1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá và hoàn thiện các yếu tố tác Động Đến hiệu quả hoạt Động mua hàng quốc tế của công ty cổ phần thực phẩm takahiro giai Đoạn 2020 2023

92 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 2,96 MB

Nội dung

Những biến động trên thị trường cùng với các yếu tố nội tại đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tối ưu hóa chi phí và duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.. Mục tiêu nghiên

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ

GVHD: TS NGUYỄN DANH HÀ THÁI SVTH: LƯU DUNG CƠ

TP Hồ Chí Minh, tháng 8/2024

ĐÁNH GIÁ VÀ HOÀN THIỆN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TAKAHIRO

GIAI ĐOẠN 2020-2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

KHOA KINH TẾ

************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ VÀ HOÀN THIỆN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TAKAHIRO

GIAI ĐOẠN 2020-2023

GVHD: TH.S NGUYỄN DANH HÀ THÁI

SVTH: LƯU DUNG CƠ MSSV: 20136061

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8, năm 2024

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

KHOA KINH TẾ

************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ VÀ HOÀN THIỆN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TAKAHIRO

GIAI ĐOẠN 2020-2023

GVHD: TH.S NGUYỄN DANH HÀ THÁI

SVTH: LƯU DUNG CƠ MSSV: 20136061

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8, năm 2024

Trang 4

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên: Lưu Dung Cơ

MSSV: 20136061

Ngành: Kinh doanh quốc tế

Tên đề tài: Đánh giá và hoàn thiện các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động mua

hàng quốc tcế của Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Takahiro giai đoạn 2020-2023

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Danh Hà Thái

NHẬN XÉT

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

TP Thủ Đức, tháng 8 năm 2024

Giáo viên hướng dẫn

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô khoa Kinh Tế trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh, những người đã dạy dỗ, truyền tải nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích cho em trong bốn năm theo học tại trường Thầy cô đã tạo ra một môi trường học thuật đầy sáng tạo và khích lệ sinh viên Sự cam kết của thầy cô đối với việc nâng cao kiến thức và phát triển kỹ năng cho sinh viên là điều mà em vô cùng trân trọng Những cơ hội tham gia các dự án nghiên cứu, hội thảo và các hoạt động ngoại khóa mà thầy cô mang đến đã giúp em mở rộng tầm nhìn và tích lũy nhiều kinh nghiệm quý báu

Và em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến với thầy Nguyễn Danh Hà Thái, người trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình làm bài khoá luận Sự chuyên môn, khích lệ và tận tâm của thầy đã đóng vai trò quan trọng trong sự thành công trong công trình nghiên cứu của em Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn bộ lãnh đạo và nhân viên Công ty Cổ phần Thực Phẩm Takahiro đã hỗ trợ em trong suốt quá trình làm bài, cung cấp cho em những thông tin cần thiết về nội bộ công ty, tạo điều kiện cho em được tiếp xúc với thực tế và truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích

Một lần nữa, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với tất cả những gì mà thầy cô đã dành cho em Sự hỗ trợ và hướng dẫn của thầy cô không chỉ giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp mà còn trang bị cho em những kỹ năng và kiến thức quan trọng để bước vào con đường sự nghiệp phía trước Em tự hào và biết ơn vì đã có cơ hội học hỏi từ thầy cô và sẽ luôn nhớ đến những bài học và kỷ niệm đẹp trong suốt quá trình học tập tại trường

Sau cùng em xin chúc các thầy cô trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh thật nhiều sức khỏe, thành công trong việc và cuộc sống, ngày càng đào tạo nhiều sinh viên giỏi để giúp ích cho nền kinh tế nước nhà Chúc ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên Công ty Cổ phần Thực phẩm Takahiro ngày càng phát triển lớn mạnh và sớm trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực F&B tại Việt Nam

Trang 6

Trân trọng

TP.HCM, tháng 8 năm 2024

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tên Tiếng Anh Ý nghĩa

TPHCM Ho Chi Minh City Thành phố Hồ Chí Minh

XNK Import and Export Xuất nhập khẩu

MNCs Multi National

Company Các công ty đa quốc gia

CO CPTPP

Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

F&B Food and Beverage Ngành dịch vụ nhà hàng

R&D Research and

Development Nghiên cứu và phát triển

JIT Just in time Đúng sản phẩm – Đúng số lượng –

Đúng nơi – Đúng thời điểm

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh nhà hàng của Takahiro (2020-2023) 14

Bảng 2.1: Các nghiên cứu có sử dụng mô hình nghiên cứu của Van Weele (2010) 32 Bảng 2.2: Mô hình đo lường hiệu quả hoạt động mua hàng quốc tế tại Takahiro 32

Bảng 3.1: Phương thức thanh toán chính của Takahiro (2020-2023) 35

Bảng 3.2: Cơ cấu thị trường mua hàng quốc tế của Takahiro (2020-2023) 40

Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn vốn của Takahiro (2020-2023) 41

Bảng 3.4: Cơ cấu chi phí kinh doanh của Takahiro (2020-2023) 45

Bảng 3.5: Tình hình thực hiện đơn hàng của Takahiro (2020-2023) 52

Bảng 3.6: Số lượng đơn đặt hàng đúng và trễ hạn của Takahiro (2020-2023) 53

Bảng 3.7: Tình hình cơ sở vật chất của Takahiro (2020-2023) 61

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Giá trị mua hàng quốc tế của Takahiro (2020-2023) 36

Biểu đồ 3.2: Hình thức mua hàng quốc tế của Takahiro (2020-2023) 38

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu sản phẩm mua hàng quốc tế của Takahiro (2020-2023) 39

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu doanh thu của Takahiro (2020-2023) 43

Biểu đồ 3.5: Lợi nhuận kinh doanh của Takahiro giai đoạn 2020-2023 47

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ tăng của giá cả sản phẩm mua vào Takahiro (2020-2023) so với năm 2020 48

Biểu đồ 3.7: Biến động tỷ giá USD/VNĐ (2020-2023) 50

Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ sản phẩm nhập khẩu đạt yêu cầu của Takahiro (2020-2023) 51

Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ nhà cung cấp tiếp tục hợp tác với Takahiro (2020-2023) 57

Biểu đồ 3.10: Số lượng nhân viên văn phòng của Takahiro (2020-2023) 58

Biểu đồ 3.11: Cơ cấu trình độ nhân viên của Takahiro (2020-2023) 60

Trang 10

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát về Công ty Cổ phần Takahiro 7

Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Takahiro 9

Hình 1.3: Sơ đồ bộ máy phòng xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Takahiro 13

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết đại diện của Jensen và Meckling (1976) 22

Hình 2.2: Khung thẻ điểm cân bằng (BSC) của Kaplan và Norton (1996) 23

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu về hiệu quả hoạt động mua hàng của Kihanya (2015) 24

Hình 2.4: Nhân tố ảnh huởng đến hiệu quả hoạt động mua hàng (Triantafillou, 2007) 25

