4.2.1. Ma trận phân tích, so sánh chiến lược giữa Việt Nam và các nước Những chiến lược nào
Singapore, Trung Quốc và Mỹ đang thực hiện
Những chiến lược nào Singapore, Trung Quốc và Mỹ đang không thực hiện Những chiến lược nào
Việt Nam đang thực hiện
- Triển khai kế hoạch Chuyển đổi số toàn quốc - Thu hút đầu tư, FDI
- Du học sinh và xuất khẩu lao động
Những chiến lược nào Việt Nam đang không thực hiện
- Đầu tư chính sách và chiến lược phát triển nhân tài
- Kết nối giữa kỳ vọng của thị trường và chất lượng đào tạo
- Nhân tài trong bộ máy nhà nước
- Các chương trình học tập suốt đời như chương trình Học tập suốt đời ở Thuỵ Điển hay Thổ Nhĩ Kỳ
- Chương trình Chứng nhận kỹ năng toàn quốc ở Ba Lan
Bảng 4.1 : Kết quả so sánh chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ Kinh tế số giữa Việt Nam và các nước – Nguồn : Tác giả tổng hợp
Các chiến lược giống :
Việt Nam đang triển khai các chương trình chuyển đổi số quốc gia như phần lớn các nước trên thế giới. Với tầm nhìn và các chỉ số về phát triển kinh tế, Kinh tế số hay Chính phủ số đang cho thấy sự phát triển mạnh mẽ. Chiến lược này giúp cho định hình tầm nhìn và định hướng phát triển chung cho cả nước, với các chính sách mở rộng và dần phát triển thì Việt Nam đang dần thực hiện hoá được các bước đầu tiên trong chuyển đổi số.
Việc mở cửa cho các công ty nước ngoài trong nền kinh tế và nhận vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ cho thấy sự hấp dẫn lớn ở một trong những quốc qua có tiềm năng phát
triển nhất trên thế giới. Với số liệu Việt Nam thu hút gần 36,61 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào năm 2023, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm ngoái, theo báo cáo Cục Đầu tư nước ngoài Bên dưới Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trong tổng số, 20,19 tỷ USD đã được đầu tư vào 3.188 dự án mới, tăng 62,2% về vốn và 56,6% về số lượng dự án so với cùng kỳ năm trước.
Đồng thời, hơn 7,88 tỷ USD được bơm vào 1.262 dự án đang triển khai, giảm 22,1% so với cùng kỳ năm trước.Trong khi đó, đầu tư thông qua các thương vụ góp vốn, mua cổ phần đạt trên 8,5 tỷ USD, tăng 65,7% so với cùng kỳ năm trước dù số lượng giao dịch giảm 3,2%.
Chiến lược Việt Nam không có :
Đầu tư chính sách và chiến lược phát triển nhân tài
Ngày 31/7/2023, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Quyết định số 899/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
So với chính sách có chiều dài lịch sử dài hơn 80 năm của Trung Quốc, những khởi đầu từ 50 năm trước của Singapore và chiến lược suốt 200 năm lịch sử của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ thì tính đến vừa đây chúng ta mới chính thức bước vào những giai đoạn đầu tiên
Nếu những nhân tài không được bồi dưỡng và hỗ trợ công thêm môi trường công nghệ Việt Nam không đáp ứng được như cầu phát triển của họ thì tình trạng chảy máu chất xám sẽ còn tiếp tục trong một thời gian dài nữa.
Nhân tài trong bộ máy nhà nước
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Bộ Nội vụ đã tham mưu Chính phủ ban hành nghị định thu hút nhân tài, thực hiện từ năm 2018. Tuy nhiên, đến nay mới thu hút 258 sinh viên xuất sắc, nhà khoa học. Hầu hết địa phương sau đó rất chú trọng việc này, tiêu biểu như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc đã thông qua HĐND ban hành thêm chính sách phù hợp, song con số đạt được đang còn thấp so với kỳ vọng.
Thống kê của Bộ Nội vụ cho thấy, trong 2,5 năm qua có 39.552 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc. Trong đó ngành giáo dục có 16.247 người, y tế có 12.198 người. Điều đáng nói, số cán bộ nghỉ việc chủ yếu ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, đặc biệt các nơi có khu công nghiệp, khu chế xuất lớn như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Cần Thơ. Như vậy, những “mảnh đất màu mỡ” lại đang trở thành nơi nhiều người ra đi, chuyển sang làm việc ở khu vực ngoài nhà nước.
Có thể thấy nhân lực đang tràn ra khỏi bộ máy nhà nước, với chế độ đãi ngộ không cao và không có người nước ngoài trong nước thì chế độ nhân tài ở trong bộ máy nhà nước kèm hơn nhiều so với các chính sách của chính phủ Mỹ và chính phủ Singapore. Mô hình Đảng vẫn giống với chính phủ Trung Quốc nhưng chiến lược mở cửa giao thương và thông tin của nước ta không thể áp dụng chế độ đóng đang hoạt động tốt như ở Xã hội và chính phủ Trung Quốc được.
Chiến lược nhân lực mà các nước Mỹ, Trung Quốc và Singapore không áp dụng Du học và xuất khẩu lao động
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa cho biết, trong tháng 11 năm 2023, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài là 13.511 lao động. Như vậy, trong 11 tháng đầu năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 146.156 lao động (50.561 lao động nữ) đạt 121,8% kế hoạch năm 2023 (năm 2023, kế hoạch đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là từ 110.000 - 120.000 lao động). Theo thống kê, Nhật Bản tiếp tục là thị trường dẫn đầu tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc
Tổ chức tư vấn giáo dục quốc tế Acumen dẫn thống kê của UNESCO cho thấy Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á khi có hơn 132.000 du học sinh trong giai đoạn 2021 - 2022. Theo sau là Malaysia và Indonesia, mỗi nước có hơn 56.000 du học sinh, còn Thái Lan có 32.000 du học sinh.
Trung Quốc là nước duy nhất theo chiến lược cử nhân tài qua các nước du học nhưng về bản chất thì các nước trên đều là các chương trình trao đổi, nhân tài sẽ đi ngắn hạn và quay về cống hiến cho đất nước. Còn Việt Nam thì các Lao động sẽ quay về với một chút tích luỹ
hoặc đóng góp luôn thành các kỹ sư cho Nhật Bản còn các bạn du học sinh đã thành công thì hiếm khi về nước.
Chiến lược cả 4 nước trong phạm vi nghiên cứu đều không áp dụng
Một số ví dụ là các chương trình song bằng hay học tập suốt đời Các chương trình học tập suốt đời như chương trình Học tập suốt đời ở Thuỵ Điển hay Thổ Nhĩ Kỳ không phải là các ưu tiên của các chính phủ 4 quốc gia nghiên cứu trên vì theo văn hoá thì con người sẽ bắt đầu lao động dừng lại việc học
Hay một ví dụ nữa là Chương trình Chứng nhận kỹ năng toàn quốc ở Ba Lan thì 3 nước phát triển đều hướng đến chứng chỉ Quốc tế còn nước chưa phát triển như Việt Nam thì cũng đang chuẩn hoá theo chương trình quốc tế thay vì cố gắng chứng nhận kỹ năng toàn quốc
4.2.2 Đúc rút bài học tham khảo cho Việt Nam
Khi xây dựng lộ trình cho nền kinh tế số của Việt Nam đến năm 2045, điều quan trọng là phải xem xét vai trò của chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế tổng thể của Việt Nam.
Chuyển từ thu nhập trung bình lên thu nhập cao – Vai trò của phát triển công nghệ trong phát triển kinh tế
Lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ và nâng cao năng suất của lao động có tay nghề được coi là con đường để Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao vượt ra khỏi trạng thái thu nhập trung bình thấp và tiến lên vị thế thu nhập cao. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua đầu tư thận trọng vào cả cơ sở hạ tầng cứng và mềm, tạo ra tăng trưởng toàn diện và năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) trên tất cả các ngành. Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp. Các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thường trải qua giai đoạn ‘bắt kịp’ các phương pháp thực hành công nghệ tốt nhất của các quốc gia có thu nhập cao hơn bằng cách áp dụng và áp dụng các công nghệ hiện có. Thực tiễn tốt nhất và công nghệ mới được phát triển ở các quốc gia khác được áp dụng để cải thiện năng suất và lợi nhuận trong giai đoạn thu nhập trung bình. Tuy nhiên, về lâu dài, điều này thường dẫn đến tốc độ tăng trưởng cao không bền vững từ mức cơ sở thấp, với tốc độ tăng trưởng giảm khi đất nước phát triển.
Để đạt được mức thu nhập cao, cần phải vượt ra ngoài việc áp dụng công nghệ để phát triển công nghệ. Điều này là do các yếu tố quyết định tăng trưởng thay đổi khi các nước tăng quy mô thu nhập. Các chiến lược tăng trưởng kinh tế sẽ cần được đánh giá lại ở những cột mốc kinh tế cụ thể để duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh.153
Ví dụ, có một thời điểm mà việc “bắt kịp” công nghệ không còn mang lại lợi tức về năng suất nữa và quốc gia phải đầu tư vào vai trò đòi hỏi nhiều đầu tư hơn trong việc tạo ra và phát triển công nghệ.
Ba nước trong phạm vi nghiên cứu đều là các ví dụ tuyệt vời cho Việt Nam để rút ra các bài học kinh nghiệm tuỳ theo định hướng tiếp theo mà các nước ta triển khai để phân bổ xây dựng nguồn nhân lực phục vụ kinh tế số.
4.2.2.1. Bài học đút rút từ Singapore
Bắt đầu với Singapore thì chúng ta phải đề cập đến các bài học liên quan tới : Chiến lược nhân tài và phát triển nhân tài số đáp ứng mục tiêu quốc gia
Các chính sách của Singapore đều rất chặt chẽ và thúc đẩy hết sức để trọng dụng cũng như giữ chân nhân tài. Điều này được làm tốt đến mức người dân Singapore lo ngại về tình hình việc làm của chính người Singapore. Việt Nam chỉ vừa triển khai Nghị Quyết mang tính chiến lược và Bộ Lao động và Thương Binh Xã Hội chưa cho thấy được vai trò của mình trong việc phát triển chính sách phát triển nhân tài thì việc học hỏi là con đường ngắn nhất.
Việc điều chỉnh lại các ban bộ trong chương trình chuyển đổi số và tập trung 1 ban vào nhân lực là vô cùng cần thiết. IMDA cũng rất chủ động trong triển khai các chiến dịch phát triển nhân tài số trong khi Cục chuyển đổi số Quốc Gia – MIC thì đang tập trung nhiều vào các dự án công nghệ mới và nói về nhân lực thì gần đây nhất chỉ đang tập trung vào sự phát triển của nhân lực công nghệ bán dẫn. Chúng ta phải có tầm nhìn nhân lực dài hạn
Không đào tạo theo phong trào và phân bổ nguồn lực lãng phí
Việt Nam đã bắt đầu triển khai các dự án cùng chính sách nhưng sự thiếu kết nối và chặt chẽ.
Tập trung nhiều vào kết quả chứ không phải quá trình, tập trung vào cái trước mắt và đánh mất đi cái dài hạn. Nếu chỉ biết đến kinh tế số rồi khởi động phong trào để thu hút nhiều bạn trẻ tham gia để rồi những người tài ấy không tham gia vào công việc, phát triển thị trường thì sự lãng phí nguồn lực là quá lớn. Lúc này những người trẻ được đào tạo sẽ tìm con đường của mình ở nơi khác.
Hệ thống hỗ trợ đa tầng để nguồn nhân lực không bị bỏ phí
Như đã đề cập phía trên thì Singapore có 1 hệ thống rất chặt chẽ, đa tầng đa hướng đề phát triển và hỗ trợ các chính sách giáo dục - trọng tâm chính cốt lõi nhất : Nguồn tài nguyên nhân tài - từ đó đạt được các hiệu quả bứt phá. Khi việc phát triển nhân lực được phát triển thì các bên liên quan sẽ phát triển theo và ngược lại thay vì các phát triển các bạn rời rạc như ở Việt Nam. Nguồn lực tay nghề cao được đào tạo ở Singapore sẽ chắc chắn được phân bỏ để tham
gia công việc ở trong nước, số lượng cung cầu đáp ứng gần như hoàn hảo.CÒn ở Việt Nam thì những nguồn lực này lại trở nên “dư thừa”
Sự kết hợp giữa giáo dục định hướng, các trường đại học và các doanh nghiệp cũng là 1 ví dụ tuyệt vời để Việt Nam bắt đầu giải quyết các nghịch lý giáo dục như hiện nay. Tạo nên một nguồn nhân lực có thể tham gia phục vụ chuyển đổi số ngay khi ngồi trong ghế nhà trường là một yêu cầu hết sức cấp thiết. Quy mô của những doanh nghiệp Việt chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ gây cản trở quá trình này nhưng nó sẽ dễ cho nguồn nhân lực tiếp cận hơn.
