4.1. Phân tích và thực trạng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ Kinh tế số ở Việt Nam
4.1.1. Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số ở Việt Nam
Năm 2000, Việt Nam chỉ có khoảng 50.000 người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và đóng góp khoảng 0,5% vào GDP. Sau hơn 20 năm, nguồn nhân lực này đã vượt hơn 1 triệu người và đóng góp tới 14,3% GDP. Theo dự báo, đến năm 2030, cả nước cần 2,5 triệu nhân lực phục vụ chuyển đổi số, vì vậy việc đẩy mạnh đào tạo nhân lực CNTT là rất cấp bách.
Số lượng không đi đôi với chất lượng
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam có khoảng 1,5 triệu lao động trong lĩnh vực CNTT-TT. Cả nước hiện có 168 trường đại học và 520 trường dạy nghề đào tạo CNTT, với tổng số sinh viên tốt nghiệp hàng năm đạt hơn 84.000 người, trong đó có khoảng 50.000 người có trình độ đại học và khoảng 34.000 người có trình độ cao đẳng, trung cấp.
Tuy nhiên, khảo sát của TopDev, tổ chức tuyển dụng uy tín, cho thấy chỉ có khoảng 30%
sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được kỹ năng, chuyên môn của nhà tuyển dụng. Sinh viên được đào tạo không đáp ứng được yêu cầu đào tạo lại hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, gây lãng phí rất lớn nguồn lực xã hội. Mặt khác, hạn chế còn nằm ở việc đào tạo nhân lực số cho từng ngành, lĩnh vực, đặt ra vấn đề đẩy mạnh đào tạo công nghệ trong từng lĩnh vực chuyên ngành, hẹp như nhân lực y tế số, du lịch số và nông nghiệp số.Việt Nam được dự báo thiếu 150.000 - 200.000 nhân lực công nghệ/kỹ thuật số mỗi năm, theo “Báo cáo Thị trường CNTT Việt Nam 2023 - Báo cáo Nhân tài Công nghệ Việt Nam” mới nhất do TopDev công bố.
Tổng lực lượng lao động trong lĩnh vực khoa học máy tính và các lĩnh vực liên quan đến CNTT tại Việt Nam ước tính khoảng 530.000 người.
Hơn nữa, theo Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Tuyên, trên thế giới, CNTT-TT là một trong 3 ngành có mức cắt giảm nhân sự nhanh nhất trong 5 năm qua ở mức 23%. Từ cuối năm 2022 đến nay, khoảng 380.000 lao động mất việc, chiếm 1,9% nhân sự toàn cầu. Theo Layoffs.fyi (trang web chuyên theo dõi tình trạng sa thải trong ngành công nghệ), số lượng nhân viên công nghệ bị sa thải vào năm 2023 cao hơn năm 2020 và 2021 cộng lại. Amazon là nơi có nhiều người bị sa thải nhất trong 12 tháng qua (hơn 27.000 nhân viên), tiếp theo là Meta (khoảng 21.000), Google (hơn 12.000) và Microsoft (hơn 11.000).
Vì vậy, chúng ta đang thấy rằng làn sóng lực lượng lao động kỹ thuật số chưa được đào tạo bài bản sẽ phải đối mặt với làn sóng cắt giảm trong tương lai rất gần.
4.1.2. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực số của Việt Nam 4.1.2.1. Phân tích SWOT phát triển nguồn nhân lực số ở Việt Nam:
Hình 4.1. Mô hình phân tích SWOT chiến lược nguồn nhân lực Việt Nam – Nguồn : Tác giả tổng hớp Điểm mạnh (Strengths)
● Chính sách hỗ trợ: Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nhân lực số, thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy lĩnh vực này. Một số chính sách tiêu biểu bao gồm: Chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nhân lực số đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Chương trình quốc gia về phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp 4.0 đến năm 2025; Đề án quốc gia phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đến năm 2030.
● Dân số trẻ: Việt Nam có dân số trẻ với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao (khoảng 65%), tạo nguồn lực dồi dào cho phát triển nguồn nhân lực số. Giới trẻ Việt Nam năng động, ham học hỏi, có khả năng tiếp thu công nghệ mới nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và phát triển kỹ năng số.
● Cơ sở hạ tầng mạng viễn thông phát triển: Việt Nam có hạ tầng mạng viễn thông phát triển nhanh chóng nhờ vào sự đầu tư của nhà nước từ các Tập đoàn như Viettel, và các chiến dịch thành phố thông minh với tỷ lệ truy cập internet cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và ứng dụng công nghệ số.
● Chi phí lao động cạnh tranh: Chi phí lao động tại Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới có tính cạnh tranh cao, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư và phát triển nguồn nhân lực số.
Điểm yếu (Weaknesses)
● Chất lượng nguồn nhân lực số chưa cao: Chỉ số Cạnh tranh Toàn cầu của Việt Nam chỉ Xếp hạng thứ 79 Thế giới, một con số rất thấp so với nỗ lực và định hướng hiện nay của chúng ta.
