Đây là lần đầu tiên, sau hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến vàhơn 80 năm dưới ách thống trị của chế độ thực dân, người dân Việt Nam được tự dolựa chọn những người có đủ đức, đủ tài để
Trang 1Tp HCM Tháng 07/2024
ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MÔN: TƯ TƯ(NG H) CHÍ MINH BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
GV: ThS NGUYỄN THỊ THƠM
i
Trang 3MỤC LỤC
I M( ĐẦU: 1
1 Giới thiệu đề tài: 1
2 Lý do chọn đề tài: 1
3 Mục đích nghiên cứu: 2
4 Đối tượng nghiên cứu: 2
II Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân 2
1 Bản chất giai cấp của nhà nước dân chủ 2
2 Khái niệm của Hồ Chí Minh về nhà nước 3
2.1 Nhà nước của nhân dân 9
2.2 Nhà nước do nhân dân 9
2.3 Nhà nước vì nhân dân 10
III Sự vận dụng của sinh viên trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước 11
1 Vai trò của sinh viên đối với đất nước 11
2 Vấn đề chủ quyền của quốc gia hiện nay 14
3 Biện pháp để bảo vệ chủ quyền quốc gia theo tinh thần tư tưởng Hồ Chí Minh 16
3.1 Nâng cao ý thức và nhận thức 23
3.2 Tham gia các hoạt động chính trị và xã hội 33
3.3 Bài học đối với cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay 36
3.4 Tuyên truyền, giáo dục bạn bè và cộng đồng bảo vệ chủ quyền quốc gia 37
3.5 Đề xuất các sáng kiến, ý tưởng bảo vệ chủ quyền đất nước 39
3.6 Tìm hiểu luật pháp và quyền lợi của nhân dân 40
IV Kết luận 40
V Tài liệu tham khảo 42
iii
Trang 4I M( ĐẦU:
1 Giới thiệu đề tài:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, không chỉ là một nhàcách mạng kiệt xuất mà còn là một nhà tư tưởng lớn Trong hệ thống tư tưởng phongphú của Người, tư tưởng về nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân giữ vịtrí trung tâm và mang tính cách mạng sâu sắc Tư tưởng này không chỉ phản ánh tầmnhìn sâu rộng của Hồ Chí Minh về một nhà nước thực sự của dân, vì dân, mà còn làkim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước Việt Nam Từ những năm đầucủa cách mạng cho đến hôm nay, tư tưởng này luôn đóng vai trò quan trọng trongviệc định hướng phát triển và bảo vệ đất nước
Trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước đang bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâurộng, đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới, việc hiểu rõ và vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân càng trở nên cầnthiết hơn bao giờ hết Đặc biệt, trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnhthổ, vai trò của lực lượng trẻ, đặc biệt là sinh viên - những người được coi là tương laicủa đất nước, lại càng được nhấn mạnh
2 Lý do chọn đề tài:
Việc lựa chọn nghiên cứu đề tài "Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân và sự vận dụng của sinh viên trong việc bảo vệ chủ quyềnđất nước hiện nay" xuất phát từ những lý do sau:
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn:* Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận vững chắccho sự phát triển của đất nước Việc nghiên cứu và làm rõ hơn những nội dung cơ bảncủa tư tưởng này không chỉ góp phần khẳng định giá trị bền vững mà còn giúp đưa ranhững định hướng phù hợp trong việc xây dựng và phát triển nhà nước Việt Nam hiệnđại
Vai trò của sinh viên:* Sinh viên là lực lượng trẻ, tràn đầy nhiệt huyết và trí tuệ Họkhông chỉ là tương lai của đất nước mà còn là những người đang và sẽ trực tiếp thamgia vào quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước Việc trang bị cho sinh viên những
1
Trang 5hiểu biết sâu sắc về tư tưởng Hồ Chí Minh và cách thức vận dụng nó trong thực tiễn
là điều hết sức cần thiết
Bối cảnh hiện nay:* Trước những thách thức mới về chủ quyền quốc gia, nhất là trongbối cảnh biển Đông luôn tiềm ẩn những nguy cơ xung đột, việc nâng cao nhận thức vàtinh thần trách nhiệm của sinh viên trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
là điều cấp bách Điều này không chỉ nhằm bảo vệ đất nước mà còn góp phần duy trìhòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới
4 Đối tượng nghiên cứu:
Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bao gồm các văn kiện, bài viết, bài phát biểu của Hồ ChíMinh và các công trình nghiên cứu liên quan Việc nghiên cứu các tài liệu này giúplàm rõ hơn những nội dung cơ bản và ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nướccủa nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
Sinh viên: Đối tượng chính của nghiên cứu là sinh viên các trường đại học và caođẳng trên toàn quốc Nghiên cứu tập trung vào các hoạt động, phong trào và cách thứcsinh viên vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước Điềunày bao gồm cả việc khảo sát nhận thức, thái độ và hành động của sinh viên trong bốicảnh hiện nay
II Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
1 Bản chất giai cấp của nhà nước dân chủ.
Bản chất giai cấp của nhà nước được thể hiện qua các điểm sau:
Thứ nhất, Nhà nước không tồn tại độc lập khỏi sự phân chia và xung đột giai cấptrong xã hội Bản chất giai cấp của nhà nước phản ánh sự tương tác và quan hệ giữa
2
Trang 6các tầng lớp xã hội, bao gồm giai cấp thống trị và giai cấp bị áp bức Nhà nướcthường được sử dụng làm công cụ để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và duy trìtrật tự xã hội hiện tại Nhà nước thường được sử dụng làm công cụ để bảo vệ lợi íchcủa giai cấp thống trị và duy trì trật tự xã hội.
