Chính vì vậy, đề tài "Các quy định pháp lý hiện hành trong lĩnh vực vận tải biển và ảnh hưởng của chúng đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam, đặc biệt khi việt nam là quốc gia ven b
Trang 1BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM
VIỆN KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI
-TIỂU LUẬN LUẬT VẬN TẢI VÀ CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: “CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ HIỆN HÀNH TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI BIỂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM, ĐẶC BIỆT KHI VIỆT NAM LÀ QUỐC GIA VEN BIỂN CÓ TIỀM NĂNG THƯƠNG MẠI BIỂN LỚN”
Giảng viên: Th.S Ngô Đức Phước
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thuỳ Ngân 054305004329
Đặng Quốc Nhân 075205005346 Nguyễn Phương Lâm 074205006823
Võ Huỳnh Thanh Nhật 075205006155 Nguyễn Hữu Hào 075205000962 Trần Quốc Thành 075205005685 Diệc Gia Thuận 075204002313 Phạm Phương Bắc 034205017838 Lớp: QL2303A – 010141801914
Trang 2BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
STT TÊN THÀNH VIÊN THỰC HIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
GHI CHÚ
1 Nguyễn Thị Thuỳ Ngân
Nghiên cứu và tổng hợp nội dung.
Thuyết trình
Hỗ trợ thiết kế slide
10/10
Tổng hợp nội dung hoàn thành bài tiểu luận Thuyết trình phần 2.3
Nghiên cứu và tổng hợp nội dung.
Thuyết trình
Hỗ trợ thiết kế slide
10/10 Thuyết trình phần 2.2
3 Nguyễn Phương Lâm
Nghiên cứu và tổng hợp nội dung.
Thuyết trình
Hỗ trợ thiết kế slide
10/10 Thuyết trình phần 2.3
4 Võ Huỳnh Thanh Nhật
Nghiên cứu và tổng hợp nội dung.
Thuyết trình
Hỗ trợ thiết kế slide
10/10 Thuyết trình phần 2.2
Nghiên cứu và tổng hợp nội dung.
Thuyết trình
Hỗ trợ thiết kế slide
10/10 Thuyết trình phần 2.1
6 Trần Quốc Thành
Nghiên cứu và tổng hợp nội dung.
Thuyết trình
Hỗ trợ thiết kế slide
10/10 Thuyết trình
phần 1.2
Nghiên cứu và tổng hợp nội dung.
Thuyết trình
Hỗ trợ thiết kế slide
10/10 Thuyết trình phần 1.2
Thiết kế slide Thuyết trình 10/10
Thuyết trình phần mở đầu
và phần 1.1
Trang 3Viện Kinh tế và phát triển giao thông vận tải
Chuyên ngành:
Ngành:
BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TIỂU LUẬN
1 Họ và tên nhóm sinh viên: ………
2 Tên đề tài:
3 Nhận xét: a) Về tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên:
b) Những kết quả đạt được của tiểu luận đạt được:
c) Những hạn chế của bài tiểu luận:
4 Điểm (nếu có):
TP HCM, ngày tháng năm 2024
Giảng viên hướng dẫn
ThS Ngô Đức Phước
Trang 4Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1
3 Đối tượng nghiên cứu 1
4 Phương pháp nghiên cứu 2
PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ HIỆN HÀNH TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI BIỂN 3
1.1 Tổng quan về các quy định pháp lý trong lĩnh vực vận tải biển 3
1.1.1 Sơ lược về vận tải biển 3
1.1.2 Vai trò của các quy định pháp lý trong lĩnh vực vận tải biển 3
1.2 Một quy định pháp lý cụ thể trong vận tải biển 4
1.2.1 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 4
1.2.2 Nghị định thư năm 1992 của Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu 5
CHƯƠNG 2: CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM 7
2.1 Tổng quan về các quy định pháp lý hiện hành trong hoạt động xuất nhập khẩu 7
2.1.1 Sơ lược về hoạt động xuất nhập khẩu 7
2.1.2 Vai trò của xuất nhập khẩu 7
2.2 Quy định pháp lý trong hoạt động xuất nhập khẩu 8
2.2.1 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 8
2.2.2 Luật Hải quan 9
2.2.3 Luật thương mại (2005) 9
2.2.4 Quy định về giấy tờ cần thiết 9
2.3 Sự ảnh hưởng của quy định pháp lý đối với hoạt động xuất nhập khẩu 10
KẾT LUẬN 13
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam với lợi thế
