1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương nghiên cứu khoa học Đề tài Ảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ Đến hiệu quả học tập Ở sinh viên ngành tâm lý học, trường Đại học sài gòn

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 328,2 KB

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA GIÁO DỤC ------ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: Ảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ đến hiệu quả học tập ở sinh v

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

KHOA GIÁO DỤC

- -ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài: Ảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ đến hiệu quả học tập ở sinh viên ngành Tâm lý học,

trường Đại học Sài Gòn

Trang 2

MỤC LỤC

1 Tính cấp thiết 3

2 Mục đích - Nhiệm vụ nghiên cứu 4

2.1 Mục đích nghiên cứu 4

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Giả thuyết nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu 5

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 5

6.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 5

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6

6.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 6

6.2.2 Phương pháp quan sát 6

6.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu 7

6.2.4 Phương pháp nghiên cứu trường hợp 7

6.2.5 Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia 8

6.3 Các phương pháp toán học 8

6.3.1 Phương pháp thống kê toán học 8

7 Nội dung nghiên cứu 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Tiếng Việt 12

Tiếng Anh 12

PHỤ LỤC 13

PHỤ LỤC 1 13

PHỤ LỤC 2 16

PHỤ LỤC 3 18

PHỤ LỤC 4 22

Trang 3

1 Tính cấp thiết

Giấc ngủ đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo sức khỏe và khả năng pháttriển của mỗi cá nhân, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và nhịp sống hiện đạingày càng hối hả Ngày nay, xã hội không chỉ yêu cầu cá nhân có năng lực học tập

và tư duy sắc bén mà còn cần có sức khỏe tốt để đạt hiệu suất lao động tối ưu.Chất lượng giấc ngủ có liên quan mật thiết đến hiệu quả hoạt động trí tuệ và sứckhỏe thể chất Nghiên cứu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa

Kỳ (CDC) cho thấy sinh viên đại học thiếu ngủ có xu hướng đạt điểm số thấp hơn10% so với những người có giấc ngủ chất lượng, chủ yếu do giảm khả năng tậptrung và ghi nhớ Thêm vào đó, một nghiên cứu của RAND Corporation chỉ ra rằngthiếu ngủ gây thiệt hại khoảng 411 tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế Mỹ, do giảmnăng suất lao động và chi phí y tế tăng cao

Mặc dù là một yếu tố sinh lý cơ bản, thế nhưng giấc ngủ lại thường bị xemnhẹ, đặc biệt là đối với sinh viên - những người thường phải đối mặt với khốilượng bài vở lớn và áp lực thi cử Điều này được chứng minh dựa trên một nghiêncứu tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ vào năm 2022, có tới 68,6% sinh viên cóchất lượng giấc ngủ kém, bao gồm cả sinh viên ngành Tâm lý học, được đánh giáqua thang đo chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) Thông qua đó, có thểthấy tỉ lệ rất lớn các bạn sinh viên đang không thật sự dành sự quan tâm cần thiếtcho giấc ngủ của mình, dẫn đến những hậu quả tiêu cực không mong muốn Đốivới sinh viên ngành Tâm lý học, khi không có được giấc ngủ tốt, sinh viên không chỉgặp khó khăn trong việc nắm bắt các khái niệm cơ bản mà còn không phát triểnđược những kỹ năng chuyên môn cần thiết cho tương lai, dẫn đến khi ra trường,sinh viên không đáp ứng được các yêu cầu từ nhà tuyển dụng và rơi vào tình trạngthất nghiệp Điều này tiếp tục gây sức ép về mặt tinh thần của họ và làm nảy sinhcác vấn đề tâm lý như stress, lo âu…

Trang 4

Từ những lý do nêu trên, với mong muốn tìm hiểu rõ ảnh hưởng của chấtlượng giấc ngủ đến hiệu quả học tập của sinh viên theo từng mức độ khác nhau, từ

đó đề xuất một số biện pháp cải thiện giấc ngủ cho sinh viên, chúng tôi đã lựa chọn

đề tài “Ảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ đến hiệu quả học tập ở sinh viên ngànhTâm lý học, trường Đại học Sài Gòn” nhằm giúp sinh viên có nhận thức tốt hơn vềviệc xây dựng thời gian sinh hoạt hằng ngày, cải thiện được giấc ngủ và nâng caohiệu quả học tập của bản thân

2 Mục đích - Nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu làm rõ ảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ đến hiệu quảhọc tập ở sinh viên ngành Tâm lý học, trường Đại học Sài Gòn Đề xuất một số biệnpháp cải thiện chất lượng giấc ngủ nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận về ảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ đến hiệu quả

học tập

- Khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng giấc ngủ, làm rõ ảnh hưởng củachất lượng giấc ngủ đến hiệu quả học tập ở sinh viên ngành Tâm lý học, trường Đạihọc Sài Gòn

- Kết luận, đề xuất một số biện pháp cải thiện giấc ngủ nhằm nâng cao hiệuquả học tập cho sinh viên ngành Tâm lý học, trường Đại học Sài Gòn

3 Đối tượng - Khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ đến hiệu quả học

tập ở sinh viên

3.2 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên ngành Tâm lý học, trường Đại học Sài Gòn.