Thứ hai, bản chất giai cấp của nhà nước thể hiện qua việc áp dụng các chính sách vàquyết định ưu tiên lợi ích của giai cấp thống trị Nhà nước thường có vai trò bảo vệ vàduy trì lợi ích của giai cấp thống trị thông qua việc xác định các chính sách kinh tế,chính trị và xã hội Đồng thời, nhà nước cũng thể hiện vai trò kiểm soát và kiềm chếcác lực lượng giai cấp khác trong xã hội
Thứ ba, bản chất giai cấp của nhà nước phản ánh mâu thuẫn và xung đột giữa các lựclượng giai cấp trong xã hội Giai cấp thống trị sử dụng nhà nước để duy trì sự áp bức
và khống chế giai cấp bị áp bức Tuy nhiên, sự phản kháng và đấu tranh của giai cấp
bị áp bức cũng tạo ra áp lực và thách thức đối với nhà nước
Thứ tư, bản chất giai cấp của nhà nước không tĩnh lặng mà thường chịu sự thay đổi vàphát triển Xã hội tiến bộ và các cuộc cách mạng có thể thay đổi cấu trúc giai cấp làmảnh hưởng đến vai trò và quyền lực của nhà nước Sự phân chia và xung đột giai cấp
là một động lực quan trọng trong sự phát triển xã hội cũng như sự thay đổi của nhànước
Thứ năm, bản chất giai cấp của nhà nước phản ánh quyền lực dân chủ và tham gia củangười dân trong việc xác định chính sách và quyết định của nhà nước Nhà nước xãhội chủ nghĩa thường đặt quyền lợi của người dân lên hàng đầu và thúc đẩy tham giadân chủ trong quá trình quản lý và hoạt động nhà nước
2 Khái niệm của Hồ Chí Minh về nhà nước.
Thứ nhất, là nhà nước của Nhân dân, mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về Nhân
dân
Nhân dân là người nắm giữ quyền lực, còn các cơ quan nhà nước do Nhân dân tổchức ra, công chức là người được ủy quyền, thực hiện ý chí, nguyện vọng của Nhândân, là công bộc của Nhân dân Thể chế dân chủ cộng hòa đã làm thay đổi tận gốc
3
Trang 7quan hệ quyền lực chính trị, Nhân dân được đặt ở vị trí cao nhất, Nhà nước không còn
là công cụ thống trị, nô dịch Nhân dân như trong thời phong kiến Ngay tại Điều 1Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa.Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòigiống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” Như vậy, trong Nhà nước Việt NamDân chủ Cộng hòa, Nhân dân là chủ thể cơ bản
Thứ hai, là Nhà nước do Nhân dân trực tiếp tổ chức, xây dựng thông qua Tổng tuyển
cử phổ thông đầu phiếu
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự dolựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà Trong cuộcTổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ
là công dân thì đều có quyền đi bầu cử Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòigiống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó Tổngtuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết Do Tổng tuyển cử mà toàndân bầu ra Quốc hội Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ Chính phủ đó thật là Chính phủcủa toàn dân” Thông qua việc bầu các đại biểu dân cử, Nhân dân thực hiện quyền lựccủa mình bằng hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện Quyền lực tối cao củaNhân dân không chỉ thể hiện ở việc bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, màcòn ở quyền bãi miễn, kiểm soát hoạt động của các đại biểu: “Nhân dân có quyền bãimiễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ rakhông xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân” Cơ chế này sẽ giúp cho đại biểudân cử trong sạch, giữ được phẩm chất và phát huy trong quá trình công tác Ngượclại, các đại biểu dân cử phải giữ mối liên hệ thường xuyên với Nhân dân; nếu thoát lyquan hệ này sẽ rơi vào quan liêu, trì trệ, đứng trên Nhân dân, trái với bản chất dân chủthực sự của nhà nước cách mạng kiểu mới
Ngày 06/01/1946 đã bầu được 333 đại biểu, trong đó 57% số đại biểu thuộc các đảngphái yêu nước và cách mạng khác nhau, 43% không đảng phái; có 10 đại biểu nữ và
34 đại biểu các dân tộc thiểu số Như vậy, đây là những đại biểu cho toàn thể quốc
4
Trang 8dân Việt Nam Đây là lần đầu tiên, sau hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến vàhơn 80 năm dưới ách thống trị của chế độ thực dân, người dân Việt Nam được tự dolựa chọn những người có đủ đức, đủ tài để gánh vác công việc của nước nhà.Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử năm 1946 đã đánh dấu bước trưởng thành của Nhànước cách mạng Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước ta có Quốc hội,Chính phủ thống nhất, Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy
đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho Nhân dân Việt Nam về đối nội, đốingoại Đây là căn cứ để khẳng định Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có tínhchất hợp pháp, dân chủ - Nhà nước kiểu mới của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhândân, được quốc dân giao phó trọng trách điều hành đất nước, tổ chức toàn dân khángchiến kiến quốc, giải quyết mọi quan hệ của Việt Nam trên trường quốc tế; khẳngđịnh niềm tin tuyệt đối của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tinh thần yêu nướccủa Nhân dân ta Đồng thời, đó cũng là sự biểu thị khát vọng dân chủ của Nhân dânViệt Nam và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Thứ ba, là Nhà nước vì Nhân dân trong nhận thức và hành động.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từtoàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung chodân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp,Nhật Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm Việc gì hại đến dân, ta phải hết sứctránh”
Chức năng đối nội cơ bản của Nhà nước là hướng dẫn Nhân dân tổ chức tốt đời sống,lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinhthần nhằm thỏa mãn nhu cầu của Nhân dân Việc đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu lợi íchcủa Nhân dân là tiêu chí hàng đầu để đánh giá hiệu quả, năng lực hoạt động của Nhànước Bởi theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi màdân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì Dân chỉ biết rõ giá trịcủa tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ” Theo đó, Người yêu cầuchính quyền nhà nước các cấp cần phải thực hiện ngay bốn điều mấu chốt sau: “1
5
Trang 9Làm cho dân có ăn 2 Làm cho dân có mặc 3 Làm cho dân có chỗ ở 4 Làm cho dân
có học hành”
Thứ tư, là Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân và tính dân tộc sâu sắc.
Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước kiểu mới được xây dựng, tổ chức và hoànthiện trên cơ sở nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước chuyênchính vô sản, áp dụng vào điều kiện, đặc điểm nước ta để có hình thức và cơ chế vậnhành thích hợp; xác lập và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối vớiNhà nước; thiết chế và tổ chức hoạt động của Nhà nước được thực hiện theo nguyêntắc tập trung dân chủ Đồng thời, Nhà nước kiểu mới còn có sự thống nhất giữa tínhgiai cấp và tính dân tộc Cơ sở xã hội của Nhà nước không bó hẹp trong phạm vi mộtgiai cấp, tầng lớp, mà là toàn thể dân tộc trên cơ sở liên minh công nhân - nông dân -trí thức Cơ sở đó không thay đổi trong quá trình vận động đi lên của cách mạng ViệtNam Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “… quyền lợi của giai cấp công nhân vànhân dân lao động và của dân tộc là một”, “Tất cả những việc Đảng và Chính phủ đề
ra đều nhằm cải thiện đời sống cho nhân dân Làm gì mà không nhằm mục đích ấy làkhông đúng” Khi giai cấp công nhân nắm chính quyền thông qua đội tiền phong làĐảng Cộng sản Việt Nam, trở thành người đại diện chân chính của dân tộc thì Nhànước cũng trở thành Nhà nước của toàn thể dân tộc Việt Nam, bởi khi đó cơ sở xã hộicủa Nhà nước là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, đội ngũ tríthức và các tầng lớp xã hội
Thứ năm, bộ máy nhà nước kiểu mới có mô hình và tổ chức hoạt động kiểu mới.
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, mở ra một chính thể Nhà nước kiểu mới ởnước ta, đó là chính thể dân chủ cộng hòa Sự ra đời của chính thể dân chủ cộng hòathể hiện tư duy sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lựa chọn tổ chức mô hìnhnhà nước, vừa tiếp thu phổ biến các giá trị của nhân loại, vừa phù hợp với các đặcđiểm cụ thể của đất nước Người nhấn mạnh: “Cách mạng Tháng Tám thành công, talập ra Chính phủ mới, quân đội, công an, tòa án, pháp luật mới của nhân dân để chống
kẻ địch trong và ngoài, và để giữ gìn quyền lợi của nhân dân”
6
Trang 10Tổ chức và hoạt động của Nhà nước kiểu mới được thể hiện sâu sắc trong Hiến phápnăm 1946 và các sắc lệnh liên quan Cấu trúc quyền lực của bộ máy nhà nước, baogồm quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp và tương ứng là các cơ quannhà nước trên từng lĩnh vực hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của Hiến pháp quyđịnh Theo đó, ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, một trong sáu nhiệm vụcấp bách của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xác định là: phải có một bản Hiếnpháp dân chủ Ngày 20/9/1945, Chủ tịch lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
ký Sắc lệnh thành lập Ban Dự thảo Hiến pháp gồm 7 thành viên do Chủ tịch Hồ ChíMinh làm Trưởng ban Tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa I (từ ngày 28/10 đến ngày09/11/1946), Quốc hội đã thảo luận và thông qua Bản dự thảo Hiến pháp đầu tiên củanước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định Hiến pháp năm
1946 đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinhthần liêm khiết, công bình của các giai cấp; và nhấn mạnh Chính phủ cố gắng làmtheo đúng 03 chính sách: dân sinh, dân quyền và dân tộc
Thứ sáu, Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam thực hiện nhiệm vụ vừa kháng chiến, vừa
kiến quốc trong thời kỳ đầu của sự nghiệp cách mạng đất nước
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới rađời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn bởi “thù trong giặc ngoài” Trước tìnhthế “ngàn cân treo sợi tóc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã phát huy cao độ sựsáng tạo, khéo léo, vững vàng chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọithác ghềnh Hàng loạt chính sách được Nhà nước kiểu mới tiến hành, như: diệt giặcđói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm… Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặtChính phủ gửi nhiều thư, công hàm tới người đứng đầu các nước Mỹ, Anh, Liên Xô(trước đây), Trung Quốc… và cả Liên hợp quốc để thông báo về sự ra đời của nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa - đồng thời, kêu gọi sự ủng hộ của các nước, của quốc tếđối với cách mạng Việt Nam Nhờ đó, chính quyền cách mạng không những đượccủng cố, tăng cường, được Nhân dân tin tưởng, ủng hộ và đi theo, mà còn tạo được dư
7
Trang 11luận quốc tế tích cực để chuẩn bị lực lượng toàn dân bước vào cuộc kháng chiếntrường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.
Là thành quả của Cách mạng Tháng Tám, Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam trở thànhnhân tố nền tảng bảo đảm vững chắc cho nền độc lập, tự do mà Nhân dân ta hằngkhao khát Trên thực tế, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thể hiện rõ bảnchất giai cấp công nhân, là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.Nhà nước không chỉ củng cố chính quyền nhân dân, xây dựng nền móng của chế độmới, mà còn tạo cơ sở pháp lý vững chắc để đập tan những luận điệu xuyên tạc pháhoại của các thế lực thù địch; cùng dân tộc làm nên thắng lợi của hai cuộc khángchiến chống thực dân và đế quốc
Sau gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thành tựuxây dựng Nhà nước kiểu mới vẫn còn nguyên giá trị đối với xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam tiếp tục được củng cố và phát triển, tăng cường sức mạnh và ngày càng hoànthiện theo hướng quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểmsoát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp trên cơ sở “nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là thốngnhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyềnlực nhà nước”(10) Quyền và nghĩa vụ của tất cả mọi người, mọi công dân đều đượcpháp luật và các chủ thể trong xã hội, đặc biệt là Nhà nước thừa nhận, tôn trọng, bảo
vệ, bảo đảm thực hiện và thúc đẩy trong khuôn khổ luật pháp Công cuộc xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay đòi hỏi giải quyết tốt mốiquan hệ giữa Đảng cầm quyền và Nhà nước pháp quyền Do đó, yêu cầu đặt ra hàngđầu là phải giữ vững nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước Đồngthời, để tiến hành cùng với xu thế phát triển của xã hội hiện đại, vai trò cầm quyềncủa Đảng trong quan hệ với xây dựng Nhà nước pháp quyền cần thường xuyên đổimới để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong thực hiện
8
Trang 12mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủnghĩa xã hội.
