Thực tế đã chứng minh việc vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức của Mác- Lênin vào công cuộc đổi mới của nước ta đã đem lại những thành tựu vô cùn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN
=====000=====
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC VÀ VẬN DỤNG VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Tâm
Mã SV: 2413530048
Lớp: Anh 01 – Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng
Lớp tín chỉ: TRIH114(2425-1)GD1+2.23 Giảng viên hướng dẫn: TS Thân Thị Hạnh
Số thứ tự điểm danh: 49
Hà Nội - 12/2024
Trang 2MỤC LỤC
I Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý
1.Vật chất: 4
1.1 Định nghĩa vật chất 4
1.2 Phương thức và các hình thức tồn tại của vật chất 5
2.1 Nguồn gốc của ý thức 6
2.2 Bản chất của ý thức 6
2.3 Kết cấu của ý thức 6
3.1 Vật chất quyết định ý thức 7
3.2 Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất 7
3.3 Ý nghĩa phương pháp luận 7
II Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay: 8
2 Hướng vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay: 11
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi ra đời cho đến nay, triết học Mác - Lênin luôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển của mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Triết học Mác – Lênin đem đến cho con người thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn để nhận thức và cải tạo thế giới Trong đó mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản nhất của triết học Theo quan điểm của Mác – Lênin, vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau và vật chất quyết định ý thức nhưng đồng thời ý thức cũng tác động trở lại vật chất Trên thực tế có rất nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã tìm được hướng đi cho mình từ lý luận trên
Lần đầu tiên tại Đại hội VII, Đảng ta đã khẳng định: Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng [1] Thực tế đã chứng minh việc vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức của Mác- Lênin vào công cuộc đổi mới của nước ta đã đem lại những thành tựu vô cùng tích cực Đất nước ta ngày càng phát triển hơn, giàu đẹp hơn, tươi đẹp hơn, chất lượng cuộc sống của nhân dân được cải thiện một cách rõ rệt về cả vật chất lẫn tinh thần
Vì vậy có thể khẳng định chắc chắn rằng, “Sự nghiệp đổi mới toàn diện ở Việt Nam tất yếu phải dựa trên cơ sở lý luận khoa học, trong đó hạt nhân là phép biện chứng duy vật.”
Với ý nghĩa trên, em chọn đề tài: “Quan điểm duy vật biện chứng về
mối quan hệ giữa vật chất với ý thức và vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.” Trên cơ sở triết học Mác – Lênin và thực trạng công cuộc
đổi mới của nước ta, đề tài sẽ đề xuất một số phương án giải quyết Để đạt được mục tiêu, đề tài sẽ thực hiện những nhiệm vụ cơ bản như nghiên cứu tổng quan, các khái niệm liên quan; phân tích ý nghĩa phương pháp luận, ý nghĩa thực tiễn của mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức; nghiên cứu phương pháp
áp dụng những lý luận đã có vào công cuộc đổi mới nước ta
Trong quá trình làm bài có điểm gì sai sót mong cô thông cảm và em cũng kính mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của cô để bài tiểu luận hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4NỘI DUNG
I Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
1 Vật chất:
1.1 Định nghĩa vật chất:
Kế thừa những tư tưởng thiên tài của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin
đã tổng hợp toàn diện những thành tựu mới nhất của khoa học, phản đối mọi biểu hiện của chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa duy tâm sai lầm Trong tác phẩm
“Chủ nghĩa duy vật và Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” V.I.Lênin đã khẳng định: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin mang ý nghĩa to lớn, giải quyết cả hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng Từ định nghĩa về vật chất của V.I.Lênin, ta có thể nhận định được các đặc trưng cơ bản của vật chất như sau:
Đặc trưng thứ nhất, vật chất là một phạm trù triết học
Trước tiên, cần hiểu đây là “phạm trù” (là những khái niệm chung nhất, rộng nhất, phán ánh những mặt, những mối liên hệ bản chất của các sự vật trọng tự nhiên, xã hội và tư duy) Là một khái niệm rộng nhất trong những khái niệm rộng của các khoa học cụ thể Theo đó, vật chất với tư cách là một phạm trù của triết học sẽ khác với một dạng vật chất thông thường tồn tại trong xã hội, tự nhiên hay tư duy Đây là vật chất nói chung, trừu tượng mang tính khái quát cao Chính theo V.I.Lênin, “rộng đến cùng cực, rộng nhất, mà cho đến nay, nhận thức luận vẫn chưa vượt qua được” Cái mà chúng ta thấy hằng ngày, cảm tính hàng ngày gọi là
“vật thể” mà thôi
Đặc trưng thứ hai, thừa nhận rằng có một thực tại khách quan, được đem
