ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC NĂM HỌC 2023 - 2024 ---*---BÁO CÁO SẢN PHẨM KỸ THUẬT MÔN: NHẬP MÔN KỸ THUẬT ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG TÁC DỤN
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC NĂM HỌC 2023 - 2024
-* -BÁO CÁO SẢN PHẨM KỸ THUẬT
MÔN: NHẬP MÔN KỸ THUẬT
ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CÂY ĐƠN KIM (BIDENS PILOSA L.) VÀO CHĂM SÓC
SỨC KHỎE GVHD: TS NGUYỄN THỊ HIỀN LỚP: L02 - NHÓM 10
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC NĂM HỌC 2023 - 2024
-* -BÁO CÁO SẢN PHẨM KỸ THUẬT
MÔN: NHẬP MÔN KỸ THUẬT
ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CÂY ĐƠN KIM (BIDENS PILOSA L.) VÀO CHĂM SÓC
SỨC KHỎE GVHD: TS NGUYỄN THỊ HIỀN
LỚP: L02 - NHÓM 10
1 Đỗ Chí Trung
2 Nguyễn Hoàng Anh Tú
3 Hoàng Đức Tuấn
4 Hồ Bá Triệu Tường
5 Chu Văn Long Vũ
MSSV: 2313660 MSSV: 2313790 MSSV: 2313731 MSSV: 2313831 MSSV: 2313948
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023
Trang 3MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
ĐẶT VẤN ĐỀ 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ 4
1.1 VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CÂY ĐƠN KIM 4
1.2 THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY ĐƠN KIM 4
1.3 TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG SINH HỌC CÂY ĐƠN KIM (BIDENS PILOSA L.) 5
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG SINH HỌC CỦA CÂY ĐƠN KIM (BIDENS PILOSA L.) 6
2.1 ĐỘC TÍNH CỦA CÂY ĐƠN KIM (BIDENS PILOSA L.) 6
2.2 TÁC DỤNG GIẢM ĐAU 6
2.3 TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN 6
2.4 TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN 7
2.5 ỨC CHẾ TẾ BÀO UNG THƯ 7
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG CÂY ĐƠN KIM VÀO CHĂM SÓC SỨC KHỎE 9
3.1 CAO ĐƠN KIM CÔ ĐẶC 9
3.1.1 Quy trình tạo cao Đơn kim 9
3.1.2 Lợi ích của việc sử dụng sản phẩm cao Đơn kim .10
3.2 GEL KHÁNG KHUẨN TỪ CAO CHIẾT XUẤT ĐƠN KIM 10
3.2.1 Mục tiêu sản phẩm: 10
3.2.2 Thành phần 10
3.2.3 Đề xuất công thức tạo Gel .11
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 12
4.1 KẾT LUẬN 12
4.1.1 Kết luận chung 12
4.1.2 Ưu điểm 12
4.1.3 Nhược điểm 12
4.2 KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM đã đưa môn Nhập môn Kỹ thuật vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn là TS Nguyễn Thị Hiền đã giảng dạy, truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu trong những ngày qua Trong suốt thời gian tham gia lớp học, chúng em tự thấy bản thân mình tư duy hơn, học tập càng thêm nghiêm túc và hiệu quả Đây chắc chắn là những tri thức quý báu, là hành trang cần thiết cho chúng em sau này
Được sự hỗ trợ, tư vấn của giảng viên bộ môn, chúng em xin phép được trình bày đề tài “Ứng dụng tác dụng sinh học của cây Đơn kim (Bidens Pilosa L.) vào chăm sóc sức khoẻ Qua việc thực hiện bài báo cáo này, nhóm chúng em đã
có được thêm nhiều kiến thức mới, kỹ năng nghiên cứu, tìm hiểu đề tài được cải thiện và nâng cao Do vốn kiến thức của chúng em vẫn còn hạn chế nên mặc dù
