LỜI CAM ĐOANEm cam kết thực hiện đề tài "Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số và một số gợi mở cho Việt Nam" một cách minh bạch, công khai và là thành quả của công
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trường Đại học Kinh tếViện Quản trị Kinh doanh
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ MỘT SỐ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: TS Phạm Mạnh Hùng
Sinh viên thực hiện: Đinh Long Nhật
Hệ đào tạo: Chất lượng cao
Hà Nội, 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trường Đại học Kinh tếViện Quản trị Kinh doanh
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ MỘT SỐ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: TS Phạm Mạnh Hùng
Sinh viên thực hiện: Đinh Long Nhật
Hệ đào tạo: Chất lượng cao
Hà Nội, 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em cam kết thực hiện đề tài "Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số và một số gợi mở cho Việt Nam" một cách minh bạch, công khai và là
thành quả của công trình nghiên cứu do em tự thực hiện Toàn bộ nội dung và kết quả củabài nghiên cứu này được xây dựng dựa trên sự nỗ lực và cố gắng của em, đồng thời nhận được sự hỗ trợ chu đáo vào sát sao từ giảng viên hướng dẫn
Em cam kết rằng tất cả các kết quả nghiên cứu và dữ liệu được trình bày là trung thực, không sao chép hoặc sử dụng từ bất kỳ đề tài nghiên cứu nào tương tự Mọi thông tin được sử dụng trong bài đều được trích dẫn đầy đủ, cụ thể và có nguồn gốc rõ ràng
Hà Nội, Ngày 29 tháng 04 năm 2023
Người thực hiện
Đinh Long Nhật
Trang 4Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế -ĐHQGHN trong những năm học vừa qua
đã truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích, giàu tính thực tiễn và luôn tạo ra nhiều cơ hội, điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập tại trường Em xin cảm ơn thầy cô giảng viên
và chuyên viên của Viện Quản trị kinh doanh đã hỗ trợ hết sức mình cho sinh viên, góp phần tạo dựng nền tảng giúp em tự tin hơn trong quá trình thực hiện đề tài khoá luận lầnnày
Đặc biệt, em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Phạm Mạnh Hùng - Giảng viên Viện Quản trị kinh doanh - người luôn tâm huyết với nghề và những hướng đi mới
mẻ Thầy là người đã định hình đề tài nghiên cứu của em từ những bước đầu tiên và đãhướng dẫn, định hướng và hỗ trợ em tới những bước cuối cùng của bài Em đã không thểhoàn thành đề tài này mà không có thầy
Em muốn gửi cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè đã nhiệt tình động viên, khích lệ, tạo điều kiện giúp em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành bàinghiên cứu này
Trang 5Do kiến thức và thời gian thực hiện bài nghiên cứu còn hạn chế nên bài làm cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót Em mong nhận được ý kiến góp ý của Quý thầy c
ô để bài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn Một lần nữa, em xin gửi lời tri ân và lờ
i kính chúc sức khoẻ, hạnh phúc, thành công tới thầy cô và tất cả mọi người
Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Đinh Long Nhật
Trang 6Mục lục
LỜI CAM ĐOAN 3
LỜI CẢM ƠN 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 9
DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG 0
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Tình hình nghiên cứu 6
3 Mục tiêu nghiên cứu 8
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ KINH TẾ SỐ 12
1.1 Khái niệm và đặc trưng của kinh tế số 12
1.1.1 Khái niệm kinh tế số 12
1.1.2 Đặc trưng của kinh tế số 14
1.2 Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế số 17
1.2.1 Khái niệm và vai trò của Nguồn nhân lực 17
1.2.2 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực 35
Tiểu kết chương 1 46
CHƯƠNG 2 : QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
2.1 Quy trình nghiên cứu 47
2.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp 47
Tiểu kết chương 2 : 49
CHƯƠNG 3 : CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂNLỰC PHỤC VỤ KINH TẾ SỐ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA ĐIỂN HÌNH 50
Trang 73.1.1 Bối cảnh và lịch sử phát triển kinh tế số ở Singapore 50
3.1.2 Lịch sử phát triển kinh tế số của Singapore 61
3.1.4 Đánh giá chung về Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế số ở Singapore 87
3.2 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế số ở Trung Quốc 88
3.2.1 Bối cảnh và lịch sử phát triển kinh tế số ở Trung Quốc 88
3.2.1 Tổng quan lịch sử phát triển của Kinh tế số Trung Quốc 95
3.2.2 Chiến lược phát triển Nguồn nhân lực phục vụ kinh tế số Trung Quốc 103
3.2.3 Đánh giá chung về Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số ở Trung Quốc 111
3.3 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số ở Mỹ 113
3.3.1 Tổng quan bối cảnh và lịch sử phát triển Kinh tế số của Mỹ 113
3.3.2 Tổng quan lịch sử phát triển Kinh tế số của Mỹ 120
3.3.3 Đánh giá chung về Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số ở Mỹ .133
Tiểu kết chương 3 134
CHƯƠNG 4: 136
4.1 Phân tích và thực trạng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ Kinh tế số ở Việt Nam 136
4.1.1 Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số ở Việt Nam 136
4.1.2 Thực trạng chiến lược phát triển nguồn nhân lực số ở Việt Nam: 138
4.1.2 Phân tích, đánh giá chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế số ở Việt Nam 141
4.2 Phân tích, so sánh chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế số của Việt Nam với các nước, đúc rút bài học tham khảo 144
Trang 84.3 Một số đề xuất về phương hướng, giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển nguồn
nhân lực phục vụ kinh tế số ở Việt Nam 149
4.3.1 Bài học đút rút từ Singapore 150
4.3.2 Bài học đút rút từ Trung Quốc 151
4.3.3 Bài học đút rút từ Hoa Kỳ 152
Tiểu kết chương 4 154
KẾT LUẬN 155
Hạn chế của đề tài 156
Tài liệu tham khảo : 157
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia
Connect, Harness, Innovate, Protect
CNTT&TT Công nghệ thông tin và
truyền thông
Information and Communications Technology
CODEX Những hoạt động cốt lõi,
phát triển hệ sinh thái và trao đổi
Core Operations, Development Environment, and exchange
CSA Cơ quan An ninh mạng
của Singapore
Cyber Security Agency of Singapore
DGB Chính phủ kỹ thuật số Digital Government Blueprint
FDI Vốn đầu tư nước ngoài Foreign Development Investment
GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product
GovTech Ủy ban công nghệ chính
phủ Singapore
Government Technology
GPS Hệ thống định vị toàn cầu Global Positioning System
Trang 10ICT Công nghệ thông tin và
truyền thông
Information & Communication Technology
IoT Internet kết nối vạn vật Internet of Things
IMDA Cơ quan phát triển truyền
thông - thông tin
Infocomm Media Development Authority
ITU Liên minh Viễn thông
Quốc tế
International Telecommunication Union
KPI Chỉ số đánh giá hiệu quả
công việc
Key Performance Indicator
MAS Cơ quan quản lý tiền tệ
thuật số quốc gia
National Digital Identity
OECD Tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế
Organization for Economic Cooperation and Development
QR code Mã phản hồi nhanh Quick response code
R&D Nghiên cứu và phát triển Research and Development
SGD Đô-la Singapore Singapore Dollar
SNDGO Văn phòng Quốc gia
Thông Minh và Chính
Smart Nation Digital Government Office
Trang 11SNSP nền tảng cảm biến quốc
gia thông minh
Smart Nation Sensor Platform
TeSA Chương trình xúc tiến kỹ
năng công nghệ
TechSkills Accelerator
UNDESA Vụ Kinh tế và Xã hội
Liên hiệp quốc
United Nations Department of Economic and Social Affairs
VDEM Bộ chỉ số đa dạng dân tộc Varieties of Democracy
WBG Nhóm Ngân hàng Thế
giới
World Bank Group
WEF Diễn đàn Kinh tế Thế
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG
Hình 1.1 Định nghĩa Kinh tế số theo Quy mô
Hình 1.2: Mô hình 7 thành tố của kiến thức số
Hình 1.3: Ba mô hình kiến thức số của Hiệp hội Truyền thông mới Mô hình
phổ cậpHình 1.4 Khung phân tích kỹ năng số
Bảng 1.1 Công cụ để áp dụng Khung năng lực nhân lực số
