1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh tại xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, TP.HCM

91 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Rau An Toàn Khi Sử Dụng Phân Hữu Cơ Vi Sinh Tại Xã Tân Thới Nhì, Huyện Hóc Môn, TP.HCM
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy
Người hướng dẫn Đặng Minh Phương
Trường học Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phát Triển Nông Thôn
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2006
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 25,31 MB

Nội dung

Đề tài đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất rau an toàn trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 60 hộ trồng rau an toàn trên địa bàn xã Tân Thới Nh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HÔ CHÍ MINH

NGUYEN THI THANH THUY

LUAN VAN CU NHAN

NGANH PTNT&KN

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2006

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUA KINH TE SAN XUAT RAU AN TOAN KHI SU DUNG PHAN HỮU CƠ VI SINH Ở XÃ TÂN THỚI NHÌ - HUYỆN HÓC MÔN - TP.HO CHI MINH” do NGUYÊN THỊ THANH THỦY, sinh viên khóa 28, ngành PTNT&KN, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

ĐĂNG MINH PHƯƠNG Người hướng dẫn

Ký tên ngày thang nam

Ký tên, ngày tháng nam Ký tên,ngày tháng năm

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Để đạt được kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay, lời đầu tiên em xin cảm

ơn quý thầy cô đoàn khoa Kinh Tế cùng toàn thể quý thây cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tâm truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt quá trình học tập ở trường

Xin chân thành cảm ơn thầy Đặng Minh Phương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn này

Xin cảm ơn cô, chú, anh, chị công tác tại UBND huyện Hóc Môn - TP.Hồ Chí Minh đặc biệt là anh Nguyễn Ngọc Hồ Quốc Bảo hiện đang công tác tại phòng Kinh Tế huyện Hóc Môn đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dẫn, tạo điêu kiện dé tôi có thé thu thập những số liệu cần thiết phục vụ cho dé tai của mình và môi

trường làm việc thật thân thiện

Con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cha Mẹ, người đã dày công sinh thành

và dưỡng dục để con có được ngày hôm nay

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn những người bạn, những người thân yêu của tôi đã luôn bên cạnh và hỗ trợ hết mình về vật chất lẫn tỉnh thân cho tôi trong suốt quá trình học tập ở trường cũng như thực hiện luận văn này

Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Thủy

Trang 4

NOI DUNG TOM TAT

NGUYEN THỊ THANH THỦY, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 07 năm 2006 Đánh giá hiệu quả kinh tế sản

xuất rau an toàn khi sử dung phân hữu cơ vi sinh tại xã Tân Thới Nhi - huyện

Hóc Môn - TP HCM

Đề tài đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất rau an toàn trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 60 hộ trồng rau an toàn trên địa bàn xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh Đê tài phân tích tình hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh hiện nay và đánh giá hiệu quả kinh tế của chúng Một số kiến nghị đưa ra dé phát triển rộng rãi ứng dụng này.

Trang 5

ABSTRACT

NGUYEN THI THANH THUY, Faculty of Economics, Nong Lam

University - Ho Chi Minh City In June , 2006 Valuing economic efficiency of

applying microorganic fertilizer in ward Tan Thoi Nhi Hoc mon district, HCM

city

The topic works out valuing economic efficiency of applying

microorganic fertilizer to produce safe vegetable production based on data

collecting 60 samples of households in Tan Thoi Nhi, Hoc Mon Results show

that as applying the fertilizer, the cost of production is lower, therefore economic

efficiency increases higher than other fertilizers Some suggestions of the thesis

are to develop broader application

Trang 6

CHƯƠNG 1: DAT VAN DE

1.1 Sự cần thiết của đề tài

1.2 Lý do chọn địa bàn nghiên cứu

1.3 Mục tiêu - Ý nghĩa ~ Nội dung nghiên cứu

1.3.1 Mục tiêu

1.3.2 Ý nghĩa 1.3.3 Nội dung nghiên cứu 1.4 Phạm vi nghiên cứu

1.5 Sơ lược cầu trúc của luận văn

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp điều tra thu thập 2.2.2 Phương pháp mô tả và phân tích 2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quá - hiệu quả kinh tế CHƯƠNG 3: TÔNG QUAN

3.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1 Vị trí địa lí 3.1.2 Địa hình 3.1.3 Thổ nhưỡng

Trang 7

3.1.4 Chế độ thủy văn 3.1.5 Khí hậu

3.1.6 Nhiệt độ không khí 3.1.7 Gió

3.1.8 Nguồn nước

3.2 Điều kiện kinh tế xã hội

3.2.1 Tình hình dân số và lao động 3.2.2 Tình hình đất đai và cơ câu sử dụng 3.3 Tập quán sản xuất của người dan trong ving

3.4 Tình hình sản xuất rau ở xã Tân Thới Nhì - Hóc Môn

3.5 Tình hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất rau an toàn

CHƯƠNG 4: KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Lý đo người nông dân trong vùng lựa chọn sản xuất rau an toàn tại xã Tân Thới Nhì - huyện Hóc Môn

4.2 Kết quả điều tra về tình hình sản xuất rau an toàn tại xã Tân Thới Nhì huyện Hóc Môn

4.2.1 Chi phí sản xuất 4.2.2 Chi phí lao động 4.3 Tình hình sử dụng phân trong sản xuất rau an toàn ở xã Tân Thới Nhì huyện Hóc Môn — TP.Hồ Chí Minh qua 60 mẫu điêu tra

-4.4 Tiềm năng sử dụng phân hữu cơ vỉ sinh trong tương lai

4.5 Những khó khăn trong quá trình sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong

sản xuất rau an toàn

4.6 Hiệu quả kinh tế - xã hội đạt được

4.7 Kết quả - hiệu quả sản xuất trên cây rau an toàn tại xã Tân Thới Nhì

Trang 8

4.7.3 Ảnh hưởng của việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh đôi với sức khỏe cộng đông

