Thông qua lăng kínhcủa chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, ta sẽcùng phân tích về câu ngạn ngữ: “Chúng ta không thể thay đổi hướng gió,nhưng chúng ta có
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-gh gh&
-BÀI BÁO CÁO
Đề bài:
Từ quan điểm của chủ nghĩa mác lê nin về mới quan hệ giữa vật chất và ý thức hãy chứng minh câu nói: “Chúng ta không thể thay đổi hướng gió
nhưng có thể điều khiển cánh buồm”.
Giảng viên : Lưu Thị Mai Thanh
Học phần : Triết học Mác - Lê Nin
Lớp học phần : SMT1005_24
Thành viên : Lê Bảo Ân_49K01.2
Văn Quỳnh Như _49K01.2 Đình Phạm Phương Hà_49K01.3 Trần Thị Bích Tuyền_48K14.2 Nguyễn Diệu Linh_49K18.2
Vũ Đình Hân_48K15.1
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
A VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 2
I Vật chất và ý thức qua chủ nghĩa duy vật biện chứng 2
1 Vật chất 2
1.1 Hoàn cảnh ra đời 2
1.2 Định nghĩa 3
2 Ý thức 3
2.1 Nguồn gốc 3
2.2 Bản chất của ý thức 4
2.3 Kết cấu của ý thức 5
II Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 6
1 Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau 6
2 Vật chất quyết định ý thức 6
3 Ý thức tác động trở lại vật chất 6
III Ý nghĩa về phương pháp luận 7
1 Giải thích câu nói: 7
2 Chứng minh bằng những câu chuyện trong cuộc sống: 9
3 Câu chuyện thực tế liên quan đến câu nói: 9
4 Phủ định lại vấn đề và rút ra bài học cuộc sống 10
IV Kết luận 11
1 Khẳng định giá trị của câu nói "Chúng ta không thể thay đổi hướng gió nhưng có thể điều khiển cánh buồm" 11
2 Bài học cho bản thân và mọi người 12
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
"Thay vì than vãn về những điều ta không thể thay đổi, hãy tập trung vào những điều ta có thể kiểm soát." - Benjamin Franklin Thật vậy, trên hành trình dài của bản thân, ta luôn phải đối mặt với những thử thách đầy cam go, những “đoạn đường” bấp bênh tưởng chừng như không thể vượt qua được, hay những “cơn gió” ngược chiều đầy hung dữ muốn đẩy chúng ta về sau Trên con đường khó khăn ấy, ta cũng giống như chiếc thuyền lênh đênh trên đại dương mênh mông, không phải lúc nào gặp hướng gió thuận lợi Bởi lẽ thế, dù ta không thể thay đổi được chúng, nhưng ta có thể điều khiển cánh buồm “cuộc đời” để chinh phục những thử thách và tiến tới thành công mà ta mong muốn Thông qua lăng kính của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, ta sẽ
cùng phân tích về câu ngạn ngữ: “Chúng ta không thể thay đổi hướng gió, nhưng chúng ta có thể điều khiển cánh buồm" để thấy những hiểu biết cơ bản
về vai trò của nhân loại trong việc tham gia vào thế giới vật chất Triết học Mác – Lênin cùng chủ nghĩa duy vật biện chứng đã nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa vật chất và ý thức và sự đồng nhất lưỡng phân và ảnh hưởng lẫn nhau của chúng trong việc hình thành lịch sử con người và thay đổi xã hội Đây là một trong những vấn đề cơ bản và được các nhà Triết học nghiên cứu lâu đời
A VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
I Vật chất và ý thức qua chủ nghĩa duy vật biện chứng
1 Vật chất
1.1 Hoàn cảnh ra đời
Với sự phát triển của khoa học tự nhiên ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX như
sự phát hiện ra hiện tượng phóng xạ của Béccơren hay thuyết tiến hóa của Darwin, quan điểm duy tâm về thế giới của con người đã bị phá vỡ và đả kích to lớn Sự mở rộng của chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác – Ăng ghen đã cung cấp nền tảng lý luận cho việc giải thích thế giới một cách khoa học hơn
2
Trang 4Trong tình hình căng thẳng của lịch sử cùng phong trào công nhân đang phát triển mạnh mẽ, Lênin hiểu rằng cần phải có một quan niệm đúng đắn, đầy đủ và chính xác về vật chất để giúp con người khắc phục được những hạn chế và phá
bỏ giới hạn về sự hiểu biết của bản thân Do đó, ông đã đưa ra một sự định nghĩa toàn diện và khoa học về phạm trù vật chất thông qua tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” V.I.Lênin còn chỉ ra những phát minh về khoa học tự nhiên hiện đại không hề bác bỏ vật chất mà chỉ làm rõ hơn hiểu biết còn hạn chế của con người về vật chất