là một quốc gia ven biển, sở hữu tiềm năng thương mại biển lớn, đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động này phụ thuộc rất nhiều vào khung pháp lý điều chỉnh lĩnh vực vận tải biển Chính vì vậy, đề tài "Các quy định pháp lý hiện hành trong lĩnh vực vận tải biển và ảnh hưởng của chúng đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam, đặc biệt khi việt nam là quốc gia ven biển có tiềm năng thương mại biển lớn" đã trở thành một vấn đề nghiên cứu hết sức cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá toàn diện hệ thống quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực vận tải biển tại Việt Nam, đồng thời phân tích sâu sắc tác động của chúng đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia Bằng cách rà soát và phân tích các văn bản pháp luật liên quan, nghiên cứu sẽ xác định được những điểm mạnh, hạn chế và những tồn tại của khung pháp lý hiện hành Bên cạnh đó, việc so sánh với thực tiễn sẽ giúp làm rõ hơn những vấn đề cần được giải quyết Từ đó, nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp cụ thể để hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam Cuối cùng, nghiên cứu này hướng tới mục tiêu góp phần xây dựng một hệ thống pháp luật hiện đại, minh bạch và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc
tế và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế biển Việt Nam
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là hệ thống quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực vận tải biển tại Việt Nam, với trọng tâm là tác động của chúng đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam Cụ thể, nghiên cứu sẽ tập trung phân tích các văn bản pháp luật liên quan đến đăng ký tàu biển, an toàn hàng hải, thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hải, giải quyết tranh chấp vận tải biển và các quy định khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động này Bên cạnh đó, các chủ thể tham gia vào quá trình vận tải biển như
Trang 6doanh nghiệp vận tải, cảng vụ, hải quan, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng sẽ được xem xét
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu bao gồm thu thập và phân tích dữ liệu thống kê từ các nguồn chính thức như Tổng cục Hải quan, các báo cáo nghiên cứu, sẽ giúp chúng ta đo lường và đánh giá một cách chính xác các tác động của quy định pháp luật đến hiệu quả hoạt động chi phí logistics và thời gian thông quan hàng hóa Do vốn kiến thức còn hạn chế trong quá trình học tập và tìm hiểu nên mặc dù đã cố gắng hết sức hết sức những có
lẽ bài làm của nhóm vẫn sẽ có thiếu sót không mong muốn, kính mong thầy cô xem xét, góp ý cũng như thông cảm để bài tiểu luận của nhóm được chỉn chu hoàn chỉnh hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 7PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ HIỆN HÀNH TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI BIỂN
1.1 Tổng quan về các quy định pháp lý trong lĩnh vực vận tải biển
1.1.1 Sơ lược về vận tải biển
Vận tải đường biển là phương thức vận chuyển hàng hóa thông qua các phương tiện và cơ sở hạ tầng trên biển nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển Hình thức này phù hợp cho các khu vực có đường biển liền kề và sở hữu các cảng để tàu có thể cập bến Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể áp dụng cả trong nước và quốc tế Đây là phương thức vận tải khối lượng lớn nhất, kết nối các thị trường toàn cầu, nhờ đó, các quốc gia có thể xuất khẩu sản phẩm và nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế So với các phương thức vận chuyển khác, vận tải biển thường
có chi phí thấp hơn khi vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn, giúp giảm giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Đồng thời, vận tải biển tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp như đóng tàu, cảng biển, logistics và các dịch vụ hậu cần khác
Việt Nam, với bờ biển dài và hệ thống cảng biển phát triển, coi vận tải biển là phương thức quan trọng trong thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, nông sản,