Hình 2.5: Những yếu tố đo lường hiệu quả mua hàng 26

Trang 11

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Giới thiệu kết cấu các chương 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 4

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 4

1.1.1 Thông tin tổng quan về Công ty 4

1.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty 4

1.1.2.1 Tầm nhìn 4

1.1.2.2 Sứ mệnh 4

1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển 5

1.1.4 Ngành nghề, chức năng kinh doanh và lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty 7

1.2 Tổ chức bộ máy quản lý 9

1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 9

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 9

1.2.2.1 Ban Giám Đốc 9

1.2.2.2 Phòng Kế Toán 9

1.2.2.3 Phòng Marketing 9

1.2.2.4 Phòng Thiết Kế 10

1.2.2.5 Phòng Hành Chánh Nhân Sự 10

1.2.2.6 Phòng Kinh Doanh 11

1.2.2.7 Phòng Xuất Nhập Khẩu 11

1.2.2.8 Phòng Kỹ Thuật 12

1.3 Tổ chức phòng Xuất Nhập Khẩu 13

1.3.1 Tổ chức bộ máy phòng Xuất Nhập Khẩu 13

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ 13

1.4 Kết quả kinh doanh nhà hàng của Công ty Cổ phần Thực phẩm Takahiro (2020-2023) 14

Trang 12

TỔNG KẾT CHƯƠNG 1 16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG QUỐC TẾ 17

2.1 Một số vấn đề về hiệu quả mua hàng quốc tế 17

2.1.1 Một số khái niệm 17

2.1.2 Ý nghĩa của phân tích hiệu quả hoạt động mua hàng 18

2.1.3 Yêu cầu của phân tích hoạt động mua hàng 20

2.2 Các lý thuyết và mô hình nghiên cứu về hiệu quả mua hàng quốc tế 21

2.2.1 Lý thuyết đại diện của Jensen và Meckling (1976) 21

2.2.2 Các nghiên cứu ứng dụng lý thuyết đại diện 21

2.3 Kinh nghiệm phát triển hoạt động mua hàng 27

2.3.1 Kinh nghiệm trong hoạt động mua hàng của Wallmart (Tradegecko, 2018) 27

2.3.2 Chiến lược quản lý hoạt động mua hàng của công ty Honda (Honda, 2016) 28

2.3.3 Bài học kinh nghiệm 29

2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất 30

TỔNG KẾT CHƯƠNG 2 32

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ MUA HÀNG QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TAKAHIRO 33

3.1 Tình hình mua hàng quốc tế tại Takahiro 33

3.1.1 Phương thức thanh toán 33

3.1.2 Giá trị mua hàng quốc tế 34

3.1.3 Hình thức mua hàng quốc tế 35

3.1.4 Cơ cấu sản phẩm mua hàng quốc tế 37

3.1.5 Cơ cấu thị trường mua hàng quốc tế 38

3.1.6 Nguồn lực tài chính 39

3.2 Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Takahiro 40

3.2.1 Phân tích doanh thu 40

3.2.2 Phân tích chi phí 42

3.2.3 Phân tích lợi nhuận 44

Trang 13

3.3 Phân tích hiệu quả mua hàng quốc tế của Công ty Cổ phần Thực phẩm

Takahiro (2020-2023) 46

3.3.1 Hiệu quả mua hàng 46

3.3.1.1 Phân tích chi phí 46

3.3.1.2 Phân tích chất lượng sản phẩm 49

3.3.1.3 Phân tích logistics 50

3.3.2 Năng lực mua hàng 53

3.3.2.1 Quy trình mua hàng quốc tế 53

3.3.2.2 Quản lý mua hàng 54

3.3.2.3 Nguồn nhân lực 56

3.3.2.4 Cơ sở vật chất 59

3.4 Đánh giá chung 59

3.4.1 Điểm mạnh 60

3.4.2 Điểm yếu 60

TỔNG KẾT CHƯƠNG 3 61

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TAKAHIRO 62

4.1 Thu thập, xử lý thông tin phục vụ công tác lên kế hoạch mua hàng quốc tế hóa đầu vào 62

4.2 Xây dựng mối quan hệ chiến lược và đa dạng hóa nhà cung cấp 63

4.3 Tuyển dụng thêm nhân viên cho phòng mua hàng 64

4.4 Quy trình tuyển chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics mới 65

4.5 Đầu tư hệ thống quản lý hoạt động mua hàng 67

4.6 Đánh giá và nâng cao năng lực của nhân viên mua hàng 69

TỔNG KẾT CHƯƠNG 4 71

PHẦN KẾT LUẬN 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

Tiếng Việt 74

PHỤ LỤC 77

Trang 14

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, vai trò của mua hàng đã trải qua sự thay đổi đáng kể từ một công

cụ chủ yếu thành một phần quan trọng trong chiến lược, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tổng thể và khả năng cạnh tranh của một công ty Với sự gia tăng của xu hướng chuyên môn hóa và toàn cầu hóa, vai trò của mua hàng trong hoạt động của một công

ty càng trở nên vô cùng quan trọng hơn Đây là một quá trình phức tạp yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ giữa các bộ phận khác nhau như bộ phận mua hàng, tài chính, kinh doanh, và quản lý chuỗi cung ứng để đạt được mục tiêu cuối cùng Quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng trong mọi tổ chức được coi là chìa khóa để có được lợi thế cạnh tranh,

và mua hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hình thành lợi thế này

Việt Nam đã từ lâu mở cửa cho quá trình hội nhập quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu phát triển mạnh mẽ Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam (2023), lượng hàng hóa nhập khẩu trong giai đoạn từ 2020 đến 2023 đã tăng trung bình khoảng 11,3% mỗi năm Sự gia tăng này mang đến thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong nước trong việc cạnh tranh và duy trì thị phần Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp nước ngoài khi các rào cản thương mại dần được nới lỏng, giúp họ dễ dàng tiếp cận và mở rộng thị trường tại Việt Nam

Tuy nhiên, đối với các công ty đa quốc gia (MNCs) hoạt động tại Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như biến động tỷ giá, chất lượng nguồn lao động và công nghệ Những yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh mà còn tạo áp lực lớn lên việc kiểm soát chi phí, đặc biệt là chi phí mua hàng quốc tế

Tương tự, Công ty Cổ phần Thực phẩm Takahiro cũng đang phải đương đầu với những thách thức này trong quá trình quản lý hiệu quả hoạt động mua hàng quốc

tế Những biến động trên thị trường cùng với các yếu tố nội tại đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tối ưu hóa chi phí và duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh của

công ty Vì vậy, tác giả đã quyết định chọn đề tài "Đánh giá và hoàn thiện các yếu

Trang 15

tố tác động đến hiệu quả hoạt động mua hàng quốc tế của Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Takahiro giai đoạn 2020-2023" để trình bày trong bài luận văn tốt nghiệp Đề

tài này nhằm mục tiêu đánh giá chi tiết tình hình thực tế về hiệu quả hoạt động mua hàng của Takahiro, từ đó đề xuất các giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động mua hàng quốc tế, đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của công ty trong thời gian tới

