HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN Đề tài: Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN
BỘ MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Hà
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hải Đăng
MSSV: 31221023139
TP Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 1 năm 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
Đề tài: Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới Anh (Chị) hãy vận dụng lý luận này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân.
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Hà
Mã lớp học phần: 22C1PHI51002338
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hải Đăng
Khóa – Lớp: K48 – KE002
MSSV: 31221023139
TP Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 1 năm 2023
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài: 1
2 Mục đích đối tượng nghiên cứu của đề tài: 1
3 Phạm vi nghiên cứu: 1
4 Phương pháp nghiên cứu: 1
1 Phép biện chứng duy vật 2
2 Quy luật lượng – chất theo Triết học Mác – Lênin 3
2.1 Vai trò của quy luật 3
2.2 Các khái niệm và nội dung của quy luật 3
2.2.1 Khái niệm chất và lượng 3
2.2.2 Quan hệ giữa chất và lượng 3
2.2.3 Khái niệm độ, điểm nút và bước nhảy 4
2.3 Ý nghĩa của phương pháp luận 4
3 Vận dụng lý luận vài đời sống thực tiễn 5
Tài liệu tham khảo 7
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Triết học Mác – Lênin đóng vai trò hết sức quan trọng trong chương trình đào tạo lý luận chính trị, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học Môn học này nghiên cứu những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển tự nhiên, của xã hội, từ đó cung cấp phương pháp luận khoa học cho để học sinh, sinh viên nhận thức và áp dụng vào quá trình học tập và làm việc sau này Đây là những kiến thức có ý nghĩa lớn giúp cho sinh viên tiếp cận thế giới quan khoa học, phương pháp tư duy biện chứng đồng thời trang bị kiến thức nền tảng để sinh viên tiếp cận với môn Triết học và các ngành khoa học khác
2 Mục đích đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Mục đích nghiên cứu: Đưa triết học Mác-Lênin vào trong thực tiễn cuộc sống để từ đó làm rõ các khái niệm về quy luật lượng chất và mối quan hệ của chúng Từ đó chỉ ra các yếu tố liên quan, ảnh hưởng tới sự vận dụng quy luật lượng chất vào thực tiễn, và cụ thể ở đây là quá trình học tập của sinh viên Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quy luật lượng chất và sự vận dụng quy luật lượng chất vào quá trình học tập của sinh viên hiện nay
Trang 53 Phạm vi nghiên cứu:
Nắm bắt được vai trò quan trọng của quy luật đó, đề tài em đã giới hạn phạm vi nghiên cứu là về đời sống học tập của sinh viên hiện nay Để từ đó cho thấy sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng trong vận dụng vào quá trình học tập của sinh viên
4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng cơ bản là phương pháp quy nạp dựa trên cởsở thống kê, tổng hợp, nghiên cứu, phân tích các tài liệu liên quan tới Triết học Mác-Lênin
về quy luật lượng chất và mối quan hệ của chúng làm rõ các khái niệm liên quan
2
Trang 61 Phép biện chứng duy vật
- Phép biện chứng duy vật là nội dung có tầm quan trọng đặc biệt, là “linh hồn sống” mang tới sức sống bất diệt của triết học Mác – Lênin nói riêng và chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung Khi nghiên cứu các quy luật phát triển phổ biến của hiện thực khách quan và của nhận thức khoa học, phép biện chứng duy vật thực hiện chức năng
phương pháp luận chung nhất của hoạt động nhận thức và thực tiễn Chức năng này thể hiện ở chỗ, con người dựa vào các nguyên lý, được cụ thể hóa bằng các cặp phạm trù và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, để đề ra các nguyên tắc tương ứng, định hướng hoạt động lý luận và thực tiễn của mình
- Khái niệm phép biện chứng: “Phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tưởng đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ảnh vật chất luôn phát triển không ngừng” (Lênin) “Ăng ghen định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật rằng: “Phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”
- Đặc điểm của phép biện chứng duy vật: các nội dung của phép biện chứng được luận giải trên cơ sở khoa học và được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của khoa học
tự nhiên trước đó
Trang 7- Vai trò của phép biện chứng duy vật: thể hiện ở chức năng phương pháp luận chung nhất, giúp định hướng việc đề ra các nguyên tắc cơ bản cho hoạt động nhận thức và thực tiễn
- Đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng duy vật: là các quy luật và các mối quan
hệ có tính phổ biến chung nhất của sự vật, hiện tượng trong thế giới [1]
- Phép biện chứng duy vật có 2 nguyên lý đó là nguyên lý về mối lên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển
- Khái niệm phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn Sự phát triển là sự vận động đi lên, thông qua bước nhảy Nguồn gốc bên trong sự vận động, phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối lập trong sự vật hiện tượng Đặc điểm của sự phát triển là quá trình vận động thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất, chu kì theo đường xoắn ốc, có tính kế thừa, có sự lặp lại sự vật, hiện tượng cũ nhưng trên cơ sở cao hơn [2]
4
Trang 82 Quy luật lượng – chất theo Triết học Mác – Lênin
2.1 Vai trò của quy luật
Quy luật này chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển: sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật đã tích lũy những thay đổi về lượng đạt đến ngưỡng nhất định.[3]
2.2 Các khái niệm và nội dung của quy luật
2.2.1 Khái niệm chất và lượng
- Chất: dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải sự vật, hiện tượng khác (trả lời cho câu hỏi sự vật, hiện tượng đó là gì? Và giúp phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác)
- Đặc điểm cơ bản của chất: có tính ổn định tương đối
- Lượng: dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng về mặt quy mô, trình
độ phát triển, tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
Đặc điểm cơ bản của lượng: là tính thường xuyên biến đổi.[4]
2.2.2 Quan hệ giữa chất và lượng
Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng, chúng có tác động biện chứng lẫn nhau Khi sự vật hiện tượng đang tồn tại, chất và lượng thống nhất
Trang 9với nhau ở một độ nhưng mà cũng trong phạm vi ấy, chất và lượng đã tác động lẫn nhau làm cho sự vật, hiện tượng dần dần biến đổi bắt đầu từ lượng Quá trình thay đổi của lượng diễn ra theo xu hướng hoặc tăng, giảm nhưng không lập tức dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng Chỉ khi nào mà lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định (hay còn gọi là độ) thì mới có sự thay đổi về chất Sự thay đổi về lượng tạo điều kiện cho chất thay đổi và kết quả là sự vật, hiện tượng cũ mất đi và sự vật, hiện tượng mới ra đời [5]
2.2.3 Khái niệm độ, điểm nút và bước nhảy
- Độ là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa chất với lượng; là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chưa chuyển hóa thành
sự vật, hiện tượng khác
- Điểm nút: là điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới, thời điểm mà tại đó bắt đầu xảy ra bước nhảy
- Bước nhảy: là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi
về lượng
6
Trang 10- Phân loại bước nhảy:
Căn cứ vào quy mô bà nhịp độ của bước nhảy, có bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ
+ Bước nhảy toàn bộ làm cho tất cả các mặt, các bộ phận…của sự vật hiện tượng thay đổi
+ Bước nhảy cục bộ chỉ làm thay đổi một số mặt, một số yếu tố, một số bộ phận…của chúng
- Căn cứ về thời gian của sự thay đổi về chất và dựa trên cơ chế của sự thay đổi đó có bước nhảy tức thời và bước nhảy dần dần
+ Bước nhảy tức thời làm cho chất của sự vật, hiện tượng biến đổi mau chóng ở tất cả các
bộ phận của nó
+ Bước nhảy dần dần là quá trình thay đổi về chất diễn ra bằng cách tích lũy dần những yếu tố của chất mới và loại bỏ dần các yếu tố của chất cũ
2.3 Ý nghĩa của phương pháp luận
- Thứ nhất, trong hoạt động muốn tạo ra bước nhảy thì phải thực hiện quá trình tích lũy
về lượng để có biến đổi về chất; không được nôn nóng cũng như không được bảo thủ
- Thứ hai, khi lượng đã đạt đến điểm nút thì cần chủ động thực hiện bước nhảy
Trang 11- Thứ ba, khi thực hiện bước nhảy trong lĩnh vực xã hội, tuy vẫn phải tuân thủ theo điều kiện khách quan, nhưng cũng phải chú ý đến điều kiện chủ quan, vừa tránh sự nôn nóng chủ quan lại vừa tránh sự thụ động, bảo thủ, trì trệ.[6]
3 Vận dụng lý luận vài đời sống thực tiễn
Kiến thức là vô ngàn vô tân và việc trải qua quá trình học tập mới cũng đồng nghĩa với việc tiếp thu kiến thức nhiều hơn và khó khăn hơn Để đến được bậc Đại học đồng nghĩa với việc thu nạp đủ kiến thức của 12 năm học Quá trình tích lũy kiến thức giữa mỗi người là khác nhau và còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố Quá trình tích lũy kiến thức không nằm ngoài quy luật quy luật lượng chất Sự tích lũy về lượng kiến thức sẽ làm con người
có sự thay đổi nhất định, tức là biến đổi về chất Quá trình tích lũy và biến đổi ở con người rất phong phú nhưng ở đây em chỉ giới hạn ở việc tích lũy kiến thức trong học tập
Là một sinh viên, ai cũng đã trải qua 12 năm học tập, tích lũy và vận dụng những kiến thức trong những bài thi qua từng lớp, từng cấp Vượt qua được kì thi đại học và trở thành một sinh viên Có rất nhiều bước nhảy được thực hiện dẫn đến hình thành chất mới Đầu tiên là sự thay đổi từ học sinh (chất cũ) thành sinh viên (chất mới), chất mới tác động trở lại lượng Giờ đây lượng là sự tích lũy kiến thức mới lẫn kĩ năng mềm, bên cạnh đó là sự triển về suy nghĩ, nhận thức, hành động hay là cách tư duy Chất mới được tạo thành qua một quá trình dài tích lũy và thực hiện bước nhảy để tạo ra chất mới Sau khi bước sang
