1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiệp vụ ngoại thương thực trạng xuất khẩu hồ tiêu việt nam sang eu từ năm 2018 2020 một số giải pháp và kiến nghị

53 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 473,92 KB

Nội dung

Nghiệp vụ ngoại thương thực trạng xuất khẩu hồ tiêu việt nam sang eu từ năm 2018 2020 một số giải pháp và kiến nghị

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

🙞 ✵ 🙞

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN HỌC TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HỒ TIÊU VIỆT NAM SANG EU TỪ

NĂM 2018-2020 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Trang 2

ĐÁNH GIÁ

(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)

tối đa

Điểm đánh giá Cán bộ

chấm 1

Cán bộ chấm 2

Điểm thống nhất

LỜI CẢM ƠN

Trang 3

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến - Giảng viên bộ môn, đã nhiệt tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng

em vững bước sau này

Bộ môn Nghiệp vụ ngoại thương là môn học thú vị và có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù chúng

em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

2.2 Tổng quan về hiệp định EVFTA và những vấn đề về hồ tiêu Việt Nam 9

2.2.1 Một số nội dung chính của EVFTA đối với mặt hàng hồ tiêu Việt Nam 9

Trang 5

2.2.2.1 Nguồn cung cấp 10

2.2.2.6 Các yếu tố khác: Tự nhiên, khoa học, công nghệ 17

2.3 Cơ hội thách thức đối với xuất khẩu hồ tiêu khi tham gia hiệp định EVFTA 17

2.3.1 So sánh thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu hồ tiêu sang EU 19

2.3.2 So sánh cơ hội và thách thức khi xuất khẩu hồ tiêu sang EU 20

3.2 Phân tích sản lượng xuất khẩu từ 2018 đến 2020 22

3.3 Phân tích kim ngạch xuất khẩu từ 2018 đến 2020 23

4.1 Tăng cường công tác thông tin và tìm kiếm thị trường 25

4.2 Phân tích, mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU 26

4.3 Xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản xuất khẩu 26

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH ẢNH

1 Hình 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hồ tiêu VN sang EU

2 Hình 2.2 Sản lượng và xuất khẩu hạt tiêu 2019

3 Hình 2.5: Top 10 thị trường xuất khẩu tiêu Việt Nam có giá cao nhất 7 tháng năm

2020

4 Hình 2.6 Chi tiết xuất khẩu hạt tiêu 7 tháng đầu năm 2020 của Việt Nam

5 Hình 2.7: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam giai đoạn

2018-2020

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 Bảng 2.1 Tình hình xuất khẩu Hồ tiêu đen của Việt Nam và Ấn Độ

2 Bảng 2.2: Cam kết cắt giảm thuế của EU đối với một số nhóm hàng hóa xuất khẩu

3 Bảng 3.1 Giá xuất khẩu hồ tiêu VN sang EU 2018 – 2020

4 Bảng 3.2 Sản lượng xuất khẩu hồ tiêu VN sang EU

5 Bảng 3.3 Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu VN sang EU

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 VN: Việt Nam

2 EU: Liên Minh Châu Âu

3 EVFTA: Hiệp định Thương mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam

4 XK: Xuất khẩu

Trang 9

CHƯƠNG I PHẦN MỞ ĐẦU 1.1Lý do chọn đề tài

Ngày này, xu hướng toàn cầu hóa – hội nhập kinh tế quốc tế đang tạo ra nhữngtriển vọng lớn, cùng với chính sách mở cửa của Nhà nước đã tạo điều kiện thuậnlợi cho hàng nông sản xuất khẩu phát triển Đúc kết kinh nghiệm từ các nước đitrước cộng với lợi thế của mình, Việt Nam chọn xuất khẩu nông sản là một trongnhững ngành xuất khẩu mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Trongđó Hồ tiêu được coi là một trong mười nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta Cho đến nay, không ai trong giới kinh doanh gia vị và nông sản trên khắp thếgiới không biết đến Hồ tiêu Việt Nam Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam như làmột nhà sản xuất và xuất khẩu số 1 thế giới Ngành Hồ tiêu Việt Nam đã thể hiện

