CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ KINH TẾ SỐ
1.1. Khái niệm và đặc trưng của kinh tế số
1.1.1. Khái niệm kinh tế số
Một khái niệm có sức ảnh hưởng và tác động lớn, kể cả trong Cẩm nang chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thông - Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia vân chưa được cập nhật , ‘Nền kinh tế số’ nổi tiếng là khó định nghĩa và đo lường, với các định nghĩa từ nhiều tổ chức khác nhau như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD),97 G2098 và Từ điển Oxford99 khác nhau về chiều rộng và phạm vi. Trong nghiên cứu của Cameron A, Pham T, Atherton J (2018) Vietnam Today – báo cáo đầu tiên về Tương lai của Việt Nam, Dự án Kinh tế Kỹ thuật số. CSIRO, Brisbane. Định nghĩa chung được chọn là: “Tất cả các doanh nghiệp và dịch vụ có mô hình kinh doanh chủ yếu dựa vào việc bán hoặc phục vụ hàng hóa và dịch vụ kỹ thuật số hoặc thiết bị và cơ sở hạ tầng hỗ trợ của chúng”
Còn theo Trần Hoàng Hải thì Khái niệm này được hiểu đơn giản là một nền kinh tế được vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt đó là các giao dịch điện tử trên internet. (Trần Hoàng Hải và Quách Thị Hà, 2023) Theo nhóm cộng tác kinh tế số của Oxford ( Harbhajan S. Kehal, Varinder P. Singh, 2005) kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua internet”
Chương trình “Sáng kiến hợp tác và phát triển kinh tế kỹ thuật số G20” của Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu năm 2016 xác định: “Nền kinh tế số đề cập đến các hoạt động kinh tế sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông (ICT) làm động lực chính để nâng cao hiệu quả và tối ưu hóa cơ cấu kinh tế. Kiến thức số và thông tin số là phương tiện chính mang lại hiệu quả cho nền kinh tế”.
Hình 1.1. Định nghĩa Kinh tế số theo Quy mô Nguồn : Báo cáo Việt Nam hôm nay Tác giả Luyanda Dube Williams (2021 ) trong nghiên cứu về Các khái niệm về nền kinh tế kỹ thuật số và công nghiệp 4.0 trong hệ thống thông tin và thông minh đã nghiên cứu 21 nghiên cứu về chủ đề Kinh tế số và các định nghĩa trong bài xác định được Các định nghĩa:
thứ nhất được phân biệt thành các yếu tố dựa trên việc xác định bốn phân khúc của nền kinh tế kỹ thuật số: “Các dịch vụ và hàng hóa kỹ thuật số quan trọng: Chúng bao gồm hàng hóa có thể được phân phối kỹ thuật số và loại dịch vụ mà một phân khúc quan trọng được phân phối ở định dạng kỹ thuật số, ví dụ: bán phần mềm, dịch vụ dữ liệu internet, dịch vụ và hàng hóa số hóa hỗn hợp, giáo dục trực tuyến cùng nhiều dịch vụ khác. Sản xuất hàng hóa và dịch vụ sử dụng nhiều CNTT tích hợp các dịch vụ và sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào CNTT để cung cấp, ví dụ: dịch vụ kế toán hoặc thiết kế kỹ thuật phức tạp và sản xuất hàng hóa hữu hình mà CNTT là nền tảng cho việc sản xuất, ví dụ: gia công chính xác, sử dụng máy tính điều khiển số và nhà máy xử lý hóa học, được điều khiển bởi máy tính. Các ngành của ngành CNTT, hỗ trợ phân khúc của nền kinh tế số hóa: dịch vụ và hàng hóa của ngành CNTT, có ý nghĩa trực tiếp đến ba yếu tố của nền kinh tế số hóa, tích hợp một phân khúc lớn là ngành mạng máy tính, sản xuất máy tính và ngành tư vấn CNTT ( một số chuyên gia mô tả các lĩnh vực CNTT theo phạm vi rộng và tích hợp các công cụ truyền thông, bao gồm các dịch vụ truyền thông và phát thanh truyền hình.
Yếu tố thứ hai là sự chấp thuận ngầm về ranh giới mờ trong nền kinh tế số hóa. Dựa trên việc áp dụng các thuật ngữ như đáng kể, cao độ, phê bình, trực tiếp nhất và chuyên sâu.
Các nghiên cứu đã phân chia nền kinh tế số hóa thành sản xuất hệ thống CNTT và ứng dụng CNTT cho các thủ tục kinh tế bổ sung. Tuy nhiên, ở phân khúc sau, các nhà nghiên cứu bắt đầu đánh giá tầm quan trọng của thương mại điện tử để tích hợp CNTT nhằm củng cố các quy trình tổ chức khác. Đối với một khía cạnh cụ thể, điều này có thể định hình trước các định nghĩa rộng hơn sau này, mở rộng để tích hợp các hoạt động kinh tế định hướng kỹ thuật số theo ý nghĩa của chúng.
Nhưng, dù tiếp cận khái niệm ở góc độ nào, thì về bản chất, kinh tế số có các mô hình và phương thức hoạt động đều được ứng dụng công nghệ số. Còn về mặt phạm vi, kinh tế số được áp dụng phổ cập rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, như: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng…
1.1.2. Đặc trưng của kinh tế số
Là một trình độ phát triển lực lượng sản xuất mới, kinh tế số thể hiện những đặc trưng khác biệt với nền kinh tế công nghiệp truyền thống ( Lê Duy Bình và Trần Thị Phương, 2020 ) . Sự khác biệt đó thể hiện ở các khía cạnh sau:
Một là, dữ liệu (Data) đã trở thành yếu tố sản xuất quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Với sự bùng nổ nhanh chóng của internet đã tạo sự kết nối giữa người với người, giữa người với vạn vật và giữa vạn vật với nhau. Do đó, khối lượng dữ liệu (data) đang bước vào giai đoạn bùng nổ. Tốc độ tăng trưởng dữ liệu toàn cầu có xu hướng tăng mạnh dẫn đến khái niệm Big Data. Dữ liệu ngày càng trở thành tài sản chiến lược, là sức mạnh của doanh nghiệp và của quốc gia. Nếu so sánh vai trò nguồn lực đất đai và lao động trong thời đại nông nghiệp, hay công nghệ và vốn trong thời đại công nghiệp, thì dữ liệu trở thành yếu tố sản xuất quan trọng nhất trong thời đại kinh tế số, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như vậy, các quốc gia muốn hoàn thiện nhanh kinh tế số, nhất thiết chính phủ cần thay đổi cách nhìn nhận về nguồn lực, phải xây dựng các thể chế, khung pháp lý hướng dẫn các nguồn lực trong kinh tế số.
Hai là, cơ sở hạ tầng số trở thành nền tảng hạ tầng mới
Trong thời đại công nghiệp, các hoạt động kinh tế dựa trên cơ sở hạ tầng vật chất, như: đường sắt, đường cao tốc và sân bay... Sau khi công nghệ số xuất hiện, internet và điện toán đám mây trở thành cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng. Cùng với sự phát triển của công nghệ số, khái niệm cơ sở hạ tầng số được mở rộng hơn, bao gồm cơ sở hạ tầng thông tin, như: kết nối băng thông rộng, mạng không dây và bộ phận thứ hai là cơ sở hạ tầng vật lý truyền thống có ứng dụng chuyển đổi kỹ thuật số, như: ống nước cảm biến, hệ thống đỗ xe tự động, hệ thống giao thông tự động… Như vậy, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số dạng “sợi quang và chip” đã thay thế cơ sở hạ tầng từ “gạch và vữa” trong thời đại công nghiệp.