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của khóa luận là phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động mua hàng quốc tế của Công ty Cổ phần Thực phẩm Takahiro trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2023 Qua đó, cung cấp cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động mua hàng quốc tế của công ty trong tương lai

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

• Hệ thống các lý thuyết và mô hình thực nghiệm về hiệu quả mua hàng quốc

tế, xác định những yếu tố tác động đến hiệu quả mua hàng quốc tế của doanh nghiệp, là cơ sở để phân tích hiệu quả mua hàng quốc tế tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Takahiro

• Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động mua hàng quốc tế của Công ty Cổ phần Thực phẩm Takahiro trong giai đoạn 2020-2023

• Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mua hàng quốc tế của Công

ty Cổ phần Thực phẩm Takahiro trong thời gian tới

3 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, bài nghiên cứu này đã áp dụng một số phương pháp như sau:

• Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu: Tiến hành thu thập và xử lý các số

liệu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động mua hàng quốc tế

• Phương pháp kế thừa: Tác giả đã lựa chọn và kế thừa các kết quả nghiên cứu

trước đó có liên quan đến đề tài phân tích, nhằm cung cấp cơ sở lý thuyết để

Trang 16

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả mua hàng quốc tế của Công ty

Cổ phần Thực phẩm Takahiro trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2023

• Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh: Tổng hợp các dữ liệu thu thập

được về hoạt động mua hàng quốc tế của Công ty Cổ phần Thực phẩm Takahiro trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2023, sau đó tiến hành phân tích và so sánh với các tiêu chuẩn của ngành, từ đó đánh giá các điểm mạnh, hạn chế, xác định vấn đề và nguyên nhân gây ra vấn đề, nhằm đề xuất các giải pháp khắc phục

4 Phạm vi nghiên cứu

• Đối tượng nghiên cứu: Công ty Cổ phần Thực phẩm Takahiro tại văn phòng

công ty 180 Pasteur, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

• Thời gian nghiên cứu: Số liệu được thu thập năm 2024

5 Giới thiệu kết cấu các chương

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận gồm có bốn chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về phân tích hiệu quả hoạt động mua hàng quốc tế Chương 3: Phân tích hiệu quả mua hàng quốc tế tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Takahiro

Chương 4: Đề xuất giải pháp cải thiện hoạt động mua hàng quốc tế tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Takahiro

Trang 17

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

1.1.1 Thông tin tổng quan về Công ty

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN TAKAHIRO

Tên quốc tế: Takahiro Corporation

Tên viết tắt: Takahiro Corp

Mã số thuế: 0315827587

Trụ sở chính: 180 Pasteur, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt

Nam

Giấy phép kinh doanh số 0315827587 ngày 01 tháng 08 năm 2019

Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

1.1.2.2 Sứ mệnh

* Chất lượng thực phẩm:

Công ty cam kết sử dụng nguyên liệu tươi ngon, an toàn và đạt chuẩn chất lượng cao Mỗi món ăn tại Takahiro đều được chế biến từ những nguyên liệu nhập khẩu tốt nhất, kết hợp với kỹ thuật nấu ăn truyền thống của Nhật Bản và Thái Lan, đảm bảo mang đến hương vị đích thực và tinh tế

* Trải nghiệm khách hàng:

Trang 18

Tại Takahiro, khách hàng luôn là trọng tâm Công ty tạo ra một không gian

ẩm thực sang trọng, thoải mái và thân thiện Dịch vụ của công ty không chỉ chuyên nghiệp mà còn tận tâm, với mục tiêu làm hài lòng và vượt qua mong đợi của mỗi khách hàng

* Phát triển bền vững:

Công ty cam kết hoạt động kinh doanh một cách bền vững, bảo vệ môi trường

và đóng góp tích cực cho cộng đồng Từ việc sử dụng nguyên liệu xanh, thân thiện với môi trường đến việc tham gia các hoạt động xã hội, Takahiro luôn nỗ lực để trở thành một doanh nghiệp có trách nhiệm và gương mẫu

* Đội ngũ nhân viên:

Đội ngũ nhân viên là tài sản quý giá nhất của Takahiro Công ty không ngừng đầu tư vào việc đào tạo và phát triển nhân viên, giúp họ nâng cao kỹ năng, kiến thức

và tinh thần phục vụ Mỗi nhân viên tại Takahiro đều được khuyến khích phát huy tối

đa khả năng và cùng nhau xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, đoàn kết và sáng tạo

* Đổi mới và sáng tạo:

Takahiro luôn không ngừng đổi mới và sáng tạo trong từng món ăn và dịch

vụ Công ty không chỉ bảo tồn và phát triển những giá trị ẩm thực truyền thống mà còn mang đến những trải nghiệm ẩm thực mới mẻ, phù hợp với xu hướng hiện đại và

sở thích của khách hàng

1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Thực phẩm Takahiro được thành lập vào tháng 10 năm 2013

do ông Hồ Công Thiện sáng lập và làm đại diện trước pháp luật với chức vụ là Giám đốc Takahiro với ý nghĩa tượng trưng cho sự cao lớn, bền vững và mạnh mẽ với mong muốn công ty sẽ ngày càng phát triển lớn mạnh và bền vững

Công ty kinh doanh về lĩnh vực F&B (ngành dịch vụ nhà hàng), sở hữu chuỗi nhà hàng cao cấp với thương hiệu Sushi Hokkaido Sachi và nhiều thương hiệu khác mang đậm phong cách Nhật Bản Cùng với đội ngũ bếp trưởng đến từ Nhật với hơn

30 năm kinh nghiệm, và nguồn nhân lực đầu bếp với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề

Trang 19

Mục tiêu hoạt động của công ty là mang đến chuỗi nhà hàng Nhật chính thống

và đẳng cấp bậc nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thương hiệu đầu tiên được công ty cho ra mắt là Sushi Hokkaido Sachi Với chi nhánh đầu tiên chính thức khai trương vào cùng năm 2013 tại trung tâm thương mại Vincom Đồng Khởi Quận 1 đã đón nhận được rất sự ủng hộ và yêu mến từ quý khách hàng

Nhà hàng của công ty luôn sử dụng những nguyên liệu cao cấp tại địa phương được lựa chọn và vận chuyển nhanh chóng mỗi ngày bằng đường hàng không trực tiếp từ Nhật Bản Một số hải sản đặc biệt được vận chuyển, nuôi sống trong hồ nước lạnh trước khi chế biến tại nhà hàng đảm bảo tươi ngon nhất Tất cả đều được chế biến bởi đội ngũ đầu bếp người Nhật với 20 - 30 năm kinh nghiệm, đảm bảo sẽ luôn phục vụ với chất lượng tốt nhất, ngon nhất với giá cả phải chăng

Vì những lẽ đó nên nhà hàng nhận được rất nhiều sự yêu mến và ủng hộ nồng nhiệt từ khách hàng Đến năm 2014, 2015 và 2016, thêm ba chi nhánh mới được đặt tại Đông Du, Nguyễn Trãi, Saigon Centre - Takashimaya lần lượt ra đời, đánh dấu bước trưởng thành và phát triển của thương hiệu Sushi Hokkaido Sachi Và cho đến nay đã có tổng cộng 9 chi nhánh tại TPHCM được ra đời Bên cạnh đó công ty cũng