Bảng 1.2 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia ứng với mô hình
kinh tếBảng 2.1 Ma trận phân tích, so sánh chiến lược phát triển nguồn nhân lực số
giữa Việt Nam và các nước
Bảng 3.1 Phân tích PESTEL của Singapore
Bảng 3.2 Phân tích PESTEL của Trung Quốc
Biểu đồ 3.1 Phần trăm thâm nhập thị trường của Ngành Thương Mại Điện Tử
Biểu đồ 3.2 Số lượng giao dịch xử lý của các Giải pháp Thanh toán số
Biểu đồ 3.3 Phát triển kinh tế số toàn cầu 2016
Bảng 3.3 Phân tích PESTEL của Mỹ – Nguồn tác giả tổng hợp
Hình 4.1 Mô hình phân tích SWOT chiến lược nguồn nhân lực Việt NamHình 4.2 Cơ cấu phòng ban phụ trách chuyển đổi số Việt Nam
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Với sự tiến bộ đột phá của cách mạng công nghiệp 4.0 thì các quốc gia trên toàn cầu đều đangtrong một cuộc chạy đua nước rút về chuyển đổi số Là một nước đang phát triển đầy triểnvọng trong nhóm N11, Việt Nam chắc chắn không chịu để tụt lại phía sau khi Bộ Chính trị đãban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27-9-2019 về một số chủ trương, chính sách chủđộng tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩynhanh quá trình chuyển đổi số Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiệnNghị quyết số 52-NQ/TW Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 14-1-
2020 về “Thúc đẩy phát triển công nghệ số Việt Nam” “Chương trình chuyển đổi số quốcgia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được phê duyệt ngày 3-6-2020 Mới đây,Văn kiện Đại hội Đảng XIII đã đặt ra yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia, pháttriển kinh tế số, xã hội số để tạo bứt phá về nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnhtranh của nền kinh tế và chỉ rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành xây dựng chínhphủ số, kinh tế số đạt khoảng 30% GDP và đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới
và xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về chính phủ số và kinh tế số
Từ năm 2020 thì chúng ta đã thấy được sự phát triển vượt trội của Việt Nam nhằm đáp ứngđược các mục tiêu đã đề ra Suy thoái kinh tế toàn cầu theo sau đại dịch COVID 19 đã tạo ranhững sự chững lại nhất định nhưng sự phát triển của nước ta trong công cuộc thực hiệnchuyển đổi số là không thể phủ nhận Tuy nhiên để đạt được những tham vọng đã được đề racủa “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và cácnhận định tại Đại Hội Đảng XIII phía trên thì chúng ta cần có những chiến lược và chính sáchmang tính cải cách và đột phá hơn
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội mới giai đoạn 2021–30 được thông qua vào tháng 2 năm
2021 Chiến lược này xác lập tham vọng của Việt Nam gia nhập nhóm các nền kinh tế có thunhập cao vào năm 2045, nghĩa là nền kinh tế sẽ phải tiếp tục tăng trưởng ít nhất 5% mỗi năm
Trang 14đầu người trong 24 năm tới Mục tiêu này có thể đạt được nhưng đầy thách thức ( Việt Nam
; chỉ một số ít quốc gia đã chuyển đổi thành công từ tình trạng thu nhập thấp sang trung bìnhtrong 50 năm qua, và số quốc gia chuyển từ tình trạng thu nhập trung bình sang thu nhập caothậm chí còn ít hơn Chỉ có 18 quốc gia được xác định là quốc gia có thu nhập trung bình vàonăm 1965 đạt được vị thế quốc gia có thu nhập cao vào năm 2013, bao gồm 5 nền kinh tếĐông Á (Hồng Kông, Trung Quốc; Hàn Quốc; Nhật Bản; Singapore và Đài Loan) (Vandenberg, P., L Poot, and J Miyamoto, 2015) Khát vọng và thách thức đối với Việt Nam
là trở thành một trong những sinh viên tốt nghiệp này Chiến lược phát triển kinh tế - xã hộinhận thấy Việt Nam cần sửa đổi mô hình phát triển Các động lực tăng trưởng truyền thống –tích lũy vốn vật chất, lợi tức nhân khẩu học và mở rộng sản xuất, chủ yếu ở các lĩnh vực sửdụng nhiều lao động – đang dần cạn kiệt sức lực Mô hình cũng cần xem xét tầng lớp trunglưu đang mở rộng nhanh chóng (được định nghĩa là những người sống với mức thu nhập trên
15 USD một ngày), dự kiến sẽ tăng từ 18,5% dân số vào năm 2018 lên 50% vào năm 2035
Do đó, chính phủ đã tán thành ý tưởng rằng Việt Nam nên chuyển đổi mô hình tăng trưởngtheo hướng hiệu quả hơn Việt Nam có thể học theo sự thay đổi cơ cấu thành công ở các quốcgia như Hàn Quốc trong những năm 1980 và 1990 Kinh nghiệm quốc tế này đã chứng minhrằng con đường từ tình trạng thu nhập thấp lên trung bình xảy ra chủ yếu thông qua việc tíchlũy vốn vật chất và con người cũng như sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nhưng quá trìnhchuyển đổi từ tình trạng thu nhập trung bình sang thu nhập cao được thúc đẩy bởi việc sửdụng hiệu quả tài sản và nguồn lực mới và hiện có, bao gồm cả nguồn nhân lực Hiệu suấtcao hơn sẽ giúp tạo ra mức tăng năng suất cần thiết ở đầu ra và sẽ dẫn tới những cải tiến vềchất lượng mà tầng lớp trung lưu sành sỏi hơn mong đợi Mô hình mới cũng cần nhấn mạnhhơn đến việc sử dụng vốn tự nhiên hiệu quả hơn và củng cố các thể chế dựa trên thị trường
Là một phần của tầm nhìn này, quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của nền kinh tế được kỳ vọng
sẽ đóng góp đáng kể cho nỗ lực đạt được hiệu quả này Sự chuyển đổi như vậy đã được đẩynhanh bởi cú sốc COVID-19, có lẽ là một trong số ít điểm sáng của cuộc khủng hoảng;thương mại và dịch vụ ngày càng được số hóa để đáp ứng các chính sách giãn cách xã hội.Một minh họa điển hình cho xu hướng này là sự bùng nổ của thương mại trực tuyến; năm
2020, Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh nhất Đông Á Ngoài ra, từ tháng 2 năm 2020đến tháng 4 năm 2021, số lượng dịch vụ kỹ thuật số của chính phủ đã tăng gấp 10 lần, mặc dù
Trang 15xuất phát từ mức thấp Bởi vì tất cả những thay đổi này có những hậu quả rõ ràng về kinh tế
và tài chính đối với cách mọi người sống, buôn bán, giao tiếp, làm việc và học tập, báo cáonày trình bày chi tiết về việc chuyển đổi kỹ thuật số sẽ đóng góp như thế nào cho sự phát triểnkinh tế trong tương lai của Việt Nam
Hiện trạng hiện nay cho thấy những chính sách và định hướng phát triển của Việt Nam làchưa hiệu quả đặc biệt là vấn đề liên quan đến nhân lực chất lượng cao và đào tạo nguồn nhânlực phục vụ chuyển đổi số, đặc biệt là kinh tế số Với các “nghịch lý” về việc thiếu nhân sự IT
và làn sóng sinh viên IT thất nghiệp, hay mức độ nhân sự chất lượng cao thấp với các thế hệtrẻ chuyên về công nghệ Thì Việt Nam cần học hỏi thêm để tiến hành điều chỉnh từ gốc rễcác chính sách phát triển nhân tài số để thực sự có bước chuyển mình trong tương lai
Do đó đề tài được soạn ra với mong muốn học hỏi các nước trên thế giới đã và đang đứng đầutrong lĩnh vực chuyển đổi số, đặc biệt là về kinh tế số Ba quốc gia đứng đầu được chỉ ra trongbài nghiên cứu này chính là Singapore, Trung Quốc và Mỹ Dù cả ba đều rất thành côngtrong công cuộc chuyển đổi số ( Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số ), cụ thể hơn chúng taphải nói tới Kinh tế số và cách mà các nước đã tích luỹ được cho mình lưc lượng nhân lực đểđáp ứng được tốc độ chuyển đổi số của họ
Nói đến chuyển đổi số và trở mình trở thành một cường quốc nhờ công nghệ thì phải nói tớiSingapore Với tầm nhìn dài hạn gần 1 thế kỷ và tham vọng trở thành quốc gia thông minhđầu tiên trên thế giới Singapore được xem như là một kỳ tích không chỉ ở Châu Á nói riêng
mà toàn cầu nói chung
Kinh tế số Singapore xây dựng được một môi trường thúc đẩy khởi nghiệp và chuyển đổi số.Một Silicon Valley của Châu Á khi hoàn thành và phát triển toàn diện các yếu tố chuyển đổi
số từ đó thu hút vốn đầu tư nước ngoài cùng vô vàn các dự án và các ông lớn như P&G,Facebook, Google, Shell, Apple, Microsoft, Unilever đều có trụ sở ở đây Nổi bật là mộtngành đang nổi lên chóng mặt, ngành công nghệ tài chính (Fintech ) Là tiên phong và lànước chuẩn bị tốt nhất cho sự xuất hiện của các ngành này, không lạ thì phần lớn các công tyFintech đều khởi đầu và phát triển mạnh mẽ ở Singapore Singapore cũng không hề chậm lạikhi triển khai Quy định điều tiết Sandbox Để đảm bảo một môi trường an toàn, đáp ứng,
Trang 16MAS đã thực hiện một phương pháp quản lý hướng tới tương lai với Hướng dẫn về quy địnhcho Sandbox cho các thử nghiệm FinTech.
