1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư Tưởng Đạo Đức Hồ Chí Minh Và Vấn Đề Xây Dựng Đạo Đức Cho Sinh Viên Hiện Nay.pdf

24 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư Tưởng Đạo Đức Hồ Chí Minh Và Vấn Đề Xây Dựng Đạo Đức Cho Sinh Viên Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Nam Khánh, Trần Văn Tâm, Đoàn Thị Thanh Hằng, Nguyễn Văn Nhân, Trần Thị Ngọc Phương, Trần Thị Thu Tranh
Người hướng dẫn Th.s Nguyễn Tấn Tài
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

3.Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên thông qua tấm gương đạo đức MỞ ĐẦU Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân Việt Nam, ạnh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Giảng viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Tấn Tài

Sinh viên thực hiện : 1 Nguyễn Nam Khánh – 8665

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC 4

1.Nguồn gốc đạo đức Hồ Chí Minh 4

2.Những đặc trưng bản chất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 5

3.Quan điểm về vai trò đạo đức Hồ Chí Minh 7

4.Nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh 8

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN HIỆN NAY9 1.Tầm quan trọng của đạo đức trong đời sống sinh viên 9

2.Thực trạng đạo đức của sinh viên hiện nay 10

3.Những yếu tố cần thiết để xây dựng đạo đức cho sinh viên 13

3.1 Giáo dục và hướng dẫn 14

3.2 Ví dụ của người lãnh đạo và giáo viên 15

3.3 Môi trường cộng đồng sinh viên 16

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN HIỆN NAY 17

1.Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên thông qua các môn học, trong đó môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là nòng cốt 17

2.Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên thông qua hoạt động Đoàn, Hội và các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm 18

Trang 3

3.Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên thông qua tấm gương đạo đức

MỞ ĐẦU

Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân Việt Nam, ạnh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của thế giới, nhưng người lại có cuộc sống rất giản dị, gần gũi với nhân dân Tư tưởng của người như ánh mặt trời soi sáng chân lý, là kim chỉ nam cho đảng và dân tộc bị áp bức bóc lột Tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản vô cùng quý báu của Đảng và dân tộc ta Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm khơi dậy và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, đấu tranh khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống, chặn đứng và đẩy lùi quan liêu, tham nhũng lãng phí và các tệ nạn xã hội, hình thành và phát triển cácgiá trị đạo đức của chủ nghĩa xã hội, xây dựng con người Việt Nam có nhân cách cao đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống văn minh, xã hội lành mạnh.Bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sựvận dụng đúng đắn và sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh càng trở nên quan trọng

và cần thiết hơn bao giờ hết

Trang 4

Hồ Chí Minh từng nói: “Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu Nó là đạo đức mới Đạo đức vĩ đại, nó không vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người” Theo cách diễn đạt bình dị của Người: Đạo đức như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối, sức mạnh của con người, sức có mạnh mới gánh được nặng, và đi được xa Thời gian gần đây, Đảng ta đang đẩy mạnh cuộc vận động: “Học và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh” và đã có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân, trong đó

có học sinh, sinh viên Vận dụng tư tưởng của Người về đạo đức để xây dựng một nền đạo đức, lối sống mới là một quan điểm hết sức đúng đắn

Nhóm em chọn đề tài: “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề xây dựng đạo đức cho sinh viên hiện nay” để nghiên cứu Lí do nhóm em chọn đề tài này

là em nhận thấy trong di sản của Người tư tưởng về đạo đức chứa đựng những nét đặc sắc ngang tầm thời đại, là kim chỉ nam xây dựng nền văn hóa mới con người mới trong giai đoạn đất nước đang đổi mới Đặc biệt khi đang là một sinh viên đang học tập tại trường Đại học Duy Tân, em sẽ phải rèn luyện và tu dưỡngđạo đức rất nhiều

CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

1 Nguồn gốc đạo đức Hồ Chí Minh

Trang 5

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, đã được hình thành trong trường kỳ lịch sử, đồng thời kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông, những tinh hoa đạo đức của nhân loại; đặc biệt quan trọng là những tư tưởng đạo đức của Mác, Ăngghen, Lênin, cũng như những tấm gương đạo đức trong sáng mà các ông đã để lại Điều này đã được thể hiện trong những dòng viết đầy xúc động của Người sau khi Lênin mất:Lênin là người "đã nêu cho chúng ta một tấm gương sáng về sự giản dị vĩ đại và sự khiêm tốncao độ" "Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người, không có gì ngăn nổi" Đây không phải chỉ là tình cảm của Hồ Chí Minh vàdân tộc Việt Nam, mà còn là tình cảm của tất cả các dân tộc thuộc địa đối với Lênin vĩ đại.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại

Tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng ta, soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng ta và dân tộc ta

Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ những nguồn gốc chủ yếu:

Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta

Mác-Từ chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tiếp thu bản chất khoa học và cách mạng của học thuyết này Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người

đã vận dụng và phát triển sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin để giải quyết thành công những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Kết quả sự vận dụng sáng tạo và phát triển đó đã bổ sung vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin

Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Chủ nghĩa yêu nước truyền thống, ý chí độc lập, tự cường, đoàn kết thân ái, khoan dung, tinh thần cộng đồng, lạc quan, yêu đời, cần cù, thông minh, sáng tạo… của dân tộc Việt Nam được Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng và phát triển Tư tưởng của Người là sự kết tinh những

Trang 6

tinh hoa văn hoá, tinh thần, trí tuệ, đạo đức Việt Nam Vì vậy, Đảng ta khẳng định: Dân tộc

ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, Người anh hùng dân tộc vĩ đại,

và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, non sông đất nước ta.Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại

Trong suốt cuộc đời, đặc biệt là trong quá trình đi tìm con đường cứu nước, Hồ Chí Minh luôn luôn tìm tòi, học hỏi, tiếp thu có chọn lọc, có phê phán các quan điểm, các trào lưu tư tưởng sai trái trên thế giới cả phương Đông và phương Tây, vận dụng vào thực tiễn Việt Nam,phát triển lên, trở thành tư tưởng của mình

Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh:

Đó là khả năng tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cùng với sự nhận xét, phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nghiên cứu và tìm hiểu

Đó là sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức của nhân loại, kinh nghiệm đấu tranhcủa nhân dân thế giới trong phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế

Đó là trong quá trình đi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã trải qua cuộc sống của người công nhân lao động thực sự, luôn hoà mình với đời sống của giai cấp cần lao Chính đó là yếu tố chủ quan then chốt, quyết định bước chuyển từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, để Người trở thành một chiến sỹ nhiệt thành, thương yêu những người cùng khổ, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của đồng bào Cùng với những năng lực bẩm sinh, những phẩm chất cao quý trên giúp Hồ Chí Minh tiếp nhận có chọn lọc, chuyển hoá và phát triển những tinh hoa dân tộc và thời đại thành tư tưởng đặc sắc của mình - Tư tưởng Hồ Chí Minh

2 Những đặc trưng bản chất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Bản chất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, là đạo đức của người cách mạng trong thời kỳ giải phóng dân tộc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, lấy

ý thức phục vụ nhân dân, chăm lo, quan tâm, hy sinh cho người khác Nói ngắn gọn đó là đạo đức “vì dân”, “vì mọi người" làm trung tâm Trên thực tế, Hồ Chí Minh đã làm một cuộc cách mạng sâu sắc trong lĩnh vực đạo đức ở Việt Nam Người đã đưa các nội dung mới vào các khái niệm, mệnh đề đạo đức cũ, chính Người đã khẳng định: “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới

Trang 7

đất đầu ngẩng lên trời Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân ta phải tuân theo để phục vụ quyền lợi cho chúng Ngày nay

ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân” Cũng trung, hiếu nhưng xưa là trung với vua, hiếu với cha mẹ nay là trung với nước, với Đảng, hiếu với dân

Đạo đức cách mạng đối lập với đạo đức tư sản Đạo đức tư sản là kiểu đạo đức được xây dựng trên cơ sở của chủ nghĩa cá nhân Hồ Chí Minh đã vạch trần tội ác của giai cấp tư sản

“chúng cướp của chung do xã hội sản xuất ra làm của riêng , để chúng ngồi mát ăn bát vàng,nhưng miệng chúng luôn luôn huênh hoang những từ đạo đức, tự do, bác ái, dân chủ” Nhận

rõ bản chất đạo đức của giai cấp tư sản là chủ nghĩa cá nhân Hồ Chí Minh luôn nêu cao chủ nghĩa tập thể của giai cấp công nhân và kiên quyết tìm cách ngăn chặn mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, không muốn nó nảy nở, phát triển và tồn tại trong ý nghĩ và hành động hàng ngày của cán bộ, nhân dân ta Người kêu gọi mọi người Việt Nam hãy thực hiện công việc quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng một cách thường xuyên, hàng ngày

Người quan niệm rằng, “ đạo đức cách mạng của người đảng viên là bất kỷ khó khăn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương mẫu cho quần chúng”, “ là vô luận trong hoàn cảnh nào, người đảng viên cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết", "là hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quẩn chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng Đạo đức cách mạng trở thành yếu tố không thể thiếu

ở con người mới xã hội chủ nghĩa Nó là vốn sống, là tài sản quý báu, là cái gốc trong cuộc sống của con người Bởi, "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?" Quan điểm

về đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh khác hẳn về chất so với mọi quan điểm về đạo đức trong các xã hội cũ Người luận chứng rằng, đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất, chân chồng lên trời Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngẩng lên trời; rằng, bọn phong kiến ngày xưa đưa ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng không bao giờ thực hiện, mà bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi của chúng Ngày nay, chúng

Trang 8

ta đề ra và thực hiện cần, kiệm, liêm, chính là nhằm làm cho ích nước, lợi dân Đạo đức của con người không phải mang tính chất “tiên thiên” như Nho gia quan niệm, cũng không phải

là cái gì đó có tính “nhất thành bất biến”, mà nó được hình thành do hoàn cảnh giáo dục, do

sự rèn luyện, phấn đấu và tu sửa bản thân của mỗi người Từ quan niệm cho rằng, “đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố”, Hồ Chí Minh đòi hỏi mọi người phải thường xuyên được giáo dục và

tự giáo dục về mặt đạo đức

3 Quan điểm về vai trò đạo đức Hồ Chí Minh.

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng: Người coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, một lãnh tụ cách mạng lớn Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh rất sâu sắc phong phú cả về lý luận và thực tiễn Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong đời sống Người đã khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người như gốc của cây ngọn nguồn của suối Người Cách Mạng phải

có đạo đức không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân Người cho rằng làm Cách Mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp vẻ vang, nhưng cũng là nhiệm vụ nặng nề, “sức có mạnh mới gảnh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạnh làm nền tảng mới hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang Trong diễn kiện Đảng cầm quyền Người luôn trăn trở với nguy cơ xa cuộc sống xa rời quần chúng rơi vào thoái hóa biến chất của Đảng Vì vậy NGười luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi hành động và hiệu qua trên thực tế Như vậy, trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất và năng lực thống nhất làm một Trong đó, đức là gốc của tài, hồng là gốc của chuyên, phẩm chất là gốc của năng lực

Đạo đức Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng và không thể phủ nhận trong lịch sử Việt Nam.Vai trò này xuất phát từ việc ông là nhà lãnh đạo và người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam,đồng thời là người đứng đầu trong cuộc khởi nghĩa và chiến thắng lịch sử chống lại thực dân Pháp và Mỹ

Trang 9

Đạo đức Hồ Chí Minh được xem là một người lãnh đạo tài ba, có đạo đức rất cao Ông luôn đặt lợi ích của dân tộc, quyền lợi của người lao động lên hàng đầu Ngoài ra, ông còn có tinh thần đồng đội, tôn trọng và hỗ trợ đồng bào, đưa ra những kiến thức và tư tưởng đáng được học hỏi và tuân thủ.

Vai trò của đạo đức Hồ Chí Minh còn được thể hiện ở việc ông là người tôn trọng cuộc sống, giáo dục, sức khỏe và văn hóa Ông khuyến khích việc học văn hóa và giáo dục đồng bào để gia tăng tri thức và nâng cao đời sống Ông cũng lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm trọng tâm, góp phần xây dựng và bảo tồn văn hóa Việt Nam

Đạo đức Hồ Chí Minh còn được cả thế giới biết đến qua những phát ngôn và tác phẩm văn hóa mang tính nhân văn và xây dựng cộng đồng tốt đẹp Những câu chuyện, thơ, tạp văn của ông được người dân Việt Nam và quốc tế yêu mến, truyền bá như một chuẩn mực sống và hành động đúng đắn

Tóm lại, đạo đức Hồ Chí Minh chơi một vai trò quan trọng trong lịch sử và xã hội Việt Nam Ông là một tấm gương lãnh đạo tốt, người có tầm nhìn xa, đạo đức cao, đồng thời là người chú trọng đến đời sống và quyền lợi của dân tộc

4 Nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Nói đi đôi với làm, trước hết là sự nêu gương tốt Sự tiêu gương của thế hệ đi trước với thế hệ

đi sau, lãnh đạo với nhân viên Đảng viên phải nêu gương trước quần chúng Người nói:

‘Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến

Nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh có thể được mô tả như sau:

Đạo đức cá nhân và đạo đức tập thể: Hồ Chí Minh ngợi cao vai trò của đạo đức cá nhân và coi đạo đức cá nhân là cơ sở để xây dựng đạo đức tập thể Người dân cần có lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, lòng kính trọng lẽ sống, công việc của mình và tôn trọng đạo đức, đời sống của người khác

Đạo đức và cách mạng: Hồ Chí Minh cho rằng, đạo đức cách mạng là một hệ thống các giá trị đạo đức phù hợp với cách mạng, nhằm phục vụ cho sự tiến bộ, công bằng, và sự phát triển

Trang 10

của xã hội Đạo đức cách mạng gồm những nguyên tắc như lòng yêu nước, công bằng, sự hiểu biết và lòng trắc ẩn, sự cống hiến và chấp hành đúng pháp luật.

Tích cực học tập và tự phát triển: Hồ Chí Minh khuyến khích mọi người nỗ lực học tập và nâng cao trí tuệ của bản thân Đạo đức cách mạng yêu cầu mỗi cá nhân phải có kiến thức cơ bản về cách mạng, lịch sử dân tộc và xã hội, khoa học kỹ thuật, văn hóa và nghệ thuật Từ đó,mọi người có nền tảng để tham gia tích cực vào cách mạng, góp phần vào sự phát triển của đất nước

Gương mẫu lãnh đạo: Hồ Chí Minh cho rằng, người lãnh đạo cách mạng cần phải là gương mẫu về đạo đức Họ cần có lòng tự trọng, lòng yêu dân, sự công bằng và trung thực Những lãnh đạo tốt là những người dẫn đầu bằng gương mặt và tư tưởng thanh cao, có sự tận tâm vớinhân dân và sáng tạo trong công việc

Xây dựng cộng đồng đạo đức: Hồ Chí Minh khuyến khích xây dựng cộng đồng đạo đức trong

xã hội Điều này có nghĩa là mọi người cùng nhau duy trì và thực hiện các giá trị đạo đức, giúp đỡ lẫn nhau và chung tay xây dựng một cộng đồng văn minh, công bằng và tiến bộ.Những nguyên tắc này đề cao lòng yêu nước, sự cống hiến và tôn trọng đạo đức cá nhân và tập thể, cùng với sự nỗ lực học tập và gương mẫu lãnh đạo Chúng định hướng mọi người đạt được mục tiêu của cách mạng và góp phần vào sự phát triển của đất nước

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN HIỆN NAY

1 Tầm quan trọng của đạo đức trong đời sống sinh viên

Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích của chủ thể giáo dục đến đối tượng giáo dục để hình thành trong họ những yếu tố, tình cảm, niềm tin, lý tưởng và tất cả được thể hiện

ở những hành vi đạo đức Thông qua việc giáo dục đạo đức, các quy tắc, các chuẩn mực đạo đức được cá nhân nhận thức một cách đúng đắn, đầy đủ hơn, góp phần điều chỉnh hành vi củacon người phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội

Giáo dục đạo đức cho sinh viên là nhiệm vụ quan trọng đặc biệt, mang tầm chiến lược và ở một chừng mực nào đó có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:Giáo dục đạo đức góp phần hình thành và phát triển thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng trong nhân cách sinh viên Giáo dục đạo đức sẽ tạo động lực thôi thúc sinh viên hăng hái quyết tâm nghiên cứu học tập, tiếp thu tri thức khoa học để nâng cao trình độ nhận

Trang 11

thức, cổ vũ, động viên sinh viên tự ý thức, tự rèn luyện, hình thành niềm tin, hình thành thế giới quan khoa học cho mình.

Giáo dục đạo đức có ý nghĩa quyết định trực tiếp giúp sinh viên hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa cuộc sống và xây dựng nhân sinh quan cách mạng

Giáo dục đạo đức góp phần tích cực trong quá trình xây dựng phẩm chất đạo đức cá nhân và xây dựng những phẩm chất ý chí, tính kỷ luật, cung cách ứng xử trong nhân cách sinh viên Quá trình hình thành nhân cách và đạo đức bắt nguồn từ lao động và trên cơ sở hoạt động lao động và giao tiếp Ở đây, đạo đức biểu hiện ra như là một phẩm chất xã hội của nhân cách, là một bộ phận cấu thành nhân cách

Thông qua giáo dục đạo đức, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc được sinh viên tiếp nhận, kế thừa gia nhập cấu trúc nhân cách mới của họ Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc có vai trò quan trọng trong giáo dục nhân cách, khái quát lại ở những điểm cơ bản sau: là cơ sở nền tảng để phát triển nhân cách mới cho sinh viên Việt Nam; là động lực, là ngọn nguồn phát triển dân tộc, tạo nên sức mạnh tinh thần và bản lĩnh cho thế hệ sinh viên vươn lên trong giai đoạn mới; các giá trị đạo đức truyền thống được kế thừa, phát huy gia nhập cấu trúc nhân cách trở thành các phẩm chất mới của sinh viên, giúp họ đứng vững trước tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường và toàn cầu hóa

Giáo dục đạo đức tạo động lực khuyến khích sinh viên tự giác học tập, rèn luyện xây dựng nhân cách mới Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Việc học phải lấy tự học làm cốt” Chính vì vậy, để các giá trị văn hóa trở thành những nhân tố, cấu trúc bên trong của nhân cách mỗi sinh viên thì việc tự giác học tập, rèn luyện, tiếp thu các giá trị đó trong xây dựng nhân cách mới là tất yếu Có thể nói, nếu không có quá trình tự giác, tự rèn luyện của bản thân sinh viênthì mọi nỗ lực tác động từ bên ngoài, dù tốt đến đâu cũng trở nên vô ích

Công tác giáo dục đạo đức, trước hết phải hình thành cho sinh viên nhu cầu, niềm tin, ý nghĩamục đích cuộc sống, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làmchủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình, Tổng hợp các giải pháp đó sẽ tạo môi trường khuyến khích, động viên sinh viên tự ý thức, tự giác rèn luyện đạo đức, học tập, nghiên cứu để hình thành niềm tin, hình thành thế giới quan khoa học, xây dựng các phẩm chất đạo đức cá nhân tích cực

2 Thực trạng đạo đức của sinh viên hiện nay

Trang 12

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan

hệ với xã hội, chúng được thực hiện với niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của

dư luận xã hội, Với tư cách là một người sinh viên tôi xin được đề cập đến một khía cạnh nhỏtrong vấn đề lớn đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên Việt Nam trong thời đại ngày nay.Khi nhắc đến hai chữ “Sinh Viên” mọi người đều biết đó là tầng lớp tri thức cao của mỗi quốc gia- là tương lai của đất nước là những người quyết định sự phồn thịnh của dân tộc vì chính họ là những “mùa xuân của xã hội” Hành trang vào đời, các bạn không thể chỉ mang theo vốn kiến thức được học mà để thành danh các bạn phải là người có đạo đức tốt nếu không muốn nói là chuẩn mực để xứng đáng với cương vị là một sinh viên, hay nói đúng hơn

“trước khi thành tài thì phải thành nhân” Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói: “có tài

mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó” Qua đó cũng đủ hiểu người coi trọng như thế nào về đạo đức lối sống của mỗi người Yếu tố

đó không những quyết định kết quả học tập mà quyết định cả tương lai và cuộc đời mỗi bạn

“Giới trẻ là tương lai của Giáo hội và nhân loại” Đó là câu khẳng định nhiều người đã biết Nhưng đối diện với thực tế thì ai cũng thấy lo lắng cho tương lai ấy.Liệu nó có tốt đẹp như người ta tưởng không? Cứ như thực tế hiện nay thì nhân loại sẽ đi tới đâu, khi giới trẻ sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên những giá trị tinh thần

Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức đã và đang diễn ra

ở nhiều nơi Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã liên tiếp đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này Chúng lôi kéo bè cánh để đánh nhau (cả trai lẫn gái), thậm trí hành hung cả thầy cô giáo, rồi con giết cha, anh giết em; trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều

vụ án mạng Những hành vi tàn bạo này được đăng trên mặt báo chỉ là tảng băng nổi, thực tế còn nhiều hơn nữa

Cách đây không lâu người ta choáng váng vì một đoạn video clip nữ sinh đánh bạn đăng tải trên Internet Trong clip này, một cô bé đang bị một nữ sinh tóc ngắn vừa đánh tới tấp vào mặt vừa chửi tục với kiểu "dạy dỗ" rất “anh chị” Trong khi đó, nhiều học sinh khác ngồi chễm chệ ở ghế đá và thản nhiên nhìn vụ đánh hội đồng này Một thái độ vô cảm không thể ngờ được! Sau đó, dư luận lại đau lòng và kinh hãi trước tình trạng gia tăng bạo lực học đường của nữ sinh Việt Nam được phản ánh liên tục trên các phương tiện truyền thông Đángbáo động hơn nữa, hiện tượng sinh viên, học sinh đánh giáo viên cũng gia tăng Có những

Ngày đăng: 26/04/2024, 16:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w