1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài phân tích lý luận của c mác về giá trị thặng dư bằng lý luận Đã học, hãy chứng minh máy móc không tạo ra giá trị thặng dư

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư. Bằng lý luận đã học, hãy chứng minh máy móc không tạo ra giá trị thặng dư
Tác giả Phan Minh Phú, Nguyễn Ánh Phúc, Kim Đình Phương, Lê Thị Hà Phương, Bùi Trương Thảo Quyền, Trần Thúy Quỳnh, Đặng Thanh Tâm, Nguyễn Nhựt Thắng, Đặng Công Thành, Lê Trần Anh Thơ, Trần Thị Kim Thoa
Người hướng dẫn THS. Nguyễn Thị Bạch Tuyết
Trường học Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác Lê-nin
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,56 MB

Nội dung

Tiền trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vận động trong quan hệ T-H-T tiền - hàng - tiền, tức là sự chuyển hóa của tiền thành hàng hóa, rồi hàng hóa lại chuyển hóa ngược lại thành tiền..

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÁNH PHỐ CẦN THƠ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN : KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊ-NIN

Đề tài : Phân tích lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư Bằng lý luận đã học, hãy chứng minh máy móc không tạo ra giá trị thặng dư.

Nhóm 9 Giảng viên hướng dẫn

Lớp : QCC2311 THS Nguyễn Thị Bạch Tuyết

Trang 2

NHÓM 5

Phan Minh Phú LQCC2311070 Nguyễn Ánh Phúc LQCC2311015 Kim Đình Phương LQCC2311088

Lê Thị Hà Phương LQCC2311079 Bùi Trương Thảo Quyền LQCC2311062 Trần Thúy Quỳnh LQCC2311030 Đặng Thanh Tâm LQCC2311006 Nguyễn Nhựt Thắng LQCC2311087 Đặng Công Thành LQCC2311086

Lê Trần Anh Thơ LQCC2311067 Trần Thị Kim Thoa LQCC2311089

Trang 3

STT Họ và tên MSSV Nội dung Phần

trăm tham gia

vụ ,chỉnh sửa bổsunh thông tin .Sửalỗi Wor

100%

52 Kim Đình Phương LQCC2311088 Tuần hoàn chu

chuyển của tư bản

Kết luận

100%

53 Lê Thị Hà Phương LQCC2311079 Làm word 100%

54 Bùi Trương Thảo Quyền LQCC2311062 Sự sản xuất giá trị

thặng dư/ Tài sản bấtbiến và tài sản khảbiến

100%

55 Trần Thúy Quỳnh LQCC2311030 Mở đầu 100%

56 Đặng Thanh Tâm LQCC2311006 Công thức của tư

bản/ Hàng hóa sứclao động

100%

57 Nguyễn Nhựt Thắng LQCC2311087 Kết luận 100%

58 Đặng Công Thành LQCC2311086 Chứng minh máy

móc không tạo ra giátrị thặng dư

100%

59 Lê Trần Anh Thơ LQCC2311067 Bản chất của giá trị

thặng dư 100%

Trang 4

60 Trần Thị Kim Thoa LQCC2311089 Các phương pháp

sản xuất giá trị thặngdư

100%

NHẬN XÉT

Trang 5

ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Cần Thơ, ngày 19 tháng 04 năm 2024

Giảng viên

( chữ ký giảng viên )

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm chúng em xin cam kết rằng mọi thông tin và nội dung trong bài báo cáo giữa kỳ họcphần Kinh tế chính trị Mác Lê-nin với đề tài “Phân tích lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư.Bằng lý luận đã hoc, hãy chứng minh máy móc không tạo ra giá trị thặng dư.” đều được tríchdẫn đầy đủ và đúng nguồn Ngoài ra, trong bài có sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo,

có nguồn gốc đến từ các trang uy tín, đã được chúng em trích dẫn đầy đủ và rõ ràng Chúng

em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước giảng viên, khoa, và nhà trường về sự cam đoan này

Sinh viên thực hiện

(đại diện nhóm)

i

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Nhóm em xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Bạch Tuyết – giảng viên bộ môn Kinh tếchính trị Mác Lê-nin đã hỗ trợ và cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết thông qua các buổi dạy, từ đógiúp chúng em có thể hoàn thành tốt đề tài này