đã nhận được sự đầu tư từ rất nhiều công ty khác nhau

Ngoài ra, công ty còn sở hữu một số thương hiệu nhà hàng Nhật nổi tiếng khác

có thể kể đến như là Sushisen, Ramen Bankara, Tamoya Udon, Tokyo Sundubu, Botejyu, Gourmet Yatai, Asanoha,…

Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát về Công ty Cổ phần Thực phẩm Takahiro

Trang 20

Tất cả chuỗi nhà hàng của công ty đều vinh dự được nằm trong top những nhà hàng Nhật nổi tiếng và được yêu thích nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh

1.1.4 Ngành nghề, chức năng kinh doanh và lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty

4633

Bán buôn đồ uống Chi tiết: Bán buôn đồ uống có cồn, đồ uống không có cồn

4653

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp Chi tiết: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông - lâm nghiệp

Trang 21

4659 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

Hoạt động thiết kế chuyên dụng

Chi tiết: Hoạt động trang trí nội, ngoại thất; Thiết kế, trang trí cửa hàng ăn uống, nhà hàng; Thiết kế, trang trí phòng karaoke, quán bar, câu lạc bộ beer club; Thiết kế, trang trí sân khấu, gian hàng; Thiết kế, trang trí sân vườn, ban công; Thiết kế đồ họa; Thiết kế logo; Thiết kế thương hiệu; Thiết kế thời trang (trừ thiết kế xây dựng công trình)

4722 Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh

4723 Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh

Trang 22

1.2 Tổ chức bộ máy quản lý

1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Takahiro

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

1.2.2.1 Ban Giám Đốc

Chức năng: Chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động kinh doanh

của công ty

Nhiệm vụ: Trực tiếp điều hành và quản lý mọi hoạt động, lĩnh vực công tác của công

ty

1.2.2.2 Phòng Kế Toán

Chức năng: Tham gia vào các công tác kế toán và các vấn đề liên quan đén tình hình

tài chính của công ty

Nhiệm vụ:

• Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách kịp thời, đầy đủ và đảm

bảo hoạc động kinh doanh theo đúng Luật kế toán, các nghị định, thông tư và

chuẩn mực kế toán

• Kiểm kê hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của các nhà hàng

• Kiểm tra, đối chiếu công nợ khách hàng, các khoản phải thu, phải trả

• Thu thập, tổng hợp số liệu và lập các báo cáo tài chính, báo cáo thuế và các

báo cáo liên quan khác theo quy định

Trang 23

• Xây dựng hình ảnh, phát triển thương hiệu

• Nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm

• Tham mưu cho Giám đốc công ty về các chiến lược marketing, sản phẩm, khách hàng

Chức năng: Tham mưu, tư vấn cho các nhà quản lý doanh nghiệp về những vấn đề

liên quan đến công tác thiết kế Bên cạnh đó, phòng thiết kế còn là bộ phận chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý công tác thiết kế của công ty

Nhiệm vụ:

• Nghiên cứu, cập nhật xu hướng thị trường và các phần mềm chương trình thiết

kế và đưa ra các đề nghị, đề xuất các ý tưởng thiết kế

• Phụ trách việc thiết kế menu, voucher, các chương trình khuyến mãi, các bài đăng trên các fanpage, website cho chuỗi nhà hàng của công ty

1.2.2.5 Phòng Hành Chánh Nhân Sự

Bộ phận Nhân sự

Chức năng: Đảm nhận các công việc liên quan đến xây dựng, phát triển nguồn nhân

lực để đảm bảo công ty hoạt động liên tục và có hiệu quả

Nhiệm vụ:

• Đăng thông tin tuyển dụng, tìm kiếm ứng viên và lên lịch phỏng vấn

• Cập nhật dữ liệu, lưu trữ hồ sơ chứng từ nhân sự của công ty

• Đảm nhận việc quản lý nhân sự, chính sách, lương, thưởng và các phúc lợi dành cho nhân viên Phụ trách theo dõi chấm công và tính lương cho nhân viên

và giải quyết các vấn đề có liên quan

Bộ phận Đào tạo

Trang 24

Chức năng: Phụ trách việc đào tạo, hướng dẫn nhân viên mới về văn hóa công ty,

các chính sách và chế độ đãi ngộ

Nhiệm vụ:

• Sắp xếp lịch đào tạo, lên chương trình đào tạo

• Đứng lớp giảng dạy hội nhập văn hóa, các chính sách, quy định của công ty

• Thường xuyên luân chuyển làm việc ở văn phòng và các nhà hàng để đào tạo, hướng dẫn nhân viên

1.2.2.6 Phòng Kinh Doanh

Chức năng: Là trung tâm của hoạt động doanh nghiệp, phòng kinh doanh đóng vai

trò quan trọng trong việc nghiên cứu, phát triển và phân phối sản phẩm Chức năng của phòng này là tạo ra kế hoạch phát triển doanh số và lợi nhuận tổng thể cho công

ty Đồng thời, phòng kinh doanh cũng là điểm kết nối giữa các bộ phận khác như Marketing, Sales,… để đảm bảo sự hài hòa và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

• Hợp tác với ban Marketing để đề xuất các chiến dịch quảng cáo nhằm tiếp cận

và tăng cường nhận thức về thương hiệu, đồng thời tăng doanh số bán hàng

• Lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động nhằm tăng cường lòng tin của khách hàng vào công ty, cũng như duy trì và mở rộng cơ sở khách hàng

1.2.2.7 Phòng Xuất Nhập Khẩu

Chức năng: Quản lý và thực hiện các hoạt động liên quan đến nhập khẩu hàng hóa,

kiểm soát, điều phối toàn bộ quá trình cung ứng của doanh nghiệp

Nhiệm vụ:

Trang 25

• Tìm kiếm nhà cung cấp

• Liên hệ nhà cung cấp để hỏi hàng, xin báo giá

• Phân tích báo giá nhận được, dự toán các chi phí nhập khẩu (phí vận tải, thuế nhập khẩu…)

• Soạn thảo Hợp đồng ngoại thương và đàm phán về các điều khoản hợp đồng

• Chuẩn bị các chứng từ thanh toán (mở L/C, chuyển tiền )

• Làm việc cùng các đối tác logistics để tiến hành khai báo hải quan và thực hiện các công việc cần thiết về vận tải để đưa hàng về kho

• Kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hóa khi hàng nhập kho

• Theo dõi chất lượng hàng hóa trong quá trình sử dụng và phản hồi nhà cung cấp

• Thực hiện thanh toán công nợ cho nhà cung cấp và đối tác logistics

• Theo dõi hàng tồn kho và định mức sử dụng để tiến hành lên kế hoạch đặt hàng

1.2.2.8 Phòng Kỹ Thuật

Bộ phận An toàn lao động

Chức năng: Tham mưu, giúp người sử dụng lao động trong việc tổ chức thực hiện,

kiểm tra, giám sát việc thực hiện các vấn đề liên quan đến an toàn lao động

Nhiệm vụ:

• Thường xuyển kiểm tra hệ thống an toàn điện, kiểm tra các thiết bị, máy móc, công cụ dụng cụ của các cửa hàng và văn phòng

• Phối hợp với Bộ phận Đào tạo để đứng lớp training về các biện pháp đảm bảo

an toàn lao động cho nhân viên công ty

• Phối hợp với các bộ phận có liên quan tiến hành xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ trong

cơ sở lao động

Bộ phận IT

Chức năng: đảm bảo hệ thống máy móc, thiết bị, công nghệ thông tin của công ty

luôn hoạt động ổn định, góp phần hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản trị,… của công ty được dễ dàng và hiệu quả

Trang 26

1.3.1 Tổ chức bộ máy phòng Xuất Nhập Khẩu

Hình 1.3: Sơ đồ bộ máy phòng Xuất Nhập Khẩu tại Takahiro

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ

Trưởng phòng XNK: Chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành toàn bộ hoạt động của

phòng mua hàng, bao gồm việc đề xuất chiến lược, lên kế hoạch mua hàng và quản

lý nhân sự

Giám sát: Hỗ trợ Giám đốc trong việc quản lý các hoạt động mua hàng quốc tế và

quản lý nhà cung cấp Chịu trách nhiệm giám sát các bộ phận và nhóm làm việc dưới

sự chỉ đạo của họ

Nhân viên mua hàng: Đảm nhận trách nhiệm tìm kiếm, đánh giá và mua các mặt

hàng, dịch vụ và nguyên vật liệu cần thiết cho doanh nghiệp Họ cũng phải thực hiện

Trưởng phòng XNK

Giám sát mua hàng đường hàng không

Nhân viên mua hàng

đường hàng không

Nhân viên quản lý đơn đặt hàng đường hàng không

Giám sát mua hàng đường biển

Nhân viên mua hàng đường biển

Nhân viên quản lý đơn đặt hàng đường

biển

Trang 27

các cuộc đàm phán về giá cả và các điều khoản hợp đồng với các nhà cung cấp Đồng thời, theo dõi quá trình vận chuyển và đảm bảo thời gian giao hàng

Nhân viên Quản lý đơn đặt hàng: Chịu trách nhiệm quản lý quá trình đặt hàng, bao

gồm việc làm việc với bộ phận Kế toán, Kho theo dõi lượng hàng tồn kho và báo cáo với trưởng phòng để lên kế hoạch đặt hàng, theo dõi quá trình vận chuyển và đảm bảo thời gian hàng về kho

1.4 Kết quả kinh doanh nhà hàng của Công ty Cổ phần Thực phẩm Takahiro (2020-2023)

Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Takahiro 2023), được thể hiện ở các tiêu chí như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, cụ thể như bảng 1.1

(2020-Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh nhà hàng của Takahiro (2020-2023)

Giá trị

(Tỷ đồng)

Thay đổi (%)

Giá trị (Tỷ đồng)

Thay đổi (%)

Giá trị (Tỷ đồng)

Thay đổi (%)

Giá trị (Tỷ đồng)

Thay đổi (%) Doanh

Trang 28

Nhìn chung, tình hình kinh doanh nhà hàng của Takahiro từ năm 2020 đến năm 2023 đều tăng Điều này chứng tỏ công ty đang không ngừng phát triển và tận dụng cơ hội

để mở rộng quy mô kinh doanh

Trang 29

TỔNG KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã cung cấp một cái nhìn tổng quát về Công ty Cổ phần Thực phẩm

Takahiro, bao gồm các chi tiết cụ thể về tên, thông tin liên hệ, quy mô công ty, lịch

sử phát triển và lĩnh vực hoạt động Ngoài ra, tác giả còn đi sâu vào phân tích cơ cấu

tổ chức, sự phân công nhiệm vụ của các phòng ban, và tổ chức bộ máy phòng Xuất

Nhập Khẩu Mục tiêu của chương 1 là đưa ra một cái nhìn toàn diện về quy mô và cơ

cấu tổ chức của công ty, đồng thời đánh giá cụ thể tình hình hoạt động của bộ phận

Xuất Nhập Khẩu, là bộ phận chủ chốt đảm nhiệm việc mua hàng của công ty

Trang 30

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG MUA HÀNG QUỐC TẾ

2.1 Một số vấn đề về hiệu quả mua hàng quốc tế

2.1.1 Một số khái niệm

Mua hàng quốc tế là quy trình mà doanh nghiệp tiến hành thu mua hàng hóa,

dịch vụ, năng lực và kiến thức từ các nhà cung cấp nước ngoài theo yêu cầu của doanh nghiệp, đảm bảo sự hợp lý về nguồn cung ứng, chất lượng, số lượng, giá cả và thời điểm giao hàng nhằm duy trì và hỗ trợ các hoạt động kinh doanh chính của công ty (Giunipero và cộng sự, 2006; Hines, 2006; Porter, 1998; Triantafillou, 2007; Van, 2000) Theo Mangan và cộng sự (2008), mua hàng là một quá trình xác định bao gồm các bước tìm nguồn cung, thu mua và tất cả các hoạt động từ việc xác định các nhà cung cấp tiềm năng đến giao hàng cho người tiêu dùng cuối cùng

Theo Lydia và cộng sự (2017) thì mua hàng quốc tế là việc tìm kiếm và thu mua hàng hóa, dịch vụ và các nguồn lực khác trên quy mô toàn cầu nhằm đáp ứng nhu cầu và cải thiện vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp Quy trình này không chỉ dừng lại ở hoạt động thu mua mà còn bao gồm các chiến lược như tối ưu hóa chi phí, phát triển mạng lưới nhà cung cấp, thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu, và thực hiện các chiến lược hợp tác để nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường

Về hiệu quả mua hàng quốc tế Drumond (1991) chỉ ra rằng hệ thống đo lường

hiệu quả hoạt động mua hàng có thể tập trung vào kết quả mua hàng, hiệu quả mua hàng hoặc cả hai Kết quả thường tập trung chủ yếu vào giảm chi phí và thời gian xử

lý đơn hàng, trong khi hiệu quả mua hàng được xác định dưới dạng các yếu tố như mối quan hệ với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm được mua Svahn (2009) chỉ

ra rằng hoạt động mua hàng có hai chức năng chính liên quan đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mua hàng: kết quả mua hàng và hiệu quả hoạt động mua hàng Kết quả liên quan đến chiến lược giá cả và giảm chi phí trong các quan hệ cung ứng, còn hiệu quả liên quan đến việc nâng cao và định hướng giá trị cho toàn bộ công

ty (Macbeth, 1994; Axelsson và Wynstra, 2002)