4.8 Một số đề nghị về phương hướng để rau an toàn đạt hiệu quả cao

khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh

CHUONG 5: KET LUAN VA KIEN NGHI

Trang 9

1X

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIÊU

Bảng 1: Hàm Lượng Các Kim Loại Tối Đa Cho Phép

Bảng 2: Hàm Lượng Nitrat Tối Đa Cho Phép

Bảng 3: Một Số Loại Kí Sinh Vật và Vi Sinh Vật Không Được Có Trên

Rau

Bảng 4: Tình Hình Phân Bố Địa Hình của Xã Tân Thới Nhì

Bảng 5: Tình Hình Phân Bồ Đất Đai Theo Thổ Nhưỡng ở Xã Tân Thới

Nhì

Bảng 6: Tình Hình Dân Số - Lao Động Xã Tân Thới Nhì

Bảng 7: Tình Hình Sử Dụng Đất Đai

Bảng 8: Diện Tích Canh Tác Rau An Toàn ở Tân Thới nhì Hóc Môn qua

60 Mẫu Điều Tra

Bảng 9: Chỉ Phí Sản Xuất của Ba Loại Rau

Bảng 10: Chỉ Phí Lao Động Sản Xuất RAT Mùa Nắng

Bảng 11: Chỉ Phí Lao Động Sản Xuất RAT Mùa Mưa

Bảng 12: Năng Suất Lao Động Sản Xuất RAT

Bảng 13: Tình Hình Sử Dụng Phân Hữu Cơ So Với Phân Hóa Học trong

Sản Xuất Rau An Toàn ở Tân Thới Nhì - Hóc Môn

Bảng 14: Nhận Thức vé Phan Hitu Co Vi Sinh Đôi Với Các Nhu Cầu Của

Những Hộ Có Sử Dụng Phân Hữu Cơ Vi Sinh

Bảng 15: Lý Do Sử Dụng Phân HCVS Bón Cho RAT Của Bà Con Nông

Dan

Bảng 16: So Sánh Kết Quả Chỉ Phí Phân Bón Giữa Những Hộ Dùng Phân

HCVS và Phân Hóa Học đề Bón Cho Rau

Bảng 17: Lý Do Khiến Người Dân Không Sử Dụng Phân HCVS

Bảng 18: Tiềm Năng Sử Dụng Phân HCVS Trong Tương Lai

Bảng 19: Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất RAT của Xã Tân Thới Nhì

Bảng 20: So Sánh Năng Suất Trên RAT và Rau Không An Toàn

Trang

18

20 2ó

Trang 11

Bang 21: So Sanh Két Qua San Xuất Trên Cây Rau Muống

Bảng 22: So Sánh Kết Quá Sản Xuất Trên Cây Rau Cải Ngọt

Bảng 23: So Sánh Kết Quả Sản Xuất Trên Cây Rau Xà Lách

XI

56

58 60

Trang 13

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ

Phụ lục 2: Hình Ảnh Một Số Vườn RAT ở Xã Tân Thới Nhì

Huyện Hóc Môn — TP.Hồ Chí Minh

Xiil

Trang 14

CHUONG 1

DAT VAN DE

1.1 Sự cần thiết của đề tài

Rau là một trong những thực phâm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày Lượng rau xanh cần có để đáp ứng cho như cầu của cơ thể con người bình quân 200-300g/ngày Rau cũng là một đối tượng cây trồng chịu nhiều tác động của quá trình thâm canh như phân bón, nước tưới và thuốc bảo vệ thực vật, thậm chí có thể gây ngộ độc cho người sử dụng nêu như không tuân thủ nghiêm ngặt các qui tắc trong qui trình canh tác

Từ thế kỷ XIX trở về trước, nông nghiệp thể giới nói chung và nông nghiệp Việt Nam nói riêng vốn là nền nông nghiệp hữu cơ (hữu cơ truyền thống

đo công nghiệp hóa học chưa phát triển) Người dân xưa kia đã biết sử dụng các nguồn tài nguyên đất, nước và các nguồn hữu cơ từ phân bắc, phân chuồng, phân xanh để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng Kết hợp luân canh, xen canh, nông nghiệp hữu cơ đi theo quá trình sinh thái tự nhiên và tồn tại lâu đời cùng với thời gian Tuy nhiên, từ xưa nay nông đân có thói quen sử đụng phân hóa học để bón cho cây rau Theo thời gian, nên nông nghiệp dùng hóa chất đã dan dân bộc lộ những nhược điểm và hạn chế của nó Việc lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp

đã gây ô nhiễm môi trường, làm mất cân băng sinh thái Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, bón phân hóa học với liều lượng cao, liên tục làm đất chai cứng, phá vỡ kết cấu đất, làm nghèo đi các chủng vi sinh vật đất, phá vỡ cân bằng dinh dưỡng trong đất Phân hóa học còn làm ô nhiễm môi trường nước, không khí từ đó tác gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người

Một vấn đề cần được quan tâm cấp bách hiện nay là nông sản Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác không được chấp nhận do dư lượng chất vô cơ có trong nông sản vượt mức cho phép Ở đây đã nghiên cứu ứng dụng phân HCVS

làm giảm ô nhiễm môi trường và giảm ảnh hưởng sức khỏe con người Vì vậy,

việc nghiên cứu ứng dụng phân HCVS trong sản xuất rau an toàn để thay thế

Trang 15

phân hóa học là rất cần thiết cho việc canh tác hiện nay giúp nhân rộng mô hình

sản xuất rau an toàn sử dụng phân hữu cơ vi sinh Vừ yêu cầu thực tế trên, chúng

ta tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn

khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh ở xã Tân Thới Nhì — huyện Hóc Môn - TP

HCM”

1.2 Lý do chọn địa bàn nghiên cứu

Hóc Môn là một trong năm huyện ngoại thành TPHCM, được thành lập

vào tháng 7/1997 Hóc Môn có 10 xã, thị trấn Sau 9 năm phấn đấu cùng sự kế

thừa, huyện Hóc Môn đã đạt được nhiều tiến bộ trong phát triển kinh tế xã hội,

chăm lo đời sống nhân dân

Hóc Môn vừa là nơi sản xuất, vừa là nơi tiêu thụ và Hóc Môn hiện là

nguồn cung cấp lớn cho thị trường rau TPHCM Nơi có tốc độ tăng trưởng, phát

triển kinh tế mạnh, có mức sống cao, có trình độ văn hóa cao nên có nhận thức và

quan tâm đến lợi ích của người sản xuất cũng như người tiêu đùng

Tân Thới Nhì là một xã thuộc huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh Hoạt

động sản xuất nông nghiệp tập trung lúa và rau màu Hiện nay, giá lúa bắp bênh

và thấp, vì vậy thu nhập từ lúa của bà con nông dân không cao nên hầu hết nông

dân đầu tư thâm canh tăng năng suất các loại rau màu Chính điều này nên tôi

chọn đề tài là xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh

1.3 Mục tiêu — ý nghĩa - nội dung nghiên cứu

1.3.1 Mục tiêu

Mục tiêu chung: So sánh hiệu quả kinh tế giữa việc sử dụng phân hữu cơ

vi sinh va phân hóa học

Mục tiêu cụ thể nhằm dé:

= Đánh giá tình hình áp dụng phân hữu cơ vi sinh

Trang 16

as ee ee a ee othe 80821rrCxckcs<< oe 06 GHNNE———T————————— -'1—————* +

1.3.2 Ý nghĩa

Kể từ khi xuất hiện loại hình sản xuất rau băng phân hữu cơ vi sinh, những

khó khăn xoay quanh vấn đề về sản lượng, thị trường và giá bán đối với người

sản xuất và người tiêu dùng đến nay vẫn chưa được giải quyết một cách thỏa

đáng Việc nghiên cứu qui trình sản xuất rau sử dụng phân hữu cơ vi sinh mang

một ý nghĩa thực tiễn đối với các công trình nghiên cứu khoa học trong van dé

phát triển nông thôn Nó là một van đề mang tính thời sự không chỉ ở nước ta mà

trên cả phạm vi toàn thế giới

Đề tài được thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân hữu cơ vi

sinh và năng suất rau, góp phân nâng cao đời sống của người dân Đồng thời giúp

nông dân có những định hướng nhằm tiếp tục gia tăng sản xuất

1.3.3 Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu về tình hình sản xuất rau an toàn tại xã Tân Thới Nhì — huyện

