Quản trị bán hàng tìm hiểu lịch sử ngành bán hàng Ở việt nam Quản trị bán hàng tìm hiểu lịch sử ngành bán hàng Ở việt nam Quản trị bán hàng tìm hiểu lịch sử ngành bán hàng Ở việt nam Quản trị bán hàng tìm hiểu lịch sử ngành bán hàng Ở việt nam Quản trị bán hàng tìm hiểu lịch sử ngành bán hàng Ở việt nam
Trang 1Môn học: Quản trị bán hàng
Trang 2CÂU HỎI: Tìm hiểu lịch sử ngành bán hàng ở Việt Nam
Lịch sử ngành bán hàng Việt Nam được chia thành 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn trước 1986
Giai đoạn từ 1986 đến 1995
Giai đoạn từ 1995 đến 2004
Giai đoạn từ 2004 đến nay
1 Giai đoạn trước 1986
Trang 3Việt Nam trước đổi mới (trước 1986), ở Việt Nam cũng
như nhiều quốc gia cho rằng sản xuất hàng hóa ra đời dựa trên hai điều kiện đó là phân công lao động xã hội và sự ra đời của
chế độ tư hữu “Với quan niệm rằng sản xuất hàng hóa không
tồn tại trong chế độ công hữu hay không tồn tại trong chế độ xã hội, các quốc gia đi theo con đường chủ nghĩa xã hội (trong đó
có Việt Nam) áp dụng cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, phủ nhân sự tồn tại của sản xuất hàng hóa, phủ nhận sự tồn tại của thành phần kinh tế tư nhân.” Vì thế, trong thời kỳ bao cấp ở
Việt Nam, sản xuất hàng hóa chỉ mang tính hình thức, có sự
Trang 4phân công lao động nhưng không có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất
Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu
pháp lệnh được giao “Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn
vật tư, tiền vốn; định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương đều do các cấp có thẩm quyền quyết định Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước”.
Trang 5Trước đổi mới, do chưa thừa nhận sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường, chúng ta xem kế hoạch hóa là đặc trưng quan trọng nhất của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu; coi thị trường chỉ là một công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch Không thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, lấy kinh tế quốc doanh, và tập thể là chủ yếu, muốn nhanh chóng xóa sở hữu tư nhân và kinh tế cá thể, tư nhân Nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng Giáo sư Trần Văn Thọ viết về tình trạng kinh tế 10 năm đầu sau chiến tranh: "Mười năm sau 1975 là một trong những giai đoạn tối tăm nhất trong
Trang 6lịch sử Việt Nam Chỉ nói về mặt kinh tế, là một nước nông nghiệp (năm 1980, 80% dân số sống ở nông thôn và 70% lao động là nông dân) nhưng Việt Nam thiếu ăn, nhiều người phải
ăn bo bo trong thời gian dài Lượng lương thực tính trên đầu người giảm liên tục từ năm 1976 đến 1979, sau đó tăng trở lại nhưng cho đến năm 1981 vẫn không hồi phục lại mức năm
1976 Công thương nghiệp cũng đình trệ, sản xuất đình đốn, vật dụng hằng ngày thiếu thốn, cuộc sống của người dân vô cùng khốn khó Ngoài những khó khăn của một đất nước sau chiến tranh và tình hình quốc tế bất lợi, nguyên nhân chính của tình trạng nói trên là do sai lầm trong chính sách, chiến lược phát
Trang 7triển, trong đó nổi bật nhất là sự nóng vội trong việc áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa trong kinh tế ở miền Nam Nguy cơ thiếu ăn kéo dài và những khó khăn cùng cực khác làm phát sinh hiện tượng "phá rào" trong nông nghiệp, trong mậu dịch và trong việc quyết định giá cả lương thực đã cải thiện tình hình tại một số địa phương Nhưng phải đợi đến đổi mới (tháng 12/1986) mới có biến chuyển thực sự Do tình trạng đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam trong 10 năm trước đổi mới chỉ tăng 35%, trong thời gian đó dân số tăng 22% Như vậy, GDP đầu người trung bình tăng chỉ độ 1% (mỗi năm)"[2]
Trang 8Qua trên ta thấy, các cơ chế chính sách trong thời bao cấp của Việt Nam không phù hợp với quy luật của sản xuất hàng hóa, ngành bán hàng, thậm chí đi ngược lại với quy luật này.
