9 PHẦN 2: VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC TRONG VIỆC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ..... LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay, triết học ngày càng có vị trí đặc biệt
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG CỦA MÁC – LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 4
1 Vật chất: 4
1.1 Định nghĩa: 4
1.2 Đặc tính của vật chất: 5
1.3 Tính thống nhất vật chất của thế giới: 6
2 Ý thức: 6
2.1 Định nghĩa: 6
2.2 Bản chất của ý thức: 7
3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: 7
4 Ý nghĩa phương pháp luận: 9
PHẦN 2: VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC TRONG VIỆC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 10
1 Nội dung đã áp dụng: 10
1.1 Trong kinh tế chính trị: 10
1.2 Trong xây dựng nền kinh tế mới: 10
2 Thành tựu đạt được: 11
3 Những khó khăn, hạn chế 13
4 Những giải pháp khắc phục: 14
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, triết học ngày càng có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống
xã hội, là bộ phận không thể tách rời với sự phát triển của mọi hình thái kinh tế, trong đó, triết học Mác - Lênin là hệ thống triết học khoa học cách mạng nhất, giải thích và cung cấp phương pháp luận khoa học, giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới một cách hiệu quả
Triết học Mác – Lênin có rất nhiều vấn đề được nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đời sống con người, đến tự nhiên, xã hội như vật chất, ý thức, mối quan hệ biện chứng, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm… Và một trong số những nội dung phổ biến nhất trong môn học này là Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Việc nhận thức đúng đắn mối quan
hệ này có ý nghĩa quan trọng định hướng cho con người hành động đúng đắn trong hoạt động thực tiễn
Trên cơ sở lý luận ấy, Đảng và Nhà nước ta đã học tập và tiếp thu tư tưởng tiến bộ của chủ nghĩa Mác - Lênin, đưa ra những chủ trương, đường lối chỉ đạo chính xác để xây dựng và phát triển xã hội, phù hợp với hoàn cảnh đất nước Mặc dù có những khiếm khuyết không thế tránh khỏi song chúng ta luôn biết nhìn nhận thẳng thắn những thiếu sót
để đưa ra hướng đi đúng đắn bằng việc áp dụng quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức của chủ nghĩa Mác – Lênin một cách hợp lý và hiệu quả Tìm hiểu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức sẽ cho phép ta vận dụng nó vào mối quan hệ kinh tế và chính trị của đất nước, giúp cho công cuộc xây dựng nền kinh tế nước ta ngày càng giàu mạnh
Trang 3PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG CỦA MÁC – LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1 Vật chất:
1.1 Định nghĩa:
- Vật chất là phạm trù rất phức tạp và có rất nhiều quan niệm khác nhau về vật chấtđứng trên các giác độ khác nhau Nhưng theo Lênin định nghĩa: " Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
- Định nghĩa vật chất của V.I.Lenin bao hàm các nội dung cơ bản sau:
+ Vật chất với tư cách là một phạm trù triết học là chỉ vật chất nói chung, nó tồn tại vĩnh viễn, vô hạn, không sinh ra và không mất đi Còn vật chất trong các khoa học cụ thể thì có sinh ra và mất đi
+ Vật chất là tất cả những gì có thật và khách quan
+ Vật chất là tất cả những gì con người có thể cảm biết và khi nó trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên giác quan của con người
+ Vật chất tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác, ý thức chỉ là sự phản ánh vật chất hay có thể hiểu rằng vật chất có trước và quyết định ý thức khác với quan niệm:"