và thủy sản Điều này không chỉ tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các dự án sản xuất để xuất khẩu, mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương Các cảng lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh đóng vai trò là động lực phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm, thu hút đầu tư và tạo việc làm
1.1.2 Vai trò của các quy định pháp lý trong lĩnh vực vận tải biển
Biển Đông, với vị thế là cửa ngõ nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là một trong những vùng biển nhộn nhịp nhất toàn cầu, đóng vai trò thiết yếu trong vận tải biển quốc tế Tuy nhiên, khu vực này đang đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp, đặc biệt là các rào cản đối với tự do hàng hải, gây nên lo ngại nghiêm trọng về an ninh hàng hải Đồng thời, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng đang làm tổn hại lớn đến
hệ sinh thái biển cũng như các hoạt động khai thác tài nguyên Những thách thức này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ và các giải pháp quốc tế nhằm bảo vệ và duy trì sự ổn định Bên cạnh đó, yêu cầu đảm bảo an toàn hàng hải và tạo môi trường công bằng, lành mạnh tại các vùng biển, bao gồm Biển Đông, đặt ra những nhu cầu cấp thiết đối với ngành hàng
Trang 8hải toàn cầu Sự hình thành và tuân thủ các quy định pháp lý trong vận tải biển là điều tất yếu nhằm xây dựng một môi trường hàng hải an toàn, bền vững và minh bạch cho tất cả các bên tham gia
Các quy định pháp lý giúp thiết lập tiêu chuẩn an toàn cho tàu thuyền, cảng biển
và quy trình vận hành Những tiêu chuẩn này bao gồm yêu cầu về trang bị an toàn, đào tạo nhân viên và thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn Ví dụ, Công ước SOLAS của Tổ chức Hàng hải Quốc tế đặt ra các quy định nghiêm ngặt về an toàn tàu biển, bao gồm cấu trúc tàu, thiết bị cứu sinh và hệ thống phòng cháy chữa cháy Bên cạnh đó, các quy định về an ninh có vai trò bảo vệ tàu, cảng và nhân viên khỏi các mối đe dọa như khủng bố, buôn lậu và tội phạm có tổ chức Công ước ISPS của IMO đưa ra yêu cầu về đánh giá rủi ro, lập kế hoạch an ninh và kiểm soát truy cập Ngoài ra, các quy định pháp
lý còn cung cấp cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách, bao gồm các quy định về trách nhiệm dân sự, bảo hiểm và quy trình tố tụng Ví dụ, Công ước Công ước về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển
1.2 Một quy định pháp lý cụ thể trong vận tải biển
1.2.1 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển là một công cụ pháp lý quốc tế toàn diện, bao gồm các quy định quan trọng về luật pháp và thực tiễn quốc tế liên quan đến biển và đại dương toàn cầu Mục tiêu chính của công ước là xác định ranh giới và chế độ pháp lý cho các vùng biển và thềm lục địa, từ đó thiết lập rõ ràng phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của các nước ven biển
Ngoài ra, UNCLOS quy định quyền và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia, bất kể có biển hay không, phát triển hay đang phát triển, trên nhiều lĩnh vực như an ninh, bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên, giao thông hàng hải và nghiên cứu khoa học Văn kiện cũng đề ra quy trình giải quyết tranh chấp biển bằng các biện pháp hòa bình, tạo nền tảng cho sự hợp tác quốc tế nhằm bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên biển Mục tiêu của UNCLOS là xây dựng một trật tự pháp lý cho các vùng biển và đại dương, nhằm đảm bảo sử dụng công bằng và hiệu quả các nguồn tài nguyên, đồng thời bảo tồn nguồn lợi sinh vật biển Công ước cũng khuyến khích nghiên cứu, bảo vệ và duy trì môi trường biển, góp phần vào việc bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên của biển và
Trang 9đại dương UNCLOS được coi là một trong những công ước quan trọng và thành công nhất của luật pháp quốc tế hiện đại
Tại nhiều phương diện, công ước này đóng vai trò như một khuôn khổ chung, thiết lập các nguyên tắc cơ bản mà không can thiệp vào các giải pháp chi tiết đối với từng vấn
