qua thống kê, sách, báo,tạp chí trên mạng internet Thu nhập tại các bộ phận kế toán, bộ phận kinh doanh củacông ty Tham khảo các tài liệu về tình hình tài chính, doanh thu, chi phí, tình hìnhkhai thác cảng container của Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An trong khoảngthời gian từ năm 2020 - 2022

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu nhập các thông tin liên quan đến cơ sở lýthuyết về cảng biển, tổ chức khai thác cảng container, kết quả nghiên cứu liên quanđến đề tài tài được công bố, các số liệu thống kê

Phương pháp kế thừa: Kế thừa những tài liệu liên quan đến cơ sở lý thuyết từ

2

Trang 24

sách, giáo trình, tạp chí và thông tin trên một số trang web công khai và những côngtrình nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài.

Phương pháp phân tích tổng hợp: Đọc tài liệu, phân tích các vấn đề thực tiễnnhằm tổng hợp để đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp liên quan đến tổ chứckhai thác cảng container tại Cảng Hải An

5 Ý nghĩa của đề tài

5.1 Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài nghiên cứu này đã góp phần phân tích về hoạt động tổ chức khai tháccảng container của Cảng Hải An Từ đó, đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiệnhoạt động khai thác cảng container tại Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải Annhằm cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ cho doanh nghiệp Đồng thời, công ty

sẽ có ý tưởng xây dựng nên các chiến lược đổi mới nhằm nâng cao chất lượng và cảitiến dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tối ưu hóa và thúc đẩy sựphát triển của doanh nghiệp Qua bài nghiên cứu giúp cho Ban lãnh đạo tổng công typhát hiện được những mặt còn hạn chế từ đó đưa ra cách khắc phục hiệu quả cho hoạtđộng khai thác cảng container nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và có các giải phápkịp thời để giữ chân khách hàng lâu dài trong tương lai

Trang 25

Nghiên cứu này góp phần củng cố một số lý thuyết về tổ chức khai thác cảngcontainer và cảng biển Nghiên cứu cũng giúp chúng ta có cái nhìn bao quát hơn chỉ rađược sự tác động của hoạt động khai thác cảng container đối với cảng Từ đó, làm cơ

sở để các Ban lãnh đạo của công ty đề ra các chính sách tối ưu để đáp ứng nhu cầu mộtcách triệt để và hạn chế tối đa những phản hồi tiêu cực từ phía khách hàng Bên cạnh

đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ nói chung

và chất lượng cho hoạt động khai thác tại Cảng Hải An nói riêng Qua đó, có thể thấyđược việc tạo ra những giải pháp đúng đắn sẽ làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

và tạo nên sự phát triển vượt bậc trong tương lai giúp nền kinh tế Việt Nam ngày càngphát triển vượt bậc

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài mục lục, phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo đề tài còn có phần nội

3

Trang 26

dung được trình bày theo 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Phân tích và đánh giá hoạt động tổ chức khai thác cảng container tại Cảng Hải An

Chương 3: Đề xuất giải pháp

Trang 27

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Cơ sở lý thuyết về cảng biển

1.1.1 Khái niệm cảng biển

Theo quy định tại khoản 1, điều 73, Bộ luật Hàng hải 2015 định nghĩa rằng

“Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kếtcấu hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trảhành khách và thực hiện dịch vụ khác Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng Bếncảng có một hoặc nhiều cầu cảng”

Điều 4 Bộ luật Hàng hải 2015 của Việt Nam giải thích: “Vùng đất cảng là vùngđất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệthống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặttrang thiết bị.”; “Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nướctrước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùngđón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, luồng hàng hải và xây dựng các công trình phụ trợkhác.”; “Bến cảng là khu vực bao gồm vùng đất và vùng nước thuộc một cảng biển,được xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giaothông, thông tin liên lạc, điện, nước, vùng nước trước cầu cảng, luồng hàng hải và cáccông trình phụ trợ khác Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng”