1.2 Định nghĩa
Theo Lênin định nghĩa: “
” Ông muốn nói rằng vật chất là những thực thể tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức, là cái gây nên cảm giác ở con người khi bằng cách nào đó (trực tiếp hoặc gián tiếp) tác động lên giác quan của con người và là cái mà cảm giác, tư duy, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của
nó
2 Ý thức
2.1 Nguồn gốc
Ý thức luôn được xem như trung tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử, thông qua những thành tựu của triết học duy vật, của khoa học và thực tiễn xã hội, triết học Mác – Lênin đã góp phần làm sáng tỏ vấn đề hết sức phức tạp về nguồn gốc, bản chất và vai trò của nó Ý thức của con người theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là sản phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội
: ý thức là sản phẩm, là thuộc tính riêng có của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người; sự ra đời của ý thức là kết quả của thuộc tính phản ánh của vật chất Vì thế, bộ óc người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc chính là nguồn gốc tự nhiên của ý thức
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5cùng với mặt tự nhiên làm tiền đề, nguồn gốc xã hội chính là chìa khóa quan trọng để ý thức được ra đời Con người chỉ có ý thức do
có tác động vào thế giới khách quan, từ đó khám phá ra những điều mới
về xung quanh, làm phong phú và sâu sắc ý thức của mình về thế giới Đây chính là vai trò của lao động trong quá trình hình thành ý thức và chuyển biến từ vượn thành người Bên cạnh đó, ngôn ngữ cũng được xem
là một trong những yếu tố cốt yếu trong việc ra đời và phát triển ý thức của con người Lao động và thực tiễn xã hội chính là nguồn gốc trực tiếp
và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức, sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người thông qua việc lao động, ngôn ngữ và các cơ quan xã hội chính là ý thức Do đó ta có thể nói
ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội Ý thức có tính phản ánh năng động và sáng tạo, tính xã hội sâu sắc, tính chủ động tác động ngược lại vật chất và tính biện chứng luôn vận động và phát triển không ngừng
2.2 Bản chất của ý thức
Trước Mác, các nhà triết học duy vật chịu ảnh hưởng bởi quan điểm siêu hình nên coi ý thức là sự phản ánh thụ động, giản đơn và máy móc các sự vật Tuy họ đều thừa nhận sự vật vật chất tồn tại khách quan và ý thức là sự phản ánh sự vật
đó nhưng không thấy được tính năng động sáng tạo và tính biện chứng trong quá trình phản ánh thế giới khách quan của ý thức
Chủ nghĩa duy vật giải thích về bản chất của ý thức như sau:
vật chất là cái được phản ánh, tồn tại bên ngoài và độc lập với cái phản ánh ý thức, và cả vật chất và ý thức đều tồn tại một cách “hiện thực” Vật chất là thế giới khách quan, ý thức là sự phản ánh chủ quan của thế giới khách quan vào trong đầu óc con người Con người có khả năng “thiên biến vạn hóa” với ý thức của mình, cùng một sự vật nhưng thông qua tính sáng tạo các sự vật ấy được phản ánh những cách khác nhau Bên cạnh đó, thông qua những cái đã có từ trước, ý thức có thể tạo
ra các tri thức và hiểu biết mới về các sự vật, hiện tượng đó
4
Trang 6tuy có tính năng động sáng tạo, nhưng ý thức không phản ánh một cách tùy tiện Trong quá trình tiếp xúc và tác động vào thế giới khách quan, các sự vật, hiện tượng ấy sẽ bộc lộ ra những tính chất, đặc tính của mình để thông qua đấy con người có thể nhận thức, có sự hiểu biết về chúng Với những kiến thức sẵn có, con người có thể vận dụng để cải tiến, chỉnh sửa thế giới khách quan theo ý muốn, mục đích của chính mình
trên cơ sở của lao động và nhu cầu phát triển không ngừng của xã hội loài người, ý thức ra đời Vì vậy ý thức mang tính xã hội và nếu con người tách ra khỏi xã hội, họ sẽ không hình thành nên được ý thức
=> Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người, song đây
là sự phản ánh đặc biệt - phản ánh trong quá trình con người cải tạo thế giới với 3 mặt thống nhất.