Hóc Môn - TP.Hồ Chí Minh

Nghiên cứu về tình hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh trên cây rau an toàn

Đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả khác trên cây rau an toàn sử dụng

phân hữu co vi sinh

1.4 Phạm vi nghiên cứu

— Phạm vi không gian: xã Tân Thới Nhì — Hóc Môn - TPHCM

Thời gian khảo sát: 20/03 -20/05/2006

Thời gian xử lý số liệu: 20/05-10/07/2006

~ Phạm vi của nội dung thực hiện: Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc

sản xuất rau an toàn sử dụng phân hữu cơ vi sinh

1.5 Sơ lược cầu trúc của luận văn

Luận văn gồm 5 chương:

Chương 1: Lập luận khái quát về lý do chọn đề tài

Chương 2: Nêu các khái niệm, các cơ sở, các phương pháp chủ yêu được

áp dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Trang 17

Chương 5: Đề ra hướng đi từ thực trạng hiện tại cũng như có những kiến nghị thực hiện.

Trang 18

7~

CHUONG 2

CO SO LY LUAN VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU

2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững

Sự hình thành và phát triển xã hội loài người gắn liền với quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người Gia tăng dân số đã kích thích sản xuất phát triển, đồng thời cũng là nguyên nhân tồn hại cho môi trường vì thõa mãn nhu cầu của dân số Nông nghiệp là ngành ra đời sớm nhất và là ngành trực tiếp tạo ra của cải không thẻ thiếu cho đời sống con người, trong đó lương thực, thực phẩm là nhu cầu cơ yếu

Quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nhằm phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia đã ít nhiều tác động xấu đến môi trường Vì vậy, phát triển công nghiệp sinh thái bén vững hiện đại

có tầm quan trọng rất lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội hướng đến lợi ích lâu dài của con người Ngày nay, chế độ nông nghiệp sinh thái bền vững hiện đại được xây đựng trên quan điểm hoàn toàn đổi mới Nông nghiệp không chỉ là ngành kinh tế sinh vật mà còn là ngành kinh tê sinh vật _ sinh thái Đối tượng mà con người tác động không chỉ là đất đai, hệ thống cây trồng, vật nuôi riêng biệt

mà là tổng thể sinh vật sinh thái, hệ thống sinh vật sinh thái Bản thân của nên nông nghiệp sinh thái bền vững không chỉ có sản vật trồng trọt, chăn nuôi ngày càng đa dạng, phong phú mà kết quả có được còn là môi trường sinh thái đảm bảo cho nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững sự trong sạch, dễ chịu vì cuộc sống con người ở hiện tại và các thế hệ trong tương lai

Vấn đề phát triển bền vững đã và đang được các nhà khoa học tầm cỡ trên thế giới tranh luận khá sôi noi và nó được nhìn nhận theo nhiều khía cạnh khác nhau

Theo tổ chức Lương Nông Quốc tế (FAO) thì khái niệm về phát triển bền vững được trình bày như sau: “Phát triển bền vững là quản lý và bảo tồn các tài

Trang 19

nguyên tự nhiên và các định hướng thay đổi những kỹ thuật thích hợp nhằm đảm

bảo đạt được và tiếp tục thõa mãn nhu cầu của con người ở hiện tại và tương lai”

Riêng lĩnh vực nông — lâm — ngư nghiệp, khái niệm phát triển bền vững cụ thể là: “Phát triển bền vững gắn liền với bảo tồn tài nguyên đất, nước, các nguồn

gen động thực vật và mang thuộc tính không phá hủy môi trường, đúng đăn về mặt kỹ thuật, có hiệu quả về mặt kinh tế và được chấp nhận về mặt xã hội”

2.1.2 Rau an toàn

Song song với lĩnh vực phát triển bền vững, rau an toàn là một trong những vấn đề được quan tâm, nó gắn liền và góp phần không nhỏ trong tiên trình phát triển bền vững Vậy rau an toàn là gì?

Khái niệm về rau an toàn Những sản phẩm tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả) có chất lượng giống như đặc tính giống của nó, mức

độ nhiễm các hóa chất độc và các sinh vật gây hại không vượt quá tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau

đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là “rau an toàn”

Yêu cầu chất lượng của rau an toàn

Chỉ tiêu nội chất được qui định cho rau tươi bao gồm:

— Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

- Hàm lượng nmitrat (NO)

- Ham lượng một số kim loại nặng chủ yếu: Cu, Pb, Hg, v.v

- Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Samonella v.v.) và

ký sinh trùng đường ruột (trứng giun đũa, Ascaris, V.V.)

Tất cả 4 chỉ tiêu trong sản phẩm của từng loại rau phải đạt dưới mức cho phép

Chỉ tiêu về hình thái: sản phẩm được thu hoạch đúng lúc, đúng với yêu cầu từng loại rau (đúng độ già kỹ thuật hay thương phẩm), không dập nát, hư

Tiêu chuẩn rau an toàn Tiêu chuẩn này chỉ được áp dụng cho rau sạch được sản xuất và tiêu thụ tại TP.Hồ Chí Minh

Trang 20

Một số qui định chung: rau sạch phải được sản xuất đúng theo qui trình đã được đăng ký với cơ quan chức năng Các qui trình sản xuất rau sạch có thể khác nhau tùy theo chúng loại rau, nhưng phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:

Rau phải được canh tác trên khu vực không bị ô nhiễm về đất, ô nhiễm nguồn nước và không khí

Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, kích thích sinh trưởng, hoạt chất sinh học cắm sử dụng theo qui định của Bộ Nông Nghiệp

và Phát Triên Nông Thôn

Không sử dụng phân tươi, nước tiểu, phân hữu cơ qua chế biến để tươi bón rau Không dùng nước thải, nước tiểu, phân hữu cơ chưa chế biến đề tươi

bón rau Không dùng nước thải, nước bị 6 nhiễm đề tưới hoặc rửa rau

Yêu câu kỹ thuật

— Hình thức: rau không được dập héo, không bám ban, khong c6 sau

hoặc vết bẩn trên bề mặt, chất lượng và màu sắc rau phải đặc trưng cho

mỗi loại

rau sạch được qui định trong bảng sau:

Bảng 1: Hàm Lượng Các Kim Loại Tối Đa Cho Phép

Trang 21

Bảng I trên cho thấy rằng nếu hàm lượng các loại kim loại nặng tồn đọng

trong rau sạch vượt quá mức cho phép thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng rau và

ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Hàm lượng nitrat (NO;): mức tối đa cho phép hàm lượng NO; trong rau

sạch được qui định trong bảng sau:

Bảng 2: Hàm Lượng Nitrat Tối Đa Cho Phép

1000mg/kg sp tươi, đối với rau muống là 500mg/kg sp tươi Nếu vượt quá mức tôi đa

cho phép trên rau sẽ có chất lượng kém và ảnh hưởng xâu đến sức khỏe con người

Hàm lượng thuốc BVTV: dư lượng thuốc BVTV cam sử dụng hoặc cam

sử dụng trên rau ở Việt Nam không được có Dư lượng thuốc BVTV được phép

sử dụng: Mức tối đa cho phép sử dụng căn cứ theo FAO/WHO CODEX

ALIMAENTARIUS VOL 2-1996 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông

Thôn Việt Nam

Các tiêu chuẩn vệ sinh và kí sinh vật: rau sạch không được có những kí

sinh vật, vi sinh vật theo qui định sau:

Bảng 3: Một Số Loại Kí Sinh Vật và Vi Sinh Vật Không Được Có Trên Rau

5 Trứng giun sán các loại Không được có

Nguôn: Giáo trình cây rau đại cương

Trang 22

Bảng 3 cho ta biết 5 loại kí sinh vật và vi sinh vật không được có trên rau Nếu rau sạch mà có bắt kỳ loại kí sinh vật hay vi sinh vật nào trên đây thì không được coi là rau sạch

Bao gói — ghi nhãn: vật liệu sử dụng để bao gói ghi nhãn phải là sạch,

không nhiễm bẩn, không gây ảnh hưởng đến chất lượng rau được gói Đối với

loại rau sạch được tiêu thụ dưới dạng từng đơn vị bao gói, phải được ghi nhãn dưới nội dung chủ yếu sau:

Bảo quản: bảo quản ở điều kiện nhiệt độ thích hợp, thoáng mát tùy chủng loại rau (Tiêu chuẩn rau sạch TP.Hồ Chí Minh — TCV)

Tầm quan trọng của rau an toàn trong đời sống con người: đứng hàng thứ hai sau lương thực, rau là loại thực phẩm bổ sung mang tính cần thiết trong cơ cầu bữa ăn hàng ngày Ngoài việc giúp tăng khẩu vị trong bữa ăn nó còn cung cấp phần lớn các loại sinh tố A, B, C, E v.v và các loại nguyên t6 vi lượng rất cần thiết cho cơ thể con người Ngoài ra, nó còn là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm và là nguồn nông sản phẩm có giá trị kinh tế cao, các phụ phẩm của nó thông qua chế biến sẽ là nguồn thức ăn cho phát triển chăn nuôi Rau quả là một loại sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường thê giới

Onui trình sản xuất rau an toàn Có ba qui trình sản xuất thường được sử dụng như sau:

Sản xuất rau siêu sạch (còn gọi là sản phẩm xanh): là rau được sản xuất hoàn toàn không có hóa chất nông nghiệp mà chỉ sử dụng các tiến bộ sinh học là

Trang 23

phân bón vi sinh, thuốc vi sinh Giá thành các loại rau nay rat cao, cao gap 10-20

lân rau bình thường

Sản xuất rau theo kiểu công nghiệp: là rau trồng trong các nhà kính, nhà

lưới có ưu thế ngăn chặn một số sâu hại, tuy nhiên không phải loại rau nào cũng

thích hợp, hơn nữa lại là môi trường thuận lợi cho một số côn trùng loại chích hút

hay một số bệnh Giá thành loại này vẫn còn cao do chỉ phí đầu tư nhà lưới cao

Sản xuất theo qui trình tổng hợp IPM: đây là phương pháp dịch hại tông

hợp được gọi là qui trình tổng hop IPM (Intergrated Pests Management) Qui

trình này bao gồm tất cả các biện pháp canh tác, giống, biện pháp sinh học và

thuốc hóa học với phương châm hạn chế tối đa thuốc hóa học

Với điều kiện tự nhiên và kinh tế của Việt Nam, các nhà khoa học nước ta

đã nghiên cứu theo hai hướng sau:

Sản xuất trong nhà lưới: hiện nay hầu hết các loại rau sạch trên thị trường

đều do hai công ty GINO và GOLDEN GARDEN sản xuất Đây là hai công ty

sản xuất rau theo kiểu công nghiệp với hình thức trồng rau nhà lưới

Về kỹ thuật: rau trong nhà lưới có ưu thế ngăn chặn một số sâu hại, nhưng

đã hạn chế được một lượng thuốc đáng kể, sản phẩm có hình thức đẹp

Về mặt kinh tế: chí phí đầu tư nhà lưới rất cao Nếu sử dụng cây để chăn

lưới thì chi phí là 6.000 USD/ha Loại nhà lưới này sử dụng được trong hai nắm

Nếu sử dụng thép để chắn lưới thì chỉ phí nhà lưới là 21.800 USD/ha Trong đó

chi phí lưới là 4.800 USD, chỉ phí thép là 17.000 USD Tuy nhiên, thép có thể sử

dụng được vài chục năm, còn lưới chỉ có thể sử dụng được hai năm Hình thức

sản xuất này đã được sản xuất đại trà nhưng do chỉ phí đầu tư cao nên giá thành

đội lên rất cao |

Sản xuất rau sạch theo qui trình tổng hợp IPM: Sở Khoa Học Công Nghệ

và Môi Trường TP.Hồ Chí Minh đã đầu tư cho viện khoa học Nông Nghiệp Miền

Nam cộng tác với một số cơ quan khác nghiên cứu qui trình sản xuất rau sạch tại

thành phố Sau đây chúng tôi xin trình bày những nội dung cơ bản nhất

10

Trang 24

Mỗi một loại rau khác nhau sẽ có một qui trình sản xuất riêng, song qui

trình nào cũng dựa trên cơ sở những nghiên cứu khá sâu về sinh thái học, đề ra

những biện pháp phòng trừ bằng canh tác, vật lí, sinh vật cụ thể như sau:

ruộng

- Bay đèn bắt bướm tưới nước vào lúc chiều tối, giết nhộng bang tay

= Dùng thuốc vi sinh, bảo vệ thiên địch

5 Phun thuốc đúng lúc, đúng cách

Điều kiên để sản xuất rau an toàn Những qui định chung cho sản xuất

“rau an toàn” trên đồng ruộng, khi thực hiện phải vận dụng cụ thể cho từng loại

rau, từng điều kiện thực tế của địa phương Nếu thực hiện đầy đủ và nghiêm túc

những điều kiện sau đây thì coi như đảm bảo được các yêu cầu về rau an toàn

như đã nêu trên

Đất trồng: đất để sản xuất “rau an toàn” phải phù hợp với từng loại rau,

không trực tiếp chịu ảnh hưởng xấu của các chất thải công nghiệp, giao thông,

khu dân cư tập trung, bệnh viện, nghĩa trang, không nhiễm các hóa chất độc hại

cho người và môi trường

Phân bón: chỉ dùng phân hữu cơ vi sinh đã được phép sử dụng hoặc phân

chuồng đã được ủ hoai mục, tuyệt đối không được dùng phân bắc, phân chuồng

tươi, phân ủ chưa hoai mục Sử dụng hợp lý giữa các loại phân Số lượng phân

dựa trên tiêu chuẩn cụ thể qui định trong các qui trình của từng loại rau và phải

biết kết thúc bón trước thu hoạch sản phẩm 15-20 ngày Có thể dùng bô sung

phân bón lá và phải theo đúng hướng dẫn Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích

thích và điều hòa sinh trưởng cây trông

Nước tưới: chỉ dùng nước giếng khoan, nước từ các sông suối hồ lớn v.v

không bị ô nhiễm các hóa chất độc hại Tuyệt đối không dùng nước thải từ công

nghiệp, thành phố, bệnh viện, khu dân cư, nước ao, mương tù đọng

1

Trang 25

co — =e er eee c= ————

Phòng trừ sâu bệnh: phải áp dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp trên

nguyên tắc hạn chế thấp nhất sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra, có hiệu quả kinh tế

cao, ít độc hại cho môi trường Do đó cần chú ý các biện pháp chính sau:

~ Giống: Phải chọn giống tốt, có sức mọc mâm khỏe, có khả năng

chống chịu sâu bệnh Các cây con giống cần được xử lý sạch sâu bệnh

trước khi xuất ra khỏi vườn ươm

góp phan hạn chế thấp nhất các điêu kiện và nguồn phát sinh các loại dịch

hại trên rau Chú ý thực hiện chế độ luân canh: lúa-rau hoặc xen giữa các

loại rau khác họ với nhau như bắp cải, cà chua, đậu đỗ để giảm bớt sâu tơ

và một số sâu hại khác

thuốc cấm và thuốc hạn chế sử dụng ở Việt Nam hoặc các loại thuốc có độ

độc cao, thuốc chậm phân hủy, thuốc các nhóm Clo và phân hữu cơ Chỉ

sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc và các loại thuốc có độ

độc thấp, chóng phân hủy, ít ảnh hưởng đến các loài sinh vật có ích trên

ruộng

— — Cấm sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh sâu

nhanh quen thuốc Bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng

hướng dẫn trên nhãn của từng loại thuốc, tuyệt đối không được dam vĩ sản

phẩm rau tươi bằng các hóa chất bảo vệ thực vật

2.1.3 Các khái niệm về phân bón

Phân hóa học Phân hóa học bao gồm các loại hóa chất công nghiệp hay

khoáng chất như: Ure, Super, Clorua Kali, Sunfat đạm, Phosphorit, DAP v.v Để

phân biệt với phân hữu cơ nhóm này được gọi là phân vô cơ

Theo lượng yêu cầu của cây trồng, phân hóa học được chia thành phân đa

lượng: N, P, K; phân trung lượng: Ca, Mg, S, Si va phan vi lugng: Mn, Mo, Bo,

Cu, ấn, Fe v.v

Theo thành phân, phân hóa học còn được chia thành nhóm phân đơn (1

nguyên tố) như: Ure, Sunfat đạm, KCL, Super lân v.v hay phức hợp nhiều

t2

Trang 26

nguyên tố dinh dưỡng như: DAP, NO;K, Amophosker, và phân hỗn hợp (phân trộn) NPK, NP hay NE

Tính chất đặc trưng của phân vô cơ là có hiệu lực nhanh chóng nhưng không kéo dài Phân vô cơ có những tác động xấu đến cây trồng như làm cho cây trồng dễ mẫn cảm trước sâu bệnh và thời tiết không thuận lợi Phân hóa học diệt tập đoàn các vi sinh vật có ích cho cây trồng có trong đất v.v

Phân hữu cơ vi sinh Là sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau nhằm cung cấp chất hữu cơ cho cây trồng, cải tạo đất, chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống đã được tuyển chọn với số lượng đạt tiêu chuẩn, góp phần nâng cao năng suất hoặc chất lượng nông sản Phân hữu cơ

vi sinh không gây ảnh hưởng xấu đến người, động, thực vật, môi trường sinh thái

và chất lượng nông sản

2.1.4 Ý nghĩa hiệu quả kinh tế

Nói đến sản xuất người ta phải nghĩ ngay đến việc tính toán về hiệu quả kinh tế của việc sản xuất đó mang lại Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế,

Nó phản ánh thái độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của cơ sở sản xuất sao cho đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh với chỉ phí ít nhất Việc làm này thê

hiện qua việc điều chỉnh đầu vào hoặc đầu ra của sản xuất đạt được một khoản

thu nhập càng cao hơn dù bằng tiền mặt hay bằng hiện vật

Sự tối đa hóa lợi nhuận bao gồm cả 2 nội dung là thái độ kinh tế của đơn

vị sản xuất và nội dung kinh tế kỹ thuật Định hướng kinh tế một cách toàn diện,

và phái có một cách nhìn ở mọi góc độ khác nhau về không gian, thời gian, số lượng và chất lượng Chúng có mỗi quan hệ chặt chế với nhau

Về không gian: hiệu quả kinh tế chỉ có thê xem là đạt được một cách toàn

điện khi mà toàn bộ hoạt động của các bộ phận, các công đoạn v.v mang lại hiệu

quả và việc làm này không ảnh hưởng đến hiệu quả chung, không xét một mặt,

một lĩnh vực, một ngành riêng biệt

Về thời gian: hiệu quả mà đơn vị sản xuất đạt được trong từng giai đọan, từng thời kỳ, từng đợt kinh doanh, phải gắn liền với lợi ích lâu dài Chúng không thể xem đơn thuân là việc giảm đó tùy tiện, thiếu cân nhắc như giảm các chỉ phí

13

Trang 27

về cải tạo môi trường, cải tạo đất và cả nguồn nhân lực v.v Như thế không thể

xem là hiệu quả lau dai

Về mặt định lượng: hiệu quả kinh tế phải được thể hiện ở mối tương quan

giữa thu và chỉ theo hướng tăng thu giảm chỉ Điều đó có nghĩa là tiết kiệm đến

mức tối đa chỉ phí kinh doanh mà thực chất là hao phí thời gian lao động sống và

lao động vật hóa để làm ra một đơn vị sản phẩm Đồng thời với khả năng sẵn có

làm ra được những sản phẩm có ích nhất Có 3 trường hợp tăng sau:

của ch1

Về mặt định tính: hiệu quả kinh tế phải đảm bảo cân đối hợp lý giữa các

mặt kinh tế- chính trị- xã hội Việc chọn giải pháp kinh tế đù mặt kinh tế của nó

hoàn toàn thỏa mãn thì ai quyết định là vẫn đề chính trị và xã hội

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng

và là một vấn đề phức tạp, Có quan hệ với nhiều yếu tố trong kinh doanh Vì thế,

việc sử dụng các yếu tố cơ bản trong quá trình có hiệu quả là sự cần thiết Nói

cách khác, xác định hiệu quả kinh tế là khởi đầu cho mọi kế hoạch tính toán phát

triển kinh tế quốc đân nói chung, tạo điều kiện cơ sở cho huyện xác định đúng

một cơ cấu cây trồng hợp lý với quá trình kỹ thuật hợp lý để đáp ứng nhu cầu sản

phẩm của xã hội, đồng thời mang lại lợi ích thiết thực cho cả người sản xuất và

tiêu dùng

Đối với sản xuất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế được xác định trên những