Ý niệm tuyệt đối" của chủ nghĩa duy tâm khách quan" Thượng đế" của tôn giáo
"Vật tự nó không thể nắm được" của thuyết không thể biết, vật chất không phải là lực lượng siêu tự nhiên tồn tại lơ lửng ở đâu đó Trái lại phạm trù vật chất là kết quả của sự khái quát các sự vật, hiện tượng có thật, hiện thực, và do đó các đối tượng vật chất có thật,hiện thực đó có khả năng tác động vào giác quan để gây ra cảm giác và nhờ đó mà ta có thể biết được, nắm bắt được đối tượng này
Trang 4Định nghĩa vật chất của Lênin cũn giúp chúng ta nhân tố vật chất trong đời sống
xã hội, đó là tồn tại xã hội, và nó cũng có ý nghĩa trực tiếp định hướng trong
nghiên cứu khoa học tự nhiên, giúp khoa học tự nhiên ngày càng đi sâu vào nghiên cứu dạng cụ thể của vật chất trong giới vĩ mô Nó cũng giúp chúng ta có thái độ khách quan và đòi hỏi chúng ta phải xuất phát từ thực tế khách quan trong suy nghĩ và hành động
1.2 Đặc tính của vật chất:
- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất và là thuộc tính cố hữu của vật chất Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng vận động là mọi sự biến đổi nóichung chứ không phải là sự chuyển dịnh vị trí trong không gian, Ănghen cho rằng vận động là một phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chấtnó bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy
- Ănghen chia vận động thành 5 loại cơ bản:
+ Vận động cơ học: di chuyển vị trí các vật thể trong không gian
+ Vận động lý học: vận động của các phân tử, sự biến đổi nhiệt, điện, điện từ,… + Vận động hóa học: vận động của các chất, các quá trình hóa hợp và phân giải các chất
+ Vận động sinh học: trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường
+ Vận động xã hội: sự biến đổi kinh tế, chính trị, hình thái kinh tế xã hội
Các hình thức vận động đều quan hệ chặt chẽ với nhau Một hình thức vận động nào đó được thực hiện làdo sự tác động qua lại với các hình thức vận động khác trong đó những hình thứcvận động cao bao giờ cũng bao hàm những hình thức vận động thấp hơn, nhưng cũng không thể coi hình thức vận động cao là tổng số đơn giản các hình thức vận động thấp Mỗi sự vật, hiện tượng có thể gắn với nhiều hình thức vận động nhưng bao giờ cũng được đặc trưng bằng một hình thức vận
Trang 5động cơ bản Ngoài ra có đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động, là vận động trong thế cân bằng, ổn định Đứng im là tương đối còn vận động là tuyệt đối vì nó chỉ xảy ra trong một mối quan hệ còn vận động là mãi mãi vì sự vật luôn vận động
- Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất:
+ Không gian phản ánh thuộc tính của các đối tượng vật chất có vị trí, có hình hình thức kết cấu, có độ dài, ngắn, cao, thấp Không gian biểu hiện sự cùng tồn tại
và tách biệt của các sự vật với nhau, biểu hiện khoảng tính của chúng, trật tự phân
bố chúng
+ Thời gian dung để chỉ sự biến đổi nhanh, chậm, kế tiếp nhau, sự xuất hiện và mất đi của các sự vật, hiện tượng
1.3 Tính thống nhất vật chất của thế giới:
Triết học Mác – Lênin khẳng định: Bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất bới tính vật chất của nó vì theo Mác, chỉ có duy nhất thế giới vật chất là tồn tại khách quan, không có thế giới tinh thần Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn không do ai sinh ra và cũng không mất đi Trong thế giới đó, mọi sinh vật đều có mối quan hệ và thống nhất với nhau
2 Ý thức:
2.1 Định nghĩa:
- Theo chủ nghĩa Mác - Lênin: “Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.”