4 Phạm vi nghiên cứu

Trang 5

- Giới hạn về nội dung: Ảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ đến hiệu quả họctập ở sinh viên, bao gồm: ảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ đến khả năng tậptrung và điểm kiểm tra cuối kì của sinh viên.

- Giới hạn về khách thể - địa bàn nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên số lượng

300 sinh viên các khóa 21, 22, 23, 24, ngành Tâm lý học, trường Đại học Sài Gòn

5 Giả thuyết nghiên cứu

- Chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng cao đến hiệu quả học tập của sinh viênngành Tâm lý học, trường Đại học Sài Gòn

- Khi giấc ngủ không đạt chất lượng, nó sẽ gây ra mệt mỏi, suy giảm khả năngtập trung và ghi nhớ, dẫn đến hiệu quả học tập kém ở sinh viên

- Nếu sinh viên điều chỉnh thói quen sinh hoạt một cách khoa học, quản lýthời gian học tập và làm việc hiệu quả, tăng cường hoạt động thể chất lành mạnhthì chất lượng giấc ngủ của sinh viên sẽ tốt hơn, từ đó khả năng tập trung và ghinhớ cũng sẽ được nâng cao

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

6.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Mục đích: Xây dựng cơ sở lý luận, đánh giá các nghiên cứu trước đây về mốiliên hệ giữa giấc ngủ và hiệu quả học tập, đồng thời đối chiếu và so sánh kết quảnghiên cứu với các kết luận từ các tài liệu tham khảo có liên quan

- Cách thức tiến hành:

+ Tìm đọc, nghiên cứu, tham khảo các tài liệu cũng như các công trình nghiêncứu trong và ngoài nước có liên quan đến ảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ đốivới hiệu quả học tập

Trang 6

+ Các tài liệu sẽ được sàng lọc, tổng hợp để chọn lọc những thông tin phùhợp.

+ Thông tin sau khi chọn lọc sẽ được phân tích để cung cấp nền tảng lý thuyếtvững chắc cho đề tài

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Mục đích: Thu thập lượng lớn thông tin từ sinh viên về chất lượng giấc ngủ,hiệu quả học tập, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như các mức độảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ đến kết quả học tập của sinh viên ngành Tâm lýhọc trường Đại học Sài Gòn

- Cách thức tiến hành:

+ Giai đoạn chuẩn bị: Khái quát các khái niệm nghiên cứu, lựa chọn thang đophù hợp Xây dựng bảng hỏi dùng để khảo sát, bao gồm bốn phần:

(1) Thông tin cá nhân: gồm 4 câu hỏi

(2) Chất lượng giấc ngủ của sinh viên: mượn thang đo chỉ số chất lượng giấcngủ của Pittsburgh (PSQI), gồm 19 câu hỏi theo thang đo Likert 5 mức

(3) Ảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ đến hiệu quả học tập: gồm 10 câu hỏitheo thang đo Likert 5 mức

(4) Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ: gồm 7 câu hỏi theo thang

đo Likert 5 mức

+ Giai đoạn tiến hành khảo sát: Khảo sát thử trên 50 sinh viên nhằm đánh giá

và loại bỏ các mục hỏi không hiệu quả Sàng lọc, hoàn thiện bảng hỏi, tiến hànhkhảo sát chính thức, chỉnh sửa và thu thập dữ liệu phản hồi trên 300 sinh viênkhoa Giáo Dục các khóa 21, 22, 23, 24 tại trường Đại học Sài Gòn

Trang 7

6.2.2 Phương pháp quan sát

- Mục đích: Thu thập dữ liệu thực tiễn, trực quan về ảnh hưởng của chấtlượng giấc ngủ lên hiệu quả học tập của sinh viên ngành Tâm lý học, Đại học SàiGòn

- Cách thức tiến hành:

+ Xây dựng kế hoạch quan sát và lựa chọn đối tượng quan sát

+ Quan sát sẽ được tiến hành tại lớp học và không gian học tập trung, trongcác buổi học vào sáng và chiều

+ Quá trình quan sát sẽ ghi nhận các dấu hiệu liên quan đến các biểu hiệnmệt mỏi, khả năng tương tác, khả năng tập trung của sinh viên

+ Mẫu quan sát bao gồm 50 sinh viên khóa 22 và 23, với các biểu mẫu ghichép chi tiết để theo dõi thời gian và tần suất các trạng thái này