2.1 Nhà nước của nhân dân.
Quyền lực thuộc về nhân dân: Quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước đều xuất
phát từ ý chí của nhân dân Nhân dân có quyền lựa chọn và kiểm soát các cơ quan và
cá nhân nắm giữ quyền lực thông qua các cơ chế dân chủ như bầu cử
Dân chủ và đại diện: Trong một nhà nước của nhân dân, các cơ quan lập pháp và
hành pháp được bầu cử bởi nhân dân Những người đại diện này có trách nhiệm đưa
ra các quyết định và chính sách dựa trên lợi ích và nguyện vọng của cử tri
Pháp quyền: Nhà nước phải tuân thủ nguyên tắc pháp quyền, đảm bảo rằng mọi hành
động và quyết định của nhà nước đều phải dựa trên luật pháp Luật pháp phải được ápdụng công bằng và bình đẳng cho tất cả mọi người
Quyền tự do và quyền con người: Nhà nước của nhân dân phải bảo vệ và tôn trọng
các quyền tự do cơ bản của con người, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,
tự do hội họp, và các quyền tự do cá nhân khác Các quyền này phải được bảo đảm vàkhông bị vi phạm
Sự tham gia của công dân: Người dân có quyền và cơ hội tham gia vào quá trình ra
quyết định của nhà nước Điều này có thể thông qua việc bầu cử, trưng cầu dân ý,kiến nghị, và các hình thức tham gia chính trị khác
Minh bạch và trách nhiệm giải trình: Chính quyền phải hoạt động một cách minh
bạch và chịu trách nhiệm giải trình trước nhân dân Mọi hoạt động và quyết định củachính quyền phải được công khai, và người dân có quyền giám sát và đánh giá
Công bằng xã hội: Nhà nước của nhân dân phải nỗ lực đảm bảo sự công bằng xã hội,
cung cấp cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người và giảm thiểu bất bình đẳng trong xãhội
2.2 Nhà nước do nhân dân.
Chính quyền được bầu cử bởi người dân: Người dân có quyền bầu cử để lựa chọn
những người đại diện của họ vào các cơ quan lập pháp và hành pháp Điều này có thể
9
Trang 13bao gồm bầu cử tổng thống, nghị sĩ, và các quan chức khác tùy thuộc vào hệ thốngchính trị cụ thể của mỗi quốc gia.
Quyền tự do và công bằng: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do
hội họp, và các quyền tự do cơ bản khác Các quyền này được bảo vệ bởi hiến pháp
và luật pháp, đảm bảo rằng mọi người đều có thể tham gia vào quá trình chính trị mộtcách công bằng
Sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định: Người dân không chỉ
tham gia bằng việc bầu cử mà còn có thể tham gia vào quá trình ra quyết định thôngqua các hình thức khác như trưng cầu dân ý, kiến nghị, và các cuộc họp cộng đồng
Trách nhiệm giải trình: Chính quyền và các quan chức nhà nước phải chịu trách
nhiệm trước người dân Họ phải minh bạch trong các hoạt động của mình và có thể bịphê phán hoặc thay thế nếu không thực hiện tốt vai trò của mình
Pháp quyền: Mọi người, bao gồm cả chính quyền, đều phải tuân thủ luật pháp Luật
pháp được xây dựng và thực thi dựa trên nguyên tắc công bằng và bình đẳng
2.3 Nhà nước vì nhân dân.
Phục vụ lợi ích của nhân dân: Mọi chính sách và hoạt động của nhà nước phải đặt
lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, từ việc đảm bảo an sinh xã hội, y tế, giáo dục, đếnviệc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế
Dân chủ và đại diện: Người dân có quyền bầu cử và lựa chọn những người đại diện
của mình vào các cơ quan lập pháp và hành pháp Những người đại diện này phải lắngnghe và phản ánh nguyện vọng của nhân dân trong các quyết định chính trị
Pháp quyền: Nhà nước phải hoạt động dựa trên nguyên tắc pháp quyền, đảm bảo
rằng mọi quyết định và hành động đều phải tuân theo luật pháp và bảo vệ quyền lợicủa nhân dân Pháp luật phải công bằng, minh bạch và bình đẳng cho tất cả mọingười
Quyền tự do và quyền con người: Nhà nước vì nhân dân phải bảo vệ và tôn trọng
các quyền tự do cơ bản của con người, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,
tự do hội họp, và các quyền cá nhân khác
10
Trang 14Minh bạch và trách nhiệm giải trình: Chính quyền phải hoạt động một cách minh
bạch và chịu trách nhiệm giải trình trước nhân dân Mọi hoạt động và quyết định củachính quyền phải được công khai và nhân dân có quyền giám sát, đánh giá
Sự tham gia của công dân: Người dân có quyền tham gia vào quá trình ra quyết định
của nhà nước thông qua bầu cử, trưng cầu dân ý, kiến nghị và các hình thức tham giachính trị khác Sự tham gia của người dân giúp đảm bảo rằng các quyết định của nhànước phản ánh đúng nguyện vọng và lợi ích của họ
Công bằng xã hội: Nhà nước phải nỗ lực đảm bảo sự công bằng trong xã hội, cung
cấp cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người và giảm thiểu bất bình đẳng Điều này baogồm việc hỗ trợ các nhóm yếu thế, tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận các dịch vụcông và phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững
Phát triển bền vững: Nhà nước vì nhân dân phải chú trọng đến sự phát triển bền
vững, bảo vệ môi trường, và đảm bảo rằng các tài nguyên tự nhiên được sử dụng mộtcách hợp lý để phục vụ lợi ích lâu dài của cả cộng đồng
III Sự vận dụng của sinh viên trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước.