2.3 Kết cấu của ý thức
Tri thức: bao gồm các dạng thức nhận thức như cảm giác, tri giác,
tư tưởng, trí tưởng tượng, trí nhớ, Đây là yếu tố cơ bản, cốt lõi của ý thức, giúp con người tiếp nhận và phản ánh thế giới xung quanh
Tình cảm: bao gồm các trạng thái cảm xúc như vui, buồn, tức giận,
sợ hãi, yêu thương, Tình cảm đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng hành vi và điều chỉnh các hoạt động nhận thức Niềm tin: bao gồm các quan điểm, giá trị và niềm tin mà con người tin tưởng là đúng đắn Niềm tin ảnh hưởng đến cách con người nhìn nhận thế giới và đưa ra quyết định
Lý trí: khả năng suy luận, phân tích và giải quyết vấn đề một cách logic Lý trí giúp con người đưa ra những đánh giá và lựa chọn sáng suốt
Ý chí: khả năng điều chỉnh hành vi và kiềm chế bản thân để đạt được mục tiêu Ý chí là yếu tố quan trọng giúp con người vượt qua khó khăn và thử thách
Trang 7Tự ý thức: Nhận thức về bản thân, về những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của bản thân Tự ý thức là nền tảng cho sự phát triển nhân cách và đạo đức
Tiềm thức: Nơi lưu trữ những thông tin mà con người không nhận thức được một cách rõ ràng Tiềm thức có ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi và suy nghĩ của con người
Vô thức: Nơi lưu trữ những ký ức và trải nghiệm mà con người đã hoàn toàn quên đi Vô thức có thể ảnh hưởng đến con người một cách vô hình
II Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng giữa ý thức và chật chất vừa đối lập với nhau vừa thống nhất với nhau Ta có thể hiểu rằng sự đối lập của vật chất và ý thức vừa có ý nghĩa tuyệt đối và tương đối
1 Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau
Vật chất là thế giới khách quan, nó tồn tại độc lập với ý thức con người Bao gồm mọi dạng vật chất từ vi mô đến vĩ mô, tự nhiên cho đến xã hội Ý thức là sản phẩm của vật chất, là sự phản ánh đến não bộ, tâm trí con người về thế giới vật chất khách quan
2 Vật chất quyết định ý thức
Vật chất quyết định bản chất, nội dung và hình thức của ý thức Những sự cải biên, thay đổi trong thế giới vật chất sẽ dẫn đến những thay đổi trong sự phản ánh thông quan ý thức
3 Ý thức tác động trở lại vật chất
Thông qua hoạt động thực tiễn của loài người, ý thức có thể tác động ngược lại thế giới vật chất Con người có thể cải tạo vật chất để phục vụ cho mục đích của bản thân Quá trình phản ánh ý thức đúng đắn sẽ thúc đẩy các hoạt động thực tiễn có năng suất và hiệu quả hơn, ý thức sai lệch sẽ dẫn đến các hành động sai lầm và gây ra các hậu quả tiêu cực, có hại cho xã hội
6
Trang 8III Ý nghĩa về phương pháp luận
Vật chất là nguồn gốc, ý thức là phản ánh Hoạt động nhận thức và thực tiễn cần xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng quy luật khách quan, biết tạo điều kiện và phương tiện vật chất tổ chức lực lượng thực hiện biến khả năng thành hiện thực
Ý thức có vai trò quan trọng trong việc sử dụng hiệu quả điều kiện vật chất Cần phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức để cải tạo thế giới khách quan, tạo ra động lực cho các hoạt động của con người
Cần nâng cao năng lực nhận thức, năng lực chỉ đạo thực tiễn, chống tư tưởng thụ động và ỷ lại vào hoàn cảnh và điều kiện vật chất
1 Giải thích câu nói:
"Hướng gió" tượng trưng cho yếu tố khách quan, những điều kiện, hoàn cảnh
mà con người không thể thay đổi.Là những thứ do hoàn cảnh khách quan đem tới, đầy biến động và thử thách Nhưng, từ nối “nhưng” lại nhấn mạnh sang một
ý nghĩa khác
"Cánh buồm" tượng trưng cho yếu tố chủ quan, ý chí, nghị lực và khả năng của con người “Có thể điều khiển cánh buồm” là hành động tượng trưng cho một thái độ vô cùng đẹp, con người tuy không thể thay đổi và bắt ngoại cảnh phải vì mình mà thay đổi Cũng không để lường trước những tai ương sẽ diễn ra trong tương lai Vì vậy điều ta có thể làm được cho mình là nắm bắt lấy thời cơ và dùng sức mạnh tài năng của mình để thay đổi thời cuộc
Con người không thể thay đổi "hướng gió" (hoàn cảnh khách quan) nhưng có thể điều khiển "cánh buồm" (ý chí, hành động) để thích nghi, vượt qua khó khăn, đạt được mục tiêu
Ý kiến trên đã mang tới một ý nghĩa thiết thực và quan trọng đề cao vai trò của con người trước điều kiện khách quan của cuộc sống để từ đó mang tới cho mình thành công cho bản thân Hoàn cảnh là yếu tố bên ngoài nên rất khó tác động, trừ các bậc vĩ nhân không phải tất cả mọi người đều có thể thay đổi hoàn cảnh Hoàn cảnh cũng không phải lúc nào cũng đem lại thuận lợi cho mình, vì
Trang 9thế trong mọi hoàn cảnh thử thách, con người phải linh hoạt và chủ động ứng phó với các yếu tố bất lợi, và từ đó sẽ thúc đẩy chính mình đi đúng hướng và đạt được thành công
Như vậy, mỗi người sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh riêng Chẳng ai có thể tự vẽ ra cho bản thân rằng bố mẹ của ta sẽ là ai, gia đình của ta sẽ như thế nào, quê hương nơi ta sinh sống ở đâu Có lẽ số phận chính là một sự sắp đặt kì diệu và cùng yếu tố ngoại cảnh, những tình huống bất ngờ trong cuộc sống mà
dù con người có tài giỏi đến mấy cũng không kiểm soát được Nhưng cũng có một thứ chắc chắn rằng nó nằm tay ta và trong sự kiểm soát của bản thân đó chính là quyền được điều khiển cuộc sống chính mình hay nói cách khác cuộc sống có ý nghĩa, tốt đẹp hay không là do cách suy nghĩ, cảm nhận và đối mặt của mỗi người
Sự thật là, hoàn cảnh sống là yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của con người Chúng ta không thể lựa chọn cha mẹ, gia đình, quê hương hay những biến cố bất ngờ ập đến trong cuộc đời Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta phải "buông xuôi" trước số phận Thay vào đó, con người cần chủ động "điều khiển cánh buồm" bằng ý chí và hành động để thích nghi với hoàn cảnh, biến khó khăn thành cơ hội và tiến đến thành công
Lịch sử đã chứng minh cho điều này Nhiều người dù sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn nhưng đã vươn lên đạt được những thành tựu phi thường
Họ không thể thay đổi hoàn cảnh xuất thân, nhưng đã "điều khiển cánh buồm" bằng ý chí nghị lực phi thường, không ngừng học hỏi, rèn luyện và nỗ lực để đạt được mục tiêu
Mỗi người sinh ra đều mang trong mình "cánh buồm" tiềm năng, độc đáo Hãy nhìn nhận hoàn cảnh sống như một "giông tố" thử thách bản lĩnh và ý chí của mỗi người Thay vì than vãn, hãy "điều khiển cánh buồm" bằng sự quyết tâm, sáng tạo và hành động cụ thể để vượt qua khó khăn và biến thử thách thành cơ hội
Hãy nhớ rằng, thành công không phụ thuộc vào "hướng gió" thuận lợi hay nghịch cảnh mà phụ thuộc vào "cánh buồm" ý chí và hành động của mỗi người
8
Trang 10Hãy chủ động "điều khiển cánh buồm" cuộc đời để chinh phục những mục tiêu cao đẹp và kiến tạo một cuộc sống ý nghĩa
2 Chứng minh bằng những câu chuyện trong cuộc sống:
Câu chuyện về Helen Keller: Bị mù, điếc, câm bẩm sinh nhưng Helen Keller đã vượt qua khó khăn, trở thành nhà văn, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng nhờ ý chí
và nghị lực phi thường
Câu chuyện về Albert Einstein: Bị coi là "học sinh ngu" nhưng Einstein đã trở thành nhà khoa học vĩ đại nhờ tư duy sáng tạo và nỗ lực không ngừng
Câu chuyện Nick Vujicic một người sinh ra vốn đã không hoàn thiên, mang trong mình hội chứng bẩm sinh - một rối loạn di truyền hiếm gây ra tình trạng không có chân tay, anh gặp phải muôn vàn trở ngại tâm lý, tình cảm và khó khăn trong cuộc sống, nhưng anh không hề gục ngã mà biến đó thành đông lực
để cố gắng vươn lên, hiện tại anh là nhà sáng lập tổ chức Life Without Limits,là người truyền cảm hứng cho biết bao nhiêu người ngoài kia Rõ ràng dù hoàn cảnh vô cùng khó khăn nhưng anh đã dũng cảm và lạc quan vượt qua những giông bão ấy Điều này chứng minh cho khả năng xoay chuyển nghịch cảnh ban đầu thành những thành công cho tương lai
3 Câu chuyện thực tế liên quan đến câu nói:
Sinh viên mới ra trường thường phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp, không tìm kiếm được việc làm.Khi đó, mọi thứ có vẻ như đang chìm trong bóng tối Tuy nhiên, thay vì buông xuôi và chìm đắm trong sự thất vọng, tinh thần "Thay Đổi Cánh Buồm" khuyến khích chúng ta tìm cách thích nghi và tìm kiếm cơ hội mới Có lẽ ai cũng phải trải qua giai đoạn này, và thời gian đó đã trở thành một
cơ hội để chúng ta nâng cao kỹ năng, mở rộng mạng lưới quan hệ, và cuối cùng tìm được một công việc mới tốt hơn, phù hợp với đam mê và kỹ năng của mình Cuộc sống không bao giờ là dễ dàng, nó là chuỗi liên hoàn những khó khăn và thách thức Khi tìm được việc rồi thì lại thấy công việc không phải lúc nào cũng suôn sẻ Đối mặt với những thách thức trong công việc này, thay vì buồn rầu và
đổ lỗi cho hoàn cảnh, ta tìm cách thích nghi và cải thiện bản thân Bằng cách học hỏi từ những sai lầm, từ đó rút ra kinh nghiệm và phát triển kỹ năng quản
lý, giao tiếp và lãnh đạo, từ đó vượt qua được những thách thức và tiến xa hơn