Bài báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế về mặt kiến thức chuyên môn, donhóm chúng em vẫn chưa có nhiều trải nghiệm và kinh nghiệm thực tế Chúng em rất môn nhậnđược sự đánh giá và góp ý của cô về đề tài của nhóm để được hoàn thiện tốt hơn

Một lần nữa, chúng em chân thành xin cảm ơn cô Chúc cô thật nhiều sức khỏe và thành côngtrong sự nghiệp giảng dạy cao quý

Chúng em chân thành cảm ơn cô!

Sinh viên thực hiện

(đại diện nhóm)

ii

Trang 8

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC……… iii

I LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Mục tiêu nghiên cứu tiểu luận: 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1

4 Phương pháp nghiên cứu: 1

II NỘI DUNG 2

2.1.Phân tích lý luận của C.Mac về giá trị thặng dư 2

2.1.1.Giá trị thặng dư là gì ? 2

2.1.2.Nguồn gốc của giá trị thặng dư 2

a Công thức chung của tư bản 2

b Hàng hóa sức lao động 4

c Sự sản xuất giá trị thặng dư: 6

d Tư sản bất biến và tư sản khả biến: 6

e Lý luận về tuần hoàn, chu chuyển của tư bản 7

2.1.2.Bản chất của giá trị thẳng dư 11

2.1.3.Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư 13

2.2.CHỨNG MINH MÁY MÓC KHÔNG TẠO RA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 16

2.2.1 Máy móc là gì ? 16

2.2.2 Tại sao máy móc không tạo ra giá trị thặng dư? 16

III: KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

ii

Trang 9

I LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trong toàn bộ học thuyết của C.Mác thì học thuyết giá trị thặng dư được Lênin đánh giá là

“viên đá tảng của học thuyết kinh tế C.Mác” Điều đó cho chúng ta thấy vai trò ý nghĩa to lớncủa học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác khẳng định rõ

cả luận cứ về mặt lý thuyết và luận cứ về mặt thực tế, mang ý nghĩa khoa học sâu sắc, đã giảithích được trọn vẹn nhất, cho phép giải thích được những hạn chế của các nhà kinh tế trướcC.Mác Chiến lược phát triển kinh tế ở nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệphóa – hiện đại hóa Để thực hiện được mục tiêu đề ra, Đảng và Nhà nước ta cần vận dụng tốtnhiều học thuyết kinh tế trong đó có học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác đề tài “ Phân tích lýluận của C.Mác về giá trị thặng dư, chứng minh máy móc không tạo ra giá trị thặng dư ” sẽ manglại ý nghĩa thiết thực về cả phương diện lý luận và giá trị thực tiễn

2.Mục tiêu nghiên cứu tiểu luận:

Tiểu luận nhằm đạt được các mục tiêu sau đây: Làm sáng tỏ những lý luận cơ bản liên quanđến học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác Chứng minh máy móc không tạo ra giá trị thặng dư

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: học thuyết trước C.Mác, học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác, họcthuyết giá trị thặng dư của C.Mác Phạm vi nghiên cứu: tiểu luận có liên hệ đến thực tiễn trongphạm vi ở Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu:

Tiểu luận đã sử dụng phương pháp mô tả: để mô tả các khái niệm, tính chất đặc điểm của họcthuyết giá trị thặng dư Tiểu luận đã sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để nắm đượcbản chất, khái quát thành các phạm trù, khái niệm và phát hiện được tính quy luật và quy luật chiphối sự vận động của đối tượng nghiên cứu Ngoài ra còn có phương pháp logic kết hợp với lịch

sử, quy nạp diễn dịch, khảo sát, tổng kết thực tiễn

2.1.Phân tích lý luận của C.Mac về giá trị thặng dư

2.1.1.Giá trị thặng dư là gì ?