1 Vai trò của sinh viên đối với đất nước
Sinh viên là lực lượng kế tục, phát huy nguồn trí tuệ nước nhà, là nguồn lực chủ yếutrong thời đại kinh tế tri thức, khoa học công nghệ, đóng vai trò then chốt trong pháttriển đất nước, là lực lượng to lớn trong việc giữ gìn và xây dựng chủ nghĩa xã hội ởnước ta hiện nay
Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, thanh niên, sinh viên cũng là lực lượng xã hộiquan trọng, một trong những nhân tố quyết định tương lai, xây dựng và bảo vệ tổquốc Kế thừa những giá trị của Chủ nghĩa Mác – Lênin, trong quá trình tìm đườngcứu nước và lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn đề cao vị trí, vai trò của thanhniên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc Người biểu lộ niềm tinvững chắc vào thế hệ trẻ, là lớp người “xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế
và văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội” và khẳng định, thanh niên
11
Trang 15trong đó có sinh viên là lực lượng cách mạng hùng hậu, bộ phận quan trọng của dântộc, là lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của cha anh.
Trong quá trình đi lên Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam hiện nay đã đặt thanh niên, trong
đó có sinh viên vào vị trí quan trọng hàng đầu Điều này đã được Đảng ta nhấn mạnhtại Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25 tháng 7 năm 2008 BCHTW về tăng cường sựlãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ mới: “Thanh niên là rường cộtcủa nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xâydựng và bảo vệ tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sựnghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng CNXH.Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố
và nguồn lực con người Chăm lo phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là độnglực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước” Chăm lo, bồidưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người “vừa hồng vừa chuyên” theo tư tưởng HồChí Minh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai tròquan trọng của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình, Nhà trường và Xãhội
Có thể khẳng định, con đường quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta là một sựnghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc vềchất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Sinh viên là thế hệ trẻ, là chủ nhâncủa đất nước, sinh viên cần làm gì, làm như thế nào để khẳng định và đóng góp sứcmình vào công cuộc kiến thiết và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước tiến lên Chủ nghĩa Xãhội, nhất là trong giai đoạn hiện nay đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp 4.0, cácnước ra sức chạy đua về công nghệ, kỹ thuật với hàng loạt các công trình nghiên cứu,sáng chế, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào đời sống sản xuất, tối ưu hóa cácquy trình sản xuất Vậy, để phát huy vai trò của sinh viên trong sự nghiệp xây dựng
Tổ quốc, mỗi sinh viên cần phải rèn luyện bản thân là:
Thứ nhất, thế hệ trẻ cần phải chăm chỉ, sáng tạo, có mục đích và động cơ học tậpđúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu được học tập tốt là yêu nước
12
Trang 16Tuổi trẻ Việt Nam nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng đóng vai trò rất quantrọng trong việc hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao, có đầy đủ kiến thức, kỹnăng để thích ứng với những bước phát triển mới trong khoa học và công nghệ Chính
vì vậy, thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước phải không ngừng học tập,sáng tạo, tiếp thu các công nghệ mới để trang bị một nền tảng tốt, giàu kiến thức,vững kỹ năng để tiếp nối các thế hệ cha anh trong quá trình thực hiện công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức
Thứ hai, tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh
xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thựcdụng, xa rời các giá trị văn hoá - đạo đức truyền thống của dân tộc Đây sẽ là mộtđộng lực quan trọng để phát huy giá trị truyền thống của dân tộc, phát huy giá trị tốtđẹp của con người Việt Nam nói chung và tuổi trẻ Việt Nam nói riêng để đóng gópvào sự phồn thịnh của đất nước
Thứ ba, luôn nâng cao nhận thức chính trị, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, học tập vàlàm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tránh nhạt Đảng, khô Đoàn, xarời chính trị Hiện nay, các thiết bị công nghệ hiện đại và hệ thống mạng xã hội đangngày càng phát triển đã tạo ra nhiều ảnh hưởng lớn đến sinh viên, bao gồm cả nhữngảnh hưởng tích cực và tiêu cực, một trong số đó là khiến giới trẻ nói chung, trong đó
có sinh viên sống tách biệt với xã hội, hình thành lối sống vô tâm, vô cảm, thờ ơ chínhtrị Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ chủ yếu đọc báo qua những bài được chia trẻ trênmạng xã hội chưa được kiểm chứng cụ thể, thay vì chủ động tiếp cận tới các nguồn tinchính thức, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch truyền bá những thông tin xuyên tạcĐảng và Nhà nước mà nếu không có những nhận thức chính trị đầy đủ, người đọc sẽhình thành suy nghĩ sai lệch, gây ra những hệ lụy khôn lường cho tình hình an ninh xãhội Sinh viên Việt Nam phải có nhiệm vụ tự mình nâng cao nhận thức trị, học và làmtheo Bác, hỗ trợ Đảng và Nhà nước trong việc loại bỏ các thông tin xuyên tạc, tiêucực khỏi các nền tảng mạng xã hội, tuyên truyền đến người thân, bạn bè có cách tiếpnhận thông tin đúng đắn, chính xác