Trang 31

Phân tích hiệu quả hoạt động mua hàng là quá trình đánh giá toàn diện các hoạt động và đo lường kết quả của quá trình mua hàng, từ đó đề xuất các giải pháp

và định hướng nâng cao hiệu quả của hoạt động mua hàng trong doanh nghiệp (Peyrard, 2005)

2.1.2 Ý nghĩa của phân tích hiệu quả hoạt động mua hàng

- Mục tiêu của hoạt động mua hàng: Sự biến đổi nhanh chóng và khó lường của môi

trường kinh doanh ngày nay khiến cho việc thiết lập các tiêu chuẩn cho hoạt động mua hàng trở nên không còn phù hợp đối với nhiều doanh nghiệp Baily và cộng sự (2005) đã đưa ra mục tiêu của hoạt động mua hàng bao gồm:

+ Đáp ứng nhu cầu của tổ chức bằng cách cung cấp nguyên vật liệu và dịch vụ chất lượng cao

+ Đảm bảo tính liên tục của nguồn cung thông qua việc duy trì mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp hiện tại và phát triển thêm các nguồn cung mới để đáp ứng nhu cầu mới hoặc dự kiến

+ Đảm bảo mua hàng với chi phí tối ưu nhất nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi

để xác định giá hàng bán

+ Thiết lập mối quan hệ hợp tác với các bộ phận khác và cung cấp thông tin, tư vấn cần thiết để vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả

+ Phát triển và kết hợp các nguồn lực như nhân sự, chính sách, quy trình và tổ chức

để đạt được những mục tiêu đã đề ra

- Vai trò của mua hàng:

+ Tối ưu hóa chi phí: Tại một số doanh nghiệp, chi phí mua hàng thường chiếm tỉ

trọng lớn trong tổng chi phí của công ty nên để tối ưu hóa được hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ giảm chi phí mua hàng trong từng giao dịch cụ thể, mà còn cần xem xét tổng thể chi phí mua hàng theo thời gian và liên kết với các giao dịch khác Các chi phí này phụ thuộc vào hành vi mua hàng, tình trạng và khả năng của nhà cung cấp Vì vậy, hoạt động mua hàng có thể tinh chỉnh hàng hóa hoặc dịch vụ đã mua để phù hợp hơn với nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp

+ Khả năng khai phá: Tầm quan trọng của hoạt động mua hàng nổi bật qua việc

doanh nghiệp ngày càng chuyên sâu hơn và dựa nhiều hơn vào nhà cung cấp để đạt

Trang 32

được sự phát triển và sáng tạo trong các lĩnh vực bên ngoài chuyên môn của mình Hoạt động này cần tham gia sớm vào quá trình Nghiên cứu và Phát triển (R&D) để tìm kiếm nguồn cung cấp hiệu quả cho sản phẩm chất lượng và tiếp cận với khả năng của các nhà cung cấp

+ Quản lý thời gian và không gian: Quản lý thời gian và không gian trong hoạt động

mua hàng đòi hỏi mỗi quyết định mua hàng phải được thực hiện đúng lúc và đúng địa điểm cụ thể Điều này bao gồm cả các giao dịch mua hàng đã diễn ra trong quá khứ

và sẽ diễn ra trong tương lai, cũng như các giao dịch mua hàng song song khác Về khía cạnh thời gian, việc hướng tới lợi ích dài hạn từ khả năng của nhà cung cấp là

vô cùng quan trọng, vì các khoản đầu tư ban đầu sẽ sinh lời theo thời gian Về khía cạnh không gian, việc liên kết các mặt hàng với một nhà cung cấp nhằm giảm số lượng đối tác và tận dụng lợi thế kinh tế từ quy mô là một chiến lược hiệu quả Để đảm bảo quá trình tối ưu hóa và phát triển này đạt hiệu quả cao, việc khuyến khích kết nối với nhiều nhà cung cấp khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tối ưu hóa mạng lưới cung ứng và nâng cao hiệu suất là cần thiết (Gadde và cộng sự, 2010)

- Sự quan trọng của hoạt động mua hàng:

Từ đầu những năm 1980, Baily và đồng nghiệp đã khẳng định tầm quan trọng của hoạt động mua hàng với câu nói nổi tiếng: "Tiết kiệm 1% chi phí mua hàng tương đương với tăng 10% doanh số bán hàng" Điều này chứng tỏ rằng các công ty có thể gia tăng lợi nhuận bằng cách áp dụng các chiến lược mua hàng hiệu quả thay vì chỉ tập trung vào việc thúc đẩy bán hàng Quan điểm này đã thay đổi hoàn toàn cách các công ty xây dựng hệ thống giá trị của mình, và bằng cách tối ưu hóa quá trình mua hàng, các công ty có thể đạt được giá trị quản lý tài chính và hoạt động nội bộ lớn hơn

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy trung bình 60% doanh thu từ bán hàng được chi vào chi phí vật liệu (Tiersten, 1989), minh chứng cho sự phụ thuộc lớn vào chi phí nguyên vật liệu và hoạt động mua hàng Phân tích hiệu quả của hoạt động cung cấp

cơ sở cho tổ chức để đánh giá mức độ phát triển của mình đối với các mục tiêu đã đề

ra, xác định các điểm mạnh và yếu, và hướng các chiến lược tương lai với mục tiêu cải thiện hiệu quả Điều này cho thấy phân tích hiệu quả mua hàng không chỉ là một

Trang 33

bước cuối cùng mà là một công cụ để kiểm soát và giám sát chức năng mua hàng trong tổ chức (Lardenoije, Van Raaij, và Van Weele, 2005)

Nghiên cứu của Batenburg và đồng nghiệp (2004) cũng chỉ ra rằng việc phân tích hiệu quả hoạt động mua hàng mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức như giảm chi phí, tăng lợi nhuận, đảm bảo nguồn cung, cải thiện chất lượng và nâng cao sức cạnh tranh

2.1.3 Yêu cầu của phân tích hoạt động mua hàng

Theo Ruth Sara Aguilar (2004), để công tác phân tích hiệu quả hoạt động mua

hàng có ý nghĩa thiết thực và làm cơ sở tham khảo cho các nhà quản lý đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp, công việc phân tích hoạt động mua hàng cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Tính đầy đủ: Nội dung và kết quả của phân tích phụ thuộc vào mức độ toàn diện

của các tài liệu hỗ trợ, bao gồm việc tính toán tất cả các chỉ tiêu cần thiết để đánh giá chính xác đối tượng cần phân tích

- Tính chính xác: Sự chính xác của các dữ liệu được thu thập cũng như sự đúng đắn

trong việc lựa chọn phương pháp và các chỉ tiêu sử dụng để phân tích tác động rất lớn vào chất lượng của quá trình phân tích

- Tính kịp thời: Sau mỗi chu kỳ hoạt động kinh doanh, việc tổ chức phân tích và đánh

giá tình hình hoạt động, cũng như kết quả và hiệu quả của hoạt động mua hàng là rất quan trọng Điều này giúp nhận ra các điểm mạnh và yếu trong hoạt động kinh doanh,

từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp để cải thiện và phát triển kết quả trong chu kỳ kinh doanh tiếp theo

