1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tư tưởng hồ chí minh về đạo đức liên hệ đến thực tiễn sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức hồ chí minh hiện nay

37 26 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 547,06 KB

Nội dung

Tư tưởng hồ chí minh về đạo đức liên hệ đến thực tiễn sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức hồ chí minh hiện nay Tư tưởng hồ chí minh về đạo đức liên hệ đến thực tiễn sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức hồ chí minh hiện nay Tư tưởng hồ chí minh về đạo đức liên hệ đến thực tiễn sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức hồ chí minh hiện nay Tư tưởng hồ chí minh về đạo đức liên hệ đến thực tiễn sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức hồ chí minh hiện nay

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI 3

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

LIÊN HỆ ĐẾN THỰC TIỄN SINH VIÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

LỚP L17-NHÓM 17-HK221 GVHD: TS PHAN THỊ THANH HƯƠNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3 PHẦN NỘI DUNG 5

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 5

1.1 Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng 5

1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức của cách mạng 7

1.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng .13

2 Liên hệ đến thực tiễn sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay 19

2.1 Xây dựng đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh 19

2.2 Giải pháp cần thực hiện để sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng tốt hơn .24

PHẦN KẾT LUẬN 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 3

3

PHẦN MỞ ĐẦU

Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại lời di huấn dặn dò về Đảng, và vấn

đề đạo đức cách mạng: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô

tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” 1 Cả cuộc đời của mình, Người đã tự thực hiện một cách hoàn chỉnh, trọn

vẹn những tư tưởng và khát vọng đạo đức cách mạng Người vừa là nhà lý luận đạo đức cách mạng, vừa là một tấm gương đạo đức trong sáng gần gũi và độc đáo nhất

Về đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh nói: “Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu Nó là đạo đức mới Đạo đức vĩ đại, nó không vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người” 2 Và theo cách diễn đạt bình dị của Người:

Đạo đức như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối, sức mạnh của con người, sức có mạnh mới gánh được nặng, và đi được xa Ngay trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta tiến hành sự nghiệp vĩ đại giải phóng và thống nhất đất nước Người đã

khái quát và cảnh bảo: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại,

có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến

và ca ngợi, nếu lòng dạ không còn trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” 3 Người cũng thường xuyên nhấn mạnh: “Đảng phải là đạo đức, là văn minh”, cán bộ, đảng viên

có đạo đức cách mạng phải vừa hồng vừa chuyên, hội tụ đủ đức tải, đức là gốc; phải có sự trung với nước, và hiếu với dân

Có thể nói rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, nền đạo đức đã được hình thành hàng ngàn năm suốt chiều dài lịch sử dân tộc và kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông cũng như

1 Hồ Chí Minh (1969), Di chúc

2 Tạp chí Tuyên giáo (21/03/2022), Xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ đảng viên theo tư tưởng

Hồ Chí Minh, truy cập từ:

https://binhdinh.dcs.vn/hoc-tap-lam-theo-tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh/-/view-content/130391/xay-dung-chuan-muc-dao-duc-cach-mang-cua-can-bo-dang-vien-theo-tu-tuong-ho-chi-minh

(20/10/2022)

3 Báo Quân Khu 4 (2019), Lời dạy Bác Hồ, truy cập từ: quan-chung-khong-phai-ta-cu-viet-len-tran-chu-con.html , 25/10/2022

Trang 4

http://baoquankhu4.com.vn/loi-bac-ho-day/-truoc-mat-4 tinh hoa đạo đức của nhân loại và dựa trên nền tảng tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa có chọn lọc những giá trị đạo đức của dân tộc, vừa thâu góp những đạo đức của thời đại, đề xuất những tư tưởng đạo đức mới, phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới và hướng tới việc xây dựng con người mới có đủ đức, đủ tài phục vụ đất nước và làm rạng ngời con người Việt Nam

Là một công dân Việt Nam, là một thanh niên trong thời đại mới, là chủ nhân tương lai của đất nước bản thân tôi cần phải cố gắng hơn nữa, tích cực hơn nữa trong học tập cũng như trong mọi phong trào hoạt động của đoàn trường và xã hội Trau dồi kiến thức trong học tập và trong cuộc sống, rút ra những bài học kinh nghiệm, lấy tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức làm nền tảng để xây dựng cho bản thân mình một đạo đức tốt, xứng đáng

là một công dân Việt Nam đây cũng chính là lý do nhóm 17 chúng em chọn đề tài này