6.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

- Mục đích: Thu thập thông tin định lượng về cảm xúc, suy nghĩ, quan điểmcủa các sinh viên liên quan đến chất lượng giấc ngủ và ảnh hưởng của nó đến hiệuquả học tập, từ đó cung cấp cái nhìn đa chiều về vấn đề nghiên cứu

- Cách thức tiến hành:

+ Lựa chọn đối tượng nghiên cứu và thiết kế câu hỏi phỏng vấn

+ Tiến hành phỏng vấn sâu trực tiếp 15 sinh viên thuộc các khóa 21, 22, 23,

24, ngành Tâm lý học, trường Đại học Sài Gòn bằng những câu hỏi mở được soạnsẵn Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 10 - 15 phút

+ Thu thập dữ liệu bằng cách ghi âm và ghi chép cẩn thận khi có sự đồng ý từngười tham gia

Trang 8

6.2.4 Phương pháp nghiên cứu trường hợp

- Mục đích: Hiểu rõ bối cảnh và các đặc điểm độc đáo của cá nhân, phân tíchchi tiết các yếu tố tác động đến chất lượng giấc ngủ và ảnh hưởng của chất lượnggiấc ngủ đến hiệu quả học tập ở từng sinh viên

- Cách thức tiến hành:

+ Lựa chọn trường hợp nghiên cứu và xác định vấn đề nghiên cứu

+ Giai đoạn thu thập số liệu: Tiến hành nghiên cứu bổ dọc bằng cách sử dụngcác phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, quan sát và ghi chép chitiết số liệu thu thập được

+ Giai đoạn xử lý và giải thích: Phân tích số liệu thu thập được để xác địnhảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ đến hiệu quả học tập ở nghiệm thể So sánhcác trường hợp để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt trong cách mà giấc ngủảnh hưởng đến hiệu quả học tập

+ Giai đoạn kết luận, dự đoán: Rút ra kết luận về kết quả tiến hành nghiêncứu và dự đoán về sự phát triển của cá nhân

6.2.5 Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia

- Mục đích: Cung cấp cái nhìn chuyên sâu về ảnh hưởng của chất lượng giấcngủ đến hiệu quả học tập ở sinh viên, đánh giá và củng cố các phương pháp nghiêncứu nhằm nâng cao chất lượng kết quả

- Cách thức tiến hành:

+ Tìm kiếm chuyên gia có kinh nghiệm sâu rộng về vấn đề nghiên cứu

+ Xây dựng câu hỏi để thu thập ý kiến từ chuyên gia

+ Tiến hành phỏng vấn chuyên gia để thu thập ý kiến về vấn đề nghiên cứu

Trang 9

+ Ghi chép lại dữ liệu một cách đầy đủ để phân tích và áp dụng vào quá trìnhnghiên cứu.

6.3 Các phương pháp toán học

6.3.1 Phương pháp thống kê toán học

- Mục đích: Xử lý các dữ kiện thu thập, đảm bảo tính khách quan, chính xác vàkhoa học trong quá trình nghiên cứu Từ đó thống kế lại con số cụ thể sau khi đãsàng lọc lại các dữ kiện

- Cách thức tiến hành:

+ Sử dụng phần mềm SPSS for Window 20.0 để thống kê và phân tích dữ liệuthu thập được

+ Thực hiện phân tích mô tả: Sử dụng các công thức để tính chỉ số:

 Tỉ lệ phần trăm: Biểu thị mối quan hệ giữa hai giá trị dưới dạng phần trăm,

 Hệ số tương quan Pearson được sử dụng để xác định mối liên hệ giữa chấtlượng giấc ngủ và hiệu quả học tập

+ Thực hiện phân tích suy luận:

 Công thức kiểm định t độc lập được sử dụng để so sánh trung bình giữahai nhóm và kiểm tra giả thuyết nghiên cứu

Trang 10

7 Nội dung nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục, đề tài được cấu trúc làm 3 chương:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ ĐẾN HIỆU QUẢ HỌC TẬP Ở SINH VIÊN

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

1.2 Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ đến hiệu quả học tập ở sinh viên

1.2.1 Hiệu quả học tập

1.2.1.1 Định nghĩa hiệu quả học tập

1.2.1.2 Biểu hiện và tiêu chí đánh giá hiệu quả học tập

1.2.2 Chất lượng giấc ngủ

1.2.2.1 Định nghĩa chất lượng giấc ngủ

1.2.2.2 Biểu hiện và tiêu chí đánh giá chất lượng giấc ngủ

1.2.2.3 Vai trò của chất lượng giấc ngủ đối với sức khỏe tinh thần và hiệu quả học tập

1.2.3 Ảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ đến hiệu quả học tập ở sinh viên