Trung Quốc chính là đối tượng nghiên cứu thứ hai như là một ví dụ về tương lai của ViệtNam Với thể chế chính trị, mô hình kinh tế hay phương pháp giáo dục thì Việt Nam vẫn đều
có một sự tương đồng lớn nhưng luôn đi sau người láng giềng này một vài bước Đã từngvượt mặt qua Mỹ vào năm 2021 về tổng mức tài sản ròng ( hơn 120.000 tỷ USD so với90.000 tỷ USD của Mỹ ) Các dự báo đến năm 2035 cho thấy Trung Quốc sẽ vượt qua quy môkinh tế của nước Mỹ và chiếm ngôi số 1 thế giới
Nói đến Trung Quốc chúng ta phải nói đến nền kinh tế số xoay quanh thương mại điện từ vàLogistic Theo sách trắng về “Phát triển nền kinh tế số của Trung Quốc” do Học viện Côngnghệ thông tin và Truyền thông Trung Quốc (CAICT) công bố tháng 4/2023, quy mô nềnkinh tế số của Trung Quốc năm 2022 đạt 50,2 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 7,25 nghìn tỷUSD), tăng 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đứng thứ hai trên thế giới trong nhiều năm qua.Thương mại điện tử Trung Quốc đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới Bán lẻ trựctuyến tiếp tục phát triển nhanh chóng Doanh thu bán lẻ trực tuyến toàn quốc năm 2021 đạt13,1 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước Trong số đó, doanh số bán
lẻ hàng hóa trực tuyến đạt 10,8 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tăng 12,0% so với cùng kỳ năm trước,chiếm 24,5% tổng doanh số bán lẻ và đóng góp 23,6% vào tăng trưởng tổng mức bán lẻ hànghóa tiêu dùng toàn xã hội
Thương mại điện tử trên các nền tảng mạng xã hội đã trở thành một ứng dụng phổ biến vàhiệu quả cao Theo dõi dữ liệu lớn kinh doanh cho thấy, năm 2021, tổng số lượt phát sóngtrực tiếp trên các nền tảng thương mại điện tử vượt 24 triệu, tổng số lượng người xem đạt trên
120 tỷ, số lượng sản phẩm phát sóng trực tiếp đạt trên 50 triệu và số lượng người bán hàngqua livestream hoạt động vượt 550.000 người
Cuối cùng chính là cường quốc số 1 thế giới, Mỹ Với tuổi đời chỉ hơn 200 năm lịch sử, nước
Mỹ đã thống trị bảng xếp hạng thế giới từ sau Thế chiến 2 cho tới ngày nay nổi tiếng vớiChính sách trọng dụng nhân tài và phát kiến khoa học Xếp hạng 1 về Khả năng cạnh tranhcông nghệ ( Digital Competitiveness ) bới IMD 2023 (IMD , 2023) , Xếp số 1 nếu tính cácquốc gia với dân số trên 20 triệu người, Tri thức công nghệ số 2 thế giới Theo xếp hạng của
Trang 17World Economic Forum 2020 Chỉ số cạnh tranh nhân tài của Mỹ xếp thứ 3 thế giới chỉ sauThuỵ Điển và Singapore (World Economic Forum , 2019)
Quốc gia với phần lớn các phát minh, giải Nobel cũng như Thung Lũng Silicon với tất cả cácông lớn công nghệ và nhân tài trên thế giới Nước Mỹ được thêm vào bài nghiên cứu để tạođược tương quan so sánh châu lục và cũng là bài học về nhân tài và ngăn chặn hiện tượngchảy máu chất xám
Sự phát triển vững mạnh của các nước đều nhờ một phần lớn ở việc phát triển nguồn nhân lực
và nhân tài số nhằm đáp ứng được sự tăng trưởng trong Kinh tế số Do đó là một điều cầnthiết để có một bài nghiên cứu phục vụ việc rút kinh nghiệm và học hỏi từ các nước từ quátrình phát triển nguồn nhân lực và rồi chính là nguồn nhân lực phục vụ phát triển Kinh tế số
từ đó đề xuất gợi ý cho Việt Nam khi mà vấn đề lớn nhất của chúng ta hiện nay chính là đứng
ở một ngã ba đường để quá độ lên các nước đang phát triển có thu nhập cao và chiến lượcphát triển giáo dục bền vững, toàn diện để giữ vững mức độ phát triển khi giai đoạn dân sốgià đang cận kề
Trang 18Là một chủ đề rất nóng nên có rất nhiều nghiên cứu về chủ đề chuyển đổi số quốc qia, có đầy
đủ về 3 trụ cột kinh tế số, xã hội số và chính phủ số (World Economic Forum , 2019; TheWorld Bank , 2021; Cameron và cộng sự, 2018) Với phạm vi nghiên cứu về sự phát triển vềchính phủ số và xã hội số thì trong nước chỉ có những báo cáo ở mức số liệu hoặc chính sách Chủ đề được khai thác nhiều nhất vẫn là Kinh tế số và sự phát triển của kinh tế số Việt Nam.Nhưng khi đề cập đến sự phát triển và gợi mở để phát triển nguồn nhân lực thì hiếm có bàinghiên cứu nào đào sâu về chủ đề này Khi đề cập đến nhân lực số và năng lực số của laođộng nước ta, các bài nghiên cứu xoay quanh khó khăn và cả nước đang đối mặt chính làthiếu hụt nguồn nhân lực, và sự chưa sẵn sàng đáp ứng của cơ sở vật chất và con người ( BùiBích Thuận, 2019 )
Về phát triển nguồn nhân lực thì chủ đề nguồn nhân lực không còn là một chủ đề xa lạ, tuynhiên để nghiên cứu chủ đề phát triển nguồn nhân lực ( HRD) hay rộng lên một chút là chiếnlược phát triển nguồn nhân lực thì số lượng các bài nghiên cứu chưa được tiếp cận nhiều Nổi
bật thì chính là chủ đề về bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cơ chế thị trường” (thuộc Chương
trình KHCN Giáo dục Quốc gia giai đoạn 2016-2020) Đã có của các nước Mỹ, Trung Quốc (Nguyễn Thu Thuỷ 2020), Singapore ( Lê Thị Anh Đào 2023, Nguyễn Thị Thu Hà 2021 ) vàtổng quan chung các nước ở mức cơ bản ( Nguyễn Thị Minh Phước 2011)
2.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài về chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế số và bài học kinh nghiệm
Cơ sở lý luận về chủ đề chuyển đổi số và nguồn nhân lực ( McLean, 2001; Ruona & Roth,2000; Garavan và cộng sự 1995) đã rất đa dạng và vững chắc Nhưng do một số khái niệm
về chuyển đối số và ứng dụng chiến lược còn mới, thay đổi nhiều dựa vào ngữ cảnh nên định
Trang 19nghĩa và phạm vi các chủ để được nghiên cứu khá rộng Khác khái niệm về Kiến thức số vànăng lực số được khái quát rất nhiều ( Belshaw, D (2014) , Alexander, B., Adams Becker, S.and Cummins, M (2016), Ananiadou, K., & Claro, M (2009) Mỗi nước được nghiên cứuđều có điểm khác biệt riêng nên chủ đề nghiên cứu để từ đó rút ra được kinh nghiệm cũngkhác nhau Lấy Nhân tài làm cốt lõi chính với sự hỗ trợ của chính phủ, các bài nghiên cứu vềlịch sử phát triển của Singapore, và chiến lược phát triển nhân tài ở đây rất rõ ràng ( Joey Erh
2018, Joey Erh 2023 ) Trung Quốc nổi bật hơn với thành tựu kinh tế nên số liệu về các mốcphát triển kinh tế số rất rõ ràng, những nghiên cứu nước ngoài chưa chỉ rõ được chiến lượcphát triển nguồn nhân lực của Trung Quốc và các cột mốc quan trọng ( Selton Fleisher,Haizheng Li, Min Qiang Zhao 2010) Các bài nghiên cứu về vốn nhân lực và hiệu quả kinh tếcũng có số liệu rõ ràng nhưng thiếu bối cảnh Cuối cùng là về Mỹ, có thể vì không có chínhsách phát triển nguồn nhân lực tập trung nên các nghiên cứu về Nguồn nhân lực chủ yếu làcho và bởi các công ty, tập đoàn Chính sách giáo dục của Mỹ cũng đã trở nên khá cũ ký vàkhông cập nhật nhiều so với phạm vi đề tài
2.3 Khoảng trống nghiên cứu
Các nghiên cứu trong đã chỉ ra được vấn đề về đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, bao quát vềphát triển nguồn nhân lực và định hướng về chuyển đổi số trong nước
Những vấn đề cấp thiết liên kết các chủ đề nghiên cứu trên chính là chiến lược phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam với trình độ công nghệ cao để tạo được bướcchuyển mình mà nước ta cần và mong muốn thì chưa được chú tâm
Mục tiêu quan trọng nhất để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay chính là đểphục vụ chuyển đổi số và từ đó đạt được các mục tiêu phát triển toàn quốc chưa được thể hiệnlên ở các bài nghiên cứu