ưu thế của mình trong nhiều năm do chi phí nhân công thấp hơn so với các nướctiêu khác Vì thế Hồ tiêu Việt Nam có lợi thế về giá trong cạnh tranh và nắm vị thếchủ đạo trong xuất khẩu Nhiều năm qua, giá Hồ tiêu trong nước bán được giá tăngdần, tuy nhiên có thời điểm nào đó giá giảm, thậm chí giảm sâu, nhưng nhìn chung

cả năm thì giá năm sau tăng hơn năm trước

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói chung và hồ tiêu VNnói riêng sang thị trường thế giới đang được xem là định hướng chiến lược hết sức

Trang 10

quan trọng của Đảng và Chính phủ trong quá trình tái cấu trúc ngành nông nghiệptheo hướng phát triển bền vững Bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâurộng với các tổ chức khu vực và quốc tế sẽ phải thực hiện đầy đủ các cam kết, quyđịnh theo các chuẩn mực quốc tế như các quy định về hàng rào kỹ thuật (TBT), hệthống kiểm dịch động thực vật (SPS), vấn đề sở hữu tuệ, chỉ dẫn địa lý, xuất xứhàng hóa trong các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới như: CPTPP, EVFTA…đang đặt ra những cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng nông sản chủlực của hồ tiêu VN.

Theo dự báo, khả năng mở rộng và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàngnông sản của hồ tiêu VN sang thị trường EU vẫn còn dư địa rất lớn, đặc biệt trongbối cảnh Việt Nam và EU đã hoàn tất việc đàm phán và ký kết EVFTA vào tháng6/2019 vừa qua, dự kiến có hiệu lực trong thời gian tới Khi EVFTA có hiệu lực vàđược triển khai sẽ tạo ra cơ hội cho việc tăng trưởng xuất khẩu, cải thiện năng lựcsản xuất mặt hàng nông sản chủ lực của hồ tiêu VN khi hàng rào thuế quan đượcdỡ bỏ

Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến

và xuất khẩu mặt hàng nông sản của hồ tiêu VN phải vượt qua hàng loạt những

Trang 11

thách thức đến từ EVFTA cũng như chính những vấn đề nội tại của các doanhnghiệp địa phương: những thách thức về hàng rào kỹ thuật (TBT), hệ thống kiểmdịch động thực vật (SPS), vấn đề sở hữu tuệ, chỉ dẫn địa lý… Trong khi đó, hệthống cơ chế chính sách của Việt Nam, của các địa phương chưa đồng bộ và đangtrong quá trình hoàn thiện; các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu hồtiêu VN phần lớn có quy mô vừa và nhỏ với tiềm lực tài chính hạn hẹp, công nghệsản xuất, chế biến lạc hậu, trình độ quản lý doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêucầu thực tiễn… đang là những thách thức đặt ra đòi hỏi phải có những giải pháp cụthể cho vấn đề này.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh triển khai EVFTA, việc phát triển thị trườnghàng xuất khẩu nông sản chủ lực hồ tiêu VN đòi hỏi các cấp chính quyền địaphương, doanh nghiệp, hộ nông dân không chỉ tập trung vào quy trình sản xuất màcần phải có những hiểu biết hơn về thị trường quốc tế, nắm vững các quy định củaHiệp định thương mại, thị hiếu khách hàng… để có thể đề ra những chiến lược, cơchế chính sách hỗ trợ nhằm đưa những sản phẩm của địa phương mình tiếp cậnđược thị trường quốc tế rộng lớn

Vì vậy nhóm nghiên cứu chúng tôi chọn đề tài “Thực trạng xuất khẩu hồ tiêu

Việt Nam sang thị trường EU từ 2018-2020 Một số giải pháp và kiến nghị.”

Trang 12

nhằm đánh giá khái quát thực trạng xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam hiện nay sang thịtrường EU, qua đó tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu hồtiêu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất vàxuất khẩu hồ tiêu

1.2Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

Đề tài nghiên cứu về nhằm đánh giá khái quát quy trình xuất khẩu hồ tiêu ViệtNam hiện nay sang thị trường EU, qua đó tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng caohiệu quả quy trình xuất khẩu hồ tiêu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh củacác doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu

Trang 13

- Đánh giá về nguyên nhân dẫn đến thực trạng yếu kém của xuất khẩu hồ tiêuViệt Nam sang EU.

