III. Sự vận dụng của sinh viên trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước
3. Biện pháp để bảo vệ chủ quyền quốc gia theo tinh thần tư tưởng Hồ Chí Minh
3.2 Tham gia các hoạt động chính trị và xã hội
TCCS - Trong đời sống chính trị - xã hội, các đảng chính trị có vị trí, vai trò quan trọng, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội. Vị thế, vai trò, tầm ảnh hưởng của các đảng chính trị có sự khác nhau tùy thuộc vào chính thể, cơ chế tổ chức quyền lực chính trị và văn hóa chính trị của mỗi quốc gia. Trải qua thực tiễn lãnh đạo đất nước qua các thời kỳ lịch sử, Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, phát triển về tư duy lý luận và năng lực lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trở thành một quốc gia ngày càng phát triển, góp phần khẳng định và nâng cao vị thế Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
33
Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân (Trong ảnh:
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân thôn Thượng Điện, xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng) _Ảnh: TTXVN
Nhìn chung, ở các nước trên thế giới, các tổ chức xã hội được hình thành trên cơ sở cân bằng giữa bộ phận quyền lực nhà nước do nhân dân trao hoặc uỷ quyền với bộ phận quyền lực còn lại do nhân dân tự mình trực tiếp thực hiện. Đặc điểm chung của các tổ chức này là: tự nguyện, tự tổ chức, tự chủ, đa dạng, phi thương mại, phi lợi nhuận, hành động mang tính tập thể, có trách nhiệm giải trình, cam kết minh bạch, tính dân sự và tính dân sự hoá. Các tổ chức xã hội tập hợp, liên kết mọi người nhằm thúc đẩy các mục tiêu chung và lợi ích chung, luôn đại diện cho lợi ích, giá trị của mình (thành viên, tổ chức) và của người khác theo pháp luật dựa trên cơ sở đạo đức, văn hoá, tôn giáo hoặc từ thiện... Tính đa dạng của các tổ chức xã hội được thể hiện thông qua các loại hình hoạt động như: tổ chức phi chính phủ (NGO), hiệp hội nghề
34
nghiệp, các quỹ, các viện nghiên cứu độc lập, tổ chức cộng đồng (CBOs), tổ chức tín ngưỡng, tổ chức quần chúng nhân dân, phong trào xã hội và công đoàn…
Xây dựng Nhà nước nhỏ, xã hội lớn; xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường, mở rộng xã hội dân sự là xu thế phổ biến trên thế giới ngày nay. Để đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, đòi hỏi Việt Nam phải đổi mới chính trị, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, thiết lập cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước có hiệu quả. Qua nghiên cứu sự tham gia của các đảng chính trị, các tổ chức xã hội một số nước trên thế giới vào hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước, có thể rút ra một số nội dung Việt Nam có thể tham khảo sau đây:
Thứ nhất, Hiến pháp, pháp luật Việt Nam không thừa nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền "lãnh đạo Nhà nước và xã hội" đòi hỏi phải có cơ chế pháp lý bảo đảm sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc thực hiện quyền lực của Đảng. Theo đó, cần nghiên cứu, xây dựng, ban hành luật về sự lãnh đạo của Đảng, luật giám sát xã hội, luật phản biện xã hội và luật về hội... để phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội trong kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc thực hiện quyền lực của Đảng, quyền lực nhà nước, góp phần khắc phục những hạn chế của cơ chế một đảng cầm quyền như hiện nay.
Thứ hai, việc bầu cử lựa chọn nhân sự lãnh đạo của tổ chức đảng, của các cơ quan nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp) và trong các tổ chức chính trị - xã hội cần được đổi mới theo hướng có cạnh tranh, tranh cử một cách thực chất, bảo đảm loại trừ dân chủ hình thức, tiêu cực, lợi ích nhóm dẫn đến suy giảm uy tín, vai trò của Đảng đối với quần chúng nhân dân, làm tổn hại đến bản chất dân chủ của chế độ và làm cho hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước qua bầu cử trở nên hình thức.
Thứ ba, để quyền lực nhà nước vận hành trong khuôn khổ, giới hạn hiến pháp, pháp luật quy định, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thì Đảng phải có cơ chế, phương thức lãnh đạo hữu hiệu hơn, trong đó thực hiện dân chủ trong đảng một cách thực chất là một giải pháp cụ thể. Theo đó, dân chủ trong Đảng là phải có sự đấu tranh thực chất trong
35
nội bộ để khắc phục những yếu kém, hạn chế, khuyết tật về tổ chức bộ máy, trong đường lối, chính sách và năng lực cầm quyền nhằm bảo vệ, nâng cao uy tín, vai trò và sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Nội dung của dân chủ là đề cao tính công khai minh bạch về phân cấp, phân quyền trong công tác cán bộ và những quyết định về phát triển kinh tế, xã hội, khuyến khích đấu tranh, phản biện trong tổ chức ở mỗi cấp và các cấp với nhau; đề cao, quy trách nhiệm cho người đứng đầu;
nghiêm trị mọi vi phạm và người bao che vi phạm; khen thưởng, sử dụng, đãi ngộ cá nhân có năng lực, dám nói dám làm, dũng cảm đấu tranh với mọi vi phạm.
Thứ tư, cần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội: Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh… Bên cạnh đó, cần giảm dần sự bao cấp của Nhà nước[7], xây dựng cơ chế bảo đảm cho các tổ chức này chuyển dần sang hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ chế thị trường và quy luật của xã hội để các tổ chức bảo đảm tính độc lập, bên ngoài quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước một cách thực chất, hiệu quả.