đã cố gắng hết sức nhưng trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong thầy cô xem xét, góp ý để bài báo cáo của chúng em được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
Trang 5ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có nguồn dược liệu rất phong phú và đa dạng Nhân dân ta từ lâu đã biết dùng cây có đề chữa bệnh và phòng bệnh, nhưng chủ yếu theo kinh nghiệm dân gian tùy theo từng địa phương Hiện nay còn nhiều loại dược liệu quý chưa được ứng dụng rộng rãi mặc dù có nhiều giá trị cao
Cây Đơn kim thuộc chi Song nha (Bidens L.), là cây mọc hoang ở khắp nước ta từ miền núi, trung du đến đồng bằng và có ở nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Brazil vv Đây là loài cây mọc quanh năm, sức sinh sản nhanh và được coi như loài "cỏ dại" [2], [3],[4] Từ lâu, cây Đơn kim đã được ứng dụng trong các bài thuốc dân gian để điều trị các bệnh như mần ngứa, dạ dày Ở Việt Nam, cây Đơn kim có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết… [2]
Cây Đơn kim được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và đã có nhiều công trình khoa học về thành phần hóa học cũng như tác dụng sinh học của dược liệu này Cây Đơn kim đã được chứng minh có tác dụng: Chống viêm [8], [9]; kháng khuẩn, kháng nấm [10], [8]; kháng các loại vi khuẩn [8]; điều trị tiểu đường đường [11] và ức chế tế bào ung thư [8]
Kế thừa các công trình nghiên cứu về tác dụng sinh học của cây Đơn kim, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Ứng dụng tác dụng sinh học của cây Đơn kim vào chăm sóc sức khỏe” với các mục tiêu:
Tổng hợp các tác dụng sinh học của cây Đơn kim (Bidens pilosa L.)
Ứng dụng đề xuất ý tưởng phát triển sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ cây Đơn kim (Bidens pilosa L.)
Trang 6CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ
1.1 VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CÂY ĐƠN KIM (BIDENS PILOSA L.)
Cây Đơn kim thuộc chi Song nha (Bidens L.), họ Cúc (Asteraceae), bộ Cúc (Asterales), lớp Ngọc Lan hay còn gọi là lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida/Dicotylido) của ngành Ngọc Lan hay còn gọi là ngành thực vật Hạt kín (Magnoliophyta/ Angiospermae) [1]
A HOA B LÁ C QUẢ KHÔ Hình 1.1: Các đặc trưng hình thái cây Đơn kim
Cây Đơn kim là loại cây dạng thảo, sống một năm hay nhiều năm [1] Cây Đơn kim có các đặc điểm hình thái: Thân mọc thẳng, đôi khi phân nhánh, không có rễ mọc ở các đốt Thân cây cao từ 0,5 - 1m Cả thân và cành đều có những rãnh chạy dọc, có lông mịn Thân cây nhìn chung có màu xanh lục nhưng đôi khi cũng có màu đỏ sẫm Lá cây Đơn kim mọc đối, cuống lá dài Phiến lá kép gồm 3 lá chét có hình mác hoặc trái xoan, phía đáy hơi tròn, cuống ngắn, mép lá chét có răng cưa to thô, hai mặt nhẵn.Lá cây Đơn kim mọc đối, cuống lá dài Phiến lá kép gồm 3 lá chét có hình mác hoặc trái xoan, phía đáy hơi tròn, cuống ngắn, mép lá