Ba là, kiến thức số trở thành yêu cầu mới đối với nguồn nhân lực
Trong thời đại của kinh tế nông nghiệp và kinh tế công nghiệp, nguồn nhân lực không đòi hỏi phải có hiểu biết ở trình độ cao, nhưng trong kỷ nguyên số, kiến thức số đã trở thành khả năng bắt buộc đối với nguồn nhân lực, nguồn nhân lực cần phải được cung cấp “kỹ năng kép”: vừa có kỹ năng số, vừa cả kỹ năng chuyên môn. Khi không có kiến thức số ở một trình độ cơ bản, họ sẽ bị coi là “mù chữ” ở kỷ nguyên số. Vì vậy, hiểu biết về công nghệ số là một trong những yêu cầu cơ bản của nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, nó là năng lực quan trọng không kém các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Như vậy, với 3 đặc trưng cơ bản về kinh tế số đã trình bày ở trên, có thể kết luận kinh tế số muốn thành công nhất thiết phải thực hiện 3 trụ cột cơ bản: (i) Thiết lập trụ cột thể chế kinh tế số; (ii) Xây dựng trụ cột hạ tầng số; (iii) Phát triển trụ cột nhân lực số. (Trần Hoàng Hải và Quách Thị Hà, 2023)
Tuy nhiên với sự phát triển thì cái giá tương xứng là trong nhiều ngành công nghiệp, tình trạng thất nghiệp đang có xu hướng gia tăng. Doanh nghiệp phải đầu tư nhiều vào công nghệ thể số hoá và các công ty nhỏ cần nhiều phương triện va hỗ trợ để tiếp cân hơn. Do đó đây là một rào cản lơn cho cách doanh nghiệp và nên kinh tế trong quy trình chuyển đổi số để tiếp cận kinh tế số ( Mohd Javaid và cộng sự, 2024)
Nền kinh tế kỹ thuật số được hỗ trợ bởi internet, đóng vai trò là nền tảng của nó. Nền tảng kỹ thuật số bao gồm sự kết hợp phức tạp của phần mềm, mạng, hoạt động và quy trình. Sự ra đời của Công nghiệp 4.0 đánh dấu sự khởi đầu của thế kỷ XXI. Kỹ thuật sản xuất và vận hành hiện đại kết hợp với công nghệ kỹ thuật số tạo ra các tổ chức nối mạng sử dụng dữ liệu để thúc đẩy các hoạt động thể chất thông minh, có khả năng thay đổi toàn bộ các lĩnh vực. Nền kinh tế kỹ thuật số ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, cho dù doanh nghiệp có áp dụng nó hay không. Vì mọi khía cạnh của hoạt động kinh tế sẽ bị ảnh hưởng bởi chuyển đổi kỹ thuật số, nên có lý khi cho rằng mọi thứ cuối cùng sẽ là một thành phần của nền kinh tế kỹ thuật số.
Công nghệ kỹ thuật số đang cải thiện năng suất, nâng cao mô hình doanh nghiệp và tạo ra những đột phá sẽ tác động đáng kể đến hiện tại và tương lai của nhân loại. Những cơ hội mới được mở ra bởi cuộc cách mạng kỹ thuật số, bao gồm tiềm năng định lượng và giám sát tiến trình phát triển bền vững, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn hơn. Điều này tạo ra những khả năng trên toàn thế giới và giúp các doanh nghiệp có thể kinh doanh. Việc truyền thông tin qua Internet hoặc dữ liệu toàn cầu là nền tảng của thương mại kỹ thuật số hiện đại. Điều này cho phép bán các mặt hàng phi vật lý trên toàn thế giới như dịch vụ kỹ thuật số, lưu trữ đám mây hoặc truyền phát video. Các công ty có thể tiếp cận người tiêu dùng bất cứ lúc nào và thực hiện các hoạt động suốt ngày đêm. Các doanh nghiệp có thể chấp nhận nhiều phương thức thanh toán khác nhau trong nền kinh tế kỹ thuật số, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, ví điện tử và thanh toán di động. Trong tương lai, công nghệ Kỹ thuật số sẽ phát triển để mang lại những khả năng mới cho các mô hình kinh doanh cũng như hàng hóa và dịch vụ tiên tiến.