Chủ đề phát triển nguồn nhân lực quốc gia là chủ đề sát nhất với chủ đề tác giả nghiên cứunhưng các đề tài đều đề cập tới quản trị nhân tài, quản trị tri thức nói chung chứ chưa đề cậpđến mục nhiên gần nhất hiện hay là nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số, nguồn nhân lựccông nghệ cao Bài học kinh nghiệm đem lại từ đó cũng mơ hồ và chưa mang tính định hướngcho tình hình Việt Nam khi đem ra so sánh
Trang 20Chủ đề phát triển nguồn nhân lực nói riêng đã đề cập đến được sự thiếu hụt các nguồn nhânlực chất lượng cao, nguồn nhân lực công nghệ cao và cho thấy được tính cấp thiết Do chủ đềthiên về Nhân sự và giáo dục nên các nghiên cứu lại thiếu đi tính giải pháp và đề xuất Chưađưa ra được chiến lược để trình bày ở phần giải pháp
Chủ đề chuyển đổi số đề là các chủ đề mới hơn và mang tính cấp thiết cao Tuy nhiên các bàinghiên cứu các giả sưu tầm được về chủ đề chuyển đổi số hiện nay đều đến từ các Việnnghiên cứu và mang chính định hướng và chủ trương của chính phủ thay vì các thông số cụthể
Từ các điểm trên thì bài nghiên cứu muốn tổng hợp lại các nghiên cứu hiện có để có cái nhìnbao quát hơn, hướng tới Nhân lực số, và chiến lược phát triển nhân lực số So sánh với nhiềunước để thấy nhiều phương hướng, tìm điểm chung giữa những nước đã thành công và từ đóchỉ ra gợi ý mà Việt Nam có thể định hướng phát triển thay vì là bài học kinh nghiệm
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu khái quát: Nghiên cứu chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế số của
Singapore, Trung Quốc, Mỹ, đúc kết bài học kinh nghiệm và đề xuất phương hướng chiếnlược phát triển NNL phục vụ kinh tế số cho Việt Nam
Các nhiệm vụ cụ thể:
Các nhiệm vụ cụ thể mà đề tài này đề ra là :
- Hệ thống quá, khái quát hóa các khái niệm then chốt, xây dựng cơ sở lý luận vềphát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế số;
- Phân tích, làm rõ chiến lược phát triển NNL phục vụ kinh tế số của Singapore,Trung Quốc, Mỹ và Việt Nam;
- So sánh, đánh giá chiến lược phát triển NNL phục vụ kinh tế số của Singapore,Trung Quốc, Mỹ, VN;
Đúc kết bài học kinh nghiệm của ba nước để phát triển chiến lược NNL phục vụ kinh tế số
Trang 214 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Kinh nghiệm phát triển và chiến lược phát triển nguồn nhân lực ,
nguồn nhân lực phục vụ kinh tế số của Singapore, Trung Quốc và Mỹ
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu: Singapore, Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam
- Thời gian nghiên cứu:
Với Singapore là từ năm 1980 khi chính phủ bắt đầu các dự án chuyển đổi số đến 2024 là cácthông tin về bối cảnh và mục tiêu về Thành phố thông minh đầu tiên
Với Trung Quốc là từ năm 1987 khi Trung Quốc bắt đầu hoàn thành cải cách giáo dục đểchuyển sang tập trung đào tạo nhân lực vào kinh tế thị trường hay cụ thể là bắt đầu kinh tế sốcho tới 2024 là các chiến dịch phổ biến kiến thức số tới người dân
Với Mỹ là từ năm 1970, xoay quanh sự phát triển công nghệ từ những năm 1930 khi côngnghệ viễn thông phát triển và từ đó hình thành nền kinh tế số cho đến nay
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung vào các nội dung chủ yếu:
+ Hành trình và kinh nghiệm của Singapore trong Chuyển đổi số ( Kinh tế số và chiếnlược phát triển nhân tài phục vụ chuyển đổi số )
+ Hành trình và kinh nghiệm của Trung Quốc trong Chuyển đổi số ( Kinh tế số vàchiến lược phát triển nhân tài phục vụ chuyển đổi số )
+ Hành trình và kinh nghiệm của Mỹ trong Chuyển đổi số (Kinh tế số và chiến lượcphát triển nhân tài phục vụ chuyển đổi số )
+ Các nghiên cứu và đề xuất ở Việt Nam để thực hiện đề xuất cải tiến
5 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung trả lời 02 câu hỏi như sau:
Trang 221 Chiến lược phát triển NNL phục vụ kinh tế số của Singapore, Trung Quốc và Mỹthế nào?
2 Việt Nam có thể học hỏi gì từ chiến lược phát triển NNL phục vụ kinh tế số củaSingapore, Trung Quốc và Mỹ?
6 Đóng góp dự kiến của đề tài
Chuyển đổi số là một lĩnh vực mới và rất nóng nên đề tài nghiên cứu về chuyển đổi số ngàycàng nhiều nhưng tương tự như các chính sách khi chưa có đề tài mục tiêu vào chiến lượcphát triển nguồn nhân lực phục vụ cho cuộc đại chuyển đổi này Việt Nam đang giữ được chỗđứng của mình như là một trong những nền kinh tế phát triển hàng đầu nhưng khi nhìn sâu vềchính sách phát triển, giữ chân nhân tài thì rất thiếu hụt Chiến lược giáo dục cũ đã không còn
đáp ứng được nền kinh tế mới, tuy có rất nhiều đúc kết hay như Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cơ chế thị trường” (thuộc
Chương trình KHCN Giáo dục Quốc gia giai đoạn 2016-2020) thì chúng ta lại thiếu cái nhìntoàn cảnh Chiến lược Phát triển nguồn nhân lực sẽ luôn là câu hỏi quan trọng cho bất kỳQuốc gia nào, nhưng cái Việt Nam cần là một sự phát triển đột phá nhớ vào kinh tế số và vấn
đề lần sóng sinh viên ngành Công nghệ thất nghiệp lại chưa được đề xuất phương hướng giảiquyết
Nên Đề tài mong sẽ góp phần cho thấy được bức tranh lớn hơn, thông qua kinh nghiệm củacác nước đã phát triển, là một phần rất nhỏ trong cầu nối để thấy được tiềm năng phát triểncủa Việt Nam để bứt phá lên một cấp độ cao hơn trước khi bước vào giai đoạn suy thoái Sựphát triển nhân lực tốt và rồi Nhân lực phát triển kinh tế số phải đi kèm với tính thực tiễn vàmục tiêu lớn, bền vững thay vì đào tạo hàng loạt theo xu hướng rồi các bạn trẻ xuất sắc thìphục vụ cho nước ngoài còn các bạn trẻ được đào tạo thì thất nghiệp
7 Kết cấu của niên luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài nghiên cứu gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về Nguồn nhân lực, Kinh tếsố
Trang 23Chương này bao gồm các cơ sở lý luận về các khái niệm về Kinh tế số và đặc biệt làNguồn nhân lực, Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việc cho thấy các khái niệm rõràng sẽ giúp định hình khung so sánh và khung lý luận ở Chương 2 từ đó tạo nền tảngcho Chương 3 để nghiên cứu đầy đủ các Chiến lược phát triển nguồn nhân lực, nguồnnhân lực số mà 3 nước Mỹ, Singapore, Trung Quốc áp dụng và rút ra được bài học ởChương 4
Chương 2: Quy trình và phương pháp nghiên cứu
Tổng hợp lại các tài liệu nghiên cứu và chỉ rõ về khung so sánh cũng như khung phântích sẽ được sử dụng ở Chương 3 và Chương 4
Chương 3: Phân tích các nước và chiến lược phát triển nguồn nhân lực
Tổng quan bối cảnh, và lịch sử phát triển của 3 nước Mỹ, Singapore và Trung Quốc đểrút ra được chiến lược phát triển nguồn nhân lực và rồi nguồn nhân lực số mà các nước
đã và đang sử dụng Việc tổng quan 3 nước với 3 phong cách khác nhau nhưng đều điđầu sẽ tạo điều kiện cho sự so sánh và rút kinh nghiệm cho Việt Nam toàn diện hơn ởChương 4
Chương 4: Thảo luận và gợi ý cho Việt Nam
Khái quát tình hình và thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam để đưa ra mô hình SWOT vàrồi thực hiện so sánh với chiến lược mà 3 nước đã đề cập ở chương 3 từ đó rút ra bài họckinh nghiệm cùng 1 số giải pháp đề xuất
Trang 24CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ KINH TẾ SỐ
1.1 Khái niệm và đặc trưng của kinh tế số
1.1.1 Khái niệm kinh tế số
Một khái niệm có sức ảnh hưởng và tác động lớn, kể cả trong Cẩm nang chuyển đổi số của