đến cho chúng ta trong cảm giác; không có và không thể có cái nào khác ngoài thực tại khách quan ấy Tức tồn tại độc lập, tương đối với ý thức con người, đối lập với chủ quan, chúng ta có thể nhận thức được chúng thông qua sự phản ánh “chép lại, chụp lại” một cách năng động, sáng tạo của ý thức thông qua hệ thống các giác quan của con người Tức những gì tồn tại một cách chủ quan, bên ngoài ý thức của con người, con người không thể nhận thức được, thì đó không được gọi là vật chất Mặc khác, phải được thông qua sự phản ánh năng động sáng tạo của hệ thống các giác quan của con người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp mới tạo ra quá trình nhận thức đúng đắn về sự vật và hiện tượng
Trang 5Đặc trưng thứ ba, khẳng định rằng, nói đến vật chất là nói đến thực tại tồn
tại bên ngoài chúng ta và không lệ thuộc vào chúng ta Chỉ ra rằng vật chất, được đem đến cho chúng ta trong cảm giác, các cảm giác là nguồn gốc của nhận thức
1.2 Phương thức và các hình thức tồn tại của vật chất
1.2.1 Phương thức tồn tại của vật chất
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất Vận động nói chung
là vĩnh viễn
+ Vận động của vật chất là vận động tự thân
+ Vận động sinh ra cùng với sự vật và chỉ mất đi khi sự vật mất đi Không ở đâu
và ở nơi nào lại có thể có vật chất không vận động Nói cách khác, vật chất chỉ
có thể tồn tại bằng cách vận động và thông qua vận động mà biểu hiện sự tồn tại của nó với các hình dạng phong phú, muôn vẻ, vô tận
Các hình thức vận động cơ bản: Dựa trên những thành tựu của khoa học đương thời, Ph.Ăngghen đã phân chia vận động thành các hình thức cơ bản sau:
+ Vận động cơ học là sự dịch chuyển vị trí của các vật thể trong không gian + Vận động vật lý là sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vận động điện
tử, các quá trình nhiệt, điện
+ Vận động hóa học là quá trình hóa hợp và phân giải các chất, vận động của các nguyên tử
+ Vận động sinh học là sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường
+ Vận động xã hội là sự biến đổi của lịch sử và xã hội, sự thay đổi, thay thế các quá trình xã hội này bằng các quá trình xã hội khác
Đứng im:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đứng im là trạng thái
ổn định về chất của sự vật, hiện tượng trong những mối quan hệ và điều kiện cụ thể, là hình thức biểu hiện sự tồn tại thực sự của các sự vật, hiện tượng và là điều kiện cho sự vận động chuyển hoá của vật chất Đứng im chỉ có tính tạm thời và được bao hàm trong sự chuyển động không ngừng của vật chất
Vận động và đứng im tạo nên sự thống nhất biện chứng của các mặt đối lập trong sự phát sinh, tồn tại và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng, nhưng vận động là tuyệt đối,còn đứng im là tương đối
1.2.2 Các hình thức tồn tại của vật chất:
Các nhà duy vật cho rằng không gian và thời gian là các hình thức tồn tại của vật chất Không có vật chất nào tồn tại bên ngoài không gian, thời gian cũng như không có không gian, thời gian nào tồn tại bên ngoài vật chất Không gian
và thời gian có những tính chất sau đây:
Trang 6- Tính khách quan
- Tính vĩnh cửu của thời gian và tính vô tận của không gian
- Tính ba chiều của không gian và tính một chiều của thời gian
2 Ý thức
2.1 Nguồn gốc của ý thức
Song song với vật chất, ý thức cũng là một phạm trù triết học cơ bản được đào sâu nghiên cứu Mỗi trường phái lại có một cách định nghĩa khác nhau Tuy nhiên chỉ có cách định nghĩa của triết học Mác – Lenin mới có thể giải thích được mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Theo chủ nghĩa duy tâm khách quan, ý thức là thứ xuất hiện đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn và là nguồn gốc và chi phối đến của mọi sự biến đổi của thế giới vật chất Chủ nghĩa duy tâm chủ quan lại cho rằng ý thức là sản phẩm của cảm giác, còn cảm giác của con người lại là cái có sẵn, tồn tại biệt lập với thế giới bên ngoài
Phản đối tư duy siêu tự nhiên trên, chủ nghĩa duy vật siêu hình đã đi từ tự nhiên để giải thích ý thức Các nhà triết học theo trường phái này lại định nghĩa
ý thức cũng là một dạng vật chất, do bộ não tạo ra Tuy nhiên, những sai lầm, hạn chế trong cáccách định nghĩa này đã tạo ra sự áp đảo của tầng lớp thống trị lên tầng lớp bị trị
Bằng cách phê phán các quan niệm trên và cải tiến dựa trên những thành tựu khoa học, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý niệm là bản sao hình ảnh vật chất được “di chuyển” vào trong bộ não con người và được cải biên ở trong đó …
2.2 Bản chất của ý thức
- Ý thức là sự phản ánh hiện tại khách quan một cách chủ động và sáng tạo
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Ý thức phản ánh thế giới khách quan nhưng đó là sự phản ánh có chọn lọc, tùy thuộc vào mục đích của chủ thể
+ Ý thức là “hình ảnh” về hiện thực khác quan trong bộ óc con người
+ Nội dung phản ánh là khách quan, hình thức phản ánh là chủ quan