đặc trưng sau: đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được Con

người nhờ đó mà tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu mỗi lúc một gia tăng của xã

hội, việc xác định giá trị của đất đai có nhiều ý kiến tranh luận rằng đất đai là

thành quả lao động Do đó, việc xác định, phân tích phải đặt trong hoàn cảnh so

sánh tương đối

Hiệu quả kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên, kinh tế, và việc

thiết lập giá cả theo nguyên lý bình quân toàn ngành Người ta có thể bán những

14

Trang 28

tài sản để mua một số mặt hàng nông sản thiết yếu dù giá cả có tăng, trái lại, họ

sẽ không mua khi giá cả hạ đối với những nông sản không thiết yếu Điều này

chứng tỏ lượng cung cầu của sản phẩm ít biến đổi so với sự thay đôi giá cả Đây

cũng là đặc điểm tạo nên tỷ giá giữa hàng nông sản với giá các mặt hàng khác

không được ổn định và điều hòa Do đó, việc xác định hiệu quả kinh tế phải đây

đủ các tác nhân tạo thành

Việc đo lường, tính toán, phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế mang lại

một đặc thù trong nông nghiệp khác biệt so với các ngành sản xuất khác

Các nhân tố chính ảnh hướng đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế của sản

xuất kinh doanh:

~ Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật: sự đổi mới công nghệ, tiến bộ

khoa học kỹ thuật là một trong những nhân tổ có tính chất quyết định nâng

cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là cơ sở đề tăng năng suất

lao động, tăng khối lượng sản xuất ra trên đơn vị chỉ phí thấp Nhờ vào đó

hiệu quả kinh tế được nâng lên

yếu tố sản xuất ngày càng chặt chẽ, nhịp nhàng, cân đối và liên tục khi mà

trình độ tổ chức sản xuất được nâng cao Khi đó, thời gian lao động lãng

phí sẽ rút ngắn lại và năng suất lao động được nâng lên

2 Trình độ khai thác và sử dụng các nguôn sản xuất: việc khai thác và

sử dụng các nguồn sản xuất có mối liên hệ mật thiết với vấn đề nâng cao

hiệu quả kinh tế Do đó trình độ khai thác lao động, vật tư thiết bị, tiền,

vốn được nâng cao thì khả năng tăng sản phẩm trên một đơn vị chỉ phí

càng tăng Nhằm vào đảm bảo tiết kiệm tối đa các nguồn sản xuất thì việc

khai thác và sử dụng phải đồng bộ từng nguồn và giữa các nguồn với

nhau

độ còn kém, việc nâng cao hiệu quả kinh tế không thể nào đạt, hiệu quả

chỉ đạt khi nào trình độ quản lý tạo điều kiện cho con người sử dụng một

15

Trang 29

cách có hiệu quả các yếu tố sản xuất với mục đích mang lại hiệu quả kinh

tế cao nhất sau một chu kỳ kinh đoanh

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

2.2.1 Phương pháp điều tra thu thập

Trước hết chúng tôi tiến hành công việc thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Hóc Môn

Điều tra thực tế về tình hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất rau an toàn, những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng, nghe những ý kiến, nguyện vọng của người nông dân về tình hình sử dụng và hiệu quả kinh tế do phân hữu cơ vi sinh mang lại

2.2.2 Phương pháp mô tả và phân tích

Từ những nội dung đã thu thập, chúng tôi tiến hành mô tả và vận dụng những kiến thức đã học ở nhà trường để phân tích tình hình sử dụng phân hữu cơ

vi sinh và đánh giá hiệu quả mà nó mang lại Từ đó tìm ra nguyên nhân cũng như đóng góp ý kiến để nâng cao năng suất và chất lượng rau an toàn

2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả - hiệu quá kinh tế

Xác định hiệu quả kinh tế là việc so sánh giữa chỉ phí bỏ ra đâu tư cho

hoạt động sản xuất và hiệu quả đạt được từ sự đầu tư đó Đề đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất rau sử dụng phân hữu cơ vi sinh, dùng chỉ tiêu:

- Hiệu quả kinh tế = kết quả / chi phí sản xuất

+ Doanh thu: là chỉ tiêu tổng hợp và qua đó phản ánh kết quả thu

được từ sản xuất

- Doanh thu = tổng sản lượng * đơn giá sản phẩm

- Tổng chỉ phí sản xuất = chi phí vật chat + chi phi lao động

sóc, bón phân v.v

16

Trang 30

Thu nhập là phần dôi ra giữa doanh thu và chi phí sản xuất, không

tính công lao động nhà

Lợi nhuận = thu nhập — chỉ phí lao động nhà

Lợi nhuận là phần lãi thu được sau khi trừ đi tất cả các chỉ phí

Ì ĐẠI HỌC MÔNG LÂM TP.HCM

_THƯ VIÊN

l7

Trang 31

CHUONG 3 TONG QUAN

3.1 Diéu kién tw nhién

3.1.1 Vi tri dia ly

Tân Thới Nhì là một xã thuộc phía Đông huyện Hóc Môn, trực thuộc

TP.Hồ Chí Minh Có diện tích đất tự nhiên là 1.720,62 ha

Phía Bắc giáp xã Tân Thới Hiệp

Phía Nam giáp xã Xuân Thới Sơn

Phía Tây giáp huyện Long An và Củ chi

Trang 32

Hình 1: Biểu đồ phân bố địa hình của xã Tân Thới Nhì - huyện Hóc Môn

Biểu đồ phân bố địa hình

xã Tân Thới Nhì - huyện Hóc Môn

16.10%

24.36%

@ Ving go

e6 ốổ.b 96 (9:06:90 6 0°56-6.9:.9.4>6.®.9.9`% 0-4 68/6 9©

thuật, khu cây xanh tập trung

Vùng trién có chiều cao 2 -8 m, là vùng chuyên canh rau, thuận lợi bé tri các cơ sở nông nghiệp sạch, vừa và nhỏ xen vào khu dân cư

Vùng bưng trũng có cao trình dưới 2 m, là vùng thoát nước kém, thích hợp trồng lúa nước Vùng ven sông rạch đã và đang hình thành vùng cây ăn trái nhà vườn Đây là vùng thuận tiện cho việc tổ chức loại hình du lịch sinh thái

19

Trang 33

là)

3.1.3 Thổ nhưỡng

Theo bản đồ những năm 1990, thành phần thổ nhưỡng của xã Tân Thới Nhì được phân thành 3 nhóm chính: nhóm đất xám chiếm 33,65%, nhóm đất phèn chiếm 58,95%, nhóm đất khác chiếm 7,4% diện tích tự nhiên phân bố theo bảng sau:

Bảng 5: Tình Hình Phân Bố Đất Đai Theo Thổ Nhưỡng ở Xã Tân Thới Nhì

thé la trồng rau sạch Từ những thuận lợi do tự nhiên đem lại đã tạo điều kiện cho

xã Tân Thới Nhì mở rộng mô hình sản xuất rau an toàn

3.1.4 Chế độ thủy văn

Do có hệ thống sông ngòi chằng chịt bao gồm 6 sông rạch lớn là: sông Sài Gòn, sông Rạch Tra, sông Cầu Xáng, kinh An Hạ, kinh Thây Cai, rạch Hóc Môn,

tập trung nằm ở phía Bắc và phía Đông xã Bên cạnh đó là một hệ thống kênh

rạch nhỏ và thủy lợi phục vụ công tác tưới tiêu Các sông rạch của xã đều chịu ảnh hưởng của nước sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ đoạn giáp nước ở cầu lớn, Hóc Môn và kênh số 3 Nhị Xuân Nước kênh rạch mùa khô ở đây ngọt có thể lọc dùng cho sinh hoạt nhưng mùa mưa do chịu ảnh hưởng phèn tại chỗ và phèn ngoại lai nên có mức độ phẻn cao không dùng cho sinh hoạt

3.1.5 Khí hậu

Năm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, trong năm chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô

Mưa Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa phân bố không đều:

lượng mưa tăng dân từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam Do mưa tập trung

20

Trang 34

nhiều nhất vao thang 8 va 9, néu hé thống tiêu thoát nước không tốt dễ gây ngập úng cục bộ

Nắng Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, vào mùa khô mực nước ngầm xuống thấp, nên dễ gây hiện tượng thiếu nước làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp đặc biệt là các hộ khai thác nước tưới bằng giếng thủ công

3.1.6 Nhiệt độ không khí

Tý lệ nghịch với lượng mưa, ngược lại ẩm độ của không khí tỷ lệ thuận với lượng mưa Nhìn chung, khí hậu tương đối ôn hòa, ít bị ảnh hưởng bởi gió bão, không có gió tây khô nóng, mùa Đông không lạnh và không có sương muỗi, ánh sáng đổi đào trong năm

Đối với sản xuất nông nghiệp, do vụ Đông Xuân có điều kiện tối ưu về ánh sáng, bức xạ, nhiệt độ giữa ngày và đêm ổn định nên cây trồng sinh trưởng

và phát triển tốt cho năng suất và chất lượng hơn các vụ khác

Hệ thống giao thông thủy và bộ có điều kiện đề phát triển, nối liền với các trung tâm kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ

21

Trang 35

Điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với rau an toàn có

giá trị kinh tế cao

Điều kiện địa hình và đất đai rất phù hợp cho xây dựng phát triển nông

nghiệp, đô thị và khu dân cư v.v

Nguồn nước ngầm phong phú, chất lượng nước có khả năng khai thác

phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và cho sinh hoạt

3.2 Điều kiện kinh tế xã hội

khoảng 5, 6 người Cơ cấu dân số theo giới tính thì nữ chiếm 52,29%, nam ít hơn

chiếm 47.71% dân số Lao động chiếm 49,1% trong tổng số nhân khẩu của xã

3.2.2 Tình hình đất đai và cơ cầu sử dụng

Để biết được tình hình sử dụng đất đai của xã Tân Thới Nhì như thế nào

và diện tích canh tác từng loại đất được phân tích trong bảng sau:

22

Trang 36

Bảng 7: Tình Hình Sử Dụng Dat Đai

Dat cd mặt nước nuôi trồng thủy sản 124.35 1,23

sản, cây lâu năm và vườn tạp Trong tổng số diện tích trồng cây hàng năm là 744,29ha chiếm 43,25% trong cơ cấu thì đất trồng lúa chiếm cao nhất 314,72ha, sau đó đến chuyên màu và cây nông nghiệp và đến chuyên rau 125,4lha Trong

đó, đất trồng rau sạch của xã là 57ha chiếm 3,31% trong cơ cấu diên tích đất của

toàn xã

3.3 Tập quán sản xuất của người đân trong vùng

Trước đây người dân trong vùng sản xuất với kinh nghiệm xưa bàn nay

làm, dẫn đến gây ô nhiễm môi trường do bón phân tươi, phân chuồng không hợp

lí, phun thuốc độc hại Nhưng từ khi có sự hướng dẫn của các cán bộ kỹ thuật

23

Trang 37

nông dân đã ý thức được độ độc hại và ô nhiễm từ cách sản xuất cữ của mình gây

ra Nên ngày càng sản xuất hợp vệ sinh hơn

Nhìn chung, cách chăm bón của nông dân xã bón chử yếu là phân hữu cơ

vi sinh, có sử dụng phân hóa học nhưng liều lượng rất ít và chỉ dùng bón thúc,

- không còn sử dụng các thuốc BVTV độc hại nữa mà chuyển sang sử dụng các

thuốc vi sinh có tính tiêu diệt sâu rầy cao mà ít độc hại cho người

3.4 Tình hình sản xuất rau ở xã Tân Thới Nhì-Hóc Môn

Ngành trồng rau ở xã Tân Thới Nhì — huyện Hóc Môn phát triển khá mạnh Diện tích đất nông nghiệp chiếm 86,28% diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích gieo trồng rau chiếm 14,62% diện tích đất nông nghiệp Nhìn chung chủng loại rau khá phong phú bao gồm:

- Rau ăn lá: rau muống, cái ngọt, xà lách, cải xanh, rau mồng tơi v.v

— Rau ăn quả: khổ qua, dưa leo, mướp, đậu đũa, đậu bắp, bí v.v

Thời gian gần đây, khoa học phát triển tạo ra được nhiều loại giống mới cho năng suất cao, phân sinh hóa hữu cơ, thuốc BVTV xuất hiện nhiều trên thị trường Đây là phương pháp hữu hiệu trong việc sản xuất rau ở xã Tân Thới Nhì

Tuy nhiên, việc sử dụng nông dược và phân bón hóa học không đúng kỹ thuật đã gây ra những hậu quả xấu:

Tăng chỉ phí sản xuất làm giảm lợi nhuận

Hình thành lượng độc chất có khả năng gây nhiễm độc cho người tiêu dùng

Gây ảnh hướng xấu đến môi trường, đặc biệt là đất canh tác và nguồn nước làm đảo lộn sinh thai va gay tác hại lâu dài

Năm 1997, xã Tân thới Nhì — huyện Hóc Môn đã xuất hiện loại hình trồng rau an toàn theo qui trình tổng hợp phương pháp IPM, giảm thiểu tối đa lượng thuốc BVTV gây hại cho người tiêu dùng, tránh ảnh hưởng xấu đến môi trường

và xã hội Mô hình được nhiều nông dân tham gia và phát triển từng bước theo thời gian khá thuận lợi Tuy nhiên, do chậm năm bắt và thích nghi với kỹ thuật canh tác mới, nhiều nông dân có xu hướng rút khỏi tổ rau vì kết quả đạt được quá thâp, cho nên hiện nay tại xã Tân Thới Nhì có một sô nông dân đã rút khỏi tô rau

24

Trang 38

an toàn vì việc sản xuất rau an toàn không mang lại hiệu quả kinh tế, lại không có thị trường tiêu thụ Trong khi đó, những nông dân có trình độ sản xuất cao thì càng thành công hơn với kỹ thuật canh tác tiến bộ Năm 2000 xã đã xuất hiện hình thức canh tác rau ăn quả theo mô hình phủ bạt Đây là mô hình sản xuất với qui mô lớn, vốn đầu tư cao và kết quả đạt được rất đáng kể Mô hình này chủ yêu được canh tác trên những hộ có điện tích gieo trồng lớn (thấp nhất là 1000m') và