Bộ Thông tin và Truyền thông - Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia vân chưa được cậpnhật , ‘Nền kinh tế số’ nổi tiếng là khó định nghĩa và đo lường, với các định nghĩa từ nhiều tổchức khác nhau như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD),97 G2098 và Từ điểnOxford99 khác nhau về chiều rộng và phạm vi Trong nghiên cứu của Cameron A, Pham T,Atherton J (2018) Vietnam Today – báo cáo đầu tiên về Tương lai của Việt Nam, Dự án Kinh
tế Kỹ thuật số CSIRO, Brisbane Định nghĩa chung được chọn là: “Tất cả các doanh nghiệp
và dịch vụ có mô hình kinh doanh chủ yếu dựa vào việc bán hoặc phục vụ hàng hóa và dịch
vụ kỹ thuật số hoặc thiết bị và cơ sở hạ tầng hỗ trợ của chúng”
Còn theo Trần Hoàng Hải thì Khái niệm này được hiểu đơn giản là một nền kinh tế được vận
hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt đó là các giao dịch điện tử trên internet (TrầnHoàng Hải và Quách Thị Hà, 2023) Theo nhóm cộng tác kinh tế số của Oxford ( Harbhajan
S Kehal, Varinder P Singh, 2005) kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trêncông nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua internet”
Chương trình “Sáng kiến hợp tác và phát triển kinh tế kỹ thuật số G20” của Hội nghị thượngđỉnh G20 ở Hàng Châu năm 2016 xác định: “Nền kinh tế số đề cập đến các hoạt động kinh tế
sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông (ICT) làm động lực chính đểnâng cao hiệu quả và tối ưu hóa cơ cấu kinh tế Kiến thức số và thông tin số là phương tiệnchính mang lại hiệu quả cho nền kinh tế”
Trang 25Hình 1.1 Định nghĩa Kinh tế số theo Quy mô
Nguồn : Báo cáo Việt Nam hôm nay
Tác giả Luyanda Dube Williams (2021 ) trong nghiên cứu về Các khái niệm về nền kinh tế
kỹ thuật số và công nghiệp 4.0 trong hệ thống thông tin và thông minh đã nghiên cứu 21nghiên cứu về chủ đề Kinh tế số và các định nghĩa trong bài xác định được Các định nghĩa:thứ nhất được phân biệt thành các yếu tố dựa trên việc xác định bốn phân khúc của nền kinh
tế kỹ thuật số: “Các dịch vụ và hàng hóa kỹ thuật số quan trọng: Chúng bao gồm hàng hóa cóthể được phân phối kỹ thuật số và loại dịch vụ mà một phân khúc quan trọng được phân phối
ở định dạng kỹ thuật số, ví dụ: bán phần mềm, dịch vụ dữ liệu internet, dịch vụ và hàng hóa
số hóa hỗn hợp, giáo dục trực tuyến cùng nhiều dịch vụ khác Sản xuất hàng hóa và dịch vụ
sử dụng nhiều CNTT tích hợp các dịch vụ và sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào CNTT để cungcấp, ví dụ: dịch vụ kế toán hoặc thiết kế kỹ thuật phức tạp và sản xuất hàng hóa hữu hình màCNTT là nền tảng cho việc sản xuất, ví dụ: gia công chính xác, sử dụng máy tính điều khiển
số và nhà máy xử lý hóa học, được điều khiển bởi máy tính Các ngành của ngành CNTT, hỗtrợ phân khúc của nền kinh tế số hóa: dịch vụ và hàng hóa của ngành CNTT, có ý nghĩa trựctiếp đến ba yếu tố của nền kinh tế số hóa, tích hợp một phân khúc lớn là ngành mạng máytính, sản xuất máy tính và ngành tư vấn CNTT ( một số chuyên gia mô tả các lĩnh vực CNTTtheo phạm vi rộng và tích hợp các công cụ truyền thông, bao gồm các dịch vụ truyền thông vàphát thanh truyền hình
Trang 26Yếu tố thứ hai là sự chấp thuận ngầm về ranh giới mờ trong nền kinh tế số hóa Dựa trên việc
áp dụng các thuật ngữ như đáng kể, cao độ, phê bình, trực tiếp nhất và chuyên sâu
Các nghiên cứu đã phân chia nền kinh tế số hóa thành sản xuất hệ thống CNTT và ứng dụngCNTT cho các thủ tục kinh tế bổ sung Tuy nhiên, ở phân khúc sau, các nhà nghiên cứu bắtđầu đánh giá tầm quan trọng của thương mại điện tử để tích hợp CNTT nhằm củng cố cácquy trình tổ chức khác Đối với một khía cạnh cụ thể, điều này có thể định hình trước các địnhnghĩa rộng hơn sau này, mở rộng để tích hợp các hoạt động kinh tế định hướng kỹ thuật sốtheo ý nghĩa của chúng
Nhưng, dù tiếp cận khái niệm ở góc độ nào, thì về bản chất, kinh tế số có các mô hình vàphương thức hoạt động đều được ứng dụng công nghệ số Còn về mặt phạm vi, kinh tế sốđược áp dụng phổ cập rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, như: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,giao thông vận tải, tài chính ngân hàng…
1.1.2 Đặc trưng của kinh tế số
Là một trình độ phát triển lực lượng sản xuất mới, kinh tế số thể hiện những đặc trưng khácbiệt với nền kinh tế công nghiệp truyền thống ( Lê Duy Bình và Trần Thị Phương, 2020 ) Sự khác biệt đó thể hiện ở các khía cạnh sau:
Một là, dữ liệu (Data) đã trở thành yếu tố sản xuất quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Với sự bùng nổ nhanh chóng của internet đã tạo sự kết nối giữa người với người, giữa ngườivới vạn vật và giữa vạn vật với nhau Do đó, khối lượng dữ liệu (data) đang bước vào giaiđoạn bùng nổ Tốc độ tăng trưởng dữ liệu toàn cầu có xu hướng tăng mạnh dẫn đến khái niệmBig Data Dữ liệu ngày càng trở thành tài sản chiến lược, là sức mạnh của doanh nghiệp vàcủa quốc gia Nếu so sánh vai trò nguồn lực đất đai và lao động trong thời đại nông nghiệp,hay công nghệ và vốn trong thời đại công nghiệp, thì dữ liệu trở thành yếu tố sản xuất quantrọng nhất trong thời đại kinh tế số, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Như vậy, các quốc giamuốn hoàn thiện nhanh kinh tế số, nhất thiết chính phủ cần thay đổi cách nhìn nhận về nguồnlực, phải xây dựng các thể chế, khung pháp lý hướng dẫn các nguồn lực trong kinh tế số
Trang 27Hai là, cơ sở hạ tầng số trở thành nền tảng hạ tầng mới
Trong thời đại công nghiệp, các hoạt động kinh tế dựa trên cơ sở hạ tầng vật chất, như: đườngsắt, đường cao tốc và sân bay Sau khi công nghệ số xuất hiện, internet và điện toán đámmây trở thành cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng Cùng với sự phát triển của công nghệ số,khái niệm cơ sở hạ tầng số được mở rộng hơn, bao gồm cơ sở hạ tầng thông tin, như: kết nốibăng thông rộng, mạng không dây và bộ phận thứ hai là cơ sở hạ tầng vật lý truyền thống cóứng dụng chuyển đổi kỹ thuật số, như: ống nước cảm biến, hệ thống đỗ xe tự động, hệ thốnggiao thông tự động… Như vậy, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số dạng “sợi quang và chip” đã thay thế
cơ sở hạ tầng từ “gạch và vữa” trong thời đại công nghiệp
Ba là, kiến thức số trở thành yêu cầu mới đối với nguồn nhân lực
Trong thời đại của kinh tế nông nghiệp và kinh tế công nghiệp, nguồn nhân lực không đòi hỏiphải có hiểu biết ở trình độ cao, nhưng trong kỷ nguyên số, kiến thức số đã trở thành khả năngbắt buộc đối với nguồn nhân lực, nguồn nhân lực cần phải được cung cấp “kỹ năng kép”: vừa
có kỹ năng số, vừa cả kỹ năng chuyên môn Khi không có kiến thức số ở một trình độ cơ bản,
họ sẽ bị coi là “mù chữ” ở kỷ nguyên số Vì vậy, hiểu biết về công nghệ số là một trongnhững yêu cầu cơ bản của nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, nó là năng lực quan trọngkhông kém các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết
Như vậy, với 3 đặc trưng cơ bản về kinh tế số đã trình bày ở trên, có thể kết luận kinh tế sốmuốn thành công nhất thiết phải thực hiện 3 trụ cột cơ bản: (i) Thiết lập trụ cột thể chế kinh tếsố; (ii) Xây dựng trụ cột hạ tầng số; (iii) Phát triển trụ cột nhân lực số (Trần Hoàng Hải vàQuách Thị Hà, 2023)