2 Giai đoạn từ 1986 đến 1995
Từ năm 1986, thị trường hàng hóa, dịch vụ nước ta có nhiều biến đổi lớn về chất và phát triển vượt bậc về lượng Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 1986-1995 tăng 112%, về cơ bản đã xóa bỏ cơ chế lưu
Trang 9thông cũ, chuyển sang cơ chế lưu thông mới, khắc phục tình trạng “ngăn sông, cấm chợ”, hình thành thị trường thống nhất khá ổn định và thông suốt trong cả nước Hàng hóa, dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại, nâng cao về chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng; kiềm chế được lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức hợp lý đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội; giá cả hàng hóa tương đối ổn định, các cơn sốt giá giảm dần
3 Giai đoạn từ 1995 đến 2004
Thời gian này xuất hiện xu hướng kinh doanh sản xuất hướng vào phục vụ khách hàng, những đại diện bán
Trang 10hàng và các công ty cạnh tranh lẫn nhau không phải bằng những người bán hàng khôn khéo nhất, mà bằng việc cung ứng dịch vụ tốt nhất, phục vụ tốt nhất, chất lượng tốt nhất và giá cả cạnh tranh nhất Nhu cầu của nền kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển của những khoa học quản lý như phân tích khả năng sản xuất trong từng vùng lãnh thổ, quản lý chi phí chặt chẽ hơn, quản lý những cuộc giao dịch bán hàng, bán hàng cho những khách hàng có lợi T
húc đẩy các công ty phát triển hơn về lực lượng bán hàng, hoàn thiện chính sách quản lý, đánh giá, xác định tốt hơn
Trang 11các chi phí và tính hiệu quả của công việc như quản lý tốt những cuộc giao dịch bán hàng và cách thức phân bổ thời gian, chi phí, công sức để phục vụ những khách hàng hàng đầu Có thể nói giai đoạn này người bán hàng đã chuyển vai trò từ người cung cấp hàng hóa thành người thuyết phục hiệu quả hơn và cao hơn nữa là người giải quyết vấn đề và sáng tạo những giá trị cho khách hàng.
4 Giai đoạn từ 2004 đến nay
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã đưa đến việc rất nhiều công ty phải thực sự tìm ra những lối đi riêng cạnh tranh
Trang 12hơn và hiệu quả hơn, đây cũng chính là một trong những động lực thúc đẩy sự tiến triển tốt đẹp hơn trong nghệ thuật bán hàng
Thời gian này xuất hiện xu hướng hoạt động sản xuất kinh doanh phải hướng vào phục vụ và thỏa mãn khách hàng Những đại diện bán hàng không chỉ cạnh tranh bằng sự khôn khéo mà họ phải cung ứng dịch vụ tốt nhất, phục vụ tốt nhất với chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh Thúc đẩy các công ty phát triển hơn nữa lực lượng bán hàng, hoàn thiện chính sách quản lý, đánh giá, xác định tốt hơn các chi phí và tính hiệu quả của công việc như quản lý tốt những cuộc giao dịch bán hàng
Trang 13và cách thức phân bổ thời gian, chi phí, công sức để phục vụ những khách hàng hàng đầu
Giai đoạn này người bán hàng đã chuyển vai trò từ người cung cấp hàng hóa thành người thuyết phục hiệu quả hơn và cao hơn nữa là người giải quyết vấn đề và sáng tạo những giá trị cho khách hàng Người bán hàng ngày nay thường là thành viên của một tổ chức tiếp thị Số lượng người gia nhập đội ngũ bán hàng ngày càng đông đảo
Cuộc cách mạng thông tìn bùng nổ, cũng làm ngành bán hàng phát triển theo Người bán hàng không chỉ bán ở các kênh
Trang 14bán hàng truyền thống, mà họ còn có thể bán trên các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng online
Trình độ dân trí, luật pháp bảo vệ người tiêu dùng và sức mạnh của các đoàn thể xã hội ngày càng được nâng cao đối với ngàng bán hàng tại Việt Nam