Trở thành một SandBox số
Với sự gia tăng về danh tiếng cũng như FDI, Việt Nam lại gặp phải sai lầm khi trở thành một khu vực nhân công và cho thuê giá rẻ thay vì học hỏi được các công nghệ mới đang ồ ạt đổ vào như hiện nay. Không thể áp dụng chiến lược chia sẻ các bí mật công nghệ như Trung Quốc thì chúng ta phải trở thành một sân chơi mới khi mà các tập đoàn đa quốc gia đang tìm một địa điểm đặt chân mới khi Singapore đang ngày càng trở nên đắt đỏ, cạnh tranh còn Trung Quốc thì độc tài.
Giới trẻ Việt Nam quả thực rất tiềm năng để tham gia những cuộc chơi mới, nhưng nếu để trong một nền kinh tế trì trệ thì khi qua giai đoạn dân số Vàng thì Việt Nam sẽ hoàn toàn suy kiệt. Cái chúng ta cần là phát triển công nghệ và kỹ thuật mới để đi đầu và tăng đòn bẩy thì một Việt Nam đang được biết đến chỉ vì nhân công giá rể sẽ khó có thể hoàn thành được mục tiêu đó.
4.2.2.2. Bài học đút rút từ Trung Quốc
Với Trung Quốc thì chúng ta phải đề cập đến các bài học liên quan tới .Phát triển dân trí số bao quát và tập trung
Trung Quốc đã thực hiện được các chính sách phát triển kiến thức số trên mặt thực tiễn thay vì chỉ là chính sách như Việt Nam bất chấp việc có Thể chế Xã hội và Chính trị và Văn hóa tương đồng. Điều này phụ thuộc vào các chính sách giáo dục, chiến dịch Giáo dục Kiến thức
số tới cộng đồng.. Chính sách Trung Quốc được triển khai với mục tiêu toàn dân, phát triển chung với chi phí đầu tư khổng lồ. Việt Nam nếu quyết định mức ảnh hường chính trị của mình lớn thì cũng phải làm được như vậy, nếu không thì phải tập trung nguồn lự như những Đại Học Thanh Hoa ở Trung Quốc
Các dự án liên quan tới đại học và cao học cũng cần đầu tư trọng điểm để tạo điểm nhấn và tăng nhận thức toàn dân. Các chương trình cần tiếp cận chuẩn quốc tế với mức độ phân hoá cao thay vì là các nỗ lực cá nhân của từng trường. Việt Nam phải chọn 1 trong 2 con đường rõ ràng vì nguồn lực sẽ không thể đáp ứng như Trung Quốc được
Sự tài trợ của chính phủ để tăng vốn nhân lực từ nước ngoài
Chuyển việc Du học từ bị động trở thành chủ động, chính phủ cần có các hỗ trợ cũng như định hướng để khi các em được hỗ trợ và hoàn thành có thể quay về đóng góp thay vì các em tự thân rồi sẽ rời bỏ quê hương ngay khi có cơ hội. Điều này không chỉ khiến việc tiếp cận du học thiên về vấn đề tài chính thay vì nhân tài mà còn khiến sự kết nối giữa cao học và đóng góp cho đất nước mờ đi. Tại sao các em lại phải nhớ về quê hương khi mà các em phải tự thân nỗ lực phấn đấu hay phải được gia đình đầu tư?
Còn những đối tượng xuất khẩu lao động thì cần được đào tạo tay nghề nước ngoài rồi quay về nước chứ không phải lao động chân tay và mang tiền trở lại. Như vậy là gây ra phung phí vốn nhân lực. Những đối tượng đã được đào tạo thì cần được kêu gọi về nước thay vì được khuyến khích trở thành Việt Kiều.
Việt Nam đang được chú ý từ nhiều tổ chức nước ngoài thì phải biết biến những khoản đầu tư đó thành sự gia tăng vốn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực nội tại và hình thành mũi nhọn để đi tiếp chứ không phải để nhân lực sô phát triển rồi bỏ đi làm giàu cho nước khác.
4.2.2.3. Bài học đút rút từ Hoa Kỳ
Với Mỹ thì chúng ta phải đề cập đến các bài học liên quan tới : Tập trung nhân tài - Tụ điểm công nghệ
Hiện tượng chảy máu chất xám chảy ra đơn giản vì nước ta vẫn mang nặng tính chính trị, gò bó chứ không tự do như nước Mỹ. Là một nước giàu tài nguyên thì nước Mỹ không bị dính