Địa điểm: Thủ đô Hà Nội
Số lượng đảng viên trong cả nước: 3,1 triệu Số lượng tham dự Đại hội: 1.176 đại biểu
Tổng bí thư được bầu tại Đại hội: Đồng chí Nông Đức Mạnh
Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu tại Đại hội: 160 uỷ viên chính thức, 21 ủy viên dự khuyết.
Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội: 14 uỷ viên.
Nhiệm vụ chính: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
a) Từ thực tiễn đổi mới, Đại hội rút ra các bài học chủ yếu sau:
Một là, trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hai là, đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
Ba là, đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới.
Bốn là, phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức khai thác ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.
Năm là, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
b) Đại hội X có sự tiếp thu, bổ sung hai đặc trưng mới của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng so với Cương lĩnh năm 1991:
- Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh;
- Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
c) Ba nội dung mới Đại hội X:
Xác định nhiệm vụ then chốt là xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
- Đảng phải nâng cao năng lực hoạch định đường lối, chính sách; năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện, tổng kết lý luận thực tiễn, phải tạo thống nhất nhận thức và hành động trong Đảng; lãnh đạo Mặt trận và các đoàn thể quần chúng, tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân.
- Nâng cao sức chiến đấu của Đảng là làm cho từng cán bộ, đảng viên, từng tổ chức đảng, nói chung là toàn Đảng phải có ý chí vươn lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao;
thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo dức, kiên quyết đấu tranh với tiêu cực, tham nhũng, suy thoái, đấu tranh chống các tư tưởng, quan điểm và hành động sai trái, thù địch.
- Phải xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, tổ chức, từ đội ngũ cán bộ đến phương thức lãnh đạo của Đảng. Làm sáng tỏ bản chất của Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc.
- Cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân, kể cả tư bản tư nhân, nhưng yêu cầu phải tuân thủ Điều lệ Đảng, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đồng thời nêu cao tính tiền phong gương mẫu của người đảng viên.
Phát huy sức mạnh toàn dân tộc.
- Lấy mục tiêu chung của toàn dân tộc là giữ vững độc lập, thống nhất của tổ quốc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng, tìm sự đồng thuận cho toàn dân tộc.
- Xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp;
tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích của dân tộc.
- Đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội.
Đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới.
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
- Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế.
Ý NGHĨA:
Là dấu mốc quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các văn kiện được thông qua tại Đại hội X là kết tinh trí tuệ và ý chí của toàn Đảng, toàn dân quyết tâm đổi mới toàn diện, phát triển với tốc độ nhanh và bền vững hơn trong thời kỳ mới.
Quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội:
Hội nghị Trung ương 3 đã ban hành nghị quyết (8-2006) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Đảng lãnh đạo chặt chẽ công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí;
- Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự;
- Tích cực, chủ động phòng ngừa là chính, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng.
- Gắn phòng chống tham nhũng, lãng phí với xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Coi đây là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực và có trọng tâm, trọng điểm.
- Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chú trọng tổng kết thực tiễn và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài trong phòng, chống tham nhũng lãng phí.
Hội nghị Trung ương 4 (2-2007), Đảng ta ban hành Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; cùng một số chủ trương, chính sách phát triển kinh tế khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO.
Hội nghị Trung ương 5 (7-2007) đã chủ trương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; chủ trương tiếp tục đổi mới phương pháp lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị.
Hội nghị Trung ương 6 (1-2008) đã đưa ra những chủ trương và giải pháp để tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ mới.
Hội nghị Trung ương 7 (2008) đã đánh giá tình hình lần đầu tiên đưa ra những quyết sách mạnh mẽ về chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp, giải quyết đồng thời ba vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn; chính sách xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
Câu hỏi củng cố:
Câu 1: Nội dung mới trong thành tố thứ ba của chủ đề Đại hội X là “đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới”. Đại hội nhấn mạnh cần tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu nào?
+ Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
+ Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế.
Câu 2: Hội nghị Trung ương 7, khóa X (7/2008) khẳng định quan điểm chỉ đạo của Trung ương là:
A. Thanh niên là lực lượng đi đầu của cách mạng Việt Nam
B. Thanh niên là chủ nhân tương lai của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
C. Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước D. Thanh niên là đội quân hậu bị đông đảo của Đảng