Trang 34

2.2 Các lý thuyết và mô hình nghiên cứu về hiệu quả mua hàng quốc tế

2.2.1 Lý thuyết đại diện của Jensen và Meckling (1976)

Lý thuyết đại diện, được Jensen và Meckling (1976) đưa ra, mô tả mối quan

hệ giữa chủ sở hữu (principal) và các bên đại diện khác (agent), chẳng hạn như quản

lý của công ty hoặc nhà cung cấp

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết đại diện của Jensen và Meckling (1976)

(Nguồn: Jensen và Meckling (1976))

Mối quan hệ mua hàng là một hợp đồng trong đó một hoặc nhiều người được

ủy quyền bên phía người mua (principal) giao phó nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quyết định cho nhà cung cấp (agent) Đổi lại, nhà cung cấp nhận được thù lao cho những công sức của mình, trong khi người mua khai thác nguồn lực và năng lực của nhà cung cấp Sự phân công lao động này giúp nhà cung cấp tăng cường chuyên môn trong lĩnh vực của họ, đồng thời thông qua việc chia sẻ với người mua giúp họ giảm thiểu được rủi ro trong quá trình phân phối hàng hóa

2.2.2 Các nghiên cứu ứng dụng lý thuyết đại diện

Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động mua hàng ứng dụng lý thuyết đại diện

đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu và học giả trong những năm gần đây Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào hai hướng chính: phương pháp đánh giá hiệu quả mua hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình mua hàng

Nhà cung cấp

Thuê và ủy quyền

Người mua

Thi hành

Trang 35

- Khung Thẻ Điểm Cân Bằng (BSC) của Kaplan và Norton (1996): Thẻ Điểm Cân

Bằng (BSC) là một hệ thống quản lý giúp các tổ chức xác định tầm nhìn chiến lược

và chuyển đổi nó thành các hành động cụ thể BSC được Kaplan và Norton phát triển lần đầu tiên vào năm 1996, dựa trên nền tảng của lý thuyết đại diện Hình 2.2 minh họa mối liên hệ giữa các khía cạnh khác nhau trong BSC

Hình 2.2: Khung thẻ điểm cân bằng (BSC) của Kaplan và Norton (1996)

(Nguồn: Kaplan và Norton (1996)) BSC cung cấp thông tin phản hồi về các quy trình kinh doanh nội bộ và các yếu tố bên ngoài, nhằm liên tục nâng cao hiệu suất Việc đo lường hiệu suất theo BSC được xây dựng dựa trên bốn khía cạnh cân bằng: tài chính, quy trình kinh doanh nội

bộ, khách hàng, và học hỏi và phát triển Hệ thống này không chỉ đo lường hiệu quả hoạt động từ góc độ tài chính mà còn bao gồm các khía cạnh phi tài chính quan trọng khác, cần thiết cho sự phát triển trong tương lai (Kaplan & Norton, 1996)

- Mô hình của Kihanya (2015)

Dựa trên lý thuyết đại diện, nghiên cứu của Kihanya và cộng sự (2015) nhấn mạnh vai trò quan trọng của hoạt động mua hàng trong tổ chức Những phát hiện từ nghiên cứu này cho thấy mua hàng chiến lược giúp tổ chức đạt được lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh Để đáp ứng các tiêu chuẩn hiệu quả mà doanh nghiệp mong muốn trong hoạt động mua hàng, cần phải xem xét các yếu tố như: chất lượng hàng hóa, chi phí hàng hóa, mối quan hệ với nhà cung cấp, vận chuyển hàng

Tầm nhìn và chiến lược

Tài chính

Quá trình nội bộ

Học tập

và phát triểnKhách

hàng

Trang 36

hóa và dịch vụ kịp thời, cũng như kế hoạch mua hàng hiệu quả Mô hình nghiên cứu này được trình bày ở hình 2.3

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu về hiệu quả hoạt động mua hàng của Kihanya (2015)

(Nguồn: Kihanya (2015)) Kihanya và cộng sự (2015) cho rằng các công ty cạnh tranh phải không ngừng

nỗ lực để cung cấp sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ xuất sắc bằng cách gia tăng giá trị cho chuỗi cung ứng Tác giả lập luận rằng nếu một tổ chức giảm thời gian chờ (lead-time) và giao hàng nhanh chóng, năng lực cạnh tranh của công ty sẽ được nâng cao đáng kể Trong chuỗi cung ứng, tốc độ cung cấp hàng hóa và độ tin cậy là những yếu tố quan trọng để tạo ra sự khác biệt và tăng lợi nhuận Hai yếu tố này là thước đo tốt về hiệu quả tổng thể của chuỗi cung ứng Các yếu tố như: thời gian chờ, thời gian giao hàng và giao hàng đúng hạn đều là các chỉ số đo lường quan trọng vì chúng ảnh hưởng lớn đến chất lượng quản lý chuỗi cung ứng Việc giảm thiểu thời gian chờ giúp rút ngắn thời gian từ khi vấn đề phát sinh đến khi được phát hiện Thời gian chờ càng ngắn thì khả năng xác định nguyên nhân gốc rễ càng cao, từ đó thực hiện các biện pháp khắc phục hiệu quả Điều này dẫn đến tăng công suất và số lượng hàng hóa mua thành công Hơn nữa, công ty có thể sử dụng thời gian chờ ngắn để tăng giá sản phẩm (Kihanya et al., 2015)

- Mô hình của Triantafillou (2007)

Theo Triantafillou (2007), việc phân bổ nguồn lực, lập kế hoạch mua hàng, quản lý hợp đồng và năng lực của nhân viên có tác động tích cực đến hiệu quả mua hàng của doanh nghiệp Lập kế hoạch đảm bảo rằng các nguồn lực hiện có được sử dụng một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu mua hàng tổng thể Việc có một kế hoạch mua hàng đảm bảo rằng các hoạt động mua hàng được thực hiện đúng cách và

Hiệu quả hoạt động mua hàng

Chi phí hàng

hóa

Chất lượng hàng hóa

Mối quan hệ với nhà cung cấp Vận chuyển hàng hóa

Kế hoạch mua hang

Trang 37

phù hợp với các mục tiêu ban đầu, từ đó nâng cao cả kết quả và hiệu quả trong việc thực hiện kế hoạch mua hàng đã đề ra

Hình 2.4: Nhân tố ảnh huởng đến hiệu quả hoạt động mua hàng (Triantafillou, 2007)

(Nguồn: Triantafillou (2007)) Nghiên cứu kết luận rằng năng lực của nhân viên và phân bổ nguồn lực là những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động mua hàng Năng lực của nhân viên được đo lường dựa trên đào tạo, động lực, kỹ năng đàm phán, sáng tạo,

kỹ năng giao tiếp, khả năng phân tích và triển khai của họ Yếu tố phân bổ nguồn lực được đánh giá dựa trên mức độ phù hợp của các nguồn lực, tính linh hoạt trong phân

bổ ngân sách để thích ứng với thay đổi trong môi trường kinh tế, và đấu thầu dựa trên

sự sẵn có của nguồn lực

- Mô hình đo lường hiệu quả hoạt động mua hàng của Van Weele (2010)

Van Weele (2010) chia hiệu quả mua hàng thành các yếu tố bao gồm chi phí, chất lượng, hậu cần và năng lực mua hàng trong bối cảnh quy mô tổ chức Các phương pháp đo lường hiệu quả khác nhau có thể được áp dụng để đánh giá hiệu suất mua hàng quốc tế một cách liên tục hoặc ngẫu nhiên Do đó, hiệu quả mua hàng có thể được định nghĩa là khả năng thực hiện các mục tiêu đã đề ra với việc tiêu tốn tối thiểu tài nguyên của công ty (ví dụ: chi phí) Mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động mua hàng của Van Weele (2010) được minh họa ở hình 2.5

Hình 2.5: Những yếu tố đo lường hiệu quả mua hàng

Kế hoạch mua hàng Thủ tục mua hàng

Phân bổ nguồn lực Năng lực nhân viên

Hiệu quả hoạt động

mua hàng

Trang 38

(Nguồn: Van Weele (2010)) Các yếu tố được Van Weele diễn giải như sau:

có chi phí thấp hơn, hoặc đàm phán một mức giá thấp hơn với nhà cung cấp hiện tại

- Yếu tố sản phẩm

Hiệu quả của hoạt động mua hàng về mặt sản phẩm được thể hiện qua chất lượng của các sản phẩm được mua Khi các thông số kỹ thuật của sản phẩm đã được các kỹ sư giải quyết, nhiệm vụ của bộ phận mua sắm là đảm bảo rằng các sản phẩm được mua và vận chuyển theo các thông số kỹ thuật đã thỏa thuận Các chỉ số thường

Đo lường hiệu quả

mua hàng

Kết quả mua hàng

Giá cả

Chất lượng sản phẩm

Logistics

Năng lực mua hàng Tổ chức

Nguồn nhân lựcQuản lý

Quy trình

Cơ sở vật chất

Trang 39

xuyên được sử dụng bao gồm tỷ lệ hàng hóa bị từ chối, số lượng nhà cung cấp được phê duyệt, số lượng nhà cung cấp được chứng nhận và số lượng thỏa thuận chất lượng với nhà cung cấp Những chỉ số này chỉ ra mức độ công ty đảm bảo chất lượng hàng hóa từ các nhà cung cấp

- Yếu tố logistics

Yếu tố này tập trung vào trách nhiệm của bộ phận mua hàng trong việc nâng cao hiệu quả lưu thông hàng hóa và dịch vụ thông qua:

+ Kiểm soát và xử lý đơn đặt hàng một cách chính xác và kịp thời: Các biện pháp áp

dụng bao gồm thời gian chờ mua trung bình, số lượng đơn đặt hàng và số lượng đơn hàng tồn đọng Những tính năng chính để cải thiện bao gồm hệ thống đặt hàng điện

tử và giới thiệu các giải pháp thương mại điện tử cho khách hàng cũng như nhà cung cấp nội bộ

+ Kiểm soát việc cung cấp hàng hóa đúng hạn của các nhà cung cấp: Các biện pháp

thường được sử dụng bao gồm độ tin cậy trong giao hàng của nhà cung cấp, số lượng đơn hàng bị hao hụt và số lượng giao hàng đúng hạn (JIT) Những biện pháp này phản ánh mức độ kiểm soát dòng hàng hóa của doanh nghiệp

+ Kiểm soát số lượng giao hàng so với kế hoạch: Trong yếu tố này, hoạt động mua

hàng chịu trách nhiệm về mức tồn kho Các phép đo thường sử dụng bao gồm tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho, số lần giao hàng vượt hoặc dưới mức kế hoạch và giá trị đơn hàng trung bình

- Yếu tố tổ chức

Theo Van Weele (2010), khía cạnh này bao gồm các nguồn lực chính được sử dụng để đạt được mục tiêu của chức năng mua hàng, cụ thể như sau:

+ Nhân viên mua hàng: Vai trò của đội ngũ nhân sự trong hiệu quả hoạt động mua

hàng là rất quan trọng, là yếu tố quyết định đến sự thành bại của bộ phận và cả công

ty Nhân viên mua hàng cần có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực và nguyên vật liệu được giao phó, cũng như kinh nghiệm và nền tảng kiến thức kinh doanh tốt để có thể

dự báo và phân tích sự biến động của thị trường

+ Quản lý mua hàng: Điều này liên quan đến cách quản lý nguồn cung của công ty,

bao gồm quản lý thời gian nhập hàng, tỷ lệ đơn hàng hoàn thành đầy đủ và kỹ năng,

Trang 40

kinh nghiệm của nhân viên trong việc quản lý quan hệ với nhà cung cấp và đảm bảo chất lượng hàng hóa được mua

+ Quy trình và hướng dẫn mua hàng: Yếu tố này liên quan đến các quy trình và hướng

dẫn làm việc cho nhân viên mua hàng và nhà cung ứng nhằm đảm bảo công việc được thực hiện một cách hiệu quả nhất

+ Cơ sở vật chất trong hoạt động mua hàng: Điều này đề cập đến các hoạt động

nhằm cải thiện hệ thống thông tin hỗ trợ nhân viên mua hàng và các nhân viên khác trong công việc hàng ngày, tạo ra các thông tin quản lý quan trọng về hiệu quả mua hàng

2.3 Kinh nghiệm phát triển hoạt động mua hàng

2.3.1 Kinh nghiệm trong hoạt động mua hàng của Wallmart (Tradegecko, 2018)

Walmart, được thành lập vào năm 1962 bởi Sam Walton tại Bentonville, Arkansas, đã phát triển vượt bậc để trở thành một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất và có doanh thu trên 500 tỷ đô la Mỹ Tính đến nay, Walmart điều hành hơn 11.000 cửa hàng tại 27 quốc gia dưới 56 tên thương hiệu khác nhau, bao gồm Walmart

ở Hoa Kỳ và Canada, Asda ở Vương quốc Anh, Seiyu Group tại Nhật Bản, và Best Price ở Ấn Độ

Tập đoàn này nổi tiếng với chính sách giá cả phải chăng, cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng thông qua chiến lược "Giá thấp mỗi ngày" (Everyday Low Prices - EDLP) Walmart đạt được điều này nhờ vào hệ thống quản lý chuỗi cung ứng cực kỳ hiệu quả, đàm phán mạnh mẽ với nhà cung cấp, và quy mô mua sắm lớn Sử dụng mô hình kinh doanh giữ tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh và dựa vào khối lượng bán hàng để tạo ra sự khác biệt, đồng thời giữ chi phí hoạt động

ở mức thấp nhất có thể, Walmart đã vươn lên dẫn đầu trong thị trường bán lẻ Họ có thể tiếp tục cung cấp giá thấp nhờ vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là hiệu quả từ hoạt động mua hàng

Ngày đăng: 20/12/2024, 15:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w