BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---BÁO CÁO KHOA HỌC MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: Ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến cơ hội làm việc của sinh viên hiện nay S
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-BÁO CÁO KHOA HỌC MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài:
Ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến cơ hội làm việc của sinh
viên hiện nay
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 5 GVHD: TRẦN THỊ HOA
Hà Nội, tháng 5 /2022
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-BÁO CÁO KHOA HỌC MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài:
Ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến cơ hội làm việc của sinh
viên hiện nay
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 5 GVHD: TRẦN THỊ HOA
Hà Nội, tháng 5 /2022
Trang 3DANH SÁCH NHÓM 5
BẢNG ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC THÀNH VIÊN NHÓM
STT Họ và tên Mã sinh viên Tự đánh giá
mức độ hoàn thành công việc
Tập thể nhóm đánh giá mức độ hoàn thành công việc
1 Nguyễn Thị Thu Hiền 2020605160 100%
2 Nguyễn Thu Hiền 2020603212 100%
6 Đào Thị Hồng Huệ 2020605425 100%
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn khoa Quản Lí Kinh Doanh trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em thực hiện đề tài này.
Chúng em xin cảm ơn thầy cô đặc biệt là cô Trần Thị Hoa đã nhiệt tình giảng dạy và trang bị cho chúng em kiến thức quý báu trong thời gian qua.
Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên trong trường đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình nghiên cứu, khảo sát phục vụ cho đề tài Mặc dù chúng em đã cố gắng hoàn thiện bài nghiên cứu trong phạm vi và khả năng nhưng chắc chắn sẽ không thể không thiếu khỏi những thiếu sót, sai
số
Chúng em kính mong nhận được sự thông cảm và tận tình đánh giá, chỉ bảo của thầy cô và các bạn !
Xin Cảm Ơn !
Trang 5MỤC LỤC
Trang 6Danh mục biểu đồ
Trang 7Mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài.
Ngày nay, con người cần hoàn thiện bản thân để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong cuộc sống chạy đua công nghiệp hóa hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức Để bắt kịp sự phát triển với những nước lớn mạnh Việt Nam cần có một đội ngũ nhân lực đáp ứng được yêu cầu hoàn thiện, lực lượng chủ yếu là tuổi trẻ Bởi tuổi trẻ là lực lượng nòng cốt là chủ nhân tương lai của đất nước Nhất là các bạn sinh viên- nguồn lao động tri thức góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế Tuy nhiên thời gian gần đây một vấn đề được đặt ra đối với lao động Việt Nam đó là một bộ phận lớn thiếu và yếu về kĩ năng mềm trong quá trình lao động
Kỹ năng mềm là hành trang giúp con người thích nghi với sự biến hóa không ngừng của xã hội ,có vai trò quan trọng trong công việc cũng như trong cuộc sống hằng ngày Những Kỹ năng mềm như: năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian kỹ năng làm việc nhóm, sẽ có ảnh hưởng đến sự thành bại trong cuộc trong công việc của mỗi người Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25 % là những kiến thức chuyên môn 75 % còn lại được quy định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị Trong một lần diễn thuyết trước sinh viên ngành quản trị kinh doanh của ĐH Nebraska, hai nhà tỷ phú Mỹ Warren Buffett và Bill Gates nhận được một câu hỏi: “Chúng tôi nên làm những gì để luôn thăng tiến trong công việc”.Ông Buffett trả lời rằng khả năng diễn thuyết là một yếu tố cần thiết “Với một số người nó là tài sản quý giá, nhưng với những ai không có khả năng thì nó là một gánh nặng thực sự Khả năng diễn thuyết tốt trước mọi người có thể giúp công việc của bạn phát triển tới 50 hoặc 60 năm”, ông nói Có học vấn cao và là một tỷ phú nhưng khi được hỏi yếu tố mang đến sự giàu có Warren Bufett vẫn chọn yếu tố kỹ năng thay vì là kiến thức chuyên môn.Có thể thấy, kỹ năng mềm có tầm quan trọng rất lớn
Một viện nghiên cứu khoa học giáo dục đã cho biết có 83 % sinh viên thiếu kỹ năng mềm Thậm chí có nhiều người phàn nàn rằng họ thiếu kỹ năng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống, thiếu kỹ năng để làm chủ bản thân và quản lý thời gian Rất nhiều người trẻ thừa nhận sau khi tốt nghiệp không được nhận vào làm việc vì thiếu kỹ năng giao tiếp năng làm việc nhóm kỹ năng quan quản lý thời gian Điều này không phải hiếm gặp đối với sinh viên hiện nay đa số sinh viên có thể tự làm được tốt rất tốt nhưng khi làm việc nhóm lại rơi vào tình trạng lúng túng hoang mang
Trang 8Nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với sinh viên Năm 2013, chính phủ đã đưa ra nghị quyết 29 về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo” tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế do vậy hiện nay đối với nhiều bạn sinh viên, kỹ năng mềm vẫn còn là một thuật ngữ khá xa lạ Vì thế mà các bạn sinh viên chưa có định hướng đúng đắn cho việc phát triển và hoàn thiện kỹ năng mềm nhằm chuẩn bị hành trang cho công việc sau này
Từ những lý do trên, dưới góc nhìn chủ quan của người nghiên cứu, tôi nhận thấy việc nghiên cứu về ảnh hưởng và tìm ra giải pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên nói chung
và sinh viên đại học công nghiệp Hà Nội nói riêng là hết sức cần thiết vì thế, tôi chọn đề tài
“Ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến cơ hội việc làm của sinh viên hiện nay ”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định đâu là các kỹ năng mềm cần thiết phục vụ công việc sau này của sinh viên Xác định các kỹ năng mềm nào đang là điểm mạnh và các kỹ năng mềm nào còn yếu hoặc thiếu của sinh viên Đại học Công nghiệp Từ đó, đưa ra một số giải pháp hoàn thiện kỹ năng mềm cho sinh viên ở công nghiệp
3 Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu
Trong khi nghiên cứu đề tài này, có một số câu hỏi đặt ra giải quyết đó là:
Về mặt lý thuyết: Khái niệm kỹ năng, kỹ năng mềm? Đâu là các kỹ năng mềm cần được trang bị trong quá trình học tập của sinh viên đại học? Kỹ năng mềm cần thiết như thế nào đối với sinh viên?
Về mặt thực tiễn: Những kỹ năng mềm mà sinh viên Đại học Công nghiệp có đã đủ
để giúp sinh viên Đại học Công nghiệp tự tin trong học tập, cuộc sống và trong môi trường làm việc sau này? Giải pháp nhằm tăng cường thực hành kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Công nghiệp hiện nay là gì ?
4.Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu : Sinh viên trường đại học Công nghiệp Hà Nội
Đối tượng nghiên cứu : Ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến cơ hội việc làm của sinh viên trường đại học Công nghiệp Hà Nội
5 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: tất cả sinh viên năm nhất, năm hai, năm ba, năm tư đang học tại đại học công nghiệp Hà Nội
Về thời gian: Tháng 3/2022- tháng 5/2022
6.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết :
Trang 9Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện đề tài, tổng hợp tất cả những dữ liệu thu thập, tiến hành phân tích, đánh giá về thực trạng phát triển
kỹ năng mềm và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Sài Gòn Phương pháp so sánh: sử dụng các dữ liệu khảo sát thu thập được trong các điều kiện khảo sát khác nhau (các đối tượng khác nhau, các ngành khác nhau, điều kiện học tập khác nhau, ) để đưa ra kết luận về thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và đưa ra các giải pháp về phát triển kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Sài Gòn
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
Phương pháp nghiên cứu định tính: Tác giả sử dụng phương pháp khảo sát và thống kê mô tả theo các bước sau:
Phỏng vấn một số chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực kỹ năng mềm, các giảng viên dạy tâm
lý học, các giảng viên dạy kỹ năng để đưa ra bảng hỏi.
Phỏng vấn thử các sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội để kiểm tra bảng hỏi, đưa ra được bảng hỏi chính thức
Khảo sát theo mẫu
7.Kết cấu của báo cáo nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu , kết luận , mục lục , phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo đề tài được chia làm 3 chương:
Trang 10Chương 1: Tóm lược một số vấn đề lý luận về kỹ năng mềm
2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
2.1.1 Định nghĩa kỹ năng
Kỹ năng là vấn đề phức tạp và được bàn luận rất nhiều Có rất nhiều khái niệm kỹ năng khác nhau từ các chuyên gia, các tác giả
Theo Wikipedia định nghĩa kỹ năng là: “là khả năng của con người trong việc vận dụng kiến thức để thực hiện một nhiệm vụ nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, giải quyết vấn đề tổ chức, quản lý và giao tiếp”
Theo tác giả Đặng Thành Hưng, kỹ năng là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học-tâm lí khác của cá nhân (chủ thể của kỹ năng đó) như: nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân… để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay quy định
Theo tác giả Vũ Dũng thì: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng”
Xét ở góc độ tâm lí học thì theo L Đ.Lêvitov nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng: “Kỹ năng là
sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định” Theo ông, những người có kỹ năng là người nắm vững và vận dụng cách thức hành động có hiệu quả và ông cũng nói kỹ năng là không chỉ nắm lí thuyết mà còn phải vận dụng vào thực tế
Từ những phân tích trên, theo ý kiến cá nhân, có thể đưa ra khái niệm kỹ năng chung nhất
như sau: “Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận
dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép Kỹ năng không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động, mà còn là biểu hiện năng lực của con người”
2.1.2 khái niệm về kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là gì? Vì sau người ta lại cần kỹ năng mềm? Kỹ năng mềm và Kỹ năng cứng khác nhau như thế nào? Đó là những câu hỏi rất nhiều người quan tâm đặc biệt là sinh viên Có nhiều quan niệm hay định nghĩa khác nhau khi nói về kỹ năng mềm, tùy thuộc vào lĩnh vực nghề nghiệp, ngữ cảnh, góc nhìn của mỗi người mà có cách tiếp cận riêng Theo trang bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa thì Kỹ năng mềm (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các
kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian … (trích Wikipedia) Nhưng khái niệm như thế thì chưa rõ đối với nhiều người Chính vì thế một nhà thạc sĩ kinh doanh (MBA) trên trang bemycareercoach.com đã xác lập một bảng phân tích và đưa ra nhưng khái niệm kỹ năng mềm riêng biệt
Soft Skills – People skills (Kỹ năng mềm – Dịch tạm: kỹ năng tương tác với con người) là những kỹ năng mà chúng dùng để tương tác với người khác trong xã hội Ví dụ như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc nhóm Song chúng chưa đủ để biến chúng ta thành người có trí tuệ tuyệt vời, nó chỉ hỗ trợ chúng ta có thể tương tác (giao tiếp) tốt với người khác, hay ảnh hưởng lên người khác, và có thể giúp chúng ta có được sự giúp đỡ từ người khác
Trang 11Soft Skill – Self management skills ( Kỹ năng mềm – kỹ năng tự quản lý) là những
kỹ năng giúp chúng ta có thể điều khiển cảm xúc và hành vi cá nhân Ví dụ như: kiên nhẫn,
tự tin, quản lý căng thẳng, quản lý sự tức giận
Tác giả Forland, Jeremy định nghĩa Kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về mặt xã hội
"Kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về mặt xã hội để chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng
xử hiệu quả trong giao tiếp giữa người với người Nói khác đi, đó là kỹ năng liên quan đến việc con người hòa mình, chung sống và tương tác với cá nhân khác, nhóm, tập thể, tổ chức
và cộng đồng"
Nhà nghiên cứu N.J Pattrick định nghĩa Kỹ năng mềm là khả năng, cách thức chúng ta thích ứng với môi trường
"Kỹ năng mềm là khả năng, là cách thức chúng ta tiếp cận và phản ứng với môi trường xung quanh, không phụ thuộc và trình độ chuyên môn và kiến thức Kỹ năng mềm không phải là yếu tố bẩm sinh về tính cách hay là những kiến thức của sự hiểu biết lí thuyết
mà đó là khả năng thích nghi với môi trường và con người để tạo ra sự tương tác hiệu quả trên bình diện cá nhân và cả công việc"
Michal Pollick tiếp cận dưới góc nhìn Kỹ năng mềm là một năng lực thuộc về Trí tuệ cảm xúc
"Kỹ năng mềm đề cập đến một con người có biểu hiện của EQ (Emotion Intelligence Quotion), đó là những đặc điểm về tính cách, khả năng giao tiếp, ngôn ngữ, thói quen cá nhân, sự thân thiện, sự lạc quan trong mối quan hệ với người khác và trong công việc"
Kỹ năng mềm là thuộc tính của cá nhân tăng cường khả năng tương tác của cá nhân trong thực tế, góp phần nâng cao hiệu suất của công việc và triển vọng nghề nghiệp Kỹ năng mềm liên quan đến khả năng tương tác với người khác mà cụ thể là khách hàng nội bộ hay khách hàng bên ngoài để đạt được hiệu quả làm việc mà cụ thể là vượt chỉ tiêu được giao để góp phần thành công của tổ chức
Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Đinh Thị Kim Thoa thì cho rằng Kỹ năng "mềm" là thuật ngữ dùng
để chỉ các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc, những yếu tố ảnh hưởng đến sự xác lập mối quan
hệ với người khác:
"Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc như: một số nét tính cách (quản lí thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới), sự tế nhị,
kỹ năng ứng xử, thói quen, sự lạc quan, chân thành, kỹ năng làm việc theo nhóm Đây
là những yếu tố ảnh hưởng đến sự xác lập mối quan hệ với người khác.Những kỹ năng này là thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, nhưng không phải là kỹ năng đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người Kỹ năng mềm quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc"
Khác với kỹ năng cứng được hiểu là trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn hay trình độ chuyên môn Kỹ năng mềm tùy thuộc vào khả năng nắm bắt của mỗi người Kỹ năng cứng được đánh giá qua trình độ học vấn hay sự thành thạo về chuyên môn Theo đánh giá kỹ năng cứng chỉ mang lại 25% sự thành công, trong khi đó kỹ năng mềm chiếm 75% yếu tố quyết định
Tuy nhiên, kỹ năng cứng và kỹ năng mềm có mối quan hệ với nhau Khi nắm vững được kiến thức thì mới có thể sử dụng kỹ năng mềm áp dụng vào thực tế Nếu có kỹ năng mềm nhưng không nắm vững được kiến thức thì cũng không tạo nên hiệu quả Ngược lại, có đầy đủ kiến thức nhưng lại không có kỹ năng mềm khi vận dụng vào thực tế thì công việc sẽ khó khăn, phức tạp hơn
Trang 12Có thể thấy tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với cuộc sống hằng ngày cũng như trong công việc của mỗi con người Vì vậy, cần hiểu rõ về kỹ năng mềm để mỗi người có thể khái quát kỹ năng mềm một cách rõ ràng nhất
Tổng hợp từ những tài liệu thu thập được, từ những phân tích của chuyên gia, tác giả đưa ra
một cách khái quát nhất về kỹ năng mềm như sau: Kỹ năng mềm là những gì thuộc về tính
cách của mỗi con người, là khả năng thích ứng với những vấn đề trong thực tế để đưa đến sự thành công, Kỹ năng mềm tồn tại độc lập với quan điểm hay kiến thức tích lũy trong sách vở.
2.1.3.Đặc điểm và phân loại kỹ năng mềm
Đặc điểm
Để xác định khái niệm kỹ năng mềm là một quá trình khó khăn Vì vậy, để phân tích đặc điểm kỹ năng mềm lại là một vấn đề hết sức phức tạp Tuy nhiên, trong bài viết trên trang “ trung tam tư vấn tâm lí và đào tạo ý tưởng việt “ đã nhấn mạnh 1 số đặc điểm của kỹ năng mềm như sau:
Thứ nhất, kỹ năng mềm không phả là yếu tố bẩm sinh của con người
Kỹ năng mềm không tự nhiên xuất hiện ở mỗi con người Tất cả đều phải trải qua quá trình rèn luyện đó là thấu hiểu và tích lũy Kỹ năng mềm là kết quả của quá trình uyện tập bằng hình thức phương pháp và đặc biệt là sự nổ lực không ngừng nghỉ của con người
Các kỹ năng mềm là sự kết hợp của kỹ năng cứng, kiến thức chuyên môn căn bản về nghề nghiệp tích lũy được Kỹ năng được hình thành sau những nỗ lực tập luyện có phương pháp
và phát triển hoàn thiện
Thứ 2, kỹ năng mềm không chỉ là biểu hiện của tri thức cảm xúc
Trí tuệ cảm xúc (EQ) là thước đo trí thông minh về cảm xúc của con người Nó dùng để xác định trí tưởng tượng sự sáng tạo của con người Người có chỉ số EQ càng cao thì khả năng nắm bắt và điều tiết cảm xúc của mình và người khác càng tốt
Kỹ năng mềm không chỉ là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc mà nó còn thể hiện sức mạnh của việc thiết lập và duy trì mối quan hệ xã hội Kỹ năng mềm giúp cá nhân thích ứng nhanh với từng hoàn cảnh khác nhau như khi làm việc nhóm, xử lý tình huống bất ngờ, xử lý dữ liệu công việc, hay thậm chí là những thay đổi ngoại cảnh, thay đổi môi trường sống và làm việc,
Người có kỹ năng mềm linh hoạt sẽ làm chủ được tình huống, biết tìm ra cách để giải quyết vấn đề hợp lý, hiệu quả, khéo léo khi ứng xử với mọi người,
Thứ 3, kỹ năng mềm được hình thành thông qua sự trải nghiệm thức tế chứ không phải là sự nạp đơn thuần
Thực tế cho thấy kỹ năng mềm khó có được hơn so với kỹ năng cứng Kiến thức chuyên môn
sẽ được truyền đạt dưới dạng lí thuyết dần dần sẽ thành 1 khối kiến thwusc và hình thành kỹ năng cứng Trong khi đó kỹ năng mềm không chỉ hình thành bằng cách truyền đạt thông tin
mà còn sử dụng khả năng thích ứng của con người vào thực tế
Các kỹ năng mềm không dễ để có được vì nó được hình thành từ những trải nghiệm thực tế, trong mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh xác định nên Để làm tốt công việc trong thời đại 4.0 hiện nay thì kiến thức chuyên môn thôi là chưa đủ