Ý thức là hiện tượng xã hội và mang bản chất lịch sử - xã hội Bởi vì, mỗi con người đều sống trong một xã hội, bị quyết định bởi các điều kiện vật chất – tinh thần Con người sống ở những thời đại khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau thì ý thức xã hội cũng khác nhau
2.3 Kết cấu của ý thức:
Trang 7Theo các yếu tố hợp thành: ý thức gồm ba yếu tố cơ bản nhất là tri thức, tình cảm và ý chí, trong đó, tri thức là yếu tố quan trọng nhất Ngoài ra, ý thức
có thể bao gồm các yếu tố khác như niềm tin và lý trí
Theo chiều sâu của nội tâm: ý thức bao gồm tự ý thức, tiềm thức và vô thức
3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
3.1 Vật chất quyết định ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định: Vật chất là cái có trước, quyết định nên ý thức, còn ý thức là cái có sau, phản ánh lại vật chất
Do tồn tại khách quan nên vật chất là cái có trước và mang tính thứ nhất
Ý thức là sự phản ánh lại của vật chất nên là cái có sau và mang tính thứ hai Nếu không có vật chất trong tự nhiên và vật chất trong xã hội thì sẽ không có ý thức nên ý thức là thuộc tính, là sản phẩm cuẩ vật chất, chịu sự chi phối, quyết định của vật chất Bên cạnh đó, ý thức có tính sáng tạo, năng động nhưng những điều này có cơ sở từ vật chất và tuân theo những quy luật của vật chất Vật chất quy định nội dung và hình thức biểu hiệu của ý thức Điều này có ý nghĩa là ý thức mang những thông tin về đối tượng vật chất cụ thể Những thông tin này có thể đúng hoặc sai, đủ hoặc thiếu, sự biểu hiện khác nhau đều do mức độ tác động của vật chất lên bộ óc con người
3.2 Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất:
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con người Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực Muốn thay đổi hiện thực, con người phải tiến hành những hoạt động vật chất Song, mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò của ý thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan Ở đây, ý thức đã thể hiện sự tác động của mình đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiền của con người
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có thế quyết định hành động của con người, hoạt động thực tiễn của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả
Trang 83.3 Ý nghĩa phương pháp luận:
Trên cơ sở quan điểm mối quan hệ biện chứng giữa vật chất với ý thức, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã xây dựng nguyên tắc phương pháp luận cơ
bản, chung nhất đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người
Nguyên tắc đó là: Tất cả các hoạt động nhận thức và thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động
chủ quan Từ nguyên tắc, ta có thể nhận định rằng mọi hoạt động của con người
cả trong nhận thức và thực tiễn chỉ có thể sáng suốt và mang lại hiệu quả tối ưu chỉ khi xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng khách quan và phát huy tính năng động chủ quan
Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan là xuất phát và có thái độ tôn trọng đối với hiện thực khách quan Về căn bản, con người phải tôn trọng, nhận thức và hành động theo quy luật, cần tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần của con người, của xã hội Để thực hiện được, việc này đòi hỏi trong suy nghĩ và hành động, con người phải bắt nguồn từ hiện thực khách quan để định rõ mục đích, đưa ra đường lối chiến lược, chủ trương, chính sách, phương pháp một cách đúng đắn; phải lấy thực tế khách quan làm cơ sở; phải tìm ra tổ chức và xây dựng những nhân tố vật chất thành lực lượng vật chất để hành động
Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực, năng động, sáng tạo ấy Điều này đòi hỏi con người phải tôn trọng kiến thức khoa học, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, tích cực học tập, nghiên cứu để làm chủ tri thức
II Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay
1 Công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay:
Đối với Việt Nam, trong quá trình đổi mới, việc thực hiện các chủ trương, đường lối về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển, đưa đất nước thoát nghèo và lạc hậu, nâng cao mức sống của người dân Một số đánh giá chung có thể được khái quát lại như sau:
1.1 Thành tựu:
- Duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân khá
- Cơ cấu các ngành kinh tế đã có sự dịch chuyển tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong cơ cấu ngành công nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp khai khoáng giảm dần, trong khi tỷ trọng của ngành công
Trang 9nghiệp chế biến tăng Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống Trong đó, các ngành dịch vụ gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa như dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý, bưu chính viễn thông phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP
- Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực
Gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ tốt hơn các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp
đã giảm mạnh còn 38% năm 2019, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng liên tục
- Hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh
Việt Nam đã tham gia hội nhập trên tất cả các cấp độ, từng bước tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị cung ứng, đưa hoạt động của doanh nghiệp
và nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh toàn cầu Xuất khẩu tăng nhanh và là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Xuất khẩu hàng hóa/GDP năm
1988 của Việt Nam chỉ đạt 18,9% nhưng đến năm 2020 đã đạt trên 80% Nếu tính cả xuất và nhập khẩu/GDP, đến năm 2018 - 2020 xuất khẩu hàng hóa/GDP của nước ta đạt trên 190%, nằm trong tốp 5 nước có độ mở của nền kinh tế ở mức cao nhất thế giới Cơ cấu hàng xuất khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng sản phẩm chế biến, nguyên vật liệu, linh kiện và phụ tùng cho sản xuất, giảm tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng thô và tài nguyên Trong khi đó, cơ cấu hàng nhập khẩu chuyển dịch theo hướng ưu tiên phục vụ sản xuất để xuất khẩu
và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước
Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Chủ tịch AIPA
2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
2020-2021 Trong năm 2020, chúng ta chứng kiến sự hình thành FTA có quy mô lớn nhất thế giới-Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), nhiều FTA
và thỏa thuận kinh tế song phương quy mô lớn như FTA Nhật Bản-Anh,
Australia-Indonesia, Liên minh châu Âu (EU)-Việt Nam, Trung
Quốc-Campuchia, thỏa thuận kinh tế và thương mại Trung Quốc-Hoa Kỳ, hiệp định thương mại và hợp tác EU-Anh Đáng chú ý, theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), dù năm 2020 hết sức khó khăn, số lượng các FTA được ký và thực thi đạt mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây
- Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Cùng với thúc đẩy tăng trưởng, Việt Nam cũng đã giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội Công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo vượt
Trang 10mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.Tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt qua các năm, kể cả khu vực nông thôn và thành thị, từ 14,2% năm 2010 xuống còn 7% năm 2015 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015), từ 9,2% năm 2016 xuống dưới 3% năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều) GDP bình quân đầu người tăng từ 1.332 USD/người năm 2010 lên khoảng 3.000 USD/người năm 2020 Tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch dự kiến đến năm 2020 đạt khoảng 90%, dân
số nông thôn được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh ước đạt 96%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trungđạt tiêu chuẩn môi trường ước năm 2020 là 90% Tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 30,5% năm 2010 lên khoảng 40% năm 2020
Từ năm 2003 đến năm 2020, Nhà nước đã tập trung bố trí đầu tư, hỗ trợ kinh phí nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với tổng kinh phí: giai đoạn 2003 - 2008 là khoảng 250.000 tỷ đồng, giai đoạn 2011 - 2015 là 690.000 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là 998.000 tỷ đồng Nguồn lực đầu tư đó được tập trung vào xây dựng hàng vạn công trình kết cấu hạ tầng; hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho dân tộc thiểu số rất ít người;
hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất cho hàng trăm nghìn hộ đồng bào các dân tộc thiểu số
1.2 Tồn tại, hạn chế:
- Kinh tế phát triển chưa bền vững
Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp so với tiềm năng và thấp hơn nhiều nước trong khu vực thời kỳ đầu công nghiệp hóa Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, dựa vào các ngành công nghệ thấp, tiêu hao vật chất cao, sử dụng nhiều tài nguyên, vốn và lao động Vai trò của khoa học – công nghệ, của tính sáng tạo trong tăng trưởng kinh tế còn thấp Yêu cầu về thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng rút ngắn đứng trước nhiều thách thức Kể từ khi bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 25 năm sau đó của Hàn Quốc là 7,79% (giai đoạn 1961 - 1985), của Thái Lan là 7,11% (giai đoạn 1961 - 1985), của Ma-lai-xi-a là 7,66% (giai đoạn 1961 – 1985) và của Trung Quốc là 9,63% (1979 - 2003) Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP bình quâncủa Việt Nam kể từ khi thực hiện đổi mới đến nay chỉ khoảng 6,5%
- Nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực đang hiện hữu
Mặc dù đã đạt được các kết quả tích cực về phát triển kinh tế, song đến nay, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp, chênh lệch khá lớn so các nước trong khu vực GDP bình quân đầu người của Thái Lan năm
1996 là 3.026 USD thì đến năm 2014 là 5.550 USD và của Trung Quốc năm
1996 là 728 USD thì đến năm 2014 là 7.572 USD, trong khi con số tương ứng