13
Trang 17Thứ tư, biết trau dồi các kỹ năng hội nhập trong thời kỳ mới, tiếp thu sự phát triển củacông nghệ, phát triển bản thân phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội Trong quátrình xây dựng nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, ta không nên mù quáng phủ nhận tất
cả những sản phẩm Chủ nghĩa Tư bản đã tạo ra mà phải chắt lọc, kế thừa những thànhtựu phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước Trong đó, sinh viên với bản chấtnăng động, sáng tạo, nhiệt huyết, nhanh nhạy là đối tượng lý tưởng để tiếp thu cáccông nghệ mới, tham gia giao lưu, hội nhập quốc tế Tuy nhiên, trong quá trình hộinhập phải luôn tỉnh táo để không đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc, phải dunghòa được nếp sống hiện đại với những giá trị truyền thống Nhiệm vụ học tập khoahọc, công nghệ và hội nhập quốc tế đòi hỏi lớp sinh viên hiện nay phải nhanh chóngtrang bị cho mình năng lực hội nhập, như bản lĩnh, kiến thức, trình độ ngoại ngữ, tinhọc, kỹ năng, tác phong công nghiệp, hiểu biết văn hóa dân tộc, đất nước mình, đồngthời phải hiểu biết tình kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa thế giới Để thực hiệnnhiệm vụ đó, mỗi sinh viên phải phát huy tinh thần tự học tập, tự rèn luyện
Là một bộ phận của sinh viên Việt Nam, sinh viên Trường Đại học Nguyễn Tất Thànhcũng đang phấn đấu trở thành thế hệ thanh niên vừa “hồng” vừa “chuyên”, rèn đứcluyện tài, không ngừng nỗ lực học tập, nâng cao kiến thức, ra sức cống hiến sức mìnhcho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Tích cực trau dồi lý tưởng cách mạng, đạođức, lối sống văn hóa để tránh bị tác động bởi các thế lực thù địch, phản động Chủđộng phấn đấu theo mẫu hình thanh niên Việt Nam: tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn,tiên phong trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, góp sức mình vào côngcuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2 Vấn đề chủ quyền của quốc gia hiện nay
Vấn đề chủ quyền quốc gia hiện nay là một trong những thách thức lớn nhất mà cácquốc gia trên thế giới phải đối mặt Chủ quyền quốc gia, một khái niệm tưởng chừngnhư đã được xác lập từ lâu, giờ đây lại trở thành điểm nóng của nhiều tranh cãi vàxung đột trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và cácthay đổi địa chính trị Sự phức tạp của vấn đề này không chỉ dừng lại ở tranh chấp
14
Trang 18lãnh thổ mà còn mở rộng ra các lĩnh vực khác như an ninh mạng, kiểm soát tàinguyên và sự can thiệp từ bên ngoài.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự giao thoa và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc giangày càng gia tăng Điều này tạo ra cả cơ hội và thách thức đối với chủ quyền quốcgia Một mặt, toàn cầu hóa thúc đẩy sự hợp tác và phát triển kinh tế, mặt khác, nócũng khiến các quốc gia trở nên dễ tổn thương hơn trước các mối đe dọa từ bên ngoài.Các tranh chấp lãnh thổ, như ở Biển Đông, không chỉ là vấn đề về địa lý mà còn phảnánh sự cạnh tranh về quyền kiểm soát các tuyến đường hàng hải chiến lược và nguồntài nguyên thiên nhiên quý giá Các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Philippines
và Malaysia đều có tuyên bố chủ quyền chồng lấn nhau, gây ra căng thẳng và xungđột tiềm ẩn trong khu vực Nguyên nhân sâu xa của các tranh chấp này thường bắtnguồn từ lịch sử, khi các biên giới được xác lập không rõ ràng hoặc bị thay đổi dochiến tranh và các hiệp ước quốc tế
Cùng với đó, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông cũngđặt ra nhiều thách thức mới đối với chủ quyền quốc gia An ninh mạng trở thành mộtphần quan trọng của an ninh quốc gia khi các cuộc tấn công mạng có thể gây thiệt hạilớn cho hạ tầng kỹ thuật số, kinh tế và an ninh Các quốc gia phải đối mặt với nguy cơ
từ các cuộc tấn công mạng, gián điệp mạng và chiến tranh mạng do các thế lực thùđịch tiến hành Việc bảo vệ an ninh mạng đòi hỏi sự đầu tư lớn về kỹ thuật, nhân lực
và hợp tác quốc tế Đồng thời, các quốc gia cũng phải xây dựng các quy tắc và tiêuchuẩn chung để quản lý không gian mạng, ngăn chặn các hoạt động xâm phạm chủquyền từ không gian ảo
Thêm vào đó, kiểm soát và khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng là một yếu tố quantrọng trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia Tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là cácnguồn tài nguyên không tái tạo như dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản, đóng vai trò quantrọng trong phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng Các tranh chấp vềquyền khai thác và sử dụng tài nguyên thường xuyên xảy ra, đặc biệt ở các vùng biển
và vùng đất có tiềm năng kinh tế lớn Các quốc gia cần xây dựng các chiến lược quản
15
Trang 19lý tài nguyên bền vững, đồng thời thiết lập các cơ chế hợp tác quốc tế để giải quyếttranh chấp một cách hòa bình và công bằng.
