Mục tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển Đổi số và một số gợi mở cho việt nam (Trang 20 - 24)

Mục tiêu khái quát: Nghiên cứu chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế số của Singapore, Trung Quốc, Mỹ, đúc kết bài học kinh nghiệm và đề xuất phương hướng chiến lược phát triển NNL phục vụ kinh tế số cho Việt Nam

Các nhiệm vụ cụ thể:

Các nhiệm vụ cụ thể mà đề tài này đề ra là :

- Hệ thống quá, khái quát hóa các khái niệm then chốt, xây dựng cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế số;

- Phân tích, làm rõ chiến lược phát triển NNL phục vụ kinh tế số của Singapore, Trung Quốc, Mỹ và Việt Nam;

- So sánh, đánh giá chiến lược phát triển NNL phục vụ kinh tế số của Singapore, Trung Quốc, Mỹ, VN;

Đúc kết bài học kinh nghiệm của ba nước để phát triển chiến lược NNL phục vụ kinh tế số

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Kinh nghiệm phát triển và chiến lược phát triển nguồn nhân lực , nguồn nhân lực phục vụ kinh tế số của Singapore, Trung Quốc và Mỹ

Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian nghiên cứu: Singapore, Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam - Thời gian nghiên cứu:

Với Singapore là từ năm 1980 khi chính phủ bắt đầu các dự án chuyển đổi số đến 2024 là các thông tin về bối cảnh và mục tiêu về Thành phố thông minh đầu tiên

Với Trung Quốc là từ năm 1987 khi Trung Quốc bắt đầu hoàn thành cải cách giáo dục để chuyển sang tập trung đào tạo nhân lực vào kinh tế thị trường hay cụ thể là bắt đầu kinh tế số cho tới 2024 là các chiến dịch phổ biến kiến thức số tới người dân

Với Mỹ là từ năm 1970, xoay quanh sự phát triển công nghệ từ những năm 1930 khi công nghệ viễn thông phát triển và từ đó hình thành nền kinh tế số cho đến nay

- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung vào các nội dung chủ yếu:

+ Hành trình và kinh nghiệm của Singapore trong Chuyển đổi số ( Kinh tế số và chiến lược phát triển nhân tài phục vụ chuyển đổi số )

+ Hành trình và kinh nghiệm của Trung Quốc trong Chuyển đổi số ( Kinh tế số và chiến lược phát triển nhân tài phục vụ chuyển đổi số )

+ Hành trình và kinh nghiệm của Mỹ trong Chuyển đổi số (Kinh tế số và chiến lược phát triển nhân tài phục vụ chuyển đổi số )

+ Các nghiên cứu và đề xuất ở Việt Nam để thực hiện đề xuất cải tiến 5. Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung trả lời 02 câu hỏi như sau:

1. Chiến lược phát triển NNL phục vụ kinh tế số của Singapore, Trung Quốc và Mỹ thế nào?

2. Việt Nam có thể học hỏi gì từ chiến lược phát triển NNL phục vụ kinh tế số của Singapore, Trung Quốc và Mỹ?...

6. Đóng góp dự kiến của đề tài

Chuyển đổi số là một lĩnh vực mới và rất nóng nên đề tài nghiên cứu về chuyển đổi số ngày càng nhiều nhưng tương tự như các chính sách khi chưa có đề tài mục tiêu vào chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho cuộc đại chuyển đổi này. Việt Nam đang giữ được chỗ đứng của mình như là một trong những nền kinh tế phát triển hàng đầu nhưng khi nhìn sâu về chính sách phát triển, giữ chân nhân tài thì rất thiếu hụt. Chiến lược giáo dục cũ đã không còn đáp ứng được nền kinh tế mới, tuy có rất nhiều đúc kết hay như Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cơ chế thị trường” (thuộc Chương trình KHCN Giáo dục Quốc gia giai đoạn 2016-2020) thì chúng ta lại thiếu cái nhìn toàn cảnh. Chiến lược Phát triển nguồn nhân lực sẽ luôn là câu hỏi quan trọng cho bất kỳ Quốc gia nào, nhưng cái Việt Nam cần là một sự phát triển đột phá nhớ vào kinh tế số và vấn đề lần sóng sinh viên ngành Công nghệ thất nghiệp lại chưa được đề xuất phương hướng giải quyết.

Nên Đề tài mong sẽ góp phần cho thấy được bức tranh lớn hơn, thông qua kinh nghiệm của các nước đã phát triển, là một phần rất nhỏ trong cầu nối để thấy được tiềm năng phát triển của Việt Nam để bứt phá lên một cấp độ cao hơn trước khi bước vào giai đoạn suy thoái. Sự phát triển nhân lực tốt và rồi Nhân lực phát triển kinh tế số phải đi kèm với tính thực tiễn và mục tiêu lớn, bền vững thay vì đào tạo hàng loạt theo xu hướng rồi các bạn trẻ xuất sắc thì phục vụ cho nước ngoài còn các bạn trẻ được đào tạo thì thất nghiệp.

7. Kết cấu của niên luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài nghiên cứu gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về Nguồn nhân lực, Kinh tế số

Chương này bao gồm các cơ sở lý luận về các khái niệm về Kinh tế số và đặc biệt là Nguồn nhân lực, Chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Việc cho thấy các khái niệm rõ ràng sẽ giúp định hình khung so sánh và khung lý luận ở Chương 2 từ đó tạo nền tảng cho Chương 3 để nghiên cứu đầy đủ các Chiến lược phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lực số mà 3 nước Mỹ, Singapore, Trung Quốc áp dụng và rút ra được bài học ở Chương 4

Chương 2: Quy trình và phương pháp nghiên cứu

Tổng hợp lại các tài liệu nghiên cứu và chỉ rõ về khung so sánh cũng như khung phân tích sẽ được sử dụng ở Chương 3 và Chương 4

Chương 3: Phân tích các nước và chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Tổng quan bối cảnh, và lịch sử phát triển của 3 nước Mỹ, Singapore và Trung Quốc để rút ra được chiến lược phát triển nguồn nhân lực và rồi nguồn nhân lực số mà các nước đã và đang sử dụng. Việc tổng quan 3 nước với 3 phong cách khác nhau nhưng đều đi đầu sẽ tạo điều kiện cho sự so sánh và rút kinh nghiệm cho Việt Nam toàn diện hơn ở Chương 4

Chương 4: Thảo luận và gợi ý cho Việt Nam

Khái quát tình hình và thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam để đưa ra mô hình SWOT và rồi thực hiện so sánh với chiến lược mà 3 nước đã đề cập ở chương 3 từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cùng 1 số giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển Đổi số và một số gợi mở cho việt nam (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w