Trang 28

Theo TS Trần Hoàng Hải (2019) định nghĩa rằng: “Cảng biển là khu vực kinh tế,

kỹ thuật, công nghệ phức hợp, bao gồm kết cấu hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật công nghệphù hợp trong phần đất cảng và vùng nước cảng, thực hiện việc cung cấp toàn bộ dịch vụliên quan (bao gồm các dịch vụ kinh doanh và dịch vụ công) để đảm bảo sự hiệu quả vớichức năng là một bộ phận kết nối không thể thiếu trong toàn bộ chuỗi vận tải và được pháttriển thành một trung tâm dịch vụ công nghiệp và logistics, đóng vai trò quan trọng trongchuỗi giá trị sản phẩm công nghiệp nói chung và chuỗi giá trị vận tải logistics nói riêngtrong phạm vi một nước, một khu vực hoặc trên phạm vi toàn cầu”

Theo quan điểm truyền thống: Cảng biển là tập hợp các công trình xây dựng vàphương tiện nhằm đảm bảo cho tàu neo đậu an tòan và bốc dỡ hàng hóa một cách nhanhchóng và thuận tiện nhất Theo quan điểm này thì cảng biển là đầu mối giao thông, là

5

Trang 29

nơi thực hiện các thao tác xếp dỡ hàng hoá từ phương thức vận tải biển sang cácphương thức

Theo quan điểm hiện đại: Cảng biển không phải là điểm cuối hoặc kết thúc củaquá trình vận tải mà là điểm luân chuyển hàng hoá và hành khách Nói cách khác, cảngnhư một mắt xích trong dây truyền vận tải Cảng biển được xem là nơi thu hút các hoạtđộng kinh tế, là điểm đầu mối của hoạt động vận tải Theo quan điểm này thì cảng biển

là khu vực tiếp nối giữa đất liền và biển, được phát triển thành một trung tâm côngnghiệp và logistics, đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới công nghiệp và logisticstoàn cầu

1.1.2 Chức năng của cảng biển

Theo Điều 76 Bộ luật Hàng hải 2015, chức năng cơ bản của cảng biển gồm:

• Cung cấp dịch vụ hỗ trợ tàu thuyền đến, rời cảng

• Cung cấp phương tiện, thiết bị và nhân lực cần thiết cho tàu thuyền neo đậu,bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách

• Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hóa trong cảng

• Đầu mối kết nối hệ thống giao thông ngoài cảng biển

Trang 30

• Là nơi để tàu thuyền trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch

vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp

• Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu thuyền, người và hàng hóa

Tuy nhiên, dưới góc độ khác cảng biển còn có các chức năng sau:

Chức năng vận tải: cảng biển là một mắt xích (một khâu) của hệ thống vận

tải, chính vì vậy nó có chức năng vận tải Với chức năng này hoạt động của cảng

biển phải nhằm góp phần đạt được các mục tiêu chung của vận tải: Giảm giá thành vậntải của toàn bộ hệ thống; Đảm bảo cho quá trình vận tải an toàn, nhanh chóng (NguyễnVăn Khoảng và Mai Văn Thành, 2020)

Chức năng thương mại, công nghiệp: các nước tiên tiến hay ngay cả các nước kém

phát triển sớm hay muộn cũng sẽ nhận ra được những thuận lợi trong hoạt động côngnghiệp và thương mại do cảng biển mang lại, cảng còn hỗ trợ nhập khẩu và tăng cườngxuất khẩu Tuy nhiên sự hỗ trợ này không chỉ do các cảng biển, mà còn có cả các

Trang 31

cảng khô (inland port) (Nguyễn Văn Khoảng và Mai Văn Thành, 2020).