Sự can thiệp từ bên ngoài cũng là một yếu tố phức tạp ảnh hưởng đến chủ quyền quốcgia Các quốc gia lớn, các tổ chức quốc tế thường can thiệp vào nội bộ của các quốcgia khác với nhiều lý do khác nhau, từ bảo vệ nhân quyền, thúc đẩy dân chủ đến bảo
vệ lợi ích kinh tế và chiến lược Sự can thiệp này có thể giúp giải quyết một số vấn đềcấp bách nhưng cũng có thể gây ra những bất ổn chính trị và xung đột mới Các quốcgia cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chấp nhận sự can thiệp từ bên ngoài, đảm bảorằng các quyết định này phù hợp với lợi ích quốc gia và không làm tổn hại đến chủquyền
Cuối cùng, vấn đề chủ quyền quốc gia còn liên quan đến việc bảo vệ và thúc đẩy cácgiá trị văn hóa, ngôn ngữ và bản sắc dân tộc Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các quốcgia phải đối mặt với nguy cơ mất đi bản sắc văn hóa do sự ảnh hưởng mạnh mẽ củacác nền văn hóa ngoại lai Việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống làmột phần quan trọng trong việc duy trì chủ quyền quốc gia, đồng thời cũng góp phầntạo nên sự đa dạng và phong phú cho nền văn hóa toàn cầu
Tóm lại, vấn đề chủ quyền quốc gia hiện nay là một thách thức đa chiều và phức tạp,đòi hỏi sự nhạy bén và chiến lược toàn diện từ các quốc gia Từ tranh chấp lãnh thổ,
an ninh mạng, kiểm soát tài nguyên đến sự can thiệp từ bên ngoài và bảo vệ văn hóa,các yếu tố này đều cần được xem xét và giải quyết một cách thận trọng Chỉ khi cómột chiến lược bảo vệ chủ quyền quốc gia hiệu quả, các quốc gia mới có thể đảm bảo
an ninh, ổn định và phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng mạnhmẽ
3 Biện pháp để bảo vệ chủ quyền quốc gia theo tinh thần tư tưởng Hồ Chí Minh Một là, khẳng định tầm quan trọng, tính khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin
Để thực hiện mục tiêu của cách mạng, vấn đề đầu tiên là phải xác định được hệ tưtưởng dẫn đường cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Sự
16
Trang 20bế tắc về con đường cách mạng ở Việt Nam những năm 1920 đã cho thấy tính cấpthiết cần có một hệ tư tưởng khoa học, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử Kếtquả hoạt động thực tiễn và lý luận nhiều năm đã đưa Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minhđến với ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin Từ nhận thức sâu sắc bản chất khoa học,cách mạng, nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin, Người khẳng định: “Bây giờ họcthuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cáchmệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”(2).Sở dĩ như vậy là bởi, đây là học thuyết duy nhất từtrước đến nay quan tâm đến vận mệnh của các dân tộc bị áp bức, gắn cuộc đấu tranhgiải phóng giai cấp với giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
Đó cũng là khát vọng của dân tộc ta Do đó,“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộckhông còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”(3)
Hồ Chí Minh luôn khẳng định, hệ tư tưởng lý luận của Đảng là chủ nghĩa Mác Lênin Trong tác phẩm “Thường thức chính trị”, Người chỉ rõ: “Chủ nghĩa của Đảng
-là chủ nghĩa Mác - Lênin, mỗi đảng viên đều phải nghiên cứu”(4) Theo Hồ ChíMinh, chủ nghĩa Mác - Lênin không những là kim chỉ nam mà còn là “mặt trời soisáng” con đường chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủnghĩa cộng sản Trả lời phỏng vấn nhà báo Pháp Sáclơ Phuốcniô ngày 15-7-1969, HồChí Minh khẳng định,cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn là donhiều nhân tố, nhưng “trước hết là nhờ cái vũ khí không gì thay thế được là chủ nghĩaMác -Lênin”(5) Người coi V.I.Lênin là “ngôi sao chỉ đường tiến tới sự nghiệp giảiphóng vĩ đại của nhân dân bị áp bức”
Hai là, phê phán những khuynh hướng tư tưởng sai trái, lệch lạc, phi mácxít
Khẳng định vai trò của hệ tư tưởng vô sản, của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với sựnghiệp đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam, Hồ ChíMinh cũng phê phán gay gắt những tư tưởng đi ngược lại với quan điểm của chủnghĩa Mác Trong thời kỳ hoạt động cách mạng sôi nổi tại Pháp, Hồ Chí Minh đãnhận rõ thực chất của chủ nghĩa cơ hội tiểu tư sản trong Quốc tế II, với sự ủng hộchính sách thuộc địa của chủ nghĩa tư bản, với chính sách phân biệt chủng tộc (công
17
Trang 21nhân da trắng và công nhân da màu) Người viết: “Trong chính sách thuộc địa củaQuốc tế thứ hai, bất cứ ở đâu cũng lộ rõ bộ mặt thật của tổ chức tiểu tư sản này Bởivậy, cho tới tận Cách mạng Tháng Mười, ở các nước thuộc địa, học thuyết xã hội chủnghĩa đã bị coi là một thứ học thuyết chỉ dành riêng cho những người da trắng, mộtthứ thủ đoạn mới để lừa dối và bóc lột người bản xứ”(6).
Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao những cống hiến vĩ đại của V.I.Lênin và bảo vệ tưtưởng của V.I.Lênin trong việc giải quyết đúng đắn vấn đề thuộc địa Hiểu chủ nghĩaLênin và con đường cách mạng vô sản, Ngườitích cực hoạt động trong phong tràocộng sản và công nhân quốc tế và trong Quốc tế III, “tiến công mạnh mẽ những kẻchống lại Lênin và Quốc tế thứ ba”, Người “không chỉ tranh luận trong chi bộ”,màcòn đi đến các chi bộ khác để đặt câu hỏi:“Nếu các đồng chí không lên án chủ nghĩathực dân, nếu các đồng chí không đoàn kết với các dân tộc thuộc địa, thì các đồng chílàm thứ cách mạng gì?”(7)
Với kinh nghiệm hoạt đô ng quốc tế phong phú và sự nhạy bén về chính trị, Nguyễn
Ái Quốc Hồ Chí Minh đã sớm nhâ n rõ bản chất và mưu đồ của những phần tửtờrốtxkít Bởi chủ nghĩa Tơrốtxky và những phần tử tờrốtxkít đã phá hoại phong tràocách mạng ở nhiều nước, như Liên Xô, Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Ban Nha và trongQuốc tế cộng sản Năm 1939, khi hoạt đô ng ở Trung Quốc, Người viết thư gửi Trungương Đảng ở trong nước để trao đổi nhiều vấn đề về đường lối, chính sách của Đảng,trong đó có đề cập đến việc chống phái tờrốtxkít Trong bàiVề chủ nghĩaTờrốtxki, đăng trên báo Notre Voix, ngày 23-6-1939, Người chỉ rõ: “Bọn tờrốtxkítkhông chỉ là kẻ thù của chủ nghĩa cộng sản, mà còn là kẻ thù của nền dân chủ và tiến
bộ Đó là bọn phản bội và mật thám tồi tệ nhất”(8)
Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ, “Trong tất cả các nước, bọn tờrốtxkít đều dùng những tên gọihoa mỹ để che dấu những công việc kẻ cướp bẩn thỉu của chúng”(9) Trong phongtrào Mă t trâ n Dân chủ Đông Dương 1936 - 1939, những phần tử tờrốtxkít đã côngkhai phá hoại đường lối của Đảng Cộng sản Đông Dương, lôi kéo, lừa bịp nhân dânvới những khẩu hiê u “tả” khuynh Từ nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đề nghị các đồng
18
Trang 22chí trong Đảng cần phải cảnh giác đối với những phần tử này: “Đối với bọn tờrốtxkít,không thể có thỏa hiệp nào, một nhượng bộ nào Phải dùng mọi cách để lột mặt nạchúng làm tay sai cho chủ nghĩa phát xít, phải tiêu diệt chúng về chính trị”(10).Nhận rõ tính chất nguy hiểm của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại trong phong tràocộng sản và công nhân quốc tế, trong lời phát biểu tại Hội nghị Đại biểu các ĐảngCộng sản và Công nhân các nước xã hội chủ nghĩa (tháng 11-1957), Người nhắc lạitinh thần của Bản Tuyên bố của Hội nghị, “chúng ta cần phải tăng cường giáo dụctheo tinh thần chủ nghĩa Mác Lênin và đấu tranh chống những khuynh hướng cơ hộichủ nghĩa như chủ nghĩa dân tộc tư sản, chủ nghĩa sôvanh, chủ nghĩa giáo điều và chủnghĩa xét lại, đặc biệt là chủ nghĩa xét lại”(11).