Theo triết học Mác-Lênin, C.Mác đã đưa ra định nghĩa về giá trị thặng dư là giá trị do người laođộng làm ra dưới cương vị là người làm thuê, và đây là phần giá trị dôi ra, vượt quá giá trị sứclao động của họ Giá trị vượt này của người lao động bị nhà tư bản chiếm đoạt và giúp nhà tưbản có thêm thu nhập

1

Trang 10

Nói cách khác dễ hiểu, mỗi nhân công lao động được trả công để hoàn thành một khối lượng vàsản lượng công việc nhất định; nhưng người lao động hoàn thành công việc vượt quá sản lượngyêu cầu Phần giá trị vượt quá đó được gọi là giá trị thặng dư.

2.1.2.Nguồn gốc của giá trị thặng dư

a Công thức chung của tư bản

Để tìm ra công thức chung của tư bản cần xem xét vai trò của tiền trong lưu thông hàng hóagiản đơn và tiền trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa

Tiền trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn vận động trong quan hệ H-T-H (hàng - tiền - hàng),nghĩa là sự chuyển hóa của hàng hóa thành tiền, rồi tiền lại chuyển hóa thành hàng hóa Ở đây,tiền tệ không phải là tư bản mà chỉ là tiền tệ thông thường với đúng nghĩa của nó Người sản xuấthàng hóa bán hàng hóa của mình lấy tiền tệ, rồi lại dùng tiền tệ đó để mua một hàng hóa khácphục vụ cho những nhu cầu tiêu dùng nhất định của mình Ở đây, tiền tệ chỉ là phương tiện đểđạt tới một mục đích bên ngoài lưu thông Hình thức lưu thông hàng hóa này thích hợp với nềnsản xuất nhỏ của những người thợ thủ công và nông dân

Tiền trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vận động trong quan hệ T-H-T (tiền - hàng - tiền), tức

là sự chuyển hóa của tiền thành hàng hóa, rồi hàng hóa lại chuyển hóa ngược lại thành tiền

*Điểm giống và khác nhau của công thức chung của tư bản:

So sánh công thức lưu thông hàng hóa giản đơn H – T – H và công thức lưu thông của tư bản T– H – T, chúng ta thấy chúng có những điểm giống nhau: Cả hai sự vận động đều do hai giaiđoạn đối lập nhau là mua và bán hợp thành, trong mỗi giai đoạn đều có hai nhân tố vật chất đốidiện nhau là tiền và hàng, và hai người có quan hệ kinh tế với nhau là người mua và người bán.Nhưng đó chỉ là những điểm giống nhau về hình thức Giữa hai công thức đó còn có những điểmkhác nhau:

- Khác nhau về biểu hiện bên ngoài: Lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng việc bán(H — T) và kết thúc bằng việc mua (T – H) Điểm xuất phát và điểm kết thúc của quátrình đều là hàng hóa, còn tiền chỉ đóng vai trò trung gian Ngược lại, lưu thông của tưbản bắt đẩu bằng việc mua (T – H) và kết thúc bằng việc bán (H-T) Tiền vừa là điểmxuất phát, vừa là điểm kết thúc của quá trình, còn hàng hóa chỉ đóng vai trò trung gian;tiền ở đây không phải là chi ra dứt khoát mà chỉ là ứng ra rồi thu về

- Khác nhau về bản chất bên trong: Mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn là giá trị sửdụng để thỏa mãn nhu cầu, nên các hàng hóa trao đổi phải có giá trị sử dụng khác nhau

Sự vận động sẽ kết thúc ở giai đoạn thứ hai, khi những người trao đổi có được giá trị sửdụng mà người đó cần đến Còn mục đích của lưu thông tư bản không phái là giá trị sửdụng mà là giá trị, hơn nữa là giá trị tăng thêm Vì vậy, nếu số tiền thu về bằng số tiềnứng ra, thì quá trình vận động trở nên vô nghĩa Do đó, số tiền thu về phải lớn hơn số tiềnứng ra, nên công thức vận động đầy đủ của tư bản là T – H – T, trong đó T’ = T + T Sốtiền trội hơn so với sổ tiền đã ứng ra (T), C.Mác gọi là giá trị thặng dư Số tiền ứng ra banđầu đã chuyển hóa thành tư bản Do vậy, tư bản vận động theo công thức: T-H-T’ (đây là

2

Trang 11

công thức chung của tư bản) Các hình thái tư bản đều vận động theo công thức này;trong đó T’=T+t(>0).