- Nguồn gốc của ý thức được chia thành 2 loại:
Trang 6+ Nguồn gốc tự nhiên: ý thức chỉ là thuộc tính của vật chất; nhưng không phải của mọi dạng vật chất, mà là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ não con người Cùng với thế giới khách quan, cả hai chính là điều kiện cần cho sự hình thành của ý thức
+ Nguồn gốc xã hội: Là nguồn gốc quan trọng nhất Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu con người Nhờ có lao động mà cấu trúc cơ thể và não phát triển, con người ngày càng phát hiện được các thuộc tính của tự nhiên, từ đó hình thành ý thức cho mình Trong quá trình lao động, con người nảy sinh nhu cầu truyền đạt kinh nghiệm và giao tiếp, vì vậy ngôn ngữ xuất hiện khiến ý thức ra đời Vì thế Mác đã nói: “Ngôn ngữ là vỏ bọc vật chất của tư duy”
2.2 Bản chất của ý thức:
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan vì tùy theo lăng kính phản ánh của từng người mà ta thu được các hình ảnh khác nhau
- Ý thức là sự phản ánh sáng tạo vì nó chỉ phản ánh bản chất thông tin từ đó đưa ra được các dự báo hoặc các mô hình lí thuyết Phản ánh và sáng tạo liên quan chặt chẽ với nhau không thể tách rời Không cóphản ánh thì không có sáng tạo vì phản ánh là điểm xuất phát là cơ sở sáng tạo.Ngược lại không có sự sáng tạo thì không phải là phản ánh ý thức Đó là mối quanhệ biện chứng giữa hai quá trình thu nhập
và xử lí thông tin, là sự thống nhất giữamặt khách quan và chủ quan trong ý thức
- Ý thức mang bản chất xã hội vì nó chỉ được hình thành thông qua hành động thực tiễn của con người
3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
- Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng (tác động qua lại)
- Vật chất có trước và quyết định ý thức vì:
Trang 7+ Vật chất quyết định nguồn gốc ý thức: Vật chất sinh ra ý thức, vì ý thức xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện của con người,mà con người là kết quả của quá trình phát triển, tiến hóa lâu dài, phức tạp của giới tự nhiên, của thế giới vật chất Các thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại đã chứng minh rằng giới tự nhiên có trước con người; vật chất là cái có trước, còn ý thức là cái có sau
+ Vật chất quyết định nội dung của ý thức: Dưới bất kì hình thức nào, ý thức đều
là phản ánh hiện thực khách quan Ý thức, xét về nội dung, là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong trí óc con người Hay nói cách khác, có thế giới hiện thực vận động, phát triển theo những quy luật khách quan của nó, được phản ánh của ý thức mới có nội dung của ý thức Ý thức chỉ là hình ảnh của thế giới khách quan
+ Vật chất quyết định bản chất của ý thức: Bản chất của ý thức là phản ánh tích cực, tự giác, sáng tạo thông qua thực tiễn Chính thực tiễn là hoạt động vật chất có tính cải biến thế giới của con người - là cơsở để hình thành, phát triển ý thức, trong đó ý thức của con người vừa phản ánh, vừa sáng tạo, phản ánh để sáng tạo
và sáng tạo trong phản ánh
- Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động ngược trở lại với vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người Bởi vì ý thức chính là ý thức của con người vì vậy nói đến vai trò của ý thức chính là nói đến vai trò của con người Bản thân ý thức không trực tiếp làm thay đổi bất cứ điều gì trong thực tế Mặc dù tính năng động, sáng tạo của ý thức là rất to lớn nhưng không thể vượt quá tính quy định của những tiền đề vật chất đã xác định.Mọi hoạt động của con người đều
do ý thức điều khiển, cho nên vai trò của ý thức không phải là nguyên nhân tạo ra hay làm thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người những hiểu biết về thế giới, trên cơ sở đó con người xác lập mục tiêu, vạch ra phương hướng, xây
Trang 8dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, các biện pháp, công cụ, phương tiện để thực hiện mục tiêu của mình
Sự tác động ngược lại của ý thức với vật chất theo 2 hướng:
- Nếu ý thức phản ánh đúng điều kiện vật chất, hoàn cảnh khách quan thì thúc đẩy
sự phát triển của đối tượng vật chất
- Nếu ý thức phản ánh không đúng điều kiện vật chất, hoàn cảnh khách quan thì kìm hãm sự phát triển của đối tượng vật chất