Hồ Chí Minh chỉ rõ, nguyên nhân của mọi thắng lợi trong suốt thời kỳ lãnh đạo cáchmạng Việt Nam là do “Đảng ta luôn luôn đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản,tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp và của nhân dân, biết vận dụng lý luậnMác -Lênin vào tình hình thực tế của nước ta và đề ra đường lối, chính sách đúng đắn.Đảng ta không ngừng đấu tranh chống những khuynh hướng cải lương của giai cấp tưsản và những khuynh hướng manh động của tầng lớp tiểu tư sản trong phong trào dântộc; chống luận điệu “tả” của bọn tơrốtxkít trong phong trào công nhân; chốngkhuynh hướng hữu và “tả” trong Đảng khi quy định và chấp hành chiến lược và sáchlược cách mạng của Đảng ở mỗi thời kỳ”(12)
Mọi tư tưởng cơ hội, cải lương, phản cách mạng, phi mácxít hay giả danh mácxít đềunguy hại cho cách mạng Đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin cũng là bảo vệđường lối chính trị của Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng Đó là yêu cầu tất yếu củacuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào
Ba là, phê phán cách nghĩ, cách làm giáo điều, dập khuôn máy móc
Hồ Chí Minh thấm nhuần nguyên tắc căn bản của phương pháp biện chứng mácxít làthống nhất giữa lý luận với thực tiễn, Người nhận thức rõ lý luận cách mạng khôngphải là giáo điều, nó là kim chỉ nam cho hành động cách mạng, lý luận không phải làmột cái gì cứng nhắc mà đầy tính sáng tạo, do đó, "phải cụ thể hóa chủ nghĩa Mác -
19
Trang 23Lênin cho thích hợp với điều kiện hoàn cảnh từng lúc từng nơi”(13) Người chỉ rõnhững sai lầm có thể mắc phải trong nhận thức và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênincũng như trong chỉ đạo thực tiễn “Tả" khuynh thì sẽ bị cô lập, sẽ xa rời nhân dân ta
và nhân dân thế giới và sẽ thất bại Hữu khuynh thì bi quan tiêu cực, nhân nhượng vônguyên tắc Không tin tưởng vào lực lượng của nhân dân, làm nhụt tinh thần phấn đấucủa nhân dân Quên tác phong gian khổ; chỉ mong muốn một đời sống yên ổn dễdàng”(14) Và Người kết luận, “Khuynh hướng “tả” cũng như hữu đều là sai lầm, đều
sẽ bị địch lợi dụng, đều có hại cho ta mà lợi cho địch”(15)
Nắm vững những nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác, lại có vốn kinh nghiệm vàhiểu biết thực tiễn sâu sắc, Hồ Chí Minh đã phê phán thẳng thắn quan điểm phiếndiện, giáo điều, rập khuôn máy móc của một số người về giải quyết mối quan hệ giữavấn đề dân tộc và giai cấp ở Việt Nam: “nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mìnhcũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh, mà không xét hoàn cảnh nước mình như thế nào
để làm cho đúng”(16)
Khi miền Bắc bắt tay vào cải tạo XHCN, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ việc cải tạo xãhội cũ, xây dựng xã hội mới, cải tạo giai cấp tư sản cũng cần có cách thức khác, “Takhông thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lýkhác”(17) Rõ ràng, việc xây dựng đường lối, chính sách cũng như việc thực hiệnđường lối đó không thể máy móc, giáo điều mà phải luôn chú ý đặc điểm, hoàn cảnhriêng của Việt Nam Trong Diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I Trường Nguyễn
Ái Quốc (ngày 7-9-1957), Người đặc biệt nhấn mạnh việc vận dụng lý luận của chủnghĩa Mác vào thực tiễn Việt Nam, phải trên cơ sở nắm vững điều kiện đặc biệt củanước ta “là một xã hội vừa mới thoát khỏi ách thực dân, phong kiến, hết sức lạc hậu”
Hồ Chí Minh đặc biệt phê phán bệnh giáo điều, xét lại Đó là do vừa không nắm vững
lý luận, vừa xa rời thực tế, thiếu tính sáng tạo trong vận dụng lý luận của chủ nghĩaMác - Lênin vào thực tiễn cách mạng “Không chú trọng đến đặc điểm của dân tộcmình trong khi học tập kinh nghiệm của các nước anh em, là sai lầm nghiêm trọng, làphạm chủ nghĩa giáo điều Nhưng nếu quá nhấn mạnh đặc điểm dân tộc để phủ nhận
20