Chức năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho tàu: Cảng biển là nơi cung cấp chỗ ẩn

náu cho tàu, thuyền khi bão tố Ngoài ra, cảng biển còn có các cơ sở sữa chữa, cơ sởcung cấp thực phầm, dầu và các sản phẩm phụ vụ cho tàu,… (Trần Hoàng Hải, 2019)

Chức năng tạo lập không gian: Khi vị trí, vai trò được mở rộng cảng biển giúp

tạo lập không gian mới kích thích sự hình thành và phát triển các đô thị và các thươngcác quốc tế (Trần Hoàng Hải, 2019)

1.1.3 Phân loại cảng biển

❖Phân theo mục đích sử dụng:

Cảng tổng hợp (cho địa phương và quốc gia): là các cảng thương mại giao nhận nhiều loại hàng hoá Cảng hàng hoá được chia làm 3 loại: cảng loại A hay còngọi là các cảng nước sâu, cảng loại B, cảng loại C

Cảng chuyên dụng: là các cảng giao nhận chủ yếu một loại hàng hoá (xi măng, than , xăng dầu…) phục vụ cho đối tượng riêng biệt (cung cấp nguyên liệu, phân phối sản phẩm của nhà máy hoặc các khu công nghiệp dịch vụ sữa chữa tàu thuyền…), bao gồm cảng chuyên dụng hàng rời, cảng chuyên dụng dầu, cảng chuyên dụng công nghiệp

Trang 32

Cảng trung chuyển quốc tế: là những cảng chuyên làm nhiệm vụ chuyển tàuhoặc trung chuyển hàng quốc tế và một phần nhỏ lượng hàng giao nhận nội địa(Nguyễn Văn Khoảng và Mai Văn Thành, 2020).

❖Phân theo hình thức sỡ hữu:

Cảng biển thuộc sỡ hữu nhà nước: Nhà nước sỡ hữu toàn bộ kết cáu hạ tầngcảng biển, tổ chức hoạt động khai thác cảng biển và chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh

tế của cảng biển

Cảng biển sỡ hữu kiểu bán chính phủ: Nhiều cảng được thành lập như một tổchức bán chính phủ bởi luật quốc hội Trong trường hợp này, cảng có thể là một tổchức có thể hoạt động phi lợi nhuận

Cảng biển thuộc sỡ hữu của chính quyền địa phương như Rotterdam, Hamburf,Kobe và Yokohama

7

Trang 33

Cảng biển thuộc sở hữu tư nhân: Tư nhân sỡ hữu và quản lý trực tiếp cảng biển.Việc tư nhân hóa các cảng biển giúp phân bổ lại dòng vốn đưa vào tài sản cảng, nhờ dóvốn được tăng lên và nó kích thích kinh tế địa phương phát triển (Trần Hoàng Hải, 2019).

❖Phân loại theo đối tượng phục vụ:

Cảng nội địa: Là cảng phục vụ chủ yếu giao thông đường thủy nội địa Ở ViệtNam, cảng nội địa thường là các cảng thuộc cảng địa phương, phục vụ các phương tiệnvận tải thủy/biển thuộc sỡ hữu của doanh nghiệp hay cá nhân Việt Nam

Cảng quốc tế: Là cảng có tàu thuyền nước ngoài cập bến làm hàng được chínhquyền công bố là cảng quốc tế Đây là các cảng tổng hợp hoặc cảng chuyên dụng quốcgia Ngoài ra, còn một loại cảng nữa cũng là cảng quốc tế, đó là các cảng trung chuyển(Trần Hoàng Hải, 2019)

❖Phân theo quy mô và mức độ quan trọng:

Cảng biển loại I: là cảng biển đặc biệt quan trọng có quy mô lớn, phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc liên vùng

Cảng biển loại II: là cảng biển quan trọng, có qui mô vừa, phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của vùng và địa phương

Cảng biển loại III: là cảng biển có qui mô nhỏ, phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp (Nguyễn Văn Khoảng và Mai Văn Thành, 2020)

Trang 34

1.1.4 Hoạt động của cảng biển

❖Các hoạt động dịch vụ chính bao gồm:

Xếp dỡ hàng hóa cho tàu: đó là việc xếp hàng xuống tàu và dỡ hàng khỏi tàu,thiết bị sử dụng cho hoạt động này tùy thuộc vào loại hàng và phương án xếp dỡ.Ngoài thiết bị của cảng, người ta còn dùng các thiết bị của tàu

Lưu kho hàng hóa: có thể bảo quản hàng trong kho hay ngoài bãi tùy thuộc vào

số lượng, loại hàng, thời gian hàng ở cảng và loại phương tiện vận chuyển tiếp theo

Tái chế: áp dụng đối với những loại hàng hóa yêu cầu quá trình tái chế trongphạm vi cảng để đảm bảo tập trung, phân phối hoặc nâng cao hiệu quả vận chuyển.Trong hầu hết các trường hợp, quá trình này được thực hiện trong kho bãi của cảngnhư đóng gói, đóng cao bản

8

Trang 35

Giao nhận hàng hóa giữa các phương tiện vận tải;

Phục vụ tàu: là việc chuẩn bị cho hành trình tiếp theo của tàu như cung ứng nhiên

liệu, nước ngọt, thực phẩm

Duy trì hoạt động của tàu: có thể thực hiện sửa chữa nhỏ hay bảo dưỡng tàu tạicảng hay tại xưởng sửa chữa và thông thường hoạt động này do các công ty khác đảmnhiệm

Tiến hành công tác hoa tiêu, lai dắt phục vụ tàu và thực hiện công tác cứu hộ và

là nơi lánh nạn cho tàu

❖Các hoạt động chung

Quản lý hoạt động biển: Liên quan đến chấp hành luật hàng hải, sự tuân

thủ và kiểm soát đường thủy trong phạm vi cảng và vùng lân cận

Kiểm soát an toàn và môi trường: Liên quan đến các quy định, quy tắc để loạitrừ nguy hiểm đối với môi trường, đối với con người, bao gồm cả phòng chống cháy

nổ, kiểm soát ô nhiễm nước và không khí, kiểm soát tiếng ồn

Các hoạt động nhằm duy trì bảo dưỡng thiết bị, công trình, tạo điều kiện chocảng hoạt động hiệu quả như: Nạo vét; Sửa chữa, bảo dưỡng cầu tàu, kho bãi, đườnggiao thông trong cảng; Sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị

Trang 36

An ninh cảng: Các điều kiện để đảm bảo an toàn cho hàng hóa, tài sản của cảng.

Các hoạt động đặc biệt: Đôi khi các hoạt động quân sự cũng được thực hiệntrong cảng như việc tiếp nhận tàu chiến, tàu ngầm, xếp dỡ những loại hàng đặc biệtnguy hiểm (Nguyễn Văn Khoảng và Mai Văn Thành, 2020)

1.2 Cơ sở lý thuyết về tổ chức khai thác cảng container

1.2.1 Tổng quan về cảng container

1.2.1.1 Khái niệm và phân loại cảng container

Theo Nguyễn Văn Khoảng và Mai Văn Thành (2020) nhận định rằng: “Cảngcontainer có thể chỉ là một bến nằm trong địa phận của một cảng tổng hợp, cũng có thể

là một khu cảng riêng biệt được thiết kế cho việc tiếp nhận, xếp dỡ hàng container.Điểm khác biệt căn bản giữa cảng container và các cảng tổng hợp là ở quy hoạch mặtbằng, trang thiết bị và quy trình quản lý, khai thác”

Trang 37

Cảng container là cơ sở vật chất kỹ thuật không thể thiếu trong toàn bộ hệ thốngchuyên chở container, có tác dụng rút ngắn thời gian bốc dỡ hàng tại khu cảng, gópphần đẩy nhanh quá trình chuyên chở và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Hiện nay, dựa trên đặc trưng của dịch vụ chính mà cảng thực hiện thì tất cả cáccảng container được phân chia thành ba loại:

Cảng chuyển tải container (ports of transshipment): là đầu mối của các tuyếnvận tải, phục vụ các tàu container khai thác trên các tuyến chính (trunk line/ main line)với chức năng chính là chuyển tải, theo đó container từ tàu này được dỡ lên cảng sau

đó lại được xếp xuống các tàu khác để vận chuyển tới cảng đích Chức năng của cảngchuyển tải là phục vụ cho một miền hậu phương và tiền phương rộng lớn chứ khônggiới hạn trong phạm vi một khu vực hay một quốc gia Chính vì vậy để xây dựng vàkhai thác một cảng chuyển tải container (như cảng Singapore hay Hồng Kông) cần hội

tụ rất nhiều yếu tố như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tiềm lực hàng hóa của khu vực,khả năng kết nối các tuyến đường biển quốc tế, đường sắt, đường bộ, vốn đầu tư, cácdịch vụ về cung ứng, sửa chữa

Trang 38

Hình 1.1: Sơ đồ tuyến vận chuyển đến cảng chuyển tải

(Nguồn: Nguyễn Văn Khoảng và Mai Văn Thành, 2020)

Cảng chuyển tải đóng vai trò như là một trung tâm tập trung hoặc phân phốicontainer hàng xuất/ nhập cho các cảng nhánh Đặc điểm chính của một cảng chuyểntải là 1 TEU thông qua bãi tương ứng với 2 TEU phải xếp dỡ qua mặt cắt cầu tàu, mặtkhác thời gian lưu bãi của container thường rất ngắn, cho nên vấn đề quan trọng củacảng chuyển tải là ở tuyến tiền phương (cầu tàu, thiết bị tiền phương và thềm bến)

10

Trang 39

Cảng phục vụ tàu vận chuyển container trên tuyến chính, là đầu mối của mộtkhu vực nội địa có quy mô hàng hóa xuất nhập khẩu lớn (ports of origin anddestination – OD ports/OD container terminal).

Ởcác OD container terminl, việc xếp dỡ container xuất nhập khẩu cho các tàukhai thác trên tuyến chính là hoạt động quan trọng nhất Những cảng này phục vụ chomột miền hậu phương mở rộng, và có thể tiếp nhận các tàu container có sức chở lớn

Đặc điểm của loại cảng này là thời gian nằm bãi của container dài hơn so với cảngchuyển tải, cho nên nếu cùng một sản lượng thông qua thì diện tích bãi của cảngchuyển tải sẽ ít hơn Một đặc điểm khác là thiết bị xếp dỡ của cảng đầu mối phải có dựphòng cần thiết để đối phó với sự biến động về lưu lượng container tăng, giảm mộtcách ngẫu nhiên do yêu cầu khách quan của chủ hàng, điều kiện vận chuyển bằngđường bộ hay các yếu tố khác ngoài tầm kiểm soát của cảng

Để giảm bớt áp lực tắc nghẽn tại cảng, cần chuyển bớt các hoạt động chất chứacontainer rỗng, đóng rút hàng cho container, dịch vụ CFS, thủ tục thông quan hàng hóaxuất nhập khẩu ra khỏi khu vực cảng đầu mối, vào sâu trọng nội địa Khi đó, cảng đầumối trở thành nơi tập kết container, đóng vai trò như là nơi trung chuyển container từbiển vào nội địa và ngược lại

Trang 40

Hình 1.2: Sơ đồ tuyến vận chuyển đến cảng đầu mối

(Nguồn: Nguyễn Văn Khoảng và Mai Văn Thành, 2020)

Cảng phục vụ tàu vận chuyển container trên tuyến nhánh (ports for feeder lineservice), còn gọi là Local Ports

Chức năng chính của loại cảng này là phục vụ các tàu khai thác trên các tuyến

Ngày đăng: 23/12/2024, 15:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w