● Thiếu hụt giáo viên và cơ sở đào tạo: Số lượng giáo viên và cơ sở đào tạo kỹ năng số chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân. Do sự thay đổi quá nhanh và phân bố không đồng đều dẫn tới sự thiếu hụt các chương trình đào tạo kiến thức số phổ thông.
● Chênh lệch kỹ năng số giữa các vùng miền, thành thị và nông thôn: Người dân ở các vùng khó khăn, khu vực nông thôn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và học tập kỹ năng số.
● Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của kỹ năng số còn hạn chế:
Một số người dân còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng số trong thời đại công nghệ số, dẫn đến thiếu động lực học tập và phát triển kỹ năng số.
● Sự chênh lệch về trang thiết bị và cơ hội học tập: Giữa các vùng miền, thành thị và nông thôn vẫn còn tồn tại sự chênh lệch về trang thiết bị và cơ hội học tập
kỹ năng số, khiến cho người dân ở một số khu vực khó khăn gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận và phát triển kỹ năng số.
● Hệ thống giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay : Ngoại trừ một số trường Tư thục và Đại học thì chương tình như STEM chưa được phổ quát khiến cho kiến thức và kỹ năng số của học sinh của Việt Nam hiện nay còn thấp, Các bạn nhỏ bắt đầu được đào tạo tốt hơn nhưng thế hệ cận lao động thì thiếu cả kiến thức và kỹ năng
● Hệ thống chính sách
Các chính sách hiện nay về Phát triển nhân lực số và thu hút nhân tài chỉ mang tính khởi động và chưa có hệ thống. Các hoạt động triển khai thực tế chưa có nhiều và các bạn ngành cũng đang dần bắt nhịp chứ chưa dẫn đầu và chủ động thực hiện được các đổi mới.
Cơ hội (Opportunities)
● Nhu cầu về nguồn nhân lực số ngày càng cao: Nhu cầu về nguồn nhân lực số ngày càng tăng cao do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số và chuyển đổi số quốc gia.
● Sự phát triển của các nền tảng học tập trực tuyến: Sự phát triển của các nền tảng học tập trực tuyến giúp người dân dễ dàng tiếp cận các khóa học kỹ năng số mọi lúc mọi nơi.
● Chính sách hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế: Một số tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, ADB, UNICEF cũng đang triển khai các chương trình hỗ trợ Việt Nam phát triển nguồn nhân lực số. Chương trình 20000 Học bổng đến từ Google và mang tính toàn cầu
● Sự hợp tác giữa các bên liên quan: Sự hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp, trường học và các tổ chức phi chính phủ có thể giúp huy động nguồn lực và chia sẻ kinh nghiệm trong việc phát triển nguồn nhân lực số.
● Học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác: Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực số như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, v.v.
Thách thức (Threats)
● Cạnh tranh quốc tế về nguồn nhân lực số: Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các quốc gia trong khu vực và trên thế giới về nguồn nhân lực số chất lượng cao.
● Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ: Công nghệ số phát triển nhanh chóng, đòi hỏi nguồn nhân lực số phải không ngừng học tập và cập nhật kiến thức mới.
● Tác động của đại dịch Covid-19: Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ số trong nhiều lĩnh vực
● Khủng hoảng kinh tế và làn sóng sa thải ngành Công nghệ : Ngay khi Việt Nam dần có được số lượng kỹ sư ngành công nghệ thông tin ổn định thì liền phải đối mặt với khoảng cách về kỹ năng mà khủng hoảng kinh tế gây ra, điều này sẽ khiến những bạn trẻ vừa ra trường hoặc có ít kinh nghiệm không đáp ứng được thị trường và bị tụt lại phía sau
Nhận ra được tiềm năng và xu hướng của ngành kỹ thuật số thì đã có nhiều hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực tiềm năng này. Mới nhất và điển hình nhất phải nói tới Chương trình học bổng Nhân tài số 2024 của Google với hơn 20000 suất được gửi tới các trường Đại học. Gồm 8 chương trình : Hỗ trợ kỹ thuật Công nghệ Thông tin (IT Support); Phân tích dữ liệu (Data Analytics); Quản lý dự án (Project Management); Thiết kế UX (UX Design); Tiếp thị kỹ thuật số và Thương mại Điện tử (Digital Marketing & E-Commerce); Phân tích dữ liệu nâng cao (Advanced Data Analytics); An ninh mạng (Cyber Security); Kinh doanh thông minh (Business Intelligence) đáp ứng được các nhu cầu cấp thiết nhất trên thị trường
Hay chương trình Nhân tài số Viettel ( Viettel Digital Talent ) để thúc đẩy thêm cho các sinh viên ngành CNTT có thêm kinh nghiệm và kỹ năng và sự phát triển của ngành Công nghệ thông tin ở các khắp các trường đại học. Tuy nhiên sự phát triển này đang không bù đắp được