chét có răng cưa to thô, hai mặt nhẵn.Cụm hoa hình đầu, màu vàng, mọc ở nách lá hay ở đầu cành Cụm hoa có thể mọc đơn đơn hoặc thành từng đôi một Những hoa ở ngoài bất thụ, xếp thành một hàng, xẻ 3 thùy nhỏ ở đầu Hoa ở trong hữu thụ, hình ống màu vàng.Cây có quả bế, màu đen, hình thoi, 3 cạnh, không đều nhau, dài khoảng 1cm, phía trên có rãnh chạy dọc 1.2 THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY ĐƠN KIM (BIDENS PILOSA L.) Dựa trên các tài liệu, công trình khoa học về thành phần hóa học Đơn kim
đã thu thập được, trong cây Đơn kim có 149 hợp chất đã được phân lập Các hợp chất này chia gồm 4 nhóm chất chính là flavonoid, acetylenic, phenylpropanoid, terpenoid và các chất khác [7]
Trang 7Trong nghiên cứu về cây Đơn kim tại Việt Nam đã chỉ ra rằng dịch chiết methanol từ lá và thân cây Đơn kim có chứa tanin, sterol, glycosid trợ tim, alcaloid [5]
Qua các nghiên cứu trên cho thấy cây Đơn kim có chứa các thành phần hóa học có nhiều giá trị về mặt sinh học, có lợi cho sức khỏe con người Do đó, việc ứng dụng cây Đơn kim vào dược liệu hiện đại là khả quan
1.3 TÁC DỤNG SINH HỌC CÂY ĐƠN KIM (BIDENS PILOSA L.) Ứng dụng kinh nghiệm dân gian và khoa học hiện đại, cây Đơn kim (Bidens pilosa L.) đã được chứng minh có những tác động sinh học tích cực như
hỗ trợ điều trị tiểu đường, ung thư, tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxi hóa,…[12], [14],[7],[8] Do đó, cây Đơn kim rất có tiềm năng về mặt dược liệu, y học hiện đại
Trang 8CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÁC ĐỘNG SINH HỌC CỦA CÂY
ĐƠN KIM (BIDENS PILOSA L.) 2.1 ĐỘC TÍNH CỦA CÂY ĐƠN KIM (BIDENS PILOSA L.)
Theo một nghiên cứu [15], cặn dịch chiết nước của cây Đơn kim (Bidens Pilosa L.) liều 10 g/kg không gây ra độc tính cấp Đồng thời với liều 800 mg/kg dùng liên tục trong 28 ngày không gây ra độc tính bán cấp
Một thực nghiệm khác với mẫu thử cao phần trên mặt đất và rễ cây Đơn kim được pha loãng ở nhiều nồng độ, tỷ lệ khác nhau Mẫu thử được đem thử nghiệm với chuột nhắt cho ra tỷ lệ sống sau 72 giờ là 100%, kể cả đối với mẫu thử liều cao [7]
Do đó, có thể kết luận cây Đơn kim không gây ra độc tính khi sử dụng ở các nồng độ, tỷ lệ khác nhau
2.2 TÁC DỤNG GIẢM ĐAU
Thử nghiệm tác dụng giảm đau được chứng minh trên mô hình gây đau quặn bằng acid acetic [7] Thử nghiệm lấy mẫu thử là chuột nhắt, cây Đơn kim dạng cao được thử nghiệm ở các tỷ lệ khác nhau Kết quả cho thấy số cơn đau giảm đi rõ rệt sau các khoảng thời gian nhất định Khả năng giảm đau của Đơn kim cũng được chứng minh tương đương với liều aspirin liều 100mg/kg [7] 2.3 TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN
Qua các kết quả phân tích định tính đã chỉ ra trong Đơn kim có chứa các hợp chất thuộc nhóm flavonoid [7], đây là một hợp chất có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ gan, tim mạch…
Hình 2.1: Hợp chất flavonoid Theo nghiên cứu của Yuan L.P và cộng sự [17], flavonoid toàn phần chiết xuất từ Cây Đơn kim Bidens pilosa ở liều 50mg/kg KLC và 100mg/ kg KLC có tác dụng bảo vệ gan chuột bị tổn thương gan