Trang 5

5

PHẦN NỘI DUNG

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

1.1 Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng:

Người coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển của con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức

thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãng đạo được nhân dân Người từng nói “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Vì muốn giải phóng dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc

to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ xóa, xấu xa thì làm nổi việc gì” 4 Đạo đức mà Bác Hồ nói trên là thứ đạo đức mới: Đạo đức cách mạng dưới

ánh sáng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, chứ không phải là thứ đạo đức cũ, thứ đạo đức chung chung Bác Hồ ví đạo đức như nguồn nước với dòng sông, như gốc cây với thân cây Đạo đức được coi như là một yêu cầu căn bản đối với tư cách của người cách mạng Bác Hồ cũng chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa đạo đức và tài năng Đạo đức phải là gốc vì

“không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Xem như thế, chúng ta thấy đạo đức cách mạng là điều kiện căn bản nhất mà mỗi người nhất thiết phải

có thì mời hoạt động cách mạng được

Đạo đức là sức mạnh của con người Làm cách mạng là việc lớn nên càng phải có

sức mạnh Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang ” 5 Có

đạo đức cách mạng thì mới giúp ta đứng vững được trước những biến cố, những thử thách

to lớn trên đường cách mạng Người có đạo đức cách mạng thì không chán nản, không lùi

4 Hồ Chí Minh (1947), Sửa đổi lối làm việc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

5 Hồ Chí Minh (1947), Sửa đổi lối làm việc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Trang 6

6 bước khi phải gặp khó khăn hay thất bại Khi gặp thuận lợi, thành công thì không chủ quan, thỏa mãn, vẫn giữ được tinh thần, vượt qua gian khổ để chiến đấu, luôn luôn tỉnh táo, khiêm tốn Có đạo đức cách mạng mới được nhân dân yêu mến, giúp đỡ, tin tưởng, mới vận động,

tổ chức, lãnh đạo được nhân dân làm cách mạng

Theo Hồ Chí Minh, có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước Có đạo đức cách mạng thì gặp thuận lợi và thành công vẫn

giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” 6,

lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa

Trên cơ sở xác định vai trò to lớn của đạo đức cách mạng, Người yêu cầu mỗi cán bộ đảng viên phải không ngừng tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức Theo Người, yêu cầu đạo đức người cán bộ cần có là trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công

vô tư; thương yêu con người, sống có tình nghĩa; tinh thần quốc tế trong sáng Người đặc

biệt nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên

và thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa

“hồng” vừa “chuyên” Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng

và cần thiết” 7 Từ Di chúc của Người, nhân dân ta luôn thấm nhuần tư tưởng đó, đưa tư

tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước

đo

Đạo đức là một đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa, là sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, liên quan đến sự thành bại của cách mạng Xác định được vai trò to lớn của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng ta đã chủ trương đẩy mạnh

6 Hồ Chí Minh (1947), Sửa đổi lối làm việc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

7 Hồ Chí Minh (1969), Di chúc

Trang 7

7 cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc

Tổ quốc, vì Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức của cách mạng

1.2.1 Trung với nước, hiếu với dân

Trong mối quan hệ đạo đức thì mối quan hệ giữa mỗi người với đất nước, với nhân dân, với dân tộc là mối quan hệ lớn nhất Trung, hiếu là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất, bao trùm nhất

Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông, xong có nội dung hạn hẹp Trung với vua, hiếu với cha mẹ, phản ánh bổn phận của dân đối với vua, con đối với cha mẹ Hồ Chí Minh đã vận dụng và đưa vào nội dung, mới đạo đức cách mạng: Trung với nước hiếu với dân, đồng thời người đã loại bỏ đi những yếu tố hạn chế của đạo đức cũ Trung với nước là trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước Nước là của dân, còn nhân dân là chủ của đất nước Bao nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân Đây là chuẩn mực đạo đức có