Tuy nhiên với sự phát triển thì cái giá tương xứng là trong nhiều ngành công nghiệp, tìnhtrạng thất nghiệp đang có xu hướng gia tăng Doanh nghiệp phải đầu tư nhiều vào công nghệthể số hoá và các công ty nhỏ cần nhiều phương triện va hỗ trợ để tiếp cân hơn Do đó đây làmột rào cản lơn cho cách doanh nghiệp và nên kinh tế trong quy trình chuyển đổi số để tiếpcận kinh tế số ( Mohd Javaid và cộng sự, 2024)
Trang 28Nền kinh tế kỹ thuật số được hỗ trợ bởi internet, đóng vai trò là nền tảng của nó Nền tảng kỹthuật số bao gồm sự kết hợp phức tạp của phần mềm, mạng, hoạt động và quy trình Sự ra đờicủa Công nghiệp 4.0 đánh dấu sự khởi đầu của thế kỷ XXI Kỹ thuật sản xuất và vận hànhhiện đại kết hợp với công nghệ kỹ thuật số tạo ra các tổ chức nối mạng sử dụng dữ liệu đểthúc đẩy các hoạt động thể chất thông minh, có khả năng thay đổi toàn bộ các lĩnh vực Nềnkinh tế kỹ thuật số ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, cho dù doanh nghiệp có áp dụng nó haykhông Vì mọi khía cạnh của hoạt động kinh tế sẽ bị ảnh hưởng bởi chuyển đổi kỹ thuật số,nên có lý khi cho rằng mọi thứ cuối cùng sẽ là một thành phần của nền kinh tế kỹ thuật số.Công nghệ kỹ thuật số đang cải thiện năng suất, nâng cao mô hình doanh nghiệp và tạo ranhững đột phá sẽ tác động đáng kể đến hiện tại và tương lai của nhân loại Những cơ hội mớiđược mở ra bởi cuộc cách mạng kỹ thuật số, bao gồm tiềm năng định lượng và giám sát tiếntrình phát triển bền vững, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm phát thải khí nhà kính vàthúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn hơn Điều này tạo ra những khả năng trên toàn thế giới và giúpcác doanh nghiệp có thể kinh doanh Việc truyền thông tin qua Internet hoặc dữ liệu toàn cầu
là nền tảng của thương mại kỹ thuật số hiện đại Điều này cho phép bán các mặt hàng phi vật
lý trên toàn thế giới như dịch vụ kỹ thuật số, lưu trữ đám mây hoặc truyền phát video Cáccông ty có thể tiếp cận người tiêu dùng bất cứ lúc nào và thực hiện các hoạt động suốt ngàyđêm Các doanh nghiệp có thể chấp nhận nhiều phương thức thanh toán khác nhau trong nềnkinh tế kỹ thuật số, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, ví điện tử và thanh toán di động Trongtương lai, công nghệ Kỹ thuật số sẽ phát triển để mang lại những khả năng mới cho các môhình kinh doanh cũng như hàng hóa và dịch vụ tiên tiến
Trang 291.2 Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế số
Dựa theo tổng hợp trong báo cáo Giá trị đồng tiền trong giáo dục ở trường: Đầu tư thông minh, Kết quả chất lượng, Cơ hội bình đẳng của OECD, Bắt đầu với hàm sản xuất tổng hợp
tiêu chuẩn trong đó sản lượng của nền kinh tế là hàm của lao động, vốn và công nghệ thayđổi(Solow, 1956), các mô hình tăng trưởng tân cổ điển mở rộng kết hợp vốn con người nhưmột yếu tố sản xuất(Mankiw, Romer và Weil, 1992) Trong các mô hình này, sự thay đổitrong tổng sản phẩm quốc nội trên mỗi lao động có liên quan đến sự thay đổi về vốn nhân lực,vốn nhân lực chỉ có tác động hạn chế do khả năng đầu tư vào vốn nhân lực của một quốc giaphải đối mặt với những hạn chế tự nhiên.(Hanushek và Woessmann, 2021)
Các tài liệu về tăng trưởng nội sinh lập luận rằng tăng trưởng cuối cùng được thúc đẩy bởi sựđổi mới và vốn con người là chìa khóa để nâng cao năng lực đổi mới của một quốc gia(Schumpeter(2006), Lucas(1988); Romer(1990); Aghion và Howitt(1997)) Trong các môhình này, những thay đổi về GDP trên mỗi lao động có liên quan đến trình độ vốn nhân lực,vốn con người ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng dài hạn Dòng tài liệu cuối cùng lập luậnrằng vốn con người tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến công nghệ (Nelson vàPhelps(1966); Welch(1970); Benhabib và Spiegel(2005)) Trong các mô hình này Vốn conngười ảnh hưởng đến tăng trưởng một cách trực tiếp và gián tiếp thông qua tác động của nóđến năng suất các yếu tố tổng hợp
Các mô hình cho thấy sự tác động tích cực giữa sự phát triển nguồn nhân lực tới tổng sảnlượng sản xuất và thay đổi trong GDP Các nghiên cứu trước đó cũng cho thấy sự( tăngtrưởng GDP trên đầu người cũng sẽ tác động tới sự phát triển nhân lực nhờ vào sự đầu tư.Điều này thể cho thấy một vòng tròn khép kín giúp phát triển quốc gia một cách bền vữngnhờ vào phát triển và giáo dục nguồn nhân lực
1.2.1 Khái niệm và vai trò của Nguồn nhân lực
Lấy định nghĩa Nguồn nhân lực (HR) là tập hợp những người tạo nên lực lượng lao động Củamột tổ chức, lĩnh vực kinh doanh, ngành công nghiệp, hoặc kinh tế Hay Một khái niệm hẹphơn là nguồn lực con người (Vốn nhân lực) được định nghĩa trong Từ điển tiếng Anh Oxford
Trang 30như sau: "các kỹ năng mà lực lượng lao động sở hữu và được coi là một nguồn lực hoặc tàisản." Nó bao gồm ý tưởng rằng có các đầu tư vào con người (ví dụ như giáo dục, đào tạo, sứckhỏe) và những đầu tư này tăng năng suất của cá nhân.
Chúng ta sử dụng thuật ngữ này ngày nay như nó đã luôn là một phần của ngôn ngữ chungcủa chúng ta Nhưng không phải như vậy Chưa lâu trước, ngay cả các nhà kinh tế cũng chếnhạo ý tưởng về "vốn nhân lực" (Claudia Goldin, 2016 ) Nhưng trong phạm vi bài nghiên
cứu thì tập trung sẽ lấy khái niệm này Tránh nhầm lẫn với Nhân sự (phòng nhân sự, đôi khi
gọi tắt là “Nhân sự - HR” )của một tổ chức thực hiện quản lý nguồn nhân lực, giám sát cáckhía cạnh khác nhau của việc làm, chẳng hạn như tuân thủ luật lao động và tiêu chuẩn việclàm, phỏng vấn và tuyển chọn, quản lý hiệu suất, quản lý phúc lợi của nhân viên, tổ chức hồ
sơ nhân viên với các tài liệu cần thiết để tham khảo trong tương lai và một số các khía cạnhcủa tuyển dụng (còn được gọi là thu hút nhân tài) và đào tạo nhân viên Họ đóng vai trò là cầunối giữa ban quản lý của tổ chức và nhân viên của tổ chức đó
Việc triển khai công nghệ số trong nền kinh tế số tạo ra nhu cầu về các chuyên gia có nănglực chuyên môn về kỹ thuật số, hiểu biết toàn diện về lĩnh vực hoạt động cũng như kiến thức
và kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan Sự phát triển tích cực của CNTT, một mặt, dẫnđến giảm việc làm và gia tăng bất bình đẳng về tiền lương, mặt khác, có thể tạo ra nhữngngành nghề mới về cơ bản có nhu cầu và được trả lương cao
Năng lực của vốn con người sẽ được quyết định bởi khả năng và sự sẵn sàng làm việc hiệuquả và hiệu suất trong các tình huống có ý nghĩa xã hội khác nhau trên cơ sở các năng lựcchính được sử dụng (Kluzer, Stefano, Priego and Laia Pujol, 2008) Cần phải cung cấp đàotạo có mục đích để hình thành một bộ năng lực có hệ thống, sau này sẽ phục vụ cho việc giảiquyết các nhiệm vụ khác nhau trong lĩnh vực chuyên môn đã chọn Có sự phân biệt giữa nănglực cơ bản, năng lực then chốt và năng lực chuyên môn Những năng lực được áp dụng trongsuốt cuộc đời của một người trong mọi lĩnh vực hoạt động của người đó được coi là nhữngnăng lực cơ bản Năng lực chuyên môn bao gồm tư duy sáng tạo, phát triển bản thân liên tục
và các hoạt động hiệu quả
Phân tích các phương pháp tiếp cận quốc gia trong việc xây dựng năng lực cho thấy rằng cácmức độ chi tiết khác nhau được cho phép dựa trên các nhiệm vụ phát triển xã hội
Trang 31Ở Phần Lan, năng lực được nhóm thành 4 nhóm:
1 Cách tư duy, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, ra quyết định;