đề cụ thể Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, UNCLOS vẫn đối mặt với không ít thách thức, trong đó lớn nhất là sự khác biệt trong cách diễn giải và áp dụng các điều khoản của công ước vào thực tiễn
Đối với Việt Nam, UNCLOS có vai trò quan trọng trong việc xác lập ranh giới chủ quyền và quyền tài phán trên biển, tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ biển đảo quốc gia Công ước cũng giúp Việt Nam quản lý tài nguyên biển một cách hiệu quả và bền vững, thúc đẩy kinh tế biển và bảo vệ môi trường biển Hơn nữa, UNCLOS cung cấp cơ chế giải quyết tranh chấp hòa bình, tạo điều kiện cho Việt Nam xây dựng quan hệ quốc tế công bằng và hợp pháp “Đặc biệt với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, một mặt, Việt Nam khẳng định có đầy đủ các bằng chứng lịch sử và pháp lý để minh chứng cho chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo này; mặt khác, Việt Nam xác định cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa với vấn đề bảo
vệ các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam căn cứ vào những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của UNCLOS năm
1982 Trên cơ sở đó, Việt Nam đã tham gia ký kết và thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đồng thời đang tích cực cùng Trung Quốc và các quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).” [1]
1.2.2 Nghị định thư năm 1992 của Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu
Nghị định thư năm 1992 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc bảo vệ môi trường biển toàn cầu Sự kiện tràn dầu trứ danh Deepwater Horizon vào năm 2010 đã phơi bày những hậu quả thảm khốc của ô nhiễm dầu, thúc đẩy cộng đồng quốc tế tăng cường các quy định về trách nhiệm dân sự Nghị định thư đã nâng mức bồi thường tối đa lên gấp đôi so với Công ước CLC 1969 và mở rộng phạm vi áp dụng, tạo ra một rào chắn vững chắc đối với các hành vi gây ô nhiễm
Trang 10Tuy nhiên, việc thực thi Nghị định thư trên thực tế vẫn gặp nhiều thách thức Chi phí bảo hiểm tăng cao đã gây áp lực lên các chủ tàu, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ Bên cạnh đó, khả năng giám sát và kiểm soát của các quốc gia, đặc biệt ở những vùng biển xa xôi, còn hạn chế Việt Nam, với đường bờ biển dài và hoạt động vận tải biển sôi động, cũng đối mặt với những khó khăn tương tự
Để khắc phục những hạn chế này, cần có những giải pháp toàn diện Việc tăng cường hợp tác quốc tế trong việc chia sẻ thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, và xây dựng các cơ chế phối hợp chung là vô cùng cần thiết Đồng thời, các quốc gia cần đầu tư vào hệ thống giám sát hiện đại, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào các chương trình bảo hiểm tự nguyện Tại Việt Nam, việc hoàn thiện khung pháp luật, tăng cường công tác tuyên truyền, và nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường biển cũng là những nhiệm vụ cấp bách
Trước đây do chưa tham gia CLC 92, những tàu chở dầu của Việt Nam phải xin giấy chứng nhận đã có bảo hiểm dân sự chủ tàu ở các nước là thành viên của CLC 92 để được ra vào cảng của các quốc gia thành viên đó Tuy nhiên, khi đã là thành viên của CLC 92 Việt Nam có quyền cấp giấy chứng nhận, điều nàu đã giúp chủ tàu chở dầu của Việt Nam giảm các chi phí không cần thiết vì việc phải xin giấy chứng nhận trên tại nước ngoài Gia nhập CLC 92, các chủ tàu của tàu chở dầu dưới dạng hàng hoá của Việt Nam được quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường của mình trong mức giới hạn quy định tại CLC 92 Giới hạn trách nhiệm đối với thiệt hại ô nhiễm dầu sẽ giúp cho các chủ tàu Việt Nam hạn chế nguy cơ phá sản do phải bồi thường quá nhiều trong trường hợp xảy ra sự
cố ô nhiễm dầu Việc Việt Nam gia nhập CLC 92 là cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ tàu chở dầu trong việc giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ tàu chở dầu của Việt Nam khi ra vào các cảng nước ngoài để chở dầu [2]