ý nghĩa quan trọng hàng đầu Trung với nước, hiếu với dân là suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng Bác vừa kêu gọi hành động vừa định hướng chính trịđạo đức cho mỗi người Việt Nam

Đối với cán bộ đảng viên phải suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, đó là điều chủ chốt của đạo đức cách mạng Phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với dân, phải tận trung, tận hiếu, thì mới xứng đáng vừa là đầy tớ trung thành, vừa là người lãnh đạo của dân; dân là đối tượng để phục vụ hết lòng Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, cải

Trang 8

8 thiện dân sinh, nâng cao dân trí để dân hiểu được quyền và trách nhiệm của người chủ đất nước

Nội dung chủ yếu của trung với nước:

Thứ nhất, đặt lợi ích của đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết

Thứ hai, quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng

Thứ ba, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Nội dung của hiếu với dân:

Thứ nhất, Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân

Thứ hai, Tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức vận động nhân dân cùng thực

hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước

Thứ ba, Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

Thứ tư, Mọi đường lối, chính sách đều phục vụ lợi ích của nhân dân

1.2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Khổng Tử đã từng nêu lên những khái niệm về cần, kiệm, liêm, chính tuy nhiên ông cho rằng cần, kiệm, liêm, chính là những đức tính do “thiên phú” Tuy nhiên, khi vận dụng những khái niệm này của đạo đức cũ, Người lại cho rằng cần, kiệm, lêm, chính không phải

do thiên phú mà do sự rèn luyện bền bỉ mà nên, cho nên Người đã khẳng đinh: đạo đức cách mạng không phải tự trên trời sa xuống mà do sự rèn luyện bền bỉ mà nên

Theo Người, cần, kiệm, liêm, chính là tứ đức không thể thiếu được đối với mỗi con người giống như trời có bốn mùa, đất có bốn phương

Cần là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của con người

Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân, của đất nước, của bản thân mình Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to; Không xa sỉ, không hoang

Trang 9

9 phí, không bừa bãi, theo Hồ Chí Minh Cần phải đi liền với Kiệm, cần mà không kiệm cũng giống như gió vào nhà trống, thùng không đáy, và một dân tộc biết cần, biết kiệm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, một dân tộc văn minh tiến bộ

Liêm là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; không xâm phạm một đồng

xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân Phải trong sạch, không tham lam địa vị, tiền của, danh tiếng, sung sướng Không tâng bốc mình Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ Hành vi trái với chữ liêm là:… cậy quyền thế mà đục khoét, ăn của dân, hoặc trộm của công làm của riêng Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình là trộm

vị Gặp việc phải, mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm là tham uý lạo Cụ Khổng nói: người mà không liêm, không bằng súc vật Cụ Mạnh nói: ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy

Chính là không tà, thẳng thắn, đứng đắn Đối với mình, với người, với việc Đối với mình, không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn kiểm điểm mình để phát huy điều hay, sửa đổi điều dở Đối với người, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới; luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá, lừa lọc Đối với việc,

để việc công lên trên việc tư, làm việc gì cho đến nơi, đến chốn, không ngại khó, nguy hiểm, cố gắng làm việc tốt cho dân cho nước

Cần, kiệm, liêm, chính cần thiết đối với tất cả mọi người Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:

“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông

Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc

Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính

Thiếu một mùa thì không thành trời

Thiếu một phương thì không thành đất

Trang 10

10

Thiếu một đức thì không thành người.” 8

Qua đó cho thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao 4 đức tính trên như điều kiện cần đối với mỗi người trong đời sống và hoạt động xã hội Nếu là người tham gia hoạt động cách mạng trực tiếp, 4 đức tính ấy lại càng phải quán triệt và hành động triệt để hơn, có hiệu quả hơn, nghiêm minh hơn

Cần, kiệm, liêm, chính rất cần thiết đối với người cán bộ, đảng viên Nếu đảng viên mắc sai lầm thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, nhiệm vụ của cách mạng Cần, kiệm, liêm, chính còn là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minh của dân tộc “Nó” là cái cần để “làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự Đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại”

Chí công vô tư, là làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lợi ích của cách mạng Thực hành chí công vô tư là quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên

hạ (tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc) Chủ nghĩa cá nhân chỉ biết đến mình, muốn “mọi người vì mình” Nó là giặc nội xâm, còn nguy hiểm hơn cả giặc ngoại

xâm Hồ Chí Minh viết: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” 9 Hồ Chí Minh cũng phân biệt lợi ích cá nhân và chủ nghĩa cá nhân: “Chí công vô tư là tính tốt có thể gồm 5 điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính,

8 Hồ Chí Minh (30/5/1949), Thế nào là Cần, truy cập từ: chi-minh/nho-loi-bac-day-ngay-305-troi-co-bon-mua-xuan-ha-thu-dong-dat-co-bon-phuong-

Trang 11

11

chí công vô tư là để vững vàng qua mọi thử thách: Giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục.” 10

1.2.3 Thương yêu con người, sống có tình, có nghĩa

Từ xa xưa, truyền thống “thương người như thể thương thân” đã là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta Kế thừa truyền thống đó, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thập niên, cùng với những trải nghiệm riêng của bản thân, Hồ Chí Minh đã xác định tình thương yêu con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất, làm nên giá trị vô giá về nhân cách, phẩm giá, chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh

Vì vậy, theo Hồ Chí Minh, người cách mạng phải là người giàu tình cảm, có tình cảm cách mạng mới đi làm cách mạng Vì yêu thương nhân dân, yêu thương con người mà người cách mạng sẵn sàng không màng tới lợi ích cá nhân, chấp nhận mọi gian khổ, nguy hiểm vì mục tiêu cao cả: độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc của nhân dân

Tình yêu thương con người là tình cảm nhân ái sâu sắc, không chỉ dành cho những người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột mà không phân biệt màu da, dân tộc Người cho rằng, không có tình yêu thương như vậy thì không thể làm cách mạng

Hồ Chí Minh là một tấm gương về tình yêu thương con người Phẩm chất này là động lực để Người ra đi tìm đường cứu nước từ hai bàn tay trắng, cống hiến cả cuộc đời vì cách mạng, vì nước, vì dân Những hành động thể hiện tình yêu thương nhân dân của Người

đã trở nên hết sức quen thuộc với đồng bào cả nước Từ việc về thăm nông dân, ra ruộng, hỏi han và gặt lúa với bà con; đến việc xuống công xưởng, nhà máy; ra chiến trường thăm

bộ đội ngay tại trận địa pháo; xuống tận bếp an hỏi thăm bộ đội ăn có no không, Những

10 (09/09/2022), Quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng, truy cập từ:

https://hocluat.vn/quan-diem-cua-ho-chi-minh-ve-nhung-chuan-muc-dao-duc-cach-mang/#:~:text=Theo%20H%E1%BB%93%20Ch%C3%AD%20Minh%20nh%E1%BB%AFng,t%E1%BA%BF%20tr

Trang 12

12 mẩu truyện nhỏ được truyền tai, ghi chép đến ngày nay là một minh chứng cho phẩm chất cao đẹp của Người

Ngày nay, trong bối cảnh đất nước đã giành được độc lập, tự do, trong quá trình đổi mới tích cực, hội nhập quốc tế sâu rộng thì tình yêu thương con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh lại ngày càng được đề cao và bức thiết

1.2.4 Có tinh thần quốc tế trong sáng

Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa Tư tưởng này xuất phát từ bản chất của giai cấp công nhân, nhằm vào mối quan hệ rộng lớn vượt qua khỏi giới hạn quốc gia - dân tộc

Nội dung của chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới, với các dân tộc bị áp bức, với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ trên toàn cầu, chống lại mọi sự chia rẽ, thù hằn, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc, chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc; chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, biệt lập và chủ nghĩa bành trướng bá quyền

Câu nói trên khẳng định tư tưởng hợp tác quốc tế của Hồ Chí Minh Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình Người luôn đề cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường, đồng thời cũng kêu gọi tinh thần đoàn kết quốc tế, ra sức ủng hộ và giúp đỡ các phong trào cách mạng của các dân tộc trên thế giới chống lại chủ nghĩa thực dân, đấu tranh vì một chủ nghĩa dân chủ, hoà bình và tiến bộ

Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới, tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới, đối thoại thay cho đối đầu, kiến tạo nền văn hoá hoà bình cho nhân loại, đó là di sản thời đại vô giá của Người về hoà

bình, hữu nghị, hợp tác phát triển giữa các dân tộc

Trang 13

13

1.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng

Đạo đức, hiểu một cách tổng quát là toàn bộ những chuẩn mực, quy tắc, quan niệm

về các giá trị thiện,ác, lương tâm, trách nhiệm, danh dự, hạnh phúc, công bằng được xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ giữa con người với nhau và giữa con người với

xã hội

Đạo đức là yếu tố cơ bản của nhân cách tạo nên giá trị con người Xuất phát từ bản

chất, con người luôn có khát vọng vươn tới chân, thiện, mỹ nhằm hoàn thiện bản thân Để vươn tới sự hoàn thiện đó, trước hết con người phải tự tu dưỡng hoàn thiện mình về đạo đức Do vậy đạo đức là yếu tố cơ bản của nhân cách tạo nên giá trị con người

Đạo đức vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng Đạo đức là một

hình thái ý thức xã hội, nó góp phần điều chỉnh hành vi của con người một cách tự giác thông qua các chuẩn mực nhất định đạo đức là một trong những vấn đề được Hồ Chí Minh quan tâm hàng đầu trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, người coi nó vừa là mục tiêu của

sự nghiệp cách mạng, vừa là động lực đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi

1.3.1 Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức

Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn luôn nêu gương sáng về đạo đức, Người nói ít làm nhiều, có nhiều vấn đề về đạo đức Người làm mà không nói, phải đi sâu nghiên cứu hành vi đạo đức của Người mới thấy được bản chất sâu xa của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Đối với cán bộ đảng viên Hồ Chí Minh nêu: “Trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán hai chữ cộng sản mà được họ yêu mến Quần chúng chỉ yêu mến những người có tư cách, đạo đức muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm mực thước cho người ta bắt trước”11 Qua câu nói trên cho ta thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhắc nhở cán bộ, đảng viên về việc này trong thời điểm Đảng ta đang

11 Báo Quân Khu 4 (2019), Lời dạy Bác Hồ, truy cập từ: quan-chung-khong-phai-ta-cu-viet-len-tran-chu-con.html , 25/10/2022

Trang 14

http://baoquankhu4.com.vn/loi-bac-ho-day/-truoc-mat-14 tập trung lãnh đạo xây dựng, củng cố, phát triển đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công cuộc kháng chiến, kiến quốc chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng dân tộc Bên cạnh đó, Người còn yêu cầu cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng phải luôn tự phê bình, nhận rõ những yếu kém, khuyết điểm về đạo đức, quan

hệ quần chúng và hậu quả nguy hại từ những yếu kém, khuyết điểm đó

Trong cuốn đường cách mệnh, khi nói về tư cách người cách mệnh Hồ Chí

Minh viết: “Nói thì phải làm” “Có lòng bày vẽ cho người” hay trong tác phẩm nâng

cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng

cần thực hiện “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”12 Theo quan điểm của Bác, Bác muốn hướng tới việc cán bộ Đảng viên đi đâu làm gì thì quần chúng nhân dân

đi theo làm theo Và để nhân dân làm theo, để nhân dân phục tùng thì cán bộ Đảng viên phải thực sự gương mẫu trong công việc, trong đạo đức lối sống, trong tác phong hàng ngày, tiên phong trong suy nghĩ và hành động, dù ở hoàn cảnh thuận lợi hay khó khăn thì cán bộ Đảng viên cũng phải là đầu sóng, ngọn gió, chia ngọt sẻ bùi với quần chúng nhân dân Luận điểm ấy đã khẳng định rất rõ vấn đề nêu gương có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống đạo đức, nhất là đối với trách nhiệm của cán

bộ, đảng viên

Những tấm gương về đạo đức phải được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp,

có tấm gương chung và riêng, lớn nhỏ, xa gần Một nền đạo đức mới chỉ được xây dựng trên một nền rộng lớn, vững chắc, những phẩm chất chuẩn mực đạo đức đã trở thành hành vi đạo đức hàng ngày phổ biến trong toàn xã hội mà những tấm gương đạo đức của những người tiêu biểu, những người tốt việc tốt có ý nghĩa thúc đẩy cho quá trình đó

Tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh là tấm gương chung cho cả dân tộc, cho các thế hệ mai mãi về sau Nhưng còn nhiều tấm gương của các vị anh hùng, chiến

12 Hồ Chí Minh (2000), Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 12

Trang 15

15

sỹ thi đua nhứng tấm gương của những người tiêu biểu cho từng ngành, từng cấp,

những tấm gương “Người tốt việc tốt” rất gần gũi trong đời thường có ở mọi lúc mọi nơi mà chúng ta không thể coi thường Về vấn đề này Người đã nói: “Người tốt, việc tốt nhiều lắm ở đâu cũng có Ngành nào, giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có”13 Với thực tế xã hội hiện tại, chúng ta cũng có thể bắt gặp được những hành động và việc làm tốt của nhiều người, chẳng hạn như việc cả nước chung tay ủng hộ bà con miền Trung bị lũ lụt, các bạn sinh viên khóa trước làm tình nguyện viên hướng dẫn các bạn Tân sinh viên đăng ký nhập học…

1.3.2 Xây đi đôi với chống

Theo Hồ Chí Minh trong đời sống hàng ngày cái tốt, cái xấu, đạo đức, phi đạo đức luôn luôn đan xen lẫn nhau Chính vì vậy vừa phải xây dựng đạo đức mới, vừa phải chống cái phi đạo đức

Muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích cho xây Cũng vì vậy Hồ Chí

Minh căn dặn toàn Đảng: “Phải cương quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân nâng cao đạo đức cách mạng bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và

kỷ luật”14 Theo Hồ Chí Minh, những người sa vào, mang nặng chủ nghĩa cá nhân

là những người chỉ biết và luôn đặt lợi ích riêng của mình, của gia đình mình lên

trên, lên trước lợi ích chung của dân tộc; việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích của riêng mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể, miễn là mình béo, mặc thiên

hạ gầy, miễn mình vui mặc thiên hạ buồn,v.v cho nên chừng nào còn những người

cá nhân chủ nghĩa, nhất là bộ phận đó lại là những cán bộ, đảng viên, lãnh đạo, quản

lý tại các địa phương, cơ quan, đơn vị thì chừng đó cách mạng còn gặp rất nhiều khó khăn Đó chính là sự nguy hiểm tiềm tàng làm cho Đảng mất dần tính cách mạng,

13 Hồ Chí Minh (2000), Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 12

14 Tuyên giáo tạp chí của ban truyền thông trung ương (2019), Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,

dao-duc-cach-mang-118446 , 25/10/2022

Trang 16

https://tuyengiao.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/phai-kien-quyet-quet-sach-chu-nghia-ca-nhan-nang-cao-16 tính trí tuệ, tính đạo đức, tính nhân dân, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng

và chế độ

Việc xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức từ trong gia đình, nhà trường, xã hội nhất là trong những tập thể gắn với hoạt động mỗi người Vấn đề quan trọng trong việc giáo dục đạo đức là phải khơi dạy ý thức đạo đức lành mạnh ở mọi người để mọi người

tự giác nhận thức được trách nhiệm đạo đức của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

nói, cảm nhận thấy sâu sắc việc trau dồi đạo đức cách mạng là việc làm “Sung sướng

vẻ vang nhất trong đời này”15 tiếp nhận sự giáo dục đạo đức là vấn đề nhất thiết không thể thiếu được, nhưng sự tự giáo dục, tự trau dồi đạo đức ở mỗi người còn quan trọng hơn nhiều đó cũng chính là điều mà Hồ Chí Minh nói về niềm vui của việc trau dồi đạo đức phải trở thành phổ biến trong xã hội

Khi xây dựng, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức mới phải gắn liền chống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức thường diễn ra hàng ngày

Để xây và chống có kết quả để tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi Muốn xây dựng đạo đức mới, chung quy lại phải chống cho được chủ nghĩa cá nhân Trong tác phẩm: Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân được công bố vào ngày 3/2/1969, nhân kỷ niệm lần thứ 39 ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

đã mang ý nghĩa xây đi đôi với chống Muốn nêu cao đạo đức cách mạng phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân

1.3.3 Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Theo Hồ Chí Minh, Người đã nhiều lần chỉ rõ: Mỗi con người phải thường; xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày đấy cũng là công việc phải

kiên trì bền bỉ suốt đời, không người nào có thể chủ quan tự mãn Theo Người: “Đạo

15 Hồ Chí Minh (2011), Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 11, trang 600-612

Trang 17

17

đức cách mạng không phải trên trời xa xuống Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”16 Như vậy, nếu không thường xuyên rèn luyện thì lúc khó khăn

có thể vượt qua, có công với cách mạng, nhưng đến khi an nhàn lại xa vào chủ nghĩa cán nhân trở thành con người ngăn cản cách mạng, cho dân, cho nước Cũng chính

vì lẽ đó mà tu dưỡng đạo đức phải gắn với thực tiễn bền bỉ trong mọi lúc mọi nơi, mọi hoàn cảnh, có như vậy mới phân biệt được đạo đức mới khác với đạo đức cũ Theo quan điểm của Hồ Chí Minh thì mỗi con người đều có cái tốt, cái xấu vấn đề là không tự lừa dối mình mà nhìn thẳng vào mình thấy rõ cái tốt, cái thiện để phát huy, thấy cái xấu, cái ác để khắc phục Vì vậy việc tu dưỡng rèn luyện phải được thực hiện trong hoạt động thực tiễn Hồ Chí Minh là một tấm gương suốt đời

tự rèn luyện và trở thành tấm gương tuyệt vời về con người mới Những đức tính quý báu của người không phải là bẩm sinh có được mà do quá trình tu dưỡng rèn luyện học tập, từng bước hấp thụ tinh hoa đạo đức dân tộc và nhân loại mà đã trở thành tư tưởng bất tử

Đây là những nhân tố cơ bản để hình thành đạo đức cách mạng của người Việt Nam trong thời đại mới, nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức luôn luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức sâu sắc, là động lực, là sức mạnh thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt 78 năm qua và đang tiếp tục toả sáng trên con đường xây dựng đất nước Việt nam trong giai đoạn mới Thực tế cuộc sống hiện nay cho thấy, việc vận dụng tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết, là công việc quan trọng

để mỗi chúng ta góp sức mình vào việc xây dựng đất nước

16 Hồ Chí Minh (2002), Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 9

Trang 18

18 Thấm nhuẫn tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Tại hội nghị TW 6 (lần 2) khoá VIII (tháng 2/1999) của Đảng cộng sản Việt nam đã đề ra cuộc vận động và xây dựng chỉnh đốn Đảng Trong đó Đảng đặc biệt chú trọng các nguyên tắc về xây dựng đạo đức mới mà Hồ Chí Minh đã đưa ra

Hội nghị TW6 khoá IX chỉ rõ: Cần phải tiếp tục thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương khoá VIII về giáo dục – đào tạo và nhấn mạnh phải nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học xã hội nhân văn, nhất là các môn Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh Và đặc biệt là chỉ thị số 06/CT-TW ngày

7 tháng 11 năm 2006 của Bộ Chính trị về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Để làm tốt cuộc vận động các tổ chức Đảng cần tăng cường công tác giáo dục trong toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, đường lối chính sách của Đảng, nhiệm vụ đạo đức của người đảng viên Từng cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của Đảng của nhân dân lên trên hết, phát huy dân chủ, nâng cao đạo đức cách mạng, từng bước quét sạch chủ nghĩa cá nhân, học tập nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần gắn việc học tập với giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong các cơ quan, đơn vị, nhằm phê phán những biểu hiện tiêu cực đang diễn ra giúp cho cán bộ, đảng viên nâng cao nhận thức, giác ngộ trước những lỗi lầm sai phạm, tự giác thực hành sửa chữa, đồng thời phát hiện những nhân tố mới, những điển hình người tốt, việc tốt, những tấm gương sáng tiêu biểu để nhân rộng, tạo nên một phong trào sống chiến đấu, lao động và học tập theo đạo đức Hồ Chí Minh mang đầy đủ ý nghĩa thực tiễn và có sức thuyết phục

Tóm lại, Tư Tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng là một di sản tinh thần vô cùng quí báu của Đảng và dân tộc ta Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách

Ngày đăng: 08/06/2023, 17:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w