Canada phân biệt 6 nhóm năng lực cốt lõi:
1) Tư duy phản biện;
2) Sáng tạo, đổi mới, khởi nghiệp;
Trang 32Bản đồ các ngành nghề mới của Nga đã được phát triển ở Nga, trong đó nêu bật 11 kỹnăng chuyên môn siêu hạng:
1) Tư duy sinh thái;
2) Quản lý dự án;
3) Hệ thông suy nghĩ;
4) Làm việc với mọi người;
5) Làm việc trong điều kiện không chắc chắn;
6) Lập trình/robot/trí tuệ nhân tạo;
7) Kỹ năng sáng tạo nghệ thuật;
8) Đa ngôn ngữ và đa văn hóa;
9) Giao tiếp liên ngành;
1 Cấp độ cơ bản: việc thực hiện các hoạt động nhất định trong một lĩnh vực cụ thể
lĩnh vực năng lực dưới sự hướng dẫn của chuyên gia; thực hiện độc lập một số hoạt độngnhất định trong một lĩnh vực năng lực cụ thể và có sự tham gia của
một chuyên gia nếu cần thiết
2 Trình độ trung cấp: thực hiện độc lập các hoạt động nhất định trong một lĩnh vực
năng lực cụ thể và giải quyết các vấn đề mới nổi; thực hiện độc lập các hoạt động nhấtđịnh trong một lĩnh vực năng lực nhất định theo nhu cầu của chính mình và giải quyết cảcác nhiệm vụ được xác định rõ ràng và không chuẩn cho mục đích này
Trang 333 Trình độ nâng cao: Hướng dẫn người khác thực hiện một số hoạt động nhất định, thể
hiện khả năng của các công nghệ khác nhau và đề xuất các cách khác nhau để giải quyếtvấn đề; Thực hiện một số hoạt động nhất định trong lĩnh vực năng lực cụ thể theo nhucầu của chính mình và nhu cầu của người khác, trong những hoàn cảnh phức tạp
4 Trình độ chuyên môn cao: Xác định cách giải quyết các vấn đề phức tạp trong một
lĩnh vực năng lực cụ thể với lượng thông tin hạn chế, phát triển bản thân và đóng góp củabản thân vào các hoạt động chuyên môn; − Giải quyết các vấn đề phức tạp đa yếu tốtrong một lĩnh vực năng lực cụ thể, tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân, đề xuất các ýtưởng và quy trình mới Dựa trên bộ năng lực cơ bản phù hợp, một hệ thống năng lực sốthen chốt được hình thành, mở rộng sang nền kinh tế số
Điều này cho thấy được sự thống nhất về khung phát triển của các nước phát triển và đangphát triển thành công về nhân lực phục vụ chuyển đổi số Sự thống nhất không chỉ cho thấy
sự rõ ràng và còn là lộ trình hỗ trợ phát triển chiến lược thúc đẩy nguồn nhân lực
Trang 341.2.1.1 Năng lực số
Khả năng số hóa là thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả hoặc giải thích khả năng (củamột công dân, một sinh viên, một giáo viên, vv.) sử dụng công nghệ thông tin (IT) trongmột ngữ cảnh cụ thể
Thường, khi đến việc định nghĩa, mô tả hoặc giải thích khả năng sử dụng IT này, có cácthuật ngữ khác nhau được tìm thấy trong văn học như khả năng số hóa, kỹ năng số hóa,năng lực số hoặc kỹ năng số, và các kỹ năng hoặc năng lực của thế kỷ 21 Những thuậtngữ này đề cập đến các khái niệm khác nhau không đồng nghĩa
Thường, khi đến việc định nghĩa, mô tả hoặc giải thích khả năng sử dụng IT này, có cácthuật ngữ khác nhau được tìm thấy trong văn học như khả năng số hóa, kỹ năng số hóa,năng lực số hoặc kỹ năng số, và các kỹ năng hoặc năng lực của thế kỷ 21 Những thuậtngữ này đề cập đến các khái niệm khác nhau không giống nhau ( Caroline Rizza, 2014 ).Trong ngữ cảnh của dự án OECD/CERI về Những Người Học Sinh Mới (NML) và dựatrên một bài đánh giá văn học cũng như hai sáng kiến quốc tế là chương trình Định nghĩa
và Lựa chọn Năng lực (DeSeCo) và Chương trình Đánh giá Sinh viên Quốc tế (PISA),Ananiadou và Claro (2009) cung cấp một phân loại về các năng lực số ở ba cấp độ khácnhau:
1 Năng lực chức năng về ICT, bao gồm các năng lực liên quan đến việc sử dụng các ứngdụng ICT khác nhau;
2 Năng lực về ICT cho việc học tập, bao gồm các năng lực kết hợp cả khả năng nhậnthức hoặc tư duy cấp cao với các năng lực chức năng để sử dụng và quản lý các ứng dụngICT;
3 Và các năng lực của thế kỷ 21, tức là các năng lực được coi là cần thiết trong xã hội trithức nhưng việc sử dụng ICT không phải là điều kiện cần thiết
Mô hình thì rất nhiều và được quy định theo từng khu vực Nổi bật trong số đó chúng ta
sẽ nói về DigComp Vào năm 2013, Hội đồng châu Âu (European Commission) đã công
Trang 35bố Khung năng lực số châu Âu cho người dân (European Digital CompetenceFramework for Citizens - DigComp) ( Ferrari và Anusca, 2013) DigComp là kết quảcủa một dự án về năng lực số được thực hiện từ năm 2011 đến 2012, được khởi xướngbởi Bộ phận Xã hội thông tin thuộc Viện Nghiên cứu Công nghệ tương lai.
Theo DigComp Năng lực số ( Digital Competence ) có thể được định nghĩa là “việc sửdụng công nghệ thông tin và truyền thông một cách tự tin, có cân nhắc kỹ lưỡng và sángtạo để đạt được các mục đích liên quan đến công việc, học tập, giải trí, hoà nhập và/ hoặctham gia vào xã hội”
DigComp đã được phát triển bởi một đội ngũ các chuyên gia và được chứng thực ở cấp
độ châu Âu (Kluzer, Stefano, Priego and Laia Pujol, 2018) Khung năng lực hướng đếncung cấp sự hiểu biết cũng như định hướng phát triển năng lực số cho các công dân tạichâu Âu, cung cấp các phạm vi năng lực thuộc năng lực số mà một công dân cần phải cóbao gồm: thông tin, giao tiếp, tạo lập nội dung, an toàn và giải quyết vấn đề Từng phạm
vi được chia nhỏ thành các năng lực cụ thể, với tổng số 21 năng lực Các năng lực sau đóđược phân ra 3 mức độ: nền tảng, trung cấp và nâng cao Khung năng lực số cung cấpcác ví dụ minh hoạ cho 3 thành phần: kiến thức, kỹ năng và thái độ; đồng thời cũng chỉ
ra khả năng áp dụng các năng lực này cho 2 mục đích cụ thể là học tập và làm việc 5phạm vi và các năng lực được thể hiện như sau:
- Phạm vi 1 - Thông tin (Information): để xác định, định vị, truy xuất, lưu trữ, tổ chức vàphân tích thông tin số, đánh giá mức độ phù hợp và mục đích của thông tin
Phạm vi thông tin gồm 3 năng lực: Duyệt, tìm kiếm và lọc thông tin; Đánh giá thông tin;Lưu trữ và truy xuất thông tin
- Phạm vi 2 - Giao tiếp (Communication): mỗi cá nhân có thể giao tiếp trong môi trường
số, chia sẻ các nguồn lực thông tin thông qua các công cụ trực tuyến, liên kết với ngườikhác, cộng tác thông qua các công cụ kỹ thuật số, tương tác và tham gia vào các cộngđồng, mạng lưới, nhận thức sự giao thoa văn hoá
Phạm vi giao tiếp gồm 6 năng lực: Tương tác thông qua các công nghệ; Chia sẻ thông tin
và nội dung; Tham gia với tư cách công dân trực tuyến; Cộng tác thông qua các kênh kỹthuật số; Tuân thủ các nghi thức mạng; Quản lý nhận diện kỹ thuật số
Trang 36- Phạm vi 3 - Tạo lập nội dung (Content creation): tạo lập và chỉnh sửa nội dung mới (từ
xử lý văn bản đến hình ảnh và video); tích hợp và tinh chỉnh lại kiến thức và nội dungtrước đó; tạo ra những cách diễn đạt, sản phẩm truyền thông và lập trình có tính sáng tạo;giải quyết, áp dụng các quyền và giấy phép sở hữu trí tuệ trong môi trường số
Phạm vi sáng tạo nội dung gồm 4 năng lực: Phát triển nội dung; Tích hợp và tinh chỉnhlại các nội dung và kiến thức đã có; Hiểu cách áp dụng bản quyền và giấy phép cho thôngtin, nội dung; Lập trình
- Phạm vi 4 - An toàn (Safety): bảo vệ cá nhân người sử dụng, bảo vệ dữ liệu, bảo vệdanh tính số, các biện pháp bảo mật, sử dụng an toàn và bền vững
Phạm vi an toàn gồm 4 năng lực: Bảo vệ thiết bị; Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Bảo vệ sứckhoẻ; Bảo vệ môi trường