Số tiền trội ra lớn hơn được gọi là giá trị thặng dư, số tiền ứng ra ban đầu với mục đích thuđược giá trị thặng dư trở thành tư bản Tiền biến thành tư bản khi được dùng để mang lại giá trịthặng dư Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư

Vậy, tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư Mục đích lưu thông tư bản là sự lớn lên của giátrị, là giá trị thặng dư, nên sự vận động của tư bản là không có giới hạn, vì sự lớn lên của giá trị

là không có giới hạn C.Mác gọi công thức T - H - T là công thức chung của tư bản, vì sự vậnđộng của mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng khái quát đó, dù đó là tư bảnthương nghiệp, tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay Điều này rất dễ dàng nhận thấy trongthực tiễn, bởi vì hình thức vận động của tư bản thương nghiệp là mua vào để bán ra đắt hơn, rấtthích hợp với công thức trên Tư bản công nghiệp vận động phức tạp hơn, nhưng dù sao cũngkhông thể tránh khỏi những giai đoạn T - H và H – T’ Còn sự vận động của tư bản cho vay đểlấy lãi chẳng qua chỉ là công thức trên được rút ngắn lại T – T’

C.Mác chỉ rõ “ Vậy T - H – T” thực sự là công thức chung của tư bản, đúng như nó trực tiếpthể hiện ra trong lĩnh vực lưu thông"

Vậy, nguồn gốc của giá tri thặng dư từ đâu mà có? Việc mua, bán hàng hóa thấp hơn hoặcbằng giá trị sẽ không có giá trị tăng thêm, nếu người mua hàng hóa để bán hàng hóa đó cao hơngiá trị thì chỉ được lợi xét về người bán, nhưng xét về người mua thì lại bị thiệt Trong nền kinh

tế thị trường, mỗi người đều đóng vai trò là người bán và đồng thời cũng là người mua Do đó,nếu được lợi khi bán thì lại bị thiệt khi mua Lưu thông (mua, bán thông thường) không tạo ra giátrị tăng thêm xét trên phạm vi xã hội

Bí mật ở đây là nhà tư bản đã mua được một loại hàng hóa đặc biệt nào đó mà trong quá trình

sử dụng loại hàng hóa này, giá trị của nó không những được bảo mà còn tạo ra được giá trị mớilớn hơn giá trị bản thân nó Đó là hàng hóa sức lao động

b Hàng hóa sức lao động

C Mác viết: "Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinhthần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗikhi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó"

Hàng hóa sức lao động là kết quả của việc biến đổi sức lao động của con người thành một loạihàng hóa có khả năng trao đổi và mua bán trên thị trường (như là tạo ra bức tranh, túi xách, bàihát…) Điều này phản ánh sự kết hợp giữa năng lực lao động và quá trình sản xuất để tạo ra sảnphẩm hoặc dịch vụ

Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt, khác với hàng hóa thông thường ở chỗ:

- Người lao động chỉ bán quyền sử dụng, không bán quyền sở hữu; việc bán sức lao độngnày là có thời hạn (dù là ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì người laođộng cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chỉ cần báo trước 45 ngàycho người sử dụng lao động biết, theo Điều 35 Bộ luật Lao động 2019)

- Giá trị của hàng hóa sức lao động bao gồm yếu tố tinh thần và lịch sử

- Càng sử dụng thì người lao động càng tích lũy được kinh nghiệm, nâng cao tay nghề,năng suất lao động cao hơn

3

Trang 12

- Trong quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động có khả năng tạo ra một lượng giá trị mớilớn hơn giá trị bản thân nó.

* Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:

- Người lao động được tự do về thân thể

- Người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với sức lao độngcủa mình tao ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức lao động

* Thuộc tính của hàng hóa sức lao động

Hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính gồm: giá trị và giá trị sử dụng

- Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định.