1.2.3.1 Đặc điểm tâm lý và thói quen sinh hoạt của sinh viên

1.2.3.2 Các mức độ ảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ đến hiệu quả học tập ở sinh viên

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 11

2.1 Tổ chức và địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Tổ chức nghiên cứu

2.1.2 Địa bàn nghiên cứu

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

2.3.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

2.3.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

2.3.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

2.3.2.2 Phương pháp quan sát

2.3.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

2.3.2.4 Phương pháp nghiên cứu trường hợp

2.3.2.5 Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia

2.3.3 Các phương pháp toán học

2.3.3.1 Phương pháp thống kê toán học

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Thực trạng chất lượng giấc ngủ và kết quả học tập của sinh viên ngành Tâm

lý học, trường Đại học Sài Gòn

3.1.1 Thực trạng chất lượng giấc ngủ của sinh viên ngành Tâm lý học, trường Đại học Sài Gòn

3.1.2 Thực trạng hiệu quả học tập của sinh viên ngành Tâm lý học, trường Đại học Sài Gòn

Trang 12

3.2 Thực trạng ảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ đến hiệu quả học tập ở sinh viên ngành Tâm lý học, trường Đại học Sài Gòn

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Kết luận - Kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1 Hoàng Mộc Lan (2013) Giáo trình Phương pháp nghiên cứu Tâm lý học, Hà

Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

2 Vũ Cao Đàm (2022) Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Hà

Nội: NXb Giáo dục Việt Nam

Tiếng Anh

1 Buysse, D J., Reynolds III, C F., Monk, T H., Berman, S R., & Kupfer, D J

(1989) The Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI): A new instrument for psychiatric practice and research Psychiatry Research, 28(2), 193-213

2 Gilbert, S P., & Weaver, C C (2010) Sleep quality and academic

performance in university students: A wake-up call for college psychologists

Journal of American College Health, 59(2), 91-97

Trang 14

Kính chào quý anh/chị và các bạn sinh viên, chúng mình là Nhóm 1 – nhómsinh viên thuộc ngành Tâm lý học, trường Đại học Sài Gòn Hiện tại, chúng mìnhđang thực hiện đồ án môn học với đề tài “Ảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ đếnhiệu quả học tập ở sinh viên ngành Tâm lý học, trường Đại học Sài Gòn” Bảng hỏinày nhằm thu thập thông tin về thói quen giấc ngủ của sinh viên và mối liên hệchất lượng giấc ngủ với kết quả học tập.

Rất mong quý anh/chị và các bạn sẽ dành một chút thời gian để hoàn thànhbảng khảo sát này Những ý kiến đóng góp từ anh/chị và các bạn sẽ là những thôngtin vô cùng quý giá cho sự thành công của đề tài Chúng mình xin cam kết rằng tất

cả thông tin nhận được từ mọi người chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu, học tập

và hoàn toàn được bảo mật Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ anh/chị và cácbạn

Nhóm 1 xin chân thành cảm ơn!

PHẦN II: CÂU HỎI CHI TIẾT

Mục hỏi 4: Ảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ đến hiệu quả học tập

Trang 15

Vui lòng trả lời tất cả câu hỏi dưới đây Đối với mỗi câu hỏi, hãy chọn mộtphương án phù hợp nhất với bản thân bạn nhất dựa trên các mức độ từ 1 đến 5bằng cách khoanh tròn vào ô có số tương ứng, trong đó:

1 = Hoàn toàn không chính xác

2 = Không chính xác

3 = Trung lập

4 = Chính xác

5 = Hoàn toàn chính xác

1 Tôi thường thấy khó tiếp thu bài giảng vào ngày hôm

sau nếu buổi tối trước đó tôi khó đi vào giấc ngủ 1 2 3 4 5

2 Tôi thấy mình trì hoãn hoặc ít hứng thú học tập hơn

khi không ngủ đủ giấc vào tối hôm trước 1 2 3 4 5

3 Khi ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm, tôi gặp khó khăn trong

việc tập trung vào bài giảng trên lớp 1 2 3 4 5

4 Tôi có xu hướng phân tâm dễ dàng trong lớp học nếu

giấc ngủ của tôi không tốt vào đêm trước 1 2 3 4 5

5 Dù không ngủ đủ, tôi vẫn duy trì sự tỉnh táo cao độ và

ít khi cảm thấy mệt mỏi trong các buổi học dài 1 2 3 4 5

6 Tôi nhận thấy điểm số của mình bị ảnh hưởng tiêu cực

khi trải qua những tuần mất ngủ liên tục 1 2 3 4 5

7 Ngủ đủ giấc giúp tôi sẵn sàng và có động lực hơn khi

bắt đầu ngày mới với các hoạt động học tập 1 2 3 4 5

Ngày đăng: 23/12/2024, 15:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w