- Đưa ra giải pháp nâng cao xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang EU

1.3Phương pháp nghiên cứu thứ cấp

Thu thập các tài liệu qua sách, báo, tạp chí và tài liệu nghiên cứu khoa học

1.4Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến quy trình xuấtkhẩu hồ tiêu Việt Nam sang EU

Phạm vi nghiên cứu

+ Về thời gian: giai đoạn từ 2018-2020

+ Về không gian: thực trạng xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang EU

+ Về nội dung: Nghiên cứu tập trung xác định thực trạng xuất khẩu hồ tiêu ViệtNam sang EU, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao xuất khẩu hồ tiêu Việt Namsang EU hiện nay

1.5 Ý nghĩa của đề tài

Trang 14

Đề tài “Thực trạng xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang thị trường EU từ

2018-2020 Một số giải pháp và kiến nghị.” nhằm đánh giá khái quát thực trạng

xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam hiện nay sang thị trường EU, qua đó tìm kiếm các giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu hồ tiêu, góp phần nâng cao hiệu quả kinhdoanh của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu

1.6 Bố cục của đề tài

CHƯƠNG I: CHƯƠNG MỞ ĐẦU

Trình bày lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiêncứu, phương pháp nghiên cứu, bố cục đề tài

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HỒ TIÊU VN SANG EUTrình bày về các khái niệm, mô hình nghiên cứu, tình hình nghiên cứu liênquan đến đề tài

CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

Trình bày sơ lược về tình hình xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang các nước EUCHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HỒ TIÊU VNSANG EU

Đánh giá sơ lược thực trạng xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang các nước EUthông qua các bài báo, tạp chí, các tài liệu nghiên cứu khoa học trước đó

Trang 15

CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP NÂNG CAO XUẤT KHẨU HỒ TIÊU VN SANGEU

Đưa ra những kết luận cho đề tài Đề xuất các kiến nghị đối với các cấp nhằmthực hiện giải pháp nâng cao xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang các nước EU

Trang 16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN XUẤT KHẨU HỒ TIÊU VN SANG EU

2.1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu

2.2.1Khái niệm về xuất khẩu

Xuất khẩu trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụcho nước ngoài dựa trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán Trong đóhàng hoá hay dịch vụ có thể di chuyển qua biên giới hoặc không Xuất khẩu hànghoá (theo đièu 28, mục 1, chương 2 Luật Thương mại 2005), là việc hàng hoá đượcđưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt trên lãnh thổ ViệtNam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật

2.1.2 Vai trò của xuất khẩu

Đối với nền kinh tế

Hoạt động xuất khẩu góp phần làm tăng quy mô nền kinh tế thế giới Cùng vớinhập khẩu, xuất khẩu thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng kinh tế quốc gia Quốcgia sẽ xuất khẩu các sản phẩm, hàng hóa dư thừa hoặc các hàng hóa có lợi thế hơnđể bán cho quốc gia khác Và ngược lại, nhập khẩu các loại hàng hóa dịch vụ đểđáp ứng nhu cầu nền kinh tế trong nước không đáp ứng được hay khắc phục cácyếu kém tồn tại trong nước như công nghệ - kỹ thuật, khoa học…

Trang 17

Xuất khẩu tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu và tái đầu tư vàocác lĩnh vực khác Điều này giúp giảm sự phụ thuộc vào các khoản đầu tư củanước ngoài đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nhu cầunhập khẩu lơn như Việt Nam.

Xuất khẩu giúp quốc gia gia tăng dự trữ ngoại tệ Khi đó, cán cân thanh toánthặng dư (ngoại tệ thu về lớn hơn) là điều kiện tốt cho sự phát triển kinh tế.Hoạt động xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nền kinh tếnông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ

Hoạt động xuất khẩu còn có đóng góp không nhỏ trong việc giải quyết vấn đềcông ăn, việc làm cho người lao động Tạo ra thu nhập chính đáng và nâng cao đờisống cho họ

Xuất khẩu là một cơ sở quan trọng tạo điều kiện mở rộng và thúc đẩy các quan

hệ kinh tế đối ngoại của đất nước

Đối với doanh nghiệp

Hoạt động xuất khẩu giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng Trong bốicảnh thị trường trong nước trở nên bão hòa, xuất khẩu trở thành giải pháp giúpdoanh nghiệp tăng doanh số bán hàng của mình khi mở rộng hoạt động ra thị

Trang 18

trường quốc tế Ngoài vấn đề ngoại tệ thu về, xuất khẩu sẽ tạo động lực để cho cácdoanh nghiệp không ngừng cải tiến chất lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm,dịch vụ.

Thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp có thể đa dạng hóa thị trường đầu ra củamình Đa dạng hóa thị trường giúp doanh nghiệp tạo ra các nguồn thu nhằm ổnđịnh luồng tiền thanh toán cho các nhà cung cấp Đồng thời tiếp tục đa dạng hóathị trường để tránh sự phụ thuộc vào một thị trường nào đó

Quảng bá thương hiệu rộng rãi: Đó không chỉ là thương hiệu riêng của doanhnghiệp mà còn là một thương hiệu quốc gia xét trên thị trường quốc tế Có càngnhiều doanh nghiệp tạo tên tuổi thì sẽ tích tiểu thành đại, dần khẳng định được vịthế của quốc gia đó Ví dụ rõ nhất minh chứng điều này chính là nhắc đến Applengười ta nghĩ ngay đến Mỹ, Samsung hay Hyundai là Hàn Quốc

Cuối cùng, nhờ có hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam có cơhội tiếp xúc, trau dồi kinh nghiệm hoạt động, xây dựng chiến lược kinh doanh trênthị trường quốc tế với chi phí và rủi ro thấp nhất

Trang 19

2.1.3 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu

Hiện nay người ta chia ra thành nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau, trong đómỗi hình thức lại mang những đặc điểm riêng, người thực hiện sẽ cần xác định

rõ loại hình xuất khẩu phù hợp để làm thủ tục hải quan đúng và nhanh chóng

Xuất khẩu trực tiếp

Phương thức xuất khẩu trực tiếp trong thương mại quốc tế có thể được thựchiện ở moi lúc mọi nơi trong đó người mua, người bán trực tiếp gặp mặt (hoặcthông qua thư từ, điện tín…) để bàn bạc và thỏa thuận với nhau về hàng hóa, giá

cả, điều kiện giao dịch, phương thức thanh toán… mà không qua người trunggian Những nội dung này được thỏa thuận một cách tự nguyện, việc mua khôngnhất thiết gắn liền với việc bán Hoạt đông xuất khẩu trực tiếp có những ưu điểm:

- Thông qua thảo luận trực tiếp dễ dàng dẫn đến thống nhất

- Giảm được chi phí trung gian

- Có điều kiện thâm nhập thị trường

- Kịp thời tiếp thu ý kiến của khách hàng để khắc phục thiếu sót

- Chủ động trong việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa

- Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế:

- Đối với thị trường mới còn nhiều bỡ ngỡ, dễ bị ép giá trong mua bán

Trang 20

- Khối lượng mặt hàng cần giao dịch phải lớn để bù đắp được chi phí: giấytờ, đi lại, điều tra, tìm hiểu thị trường.

Xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp là việc cung ứng hàng hóa ra thị trường nước ngoài thôngqua các trung gian xuất khẩu như người đại lý hoặc người môi giới Đó có thể làcác cơ quan, văn phòng đại diện, công ty ủy thác xuất nhập khẩu… Xuấtkhẩu giántiếp sẽ hạn chế mối liên hệ với bạn hàng của nhà xuất khẩu, đồng thời khiến nhàxuất khẩu phải chia sẻ một phần lơi nhuận cho người trung gian Tuy nhiên, trênthực tế phương thức này được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là ở các nước kém pháttriển vì các lý do:

+ Người trung gian thường hiểu biết rõ thị trường kinh doanh còn các nhàkinh doanh thường rất thiếu thông tin trên thị trường nên người trung gian tìmđược hiều cơ hội kinh doanh thuận lợi hơn

+ Người trung gian có khả năng nhất định về vốn, nhân lực cho nên nhàxuất khẩu có thể khai thác để tiết kiệm phần nào chi phí trong quá trình vận tải

Xuất khẩu tại chỗ

Đây là hình thức mới và đang phổ biến rộng rãi Đặc điểm của hình thức này làhàng hóa không bắt buọc vượt biên giới quốc gia mới đến tay khách hàng Do vậy

Trang 21

giảm được chi phí cũng như rủi ro trong quá trình vận chuyển và bảo quản hànghóa Các thủ tục trong hình thức này cũng đơn giản hơn, trong nhiều trường hợpkhông nhất thiết phải có hợp đồng phụ trợ như: hợp đồng vận tải, bảo hiểm hànghóa, thủ tục hải quan.

Gia công quốc tế

Gia công quốc tế là một hoạt đông kinh doanh thương mại trong đó một bên(gọi là bên nhân gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của mộtbên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành phẩm giao lại cho bênđặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công) Như vậy, trong gia công quốc tếhoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất

Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương củanhiều nước.Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi dụng được giá

rẻ về nguyên vật liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công Đối với bên nhậngia công, phương thức này giúp họ giải quyết được công ăn việc làm cho nhân dânlao động trong nước hoặc nhận đươc thiết bị hay công nghệ mới về nước mìnhnhằm xây dựng một nền công nghệ dân tộc Nhiều nước đang phát triển đã nhờ vậndụng phương thức gia công quốc tê mà có được một nền công nghiêp hiện đại,chẳng hạn như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore…

Trang 22

Tạm nhập, tái xuất

Mỗi nước có một định nghĩa riêng về tái xuất Nhiều nước Tây Âu và MỹLatinh quan niệm tái xuất là xuất khẩu những hàng ngoại quốc từ kho hải quan,chưa qua chế biến ở nước mình.Anh, Mỹ và một số nước khác lại coi đó là việcxuất khẩu những hàng hóa ngoại quốc chưa qua chế biến ở trong nước dù hàng đóđã qua lưu thông nội địa.Như vậy, các nước đều thống nhất quan niệm tái xuất làlại xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hóa trước đây đã nhập khẩu, chưa quachế biến ở nước tái xuất

Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về mộtsố ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu Giao dịch này luôn thu hút đươc ba nước:nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu Vì vậy người ta gọi giao dịch táixuất là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác

Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao

mà không cần phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng, thiết bị, khả năng thuhồi vốn cũng nhanh hơn

2.2 Tổng quan về hiệp định EVFTA và những vấn đề về hồ tiêu Việt Nam 2.2.1 Một số nội dung chính của EVFTA đối với mặt hàng hồ tiêu Việt Nam

- Hạn ngạch thuế quan: Với hồ tiêu, EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định cóhiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan

Trang 23

- Trợ cấp khuất khẩu: Hai bên cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đốivới hồ tiêu do hồ tiêu đã được EU xóa bỏ thuế quan.

- Quy tắc xuất xứ sản phẩm: Phải đảm bảo tuân thủ các quy định khác về sởhữu trí tuệ, lao động, minh bạch thông tin về hồ tiêu,…

- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chỉ dẫn địa lý: EU cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫnđịa lý của Việt Nam là các mặt hàng nông sản, thực phẩm nổi tiếng và có tiềm năngxuất khẩu cao Trong đó có 2 thương hiệu hồ tiêu nổi tiếng của Việt Nam là hồ tiêuChư Sê và Chư Pưh Cam kết về chỉ dẫn địa lý sẽ tạo điều kiện cho việc khẳng địnhthương hiệu cho các loại hàng hóa trên tại thị trường hai bên

- Thống nhất các cơ quan quản lý SPS ở mỗi bên: Thống nhất thủ tục và điềukiện vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu Công nhận tương đương: mỗi bên ápdụng nhằm giảm bớt rào cản về kiểm dịch đối với hàng nông thủy sản, thực phẩmxuất khẩu từ bên này sang bên kia

Trang 24

2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hồ tiêu VN sang EU

Hình 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hồ tiêu VN sang EU

2.2.2.1 Nguồn cung cấp

Nguồn cung chủ yếu của thị trường EU hiện nay là hồ tiêu xuất khẩu củaBrazil, Ấn Độ và Việt Nam Năm 2018, EU nhập khẩu tổng cộng 106,674 tấn tiêu,giảm 2% so với năm 2017 với 76,779 tấn tiêu nguyên hạt và 29,895 tấn tiêu xay

Do xu hướng giảm giá trên toàn thế giới nên tính theo giá trị, nhập khẩu tiêu của

EU giảm 32% so với năm 2017, đạt 526 triệu USD Với mức giá nhập khẩu trungbình là 4,542 USD/tấn với tiêu nguyên hạt và 5,931 USD/tấn với tiêu xay ViệtNam với sản lượng hồ tiêu ở chưa cao vì còn nhiều hạn chế về mặt chất lượng màthị trường EU yêu cầu nên chưa tương xứng với tiềm năng về sản xuất xuất khẩu

Giá

Trang 25

Hồ tiêu của Việt Nam có thể cung ứng Thị trường nhập khẩu hồ tiêu EU, ViệtNam phải cạnh tranh với các đối thủ lớn và đầy tiềm năng như Brazil và Ấn Độ,khoảng cách xuất khẩu sang EU của 2 nước trên gần hơn Việt Nam, điều này đốivới Việt Nam đã là một thiệt thòi khi chi phí liên quan đến vận chuyển, kho bãi đãchiếm gần 60% chí phí đơn hàng

2.2.2.2 Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam khi xuất khẩu hồ tiêu vào thị trường EU

là các nước xuất khẩu Hồ tiêu lớn trên thế giới như Brazil, Ấn Độ,…

Về xuất khẩu hạt tiêu, theo IPC, năm 2019, Việt Nam tiếp tục dẫn đầu thế giớivới 215.000 tấn (con số xuất khẩu của Việt Nam năm qua cao hơn sản lượng là doxuất khẩu cả một phần hạt tiêu dự trữ từ năm trước) Brazil đã xuất khẩu khoảng57.600 tấn, Indonesia 37.000 tấn, Sri Lanka 20.200 tấn, Ấn Độ 17.000 tấn,Malaysia 14.000 tấn và Trung Quốc 1.000 tấn

Trang 26

Hình 2.2 Sản lượng và xuất khẩu hạt tiêu 2019

Sản lượng hạt tiêu Việt Nam năm 2019 ước tính vẫn cao nhất trong số cácnước sản xuất, theo tính toán của Ủy ban Hạt tiêu Quốc tế (IPC)

IPC ước tính Việt Nam sản xuất 175.000 tấn hạt tiêu đen và 25.000 tấn tiêutrắng trong năm 2019, tức là tổng cộng 200.000 tấn, tiếp tục giữ vị trí nước sảnxuất lớn nhất thế giới Nếu so với năm 2018, sản lượng của Việt Nam đã giảm nhẹ

do diện tích trồng tiêu ít đi Việt Nam bắt đầu tập trung vào cải thiện chất lượng hạttiêu hơn là tăng sản lượng Cụ thể là giảm sử dụng hóa chất và nỗ lực phát triển sảnxuất hạt tiêu hữu cơ

Brazil ước tính là nước sản xuất lớn thứ 2 với 67.000 tấn trong năm 2019, baogồm 64.000 tấn tiêu đen và 3.000 tấn tiêu trắng Giống như Việt Nam, sản lượnghạt tiêu Brazil cũng giảm trong năm 2019 so với 2018 Nguyên nhân do một sốvườn tiêu cây đã cỗi, trong khi những nông trường tiêu trắng mới trồng chưa chothu hoạch

Ngày đăng: 19/12/2024, 17:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w