Đánh giá chung về Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số ở Mỹ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển Đổi số và một số gợi mở cho việt nam (Trang 145 - 148)

CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số ở Mỹ

3.3.3. Đánh giá chung về Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số ở Mỹ

Là đất nước đứng đầu thế giới với bản chất là một đất nước nhập cư thì thành tựu của nước Mỹ hiện nay không có gì hơn ngoài hai từ khóa : “Thu hút nhân tài” và “Nhân tài trị”

Đến mức mà chiến lược của Singapore phải được so sánh là gần giống với nước Mỹ chứ không phải ngược lại. Nước Mỹ không hề có một “sắc tộc” hay dòng máu yêu nước vốn có như các quốc gia khác nên chiến lược của nước Mỹ chính là tạo ra một Miền đất hứa

Là một nơi đất rộng người thưa thì nước Mỹ đạt được vị trí số một của mình thông qua việc khai thác các tiềm năng của mình để thu hút con người đến và giữ cho họ ở lại. Chiến lược cơ bản đó chính là điều làm cho nước Mỹ vĩ đại. Là nơi khai sinh và tạo nền móng cho các công nghệ hàng đầu thì nước Mỹ chính là nơi bắt đầu của chuyển đổi số. Từ đó nước Mỹ duy trì động lực bằng cách biến bản thân thành điểm khai sinh ra công nghệ mới hoặc thu hút những công nghệ mới nhất về và giữ vững ngôi vương của mình

Không có các chính sách thúc đẩy toàn dân cải thiện kỹ năng số như Singapore, hay chiến lược kinh tế số như Trung Quốc, Mỹ cho thấy bản thân đứng đầu thì bản thân là người tiên phong. Văn hoá tiêu dùng, đầu tư chuộng công nghệ của người dân và Thúc đẩy thêm các Khu phức hợp phát triển công nghệ khiến chất lượng bù đi số lượng, Hoa Kỳ vẫn đang nắm vị trí số 1 hiện nay.

Tiểu kết chương 3

Chương quan trọng nhất của Khoá luận này. Chương 3 tóm lược lại bối cảnh của 3 nước Singapore, Mỹ và Trung Quốc, điểm qua một số thành tựu đáng chú ý mà 3 nước đạt được về Kinh tế số và chốt lại bằng các chiến lược phát triển nhân tài phục vụ kinh tế số mà các nước đã triển khai dựa trên những yếu tố bối cảnh và lịch sử đó.

Singapore, quốc đảo không có tài nguyên có 2 yếu tố đáng chú ý là Xã hội và Chính sách.

Diện tích chỉ bằng 1/5 thủ đô Hà Nội nhưng dân cư lại đông đúc gấp 3 – thứ khiến quốc gia này không chỉ sạch, đẹp và phát triển vượt trội như hiện nay là hệ thống giáo dục chuẩn chỉnh, trật tự an toàn xã hội cao, bộ máy chính quyền sạch sẽ có năng lực và môi trường phát triển kinh tế bùng nổ. Người dân ở đây tận hưởng được một cuộc sống giàu có và an yên. Để đạt được những thứ nhìn thấy rõ bằng mắt thường này thì đằng sau nó là một hệ thống chính sách đồ sộ và nghiêm ngặt. Không có tham vọng cạnh tranh kinh tế số 1 thế giới, Singapore thay đổi sức tập trung của mình vào Số hoá bằng các điểm mạnh của mình để phát triển đất nước ngày càng ổn định và đáng sống hơn - Thành phố thông minh đầu tiên trên thế giới.

Một nơi đáng sống như vậy thì con người sẽ không rời đi mà chỉ muốn tập trung giáo dục rồi vào đóng góp cho bộ máy nhà nước và các doanh nghiệp thì muốn được đầu tư để tận hưởng thế mạnh của nó. Một cách tự nhiên đó cũng trở thành chiến lược của Singapore, từ ban đầu chính phủ đã tập trung vào cung cấp các chương trình để đáp ứng cuộc chuyển đổi số và tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp tư nhân phát triển.

Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới đi kèm 2 yếu tố đáng chú ý là Kinh tế và Chính trị. Tự thân nền kinh tế cũng là thị trường lớn số 1 thế giới, Trung Quốc có đặc quyền tự cung tự cấp để rồi khiến các nước muốn bắt tay với mình phải trả một cái giá tương xứng. Nắm vững yếu tố này, Đảng Cộng Sản và Chính phủ Trung Quốc cũng thắt chặt vấn đề thông tin và tự phát triển công nghệ trong nước. Dưới sự kiểm soát này thì nhân tài sẽ khó tự thân nổi lên mà sẽ là được nhà nước trọng dụng. Nhà nước đầu tư và nhân tài quay lại đóng góp cho đất nước, không thể có những nhân tài tự thân nên Trung Quốc cũng gia tăng độ phủ của mình thay vì chất lượng kiệt xuất. Các chính sách đào tạo kỹ năng số của Trung Quốc dừng ở mức cơ bản nhưng phổ cập tới toàn thể người dân, đủ khắp các độ tuổi. Khi người dân biết sử dụng giao dịch và thương mại điện tử thì Trung Quốc đã có sô lượng giao dịch số gần gấp 3

Mỹ. Tất nhiên không để tụt lại so với các quốc gia khác, đặc biệt là cạnh tranh khốc liệt từ Mỹ thì Trung Quốc tập trung một bộ phận nhỏ có thể kiểm soát được nhân tài số nhằm tạo nên những đột phá mới hơn để không bị tụt lại phía sau. Các Thành phố thông minh trọng điểm hay các trường đại học trọng điểm là được sinh ra với chiến lược đào tạo này.

Cuối cùng là Hoa Kỳ, quốc gia tự do dân chủ tiên phong công nghệ thế giới có 2 yếu tố đáng chú ý là Môi trường và Công nghệ. Sở hữu vị thế trời ban giàu tài nguyên và lãnh thổ cách xa các lục địa khác, nước Mỹ tránh được bẫy tài nguyên bằng dòng dân nhập cư. Không chiến tranh, hay đàn áp chính trị, người dân nước Mỹ chỉ tập trung “đào vàng” để tối đa hoá tiềm năng của mảnh đất này. Khi Miền đất hứa được thành lập thì nó thu hút người tài, hình thành nên môi trường chung để phát triển và rồi tập trung đổi mới sáng tạo. Băng thông truyền hình, Mạng Internet, Điện thoại thông minh, ... nền tảng của Kinh tế số đều được khai sinh ở đây. thậm chí cả AI cũng đã được phát triển từ hàng chục năm trước. Khi đã dẫn đầu thì nước Mỹ có các bí mật thương mại để đầu tư cho phát minh, phát triển KH&CN mới rồi lại đứng vị trí thứ nhất. Nhưng vì “tự do là tự lo” sự tự do của nước Mỹ cũng cho thấy ở việc không có những chính sách phát triển chung ( Một phần vì chế độ chính trị và luật pháp chia thành các Bang riêng ) để củng cố giáo dục toàn dân. Những cá nhân vượt trội sẽ được cung cấp môi trường và công cụ tốt nhất để trở nên xuất chúng còn những người không tiếp cận sẽ gần như mù chữ và tận hưởng thành quả của những người phía trên ( tỷ lệ bao phủ kiến thức số của nước Mỹ chỉ nằm mức trung bình các quốc gia phát triển ). Chiến lược phi tập trung này tạo ra các trường đại học số một, trung tâm công nghệ số một, các tập đoàn ( công nghệ ) số 1, để tự thân những tổ chức sẽ đầu tư nguồn lực tập trung hơn vào người phù hợp.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển Đổi số và một số gợi mở cho việt nam (Trang 145 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w