8
Trang 12chất mới là trở thành sinh viên trong môi trường đại học Tại trường đại học sinh viên phải hoàn thành cách tín chỉ, có bằng cấp về các kĩ năng mềm như tin học, Tiếng Anh,… Khi tích lũy đủ về lượng hay là việc đạt đầy đủ tín chỉ và hoàn thành việc thực hiện kĩ năng mềm, sinh viên sẽ được cấp bằng Đại học Ở giai đoạn này điểm nút là lượng tín chỉ
và kĩ năng cần đạt, bước nhảy là việc chuyển đổi từ sinh viên sang người không còn thược quản lí của trường học Cứ như thế quy luật lượng – chất tiếp tục diễn ra, tạo nên
sự vận động không ngừng, con người liên tục tích lũy và phát triển tạo nên sự phát triển cho đời sống và xã hội Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng theo thời gian, vì lí do đó con người cũng phải linh động, vận động theo nó để không bị bỏ lại phía sau Là một sinh viên của thời đại mới và phát triển nhanh chóng như hiện nay, chúng ta
ta không thể ngừng phấn đấu trau dồi bản thân mình Chúng ta sinh ra ai cũng có điểm chung là phải sinh sống và làm việc, thành công đến là nhờ sự nỗ lực và cố gắng rèn luyện của riêng mỗi người Khi sinh viên biết tự giác học tập, ý thức được việc học tập, tìm hiểu và nghiên cứu một cách tích cực thì sẽ phát triển nhanh hơn, mang đến nhiều lợi ích và thành công cho bản thân Khi nghiêm túc tìm hiểu phát triển công việc của mình, bạn sẽ khám phá ra được nhiều thứ hơn về bản thân như là khả năng nhận thức của bản thân, tìm ra được cách học tập hiệu quả cho riêng mình… Cơ hội và thành công chỉ đến với nhưng ai có một tinh thần tự giác và rèn luyện nghiêm túc và trung thực Từ quy luật lượng và chất có thể rút ra một số quy tắc cho việc học tập có thể hiệu quả hơn Để có thể
Trang 13cầm tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi, sinh viên phải tích lũy đủ số lượng tiết học của mỗi môn học, đủ lượng kiến thức trong đầu Có thể coi thời gian học là độ, các bài kiểm tra là điểm nút và điểm số là yêu cầu để thực hiện bước nhảy, vì kết quả thi (bước nhảy) se kết thúc quá trình tích lũy kiến thức của sinh viên (lượng) để có kết quả học tập (chất) Trong quá trình học tập cần một sự tích lũy nghiêm túc, tránh tư tưởng nhảy cấp Chạy theo bệnh thành tích có thể khiến lượng chưa đủ mà phải thực hiện bước nhảy sẽ không thể tạo
ra chất với một kết quả tốt Chạy theo bệnh thành tích tạo ra những người không có lượng
mà cũng không có chất Nhận thức đúng đắn quy luật cho chúng ta những kết quả tốt trong học tập Khi thay đổi từ học phổ thông sang đại học, chuyển từ niên chế sang đào tạo tín chỉ cho phép người học vượt tiến độ chính là áp dụng đúng quy luật lượng chất trong tư duy của con người[7]
Để có thể bước ra ngoài xã hội phức tạp và khắc nghiệt thì sinh viên cần trang bị cho mình từ những thứ đơn giản nhất như là kĩ năng giao tiếp, khả năng ngôn ngữ… cho đến những kiến thức to lớn hơn về các lĩnh vực chuyên sâu hơn Áp dụng quy luật lượng chất, sinh viên tích lũy kiến thức, đem về được nhiều lượng tốt có cơ sở đầy đủ Khi đủ yếu tố lượng tạo ra bước nhảy tạo ra chất tốt hơn, tạo ra các thành tựu tương ứng cho sự nỗ lực
đã bỏ ra Chúng ta phải có ý thức về việc tự giác học tập, rèn luyện bản thân một cách nghiêm túc không nhảy bước, loại bỏ tư tưởng khiến bạn không thể vượt qua điểm nút
Là một sinh viên của Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, em sẽ luyện tập và rèn luyện bản
10
Trang 14thân để có thể tạo ra những kết quả tốt nhất Tạo ra nhiều giá trị cho bản thân và xã hội [8]
Tài liệu tham khảo
[1] Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Triết học Mác – Lênin (Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh – Khóa lý luận chính trị), trang 22
[2] Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Triết học Mác – Lênin (Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh – Khóa lý luận chính trị), trang 23
[3] Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Triết học Mác – Lênin (Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh – Khóa lý luận chính trị), trang 31
[4] [5]Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Triết học Mác – Lênin (Trường ĐH Kinh tế TP
Hồ Chí Minh – Khóa lý luận chính trị), trang 31
[6] Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Triết học Mác – Lênin (Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh – Khóa lý luận chính trị), trang 32
Trang 15[8] https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-ton-duc-thang/triet-hoc/quy-luat- luong-chat-va-su-van-dung-quy-luat-luong-chat-vao-qua-trinh-hoc-tap-cua-sinh-vien-hien-nay/18400386
12