- Phạm vi 5 - Giải quyết vấn đề (Problem solving): xác định nhu cầu và tài nguyên số,đưa ra quyết định sáng suốt về việc lựa chọn các công cụ kỹ thuật số phù hợp với mụcđích hoặc nhu cầu, giải quyết vấn đề khái niệm thông qua các phương tiện kỹ thuật số, sửdụng công nghệ một cách sáng tạo, giải quyết các vấn đề kỹ thuật, điều chỉnh các nănglực của chính mình và người khác
Phạm vi giải quyết vấn đề gồm 4 năng lực: Giải quyết các vấn đề về kỹ thuật; Xác địnhnhu cầu và phản hồi công nghệ; Đổi mới và sáng tạo trong việc sử dụng công nghệ;Nhận diện những lỗ hổng trong năng lực số
DigComp được trình bày khoa học, đi từ năng lực cơ bản đến nâng cao Theo Kluzer(2015) trong các phạm vi của Khung năng lực số, phạm vi 1, 2 và 3 bao gồm các nănglực có thể được thay đổi theo các hoạt động và mục đích cụ thể; trong khi phạm vi 4 và 5
có thể áp dụng cho bất kỳ hoạt động nào được thực hiện thông qua các phương tiện kỹthuật số
DigComp được thiết kế không chỉ tập trung vào môi trường giáo dục đại học mà cònđược sử dụng trong bối cảnh công việc, giáo dục, đào tạo và học tập suốt đời DigCompdành cho mọi đối tượng với 3 mức năng lực từ cơ bản đến nâng cao nên dễ áp dụng và cóthể làm cơ sở cho việc đánh giá mức độ thành thạo về kiến thức số của một cá nhân Việc
mô tả chi tiết từng năng lực con người cùng với ví dụ về kiến thức, kỹ năng và thái độ
Trang 37nhận được trong mỗi năng lực, giúp người sử dụng hiểu được mục đích của từng nănglực cũng như cách vận dụng chúng trong công việc và học tập Ngoài ra, DigCompkhông chỉ dừng lại ở những năng lực về tìm kiếm, đánh giá, sử dụng thông tin, hay thiên
về kỹ thuật số, mà còn nhấn mạnh đến các kiến thức về môi trường, sức khoẻ, vấn đề antoàn trong môi trường kỹ thuật số, sử dụng hay tạo ra thông tin trong môi trường số mộtcách thông minh và hợp pháp
Dipcomp là ví dụ khi đề cập đến năng lực số khi bao hàm các phạm vi và kỹ năng cầnthiết để không chỉ là Kiến thức số, kỹ năng số mà còn là kỹ năng xã hội sử dụng số chotương lai
Kiến thức số
Kiến thức số là một trong những năng lực mà mỗi cá nhân cần có trong môi trường số.Đây được xem là môi trường giao tiếp tích hợp trong đó các thiết bị kỹ thuật số như điệnthoại, máy tính cá nhân và máy tính bảng, là công cụ giao tiếp và quản lý nội dung cũngnhư các hoạt động liên quan đến chúng ( Ferrari và Anusca, 2013) Hiện nay, nhiềukhung lý thuyết/ mô hình kiến thức số đã được xây dựng, dựa trên mục đích sử dụng, cácyếu tố kỹ thuật hoặc xã hội hay kết hợp các yếu tố Mỗi khung lý thuyết/ mô hình đượcxây dựng dựa trên các quan điểm khác nhau về kiến thức số cũng như tuỳ thuộc vào đốitượng áp dụng
Các mô hình và khuôn khổ được đề xuất để giải thích nội dung của kiến thức kỹ thuật số,lần đầu tiên xuất hiện trong tài liệu vào giữa những năm 1990, đã thay đổi đáng kể theothời gian Trong khi các mô hình đầu tiên tập trung nhiều hơn vào CNTT-TT thì sau này,các mô hình kiến thức số đã được đưa vào nhiều năng lực và kỹ năng khác nhau Các kỹnăng liên quan đến các chủ đề như cộng tác trực tuyến, giao tiếp, tư duy phê phán vàđánh giá cũng là những phần phổ biến của mô hình kiến thức kỹ thuật số (Hall và cộng
sự, 2014; Jisc, 2018; Sparks, 2016)
Các khung lý thuyết/ mô hình kiến thức số
Mô hình 7 thành tố của kiến thức số
Được giới thiệu vào năm 2014, mô hình 7 thành tố (Hình 1) của Uỷ ban Hệ thống thôngtin liên kết (Joint Information Systems Committee - JISC) có nhiều sự tương đồng với
Trang 38Khung năng lực số châu Âu Mô hình này cũng chỉ ra kiến thức số là sự kết hợp củanhiều kiến thức khác nhau, nhấn mạnh đến kiến thức để học tập trong môi trường số,kiến thức thông tin và kiến thức công nghệ thông tin Tuy nhiên, mô hình chỉ trình bàymột cách khái quát các kiến thức cần phải có, chưa phân tích chi tiết, cũng như các kỹnăng cần có của mỗi kiến thức Đặc biệt, mô hình chưa đề cập đến các vấn đề về an toàn
và bản quyền trong môi trường kỹ thuật số
Hình 1.2: Mô hình 7 thành tố của kiến thức số - Nguồn : Thư Viện Quốc Gia Việt
Nam
Theo JISC (2014) , kiến thức số bao gồm 7 yếu tố:
- Kiến thức truyền thông: đọc để hiểu sâu sắc và tạo ra một cách sáng tạo những trao đổichuyên môn và học thuật thông qua các phương tiện truyền thông;
- Kiến thức thông tin: tìm kiếm, diễn giải, đánh giá, quản lý và chia sẻ thông tin;
- Học thuật số: tham gia vào các thực tiễn nghiên cứu, nghề nghiệp và học thuật mới nổiphụ thuộc vào các hệ thống kỹ thuật số;
Trang 39- Kỹ năng học tập: học tập và tìm hiểu một cách hiệu quả trong môi trường công nghệ, cảchính thức và không chính thức; tiếp nhận, thích nghi và sử dụng các thiết bị, ứng dụng
- Giao tiếp và hợp tác: tham gia vào các mạng lưới số để học tập và nghiên cứu
Mô hình này chịu nhiều ảnh hưởng của các khái niệm liên quan đến kiến thức thông tin
và kiến thức truyền thông Tuy nhiên nó vẫn gắn kết được với yếu tố công nghệ thôngqua các khái niệm như ICT, giao tiếp và hợp tác Mô hình được phát triển cho môitrường giáo dục đại học, chủ yếu dựa trên các dự án về kiến thức số trong giáo dục đạihọc tại Vương quốc Anh Vì vậy mô hình thể hiện sự giao thoa giữa kỹ năng số và thựctiễn học thuật hướng đến đặt kiến thức ICT giữa các kiến thức khác cũng quan trọngkhông kém
Mô hình kiến thức số của Hiệp hội Truyền thông mới
Để phát triển một mô hình kiến thức số cho các trường đại học tại Hoa Kỳ, Hiệp hộiTruyền thông mới (New Media Consortium - NMC) ( Alexander, B., Adams Becker, S.and Cummins, M, 2016) đã thực hiện một cuộc khảo sát về khái niệm và các kỹ năng cần
có của kiến thức số Kết quả khảo sát này đã cho thấy sự phong phú và đa dạng của thuậtngữ kiến thức số, đó là sự kết hợp giữa hiểu biết và thực tế về công nghệ kỹ thuật số.Kiến thức số bao gồm các kỹ năng, kỹ thuật và khía cạnh văn hoá xã hội Tuỳ vào từnglĩnh vực cụ thể, kiến thức số sẽ được hiểu theo cách khác nhau và bao gồm các kỹ năngkhác nhau
Chính vì sự đa dạng và phức tạp của kết quả nghiên cứu trên, NMC không thể xác địnhmột mô hình duy nhất của kiến thức số Thay vào đó, NMC đã đề xuất 3 mô hình kiếnthức số khác nhau Mỗi mô hình có các tiêu chuẩn, kỹ năng riêng, các chương trìnhgiảng dạy tiềm năng và ý nghĩa đối với các nhà giáo dục
Trang 40Hình 1.3: Ba mô hình kiến thức số của Hiệp hội Truyền thông mới Mô hình phổ cập
(Universal Literacy) - Nguồn : Thư Viện Quốc Gia Việt Nam
Kiến thức phổ cập này áp dụng cho người học ở mọi lứa tuổi Kiến thức kỹ thuật số phổcập dựa trên kiến thức thông tin, giúp cho cá nhân cách tìm kiếm, đánh giá và sử dụngthông tin trong môi trường mạng Kiến thức số phổ cập cũng tuân theo một số kiến thức
về truyền thông và thông tin trong đó xác định người có kiến thức số đã quen với việc sửdụng các công cụ kỹ thuật số cơ bản như phần mềm hiệu suất làm việc của văn phòng,thủ thuật hình ảnh, ứng dụng và nội dung trên nền tảng điện toán đám mây Hơn nữa, vìcác hành vi sáng tạo và tìm kiếm thông tin mang tính xã hội, kiến thức số phổ cập dạycho mỗi cá nhân các kỹ năng hợp tác cùng với tư duy phản biện cơ bản
Mô hình kiến thức sáng tạo (Creative Literacy)
Đây là mô hình bổ sung cho mô hình phổ cập, nhấn mạnh đến yếu tố “sản xuất” bên cạnhyếu tố “tiêu dùng” trong môi trường công nghệ kỹ thuật số Mô hình bao gồm tất cả cáckhía cạnh của kiến thức phổ cập và thêm vào nhiều kỹ năng công nghệ để cho ra nội