Như vậy, trong thời đại của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, khi tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, vai trò của ý thức ngày càng trở nên to lớn
4 Ý nghĩa phương pháp luận:
- Vì vật chất có trước và quyết định ý thức nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan Đồng thời biết phát huy tính năng động, chủ quan trong ý thức mỗi người Điều này đòi hỏi con người phải coi trọng ý thức, coi trọng giá trị của tri thức, phải tích cực học tập, nghiên cứu khoa học, đồng thời phải trau dồi, rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý chí, nghị lực của bản thân
Trang 9
PHẦN 2: VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC TRONG VIỆC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1 Nội dung đã áp dụng:
1.1 Trong kinh tế chính trị:
- Giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, nhân tố vật chất giữ vai trò là cơ sở, quyết định, còn nhân tố ý thức là có tác dụng trở lại đối với nhân
tố vật chất Trong các đường lối, chính sách của Đảng, nhân tố ý thức có thể quyết định đến sự thành bại trong hoạt động Ta thấy rằng giữa kinh tế (vật chất) và chính trị (ý thức) có mối quan hệ ràng buộc rõ ràng với nhau Nền kinh tế của một quốc gia là cơ sở để quốc gia đó liên tục hoạch định các chính sách phát triển kinh
tế Tuy nhiên, kinh tế phát triển mà chính trị không ổn định, nội bộ có sự đấu đá lẫn nhau giữa các tôn giáo, Đảng phái,… thì đất nước cũng không thể yên bình, không thể phát triển được, đời sống nhân dân cũng không được đảm bảo Nếu chính trị ổn định, có một chính Đảng đem lại sự yên ấm cho dân thì lúc đó không chỉ dân giàu mà nước cũng ngày càng mạnh Ngược lại, nếu đất nước đó kinh tế không phát triển thì dù chính trị có ổn định đến đâu, cuộc sống người dân vẫn sẽ gặp những khó khăn và dễ dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền
- Nền kinh tế mỗi nước là cơ sở để đề ra những chiến lược phát triển kinh tế Tùy thuộc vào thưc trạng kinh tế ở mỗi nước sẽ có các chính sách mới được đưa ra để đem lại lợi ích lớn nhất cho xã hội, cho người dân
- Từ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ những thành công thất bại trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam rút ra cho mình những bài học quan trọng: “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”
1.2 Trong xây dựng nền kinh tế mới:
- Hiện nay, người dân đã hiểu và tiếp thu những nghiên cứu, kết luận phân
Trang 10tích của các nhà khoa học, triết học vào thực tế cuộc sống Sau đó vận dụng
mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Nó là cơ sở để con người phản ứng với thực tại vật chất thông qua những tri giác cụ thể Có một số điều trong cuộc
sống thực đòi hỏi sự cải tiến của con người để hoạt động
- Từ sự tồn tại của vật chất trong thế giới này, con người có thể nhận thức
đúng đắn, thậm chí thay đổi và hành động một cách sáng tạo Để vật chất
sinh ra đồ vật, đồ vật, sinh vật, cây cỏ… Đa dạng hơn, hoặc nếu chủ thể cho rằng nó có hại, sẽ tìm cách kìm hãm sự phát triển của nó và loại bỏ nó khỏi
thế giới loài người
- Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa, Đảng ta chủ trương: “huy động ngày càng cao mọi nguồn lực cả trong và
ngoài nước, đặc biệt là nguồn lực của dân và công cuộc phát triển đất nước”, muốn vậy phải “nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, thực hiện “dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
2 Thành tựu đạt được:
- Trước tình hình khủng hoảng kinh tế xã hội ở nước ta, Đảng đã đi sâu nghiên cứu, phân tích, và qua Đại hội lần thứ VI của Đảng đã rút ra kinh nghiệm lớn là: phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan Đảng và Nhà nước đã nỗ lực thực hiện chính sách, khắc phục những khó khan trên con đường đổi mới Đến Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VII, công cuộc đổi mới đã đạt được những bước đầu quan trọng, cùng với sự ổn định chính trị khiến cho nền kinh tế có những chuyển biến tích cực, bước đầu hình thành nền kinh tếhàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, nguồn lực sản xuất