Sức lao động chỉ tồn tại như năng lực con người sống, muốn tái sản xuất năng lực đó người laođộng phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định

Do vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được quy thànhthời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy Diễn đạt theo cáchkhác, giá trị của hàng hóa sức lao động được đo lường gián tiếp thông qua lượng giá trị của các

tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động

Giá trị của hàng hóa sức lao động phản ánh mức độ công sức và thời gian lao động mà ngườilao động đầu tư vào quá trình sản xuất Điều này thể hiện thông qua mức lương mà họ nhậnđược Giá trị của hàng hóa sức lao động không chỉ dựa vào khả năng lao động cơ bản mà cònliên quan đến sự học hỏi, kỹ năng, và trình độ của người lao động

Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng phản ánh mức độ cần thiết của lao động để sản xuấtmột sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể Điều này thể hiện rõ trong quá trình định giá và trao đổi củahàng hóa sức lao động trên thị trường Sự biến đổi trong giá trị hàng hóa sức lao động phản ánh

sự thay đổi của môi trường kinh tế và xã hội

Giá trị của hàng hóa sức lao động do các bộ phận sau đây hợp thành:

- Một là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh thần) để tái sản xuất ra sức lao

động;

- Hai là, phí tổn đào tạo người lao động;

- Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) để nuôi con của

4

Trang 13

Người mua hàng hóa sức lao động mong muốn thỏa mãn nhu cầu có được giá trị lớn hon, giátrị tăng thêm Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động được thể hiện trong quá trình sử dụngsức lao động.

Hàng hóa sức lao động không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là một nguồn tài nguyên đónggóp vào sự phát triển của xã hội Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động thể hiện sự tương tácgiữa người lao động và môi trường kinh doanh, tạo ra giá trị thực sự và ảnh hưởng đến cuộc sốnghàng ngày của mọi người

Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt, mang yếu tố tinh thần và lịch sử Giá trị sửdụng của hàng hóa sức lao động có tính năng đặc biệt mà không hàng hóa thông thường nào cóđược, đó là trong khi sử dụng nó, không những giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra đượclượng giá trị lớn hơn Đây chính là chìa khóa chỉ rõ nguồn gốc của giá trị lớn hơn giá trị hẳndương nêu trên do hao phí sức lao động mà có

c Sự sản xuất giá trị thặng dư:

Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất của quá trình tạo ra và làm tăng giá trị

Để có được giá trị thặng dư, nền sản xuất xã hội phải đạt đến một trình độ nhất định Trình độ

đó phản ánh việc người lao động chỉ phải hao phí một phần thời gian lao động (trong thời gianlao động đã được thỏa thuận mua bán theo nguyên tắc ngang giá) là có thể bù đắp được giá trịhàng hóa sức lao động, bộ phận này là thời gian lao động tất yếu

Ngoài thời gian tất yếu đó, vẫn trong nguyên tắc ngang giá đã thoả thuận, người lao động phảilàm việc trong sự quản lý của người mua hàng hóa sức lao động và sản phẩm làm ra thuộc sởhữu của nhà tư bản, thời gian đó là thời gian lao động thặng dư

d Tư sản bất biến và tư sản khả biến:

Tư sản bất biến:

Khái niệm: Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị được lao động cụthể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm, tức giá trị khôngbiến đổi trong quá trình sản xuất, C.Mác gọi là tư bản bất biến( kí hiệu c)

Điều kiện tồn tại: Là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị khôngbiến đổi trong quá trình sản xuất

Đặc điểm: Tư liệu sản xuất có loại được sử dụng toàn bộ trong quá trình sản xuất, nhưng chỉ bịhao mòn dần theo thời gian, chuyển đổi từng phần giá trị của nó vào sản phẩm ( máy móc, trangthiết bị,…)

- Tư liệu sản xuất khi đưa vào quá trình sản xuất thì chuyển toàn bộ giá trị của nó vào chu

kỳ sản xuất (nguyên, nhiên, vật liệu,…)

- Các tư liệu sản xuất đều do lao động cụ thể của công nhân bảo toàn và di chuyển vào sảnphẩm nên giá trị của tư liệu sản xuất không lớn hơn giá trị của tư liệu sản xuất đã tiêudùng để tạo sản phẩm( cái bị tiêu dùng là giá trị sử dụng của tư liệu sản phẩm, kết quảcủa việc tiêu dùng là tạo ra giá trị sử dụng mới)

5

Ngày đăng: 21/11/2024, 18:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w