được áp dụng cho khổ qua, dưa leo, bầu bí Những hộ trồng rau an toàn do diện

tích canh tác nhỏ nên chưa tiện áp dụng mô hình này Tuy vậy, do kết quả đạt được từ loại hình này khá hấp dẫn đối với bà con nên một số hộ trồng rau an toàn

có điện tích canh tác lớn đã áp dụng mô hình phủ bạt

3.5 Tình hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất rau an toàn

Tập quán canh tác của nông dân tại đây thường là xuống giống không đồng loạt nên việc bón phân phải được tính toán kỹ lưỡng tránh tình trạng thiếu

hụt hoặc dư thừa lượng phân trong rau

Vẫn còn một số người tiêu thụ chưa tin tưởng vào chất lượng phân hữu cơ nên chưa chấp nhận giá cả mà nhà sản xuất đưa ra

Phân hữu cơ vi sinh được sử dụng khá mạnh, hầu hết các hộ trồng rau an

toàn đều sử dụng khoảng 93,33% số hộ sử dụng (56/60 hộ) Thời gian gần đây,

khoa học phát triển tạo ra được nhiều chủng loại phân hữu cơ vi sinh trên thị

trường, đây là phương pháp hữu hiệu trong việc sản xuất rau ở xã Tân Thới Nhì

Tuy nhiên việc sử dụng phân bón hóa học vẫn tồn tại gây ảnh hưởng xâu đến năng suất và chất lượng rau an toàn:

— — Hình thành lượng độc chất có khả năng gây nhiễm độc cho người tiêu dùng

— Gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đặc biệt là đất canh tác và nguồn nước làm đảo lộn sinh thái và gây tác hại lâu dài

Hiện nay, tại xã Tân Thới Nhì đã đưa vào áp dụng rộng rãi qui trình sản xuất rau sạch sử dụng phân hữu cơ vi sinh Lượng phân bón cho mỗi ha rau muông, rau cải ngọt và xà lách có khác nhau và tùy vào mùa vụ

23

Trang 39

TD ATT Ser S26 eee eee o — — — - Ƒ— z= a

Giá cả phân hữu cơ vi sinh rat phải chăng nên nông dân không ngần ngại

khi áp dụng Ban đầu bà con nông dân còn nghỉ ngờ vào chất lượng của nó

nhưng sau khi sử dụng và nghiên cứu, họ đã thấy được tính ưu việt của phân hữu

cơ vi sinh, từ đó bà con nông dân trồng rau xã Tân Thới Nhì luôn tin tưởng và

dùng nó trong trồng rau để nâng cao lợi nhuận

Quá trình sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất rau an toàn thời gian

qua có những thuận lợi và khó khăn sau:

— Thuận lợi

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho trồng rau an toàn

Được sự chỉ đạo sâu sát và hỗ trợ tích cực của các cấp lãnh đạo thành phố

và địa phương

Xã gan một trung tâm đô thị lớn nhất nước ta, là một thị trường tiêu thụ

không lồ, thu nhập cao, rất phù hợp cho mặt hàng RAT

Đã tích lũy được các cơ sở khoa học và kinh nghiệm sử dụng phân hữu cơ

vi sinh từ nhiều nguồn khác nhau để triển khai mô hình: qui trình, các tiêu

chuẩn

Đa số nông dân địa phương đã có kinh nghiệm sử dụng phân hữu cơ

Xã hội đã bắt đầu quan tâm và ý thức được tầm quan trọng về ô nhiễm rau

tiêu đùng hăng ngày

= Khó khăn

Các ruộng tham gia mô hình chưa được liên canh, nên có một số khó khăn

trong vấn đề quản lý, kiểm tra chất lượng, đầu tư trang thiết bị phục vụ canh tác

Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo nên hiện tượng giáp vụ rau

Chưa có chế độ, chính sách giá cả hợp lí cho vùng rau chuyên canh để

khuyến khích người nông dân trồng RAT

Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn lạc hậu, sân bệnh nhiều, sản xuất

chưa có tính cộng đồng, trình độ tô chức, quản lý sản xuất còn thấp

Hệ thống thoát nước còn nhiều điểm đáng lo ngại nên những cơn mưa

cuối vụ thường gây ra hiện tượng một lượng lớn phân bón bị rửa trôi, ảnh hưởng

đến chất lượng phân khi hấp thụ

26

Trang 40

CHƯƠNG 4 KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Lý do người nông dân trong vùng lựa chọn sản xuất rau an toàn tại xã

Tân Thới Nhì - huyện Hóc Môn

Xã Tân Thới Nhì - huyện Hóc Môn là một vùng đất trực thuộc TP.HCM

Hiện tại thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị đông dân nhất nước ta với khoảng

trên 6 triệu dân chưa kế du khách từ những nơi khác đến Nhu cầu về rau xanh

các loại cho thành phố rất cao Lượng rau cung cấp cho thành phố đã được chở

hàng ngày từ nhiêu nơi khác đến Tuy nhiên, do đường xa nên chỉ phí vận chuyển

rất tốn kém, sản phẩm khó bảo quản làm cho giá rau tăng cao Mặc dù vậy, thành

phố là một đô thị văn minh, người dân có mức sống và tầm nhận thức cao hơn so

với những nơi khác Nhu cầu về rau sạch phan lớn xuất phát từ những người dân

sống ở nơi đây

Xã Tân Thới Nhì với vị trí chỉ cách trung tâm thành phố 20km, đường xá

được nâng cấp ngày càng cao giúp cho việc sản xuất và tiêu thụ rau của xã có

nhiều ưu thế hơn so với những vùng xa trung tâm thành phố Từ điều kiện thuận

lợi trên, mô hình sản xuất rau an toàn tại xã Tân Thới Nhì — huyện Hóc Môn đã

được công ty giống cây trồng phối hợp với các tổ chức triển khai thuận lợi, bước

đi phù hợp đạt hiệu quả, ngày càng có nhiều hộ tham gia và đã nhận thấy được

lợi ích mà rau an toàn đem lại

Qua nhiều vụ ngộ độc thực phẩm do ăn rau còn nhiều dư lượng thuốc, mà

người tiêu dùng, báo chí, và bệnh viện đã lên án Người nông dân xã Tân Thới

Nhì đã giác ngộ được tầm quan trọng an toàn thực phẩm từ chương trình xây

dựng vùng sản xuất RAT đến với bà con ở đây

Một động lực mạnh mẽ thúc đẩy bà con tham gia vào tổ sản xuất rau an

toàn, đó là bà con được hướng dẫn mô hình sản xuất mới Với kỹ thuật mới của

mô hình sản xuất rau an toàn, bà con sẽ tiết kiệm được nhiều khoản chi cho các

yếu tố đầu vào Như gieo giống ít hơn, thuốc bảo vệ thực vật xịt rất hạn chế đặc

Ngày đăng: 19/12/2024, 22:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN