1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lịch sử Đảng lãnh Đạo công cuộc Đổi mới, Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện Đại hóa và hội nhập quốc tế từ năm 1986 Đến nay

31 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch sử Đảng lãnh Đạo công cuộc Đổi mới, Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện Đại hóa và hội nhập quốc tế từ năm 1986 Đến nay
Trường học trường đại học
Thể loại bài viết
Năm xuất bản 1986
Thành phố hà nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 49,67 KB

Nội dung

Chương III Đảng lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới từ năm 1975 đến nayLịch sử Đảng lãnh Đạo công cuộc Đổi mới, Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện Đại hóa và hội nhập quốc tế từ năm 1986 Đến nayĐổi mới toàn diện đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội 1986 1996

Trang 1

Chương III: Đảng lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới (từ năm 1975 đến nay).

II Lãnh đạo công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế từ năm 1986 đến nay

1 Đổi mới toàn diện, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội 1986 – 1996 1.1 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng và thực hiện đường lối đổi mới toàn diện

a) Bối cảnh:

Thế giới: Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đang phát triển mạnh, xu thế đối thoại trên

thế giới đang dần thay thế xu thế đối đầu Đổi mới đã trở thành xu thế của thời đại Liên

Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đều tiến hành cải tổ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

Trong nước: Việt Nam đang bị các đế quốc và thế lực thù địch bao vậy, cấm vận và ở tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội Lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng đều khan hiếm; lạm phát tăng từ 300% năm 1985 lên hơn 774% năm 1986 Các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, vượt biên trái phép diễn ra phổ biến

=> Đổi mới đã trở thành đòi hỏi bức thiết của tình hình đất nước

b) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI

Thời gian: Từ 15 đến 18-12-1986

Địa điểm: Thủ đô Hà Nội

Số lượng tham dự Đại hội: 1.129 đại biểu

Tổng bí thư được bầu tại Đại hội: Đồng chí Nguyễn Văn Linh

Ban Chấp hành Trung ương được bầu tại Đại hội: 124 uỷ viên

Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội: 13 uỷ viên

Nhiệm vụ chính: Thực hiện đổi mới đất nước (khởi xướng đưa đất nước tiến hành công cuộc đổi mới)

Nội dung Đại hội có những vấn đề sau:

Đánh giá hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm:

Đánh giá tình hình: Đại hội đã nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá thành tựu, nghiêm túc kiểm điểm, chỉ rõ những sai lầm, khuyết điểm của Đảng trong thời kỳ 1975 – 1986

Trang 2

- Những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉđạo chiến lược và tổ chức thực hiện.

- Những sai lầm và khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế, xã hội bắt nguồn từ nhữngkhuyết điểm hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng Đây lànguyên nhân của mọi nguyên nhân

Trên cơ sở thực tiễn cách mạng của 10 năm vừa qua, Đại hội nêu lên bốn bài học kinh nghiệm có ý nghĩa hết sức quan trọng:

Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”

Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan

Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới

Bốn là, phải chăm lo xây dựng đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa"

Đại hội đã thông qua đường lối đổi mới:

Đại hội chủ trương đổi mới một cách toàn diện cả về kinh tế, chính trị,văn hoá, đốingoại nhưng chủ yếu là kinh tế, tập trung đổi mới kinh tế trên cơ sở đó mà từng bước đổi mới về chính trị và các lĩnh vực khác

Đường lối phát triển kinh tế:

 Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế

 Đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, hành chính, bao cấp,chuyển sang hạch toán, kinh doanh, kết hợp kế hoạch với thị trường

 Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặng đườngđầu tiên là:

o Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích luỹ

o Bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đó đặc biệt chú trọng bachương trình kinh tế lớn là lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng vàhàng xuất khẩu, coi đó là sự cụ thể hóa nội dung công nghiệp hóa trongchặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ

Trang 3

 Thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa thường xuyên với hình thức, bước đi thích hợp,làm cho quan hệ sản xuất phù hợp và lực lượng sản xuất phát triển.

 Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, giải quyết cho được những cấp bách về phân phối,lưu thông

 Năm phương hướng lớn phát triển kinh tế: Bố trí lại cơ cấu sản xuất; Điều chỉnh cơcấu đầu tư, xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; Sử dụng và cảitạo đúng dắn các thành phần kinh tế; Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phát huy mạnh

mẽ động lực khoa học – kỹ thuật; Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại

Về chính sách xã hội: 4 nhóm

 Kế hoạch hóa dân số, giải quyết việc làm cho người lao động;

 Thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm an toàn xã hội, khôi phục trật tự, kỷ cươngtrong mọi lĩnh vực xã hội;

 Chăm lo đáp ứng các nhu cầu giáo dục, văn hóa và bảo vệ tăng cường sức khỏe củanhân dân;

 Xây dựng chính sách bảo trợ xã hội

Về quốc phòng và an ninh: đề cao cảnh giác, tăng cường khả năng quốc phòng và an

ninh của đất nước, quyết đánh thắng các kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, bảo đảm chủ động trong mọi tình huống để bảo vệ Tổ quốc

Đổi mới chính sách đối ngoại:

- Góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lậpdân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác toàn diệnvới Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa; bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc

vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới

- Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ vững hòabình ở Đông Dương, Đông Nam Á và trên thế giới, tăng cường quan hệ đặc biệt giữa

ba nước Đông Dương

Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng:

- Cần phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, đổi mới công tác tư tưởng;

- Đổi mới công tác cán bộ và phong cách làm việc, giữ vững các nguyên tắc tổ chức

và sinh hoạt Đảng;

Trang 4

- Đảng cần phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, thực hiện “dân biết,dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”;

- Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước là điều kiện tất yếu để huy động lực lượngquần chúng nhân dân

Hạn chế của Đại hội VI: chưa tìm ra những giải pháp hiệu quả tháo gỡ tình trạng rối ren

trong phân phối lưu thông

Ý nghĩa: Đại hội VI của Đảng có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu bước ngoặt trong sự

nghiệp quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta ĐH thể hiện sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân và cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của Đảng trước đất nước và trước dân tộc

c) Qúa trình thực hiện Đường lối Đại hội VI

- Hội nghị TƯ 2 (4/1987): một số biện pháp cấp bách về phân phối, lưu thông (trọng tâm

là thực hiện 4 giảm: giảm bội chi ngân sách, giảm nhịp độ tăng giá, giảm lạm phát, giảm khó khăn về đời sống nhân dân)

- Nghị quyết số 10 – NQ/TW (5/4/1988) của Bộ chính trị về “Đổi mới quản lý nông

nghiệp”: người nông dân được nhận khoán và canh tác trên diện tích ổn định 15 năm; bảođảm có thu nhập từ 40% sản lượng khoán trở lên

- HN TƯ 6 (3/1989) chính thức dùng khái niệm hệ thống chính trị đề ra chủ trương cụ thể

và xác định 6 nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới

 Đi lên CNXH là con đường tất yếu ở nước ta

 Chủ nghĩa Mác-Lên nin là nền tảng tư tưởng của Đảng

 Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị

 Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện quyết định cho sự thắng lợi

 Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

 Kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản và quốc tế xã hội chủ nghĩa

- HN TƯ 8 (3/1990) đề ra nhiệm vụ: Đảng phải tích cực đổi mới, nâng cao trình độ lãnh đạo và sức chiến đấu của mình; cần cảnh giác và kiên quyết chống âm mưu, thủ đoạn

“diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch

Trang 5

B Khẳng định vai trò và sức mạnh của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng

C Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”

D Đổi mới phải dựa vào nhân dân, lấy lợi ích nhân dân làm tiêu chí phát triển

Câu 2: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) mặc đã đề ra đường đổi mới toàn diện đất nước, nhưng vẫn còn hạn chế nào?

Đáp án: Hạn chế của Đại hội VI là chưa tìm ra những giải pháp hiệu quả tháo gỡ tình trạng rối ren trong phân phối, lưu thông

1.2 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

a) Bối cảnh: Đất nước sau hơn 4 năm thực hiện công cuộc đổi mới, tình hình cơ bản ổn

định nhưng chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội Công cuộc đổi mới còn nhiều hạn chế, còn nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng chưa được giải quyết

b) Đại hội VII của Đảng

Thời gian: từ 24 – 27/06/1991

Địa điểm: Thủ đô Hà Nội

Số lượng tham dự Đại hội: 1.176 đại biểu

Hai văn kiện quan trọng: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000.

Đại hội đã bầu: 146 ủy viên Trung ương

Bộ chính trị: gồm 13 ủy viên

Tổng Bí thư của Đảng: đồng chí Đỗ Mười

c) Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991)

(1) Tổng kết hơn 60 năm Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Ba là, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế

Trang 6

Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam

(2) 6 đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam xây dựng

 Do nhân dân lao động làm chủ

 Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ cônghữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu

 Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

 Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởngtheo lao động, có cuộc sống ấm no, tư do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàndiện cá nhân

 Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ

 Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới

(3) 7 phương hướng lớn xây dựng CNXH

 Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa

 Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại găn liềnvới phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm

 Thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng

 Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc

 Thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

(4) Mục tiêu tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: là xây dựngxong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hóa phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh

(5) Cương lĩnh nêu rõ quan điểm xây dựng hệ thống chính trị:

Trang 7

 Xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

 Xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân

 Đảng là bộ phận và là tổ chức lãnh đạo hệ thống chính trị

Ý nghĩa: Cương lĩnh năm 1991 đã giải đáp đúng đắn vấn đề cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; đặt nền tảng đoàn kết, thống nhất giữa tư tưởng với hành động, tạo ra sức mạnh tổng hợp đưa cách mạng Việt Nam tiếp tụcphát triển

d) Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000

- Ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển GDP năm 2000 tăng gấp đôi so với năm 1990

- Quan điểm chỉ đạo của Chiến lược: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, có văn hóa,

có kỷ cương, xóa bỏ áp bức, bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no,

tự do, hạnh phúc

- Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, với nhiều dạng sở hữu và hình thức tổ chức kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

- Mục tiêu phát triển là vì con người, do con người, giải phóng sức sản xuất

- 5 bài học bước đầu đổi mới (1986 – 1991):

o Giữ vững định hướng XHCN trong quá trình đổi mới, kết hợp sự kiên định vềnguyên tắc và chiến lược cách mạng với sự linh hoạt trong sách lược, nhạy cảm nắmbắt cái mới

o Đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp

o Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần

o Phát huy dân chủ XHCN

o Dự báo tình hình, giải quyết đúng đắn vấn đề nảy sinh

e) Nội dung trọng tâm, nổi bật của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII

- Sau 40 năm, Đảng đưa ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lênCNXH

- Lần đầu tiên đề ra Chiến lược 10 năm (1991 – 2000)

- Lần đầu tiên giương cao Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 8

- Chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại: “Việt Nam muốn là bạnvới tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và pháttriển”.

- Chủ trương đổi mới và chỉnh đốn Đảng

- Ý nghĩa Đại hội VII

g) Chỉ đạo thực hiện đường lối đổi mới toàn diện (1991-1996)

Tập trung vào 4 lĩnh vực chính:

- Đổi mới kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm

- Đổi mới hệ thống chính trị lấy xây dựng Đảng là then chốt

- Đổi mới phát triển văn hóa, xã hội, con người

- Tăng cường quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại

HN TƯ 5 (6/1993) đưa ra các chính sách đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn

HN TƯ 7 (7/1994) chủ trương phát triển công nghiệp, công nghệ và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới

- Mục tiêu lâu dài của CNH, HĐH là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có

cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ,phù hợp với trình độ phát triển của sức sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao

HN TƯ 3 (6/1992) đưa ra 3 quyết sách quan trọng:

- Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ chung của toàn Đảng,toàn dân và toàn quân; chống “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch

- Về mở rộng, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại

- Về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng

Kết quả:

- Sau 5 năm, GDP đạt 8,2%; lạm phát từ mức 67,1% năm 1991 giảm xuống còn 12,7%năm 1995; nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường,

có sự quản lý của Nhà nước

- Từ tháng 11/1991, Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ, từng bướckhôi phục và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt;

- Tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt với Lào;

- Xây dựng quan hệ tốt với Campuchia;

Trang 9

- Phát triển mối quan hệ với các nước trong khu vực, trở thành thành viên của Hiệp hộicác quốc gia ĐNA ngày 28/07/1995 (ASEAN);

- Thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa kỳ (11/7/1995)

- Đến cuối năm 1995, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 160 nước, quan hệ thươngmại quốc tế buôn bán với trên 100 nước…

- Ngày 28/7/1994, Việt Nam phê chuẩn tham gia Công ước về Luật biển năm 1982của Liên hợp quốc

Câu hỏi củng cố:

Câu 1: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991), lần đầu tiên thông qua Chiến lược

ổn định và phát triển kinh tế-xã hội khẳng định mục tiêu gì?

A Phấn đấu đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển

B Năm 2000, nước ta ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế xã hội

C Đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp

D Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Đáp án: B

Câu 2: Đâu là nhiệm vụ chính mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam được tiến hành vào tháng 6/1991 đưa ra?

A Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đưa đất nước đi theo con đường đổi mới

B Thực hiện đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá độ lên CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN

C Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh

D Khôi phục hệ thống tổ chức Đảng, khẳng định Luận cương chính trị tháng 10/1930 vềcách mạng Việt Nam

Đáp án: A

1.3 Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng

- Chỉ rõ những thách thức lớn (bốn nguy cơ của cách mạng) và những cơ hội lớn

4 Nguy cơ:

+ Tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới;

Trang 10

+ Chệch hướng XHCN nếu không khắc phục được những lệch lạc trong chủ trương, chính sách và chỉ đạo thực hiện;

+ Về nạn tham nhũng và tệ quan liêu;

+ Nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch

Các nguy cơ đó có liên quan mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau

- Lần đầu tiên Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Đảng khẳng định xây dựng Nhà nước Pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

- Hội nghị TƯ 8 (1/1995) ra Nghị quyết về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cải cách một bước nền hành chính nhà nước

- Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân:

+ Do Đảng Cộng sản lãnh đạo

+ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp trong thực hiện

3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

+ Tăng cường pháp chế XHCN

+ Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật

Câu hỏi vận dụng: Sinh viên cần làm gì để đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ

tổ quốc hiện nay? Trước xu thế toàn cầu hóa, sinh viên có cơ hội và thách thức gì?

Sinh viên cần làm gì để đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?

- Học tập, rèn luyện, đóng góp làm nâng cao vị thế Việt Nam, rạng danh Tổ quốc

- Lao động, đóng góp thiết thực công sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Tin tưởng vào công cuộc xây dựng, định hướng XHCN, nỗ lực đóng góp biến cácmục tiêu kinh tế, xã hội, văn hóa,… thành hiện thực

- Thực hành Hiến pháp, pháp luật, công dân gương mẫu,…

Trước xu thế toàn cầu hóa, sinh viên có cơ hội và thách thức gì?

2 Tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (từ năm 1996 đến nay).

Trang 11

2.1 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và bước đầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 28/6 đếnngày 1/7/1996, trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển với trình

độ cao hơn, chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào

Dự Đại hội có 1.198 đại biểu, thay mặt cho hơn 2,1 triệu đảng viên trong cả nước Đại hội đã thông qua các văn kiện chính trị quan trọng, bầu đồng chí Đỗ Mười tiếp tục làm Tổng Bí thư

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương đã bổ sung đặc trưng tổng quát

về mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là: Dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng văn minh, nêu bật những vấn đề trọng tâm sau:

a) Đại hội nêu ra sáu bài học chủ yếu qua 10 năm đổi mới:

- Một là, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổimới; nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủnghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

- Hai là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mớikinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị

- Ba là, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thịtrường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hộichủ nghĩa Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn vàphát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái

- Bốn là, mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của cảdân tộc

- Năm là, mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhândân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại

- Sáu là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ thenchốt

b) Quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa trong thời kỳ mới gồm 6 nội dung:

1) Giữ vững độc lập, tự chủ, đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài

Trang 12

2) Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh

tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo

3) Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững

4) Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định

5) Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ

6) Kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh

c) Xây dựng Đảng ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là vấn đề có ý nghĩa quyết định hàng đầu

- Đảng phải tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao hơn nữa sức chiến đấu và nănglực lãnh đạo của mình, khắc phục cho được các biểu hiện tiêu cực và yếu kém

- Cần phải giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng; nâng caobản lĩnh chính trị, phẩm chất và năng lực cán bộ, đảng viên; củng cố Đảng về tổchức, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; chăm lo xây dựng đội ngũ cánbộ; nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng; tiếp tục đổi mới phương thứclãnh đạo của Đảng và đổi mới công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng

Ý Nghĩa: Đại hội VIII đánh dấu bước ngoặt của Đảng, đưa đất nước sang thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàumạnh, xã hội công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa

d) Sau Đại hội VIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp nhiều lần, chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm, nổi bật là:

- Phát triển kinh tế là trọng tâm; phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tácquốc tế, ra sức cần kiệm, nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế

- Tập trung xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời quantâm xây dựng quan hệ sản xuất

- Hướng mạnh về xuất khẩu, nhưng không được coi nhẹ sản xuất và thị trường trongnước

- Thực hiện cơ chế thị trường, nhưng Nhà nước phải quản lý và điều tiết theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Phát triển kinh tế phải đi đôi với thực hiện công bằng xã hội

Trang 13

Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu là:

- Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều chỉnh cơ cấu đầu tư

- Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vàhợp tác hóa, dân chủ hóa

- Đẩy mạnh đổi mới, phát triển và quản lý có hiệu quả các loại hình doanh nghiệp

- Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hóa hệ thống tài chính – tiền tệ; thực hành triệt để tiếtkiệm

- Tích cực giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo

- Đổi mới và tăng cường sự lanh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và phát huyquyền làm chủ của nhân dân về kinh tế - xã hội

Về kinh tế:

- Nước ta đã vượt qua khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực từ tháng

7/1997

- Đến năm 2000, kinh tế đất nước tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trong nước

(GDP) tăng bình quân hằng năm 7%

- Nông nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực

- Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 13,5%

- Các ngành dịch vụ, xuất khẩu và nhập khẩu đều phát triển

Năm 2000, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra

Về công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có những tiến bộ quan trọng, nhưng còn nhiều khuyết điểm, yếu kém.

Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII đã thông qua Nghị quyết số 03-NQ/HNTW

ngày 18/6/1997 về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh; trong đó, nhấn mạnh ba yêu cầu lớn:

- Một là, tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân

- Hai là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; cán bộ, công chức nhànước thật sự là công bộc, tận tụy phục vụ nhân dân

- Ba là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước

Về công tác cán bộ:

Trang 14

Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được thông qua tại Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII, trong đó, Đảng chủ trương:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trịvững vàng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu

- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng,chính sách và pháp luật của Nhà nước

- Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư

- Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng

- Có ý thức tổ chức kỷ luật

- Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm

- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách

và pháp luật của Nhà nước; Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sứckhỏe

Thực hiện tự phê bình và phê bình trong Đảng, Hội nghị Trung ương 6 (lần 2)

(2/1999) đã đề ra Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 2/2/1999 về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay

- Tăng cường sự thống nhất trong Đảng về nhận thức, ý chí và hành động, kiên trì đấutranh đẩy lùi bốn nguy cơ;

- Đảng viên phải nói và làm theo nghị quyết, thực hiện đúng Cương lĩnh, Điều lệ Đảng

và pháp luật Nhà nước;

- Kiên định những quan điểm có tính nguyên tắc sau: độc lập dân tộc gắn liền với chủnghĩa xã hội; chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Đảng Cộng sản ViệtNam là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam; không chấp nhận “đa nguyên, đađảng”

- Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, dưới sự lãnh đạo củaĐảng

- Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động củaĐảng

- Kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấpcông nhân

Trang 15

Nhằm tiếp tục xây dựng và củng cố tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, Hội nghị Trung ương 7 khóa VIII (8/1999) đã xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ và tổ chức các ban của Đảng ở các cấp; cải tiến cách làm việc của các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ và chính quyền địa phương; chỉ đạo và sắp xếp tổ chức của hai ngành kiểm sát và toà án; xây dựng quy chế làm việc, đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Trước tình hình mất dân chủ xảy ra nghiêm trọng ở một số địa phương, Bộ Chính trị

đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/2/1998 về xây dựng và thực hiện Quy chế dânchủ ở cơ sở Sau đó, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức trong hệ thống chính trị đã phối hợp ban hành Quy chế dân chủ ở các loại hình tổ chức cơ sở, ở xã,phường, thị trấn, ở các cơ quan, đơn vị và trên các lĩnh vực trên cả nước

Để đáp ứng yêu cầu tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII (12/1996) đã ban hành hai nghị quyết, đó là:

- Nghị quyết số 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996 về định hướng chiến lược phát triểngiáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm

+ Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời;

+ Kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội;

+ Phát triển giáo dục - đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tiến

bộ khoa học - công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh

- Nghị quyết số 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996 về định hướng chiến lược phát triểnkhoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đếnnăm 2000 với quan điểm chỉ đạo của Đảng là:

o Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kếthừa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhânloại

Ngày đăng: 20/12/2024, 20:47

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w