Một nghiên cứu khác thử nghiệm với chuột cũng chỉ ra hoạt chất flavonoid ở Đơn kim có tác dụng rõ rệt trong tác động làm giảm hoạt độ enzym
Trang 9AST, ALT Hình ảnh đại thể của nghiên cứu cũng cho thấy phần gan đã có cải thiện khi dùng với liều 120mg/kg thì điểm tổn thương đã giảm đi rõ rệt [7] Qua các dẫn chứng nghiên cứu trên, ta kết luận rằng các hợp chất thuộc nhóm flavonoid chứa trong cây Đơn kim đã tác động tích cực trong việc bảo vệ
và phục hồi gan bị tổn thương
2.4 TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN
Kết quả thử nghiệm cho thấy Tinh dầu từ lá cây Đơn kim có tác dụng kháng được các chủng vi khuẩn, trong đó có ba chủng tác dụng mạnh là Bacillus pumilus, Escherichia coli và Salmonella typhi [7]
Hợp chất (R)-1,2-dihydroxy-trideca-3,5,7,9,11-pentayn có tác dụng kháng khuẩn trên nhiều chúng GT(+) và Gr(-), bao gồm Pseudomonas aeruginosa và những chủng đã kháng lại methicillin như Staphylococcus aureus, vancomycin như Enterococcus faecalis Đồng thời, có tác dụng kháng lại chúng nấm Candida albicans, [16]
Hình 2.2: Hợp chất (R)-1,2-dihydroxy-trideca-3,5,7,9,11-pentayn 2.5 ỨC CHẾ TẾ BÀO UNG THƯ
Cặn dịch chiêt methanol chiêt từ cả cây loài B pilsa có tác dụng ức chế ung thư da và ung thư dạ dày in vivo do có tác dụng chống oxy hóa thông qua làm tăng hoạt tính của các enzym có trong gan là glutathion peroxydase, glutathion reductase, catalase, superoxyd dismutase [18]
Một số hợp chất nhóm flavonoid như luteolin, butein, centaureidin,centaurein; nhóm acetylenic như 1,2-dihydroxy-trideca-5,7,9,11-tetrayn, 7-phenyl-2,4,6 heptatriene-1-01 phân lập từ B pilosa cũng có tác dụng
Trang 10Luteolin Butein Centaureidin Centaurein
1,2-dihydroxy-
trideca-5,7,9,11-tetrayn
7-phenyl-2,4,6-heptatriene-1-01 Hình 2.3: Công thức hoá học một số chất có trong cây Đơn kim
Trang 11CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG CÂY ĐƠN KIM (BIDENS PILOSA
L.) VÀO CHĂM SÓC SỨC KHỎE 3.1 CAO ĐƠN KIM CÔ ĐẶC
3.1.1 Quy trình tạo cao Đơn kim
Cây Đơn kim được rửa sạch, làm nhỏ và sấy khô ở 60°C Sau khi sấy khô Cân tỷ lệ 1kg dược liệu vào bình sắc Thêm nước cho ngập dược liệu khoảng 3cm, đun sôi trong 2 giờ Chiết 3 lần, gộp các dịch chiết, để lắng qua đêm, loại
bỏ tạp Sau đó cô cạn để được cao lỏng tỷ lệ 2:1 ( 1ml cao nước tương ứng với 2g dược liêu ở dạng khô)
Trang 123.1.2 Lợi ích của việc sử dụng sản phẩm cao Đơn kim.
Trong cây đơn kim có các tác dụng tốt về sức khỏe đã được dẫn chứng và kết luận ở phần trên Việc cô đặc tạo cao Đơn kim giúp cô đặc được lượng thành phần hóa học có trong cao, giảm lượng nước, tạo được sản phẩm giá trị sức khỏe cao
3.2 GEL KHÁNG KHUẨN TỪ CAO CHIẾT XUẤT ĐƠN KIM
3.2.1 Mục tiêu sản phẩm:
- Ứng dụng đặc điểm thành phần hóa học và sinh học của Đơn kim vào thực tiễn
- Sản phẩm tạo ra hỗ trợ kháng khuẩn từ nguồn dược liệu dồi dào từ tài nguyên thiên nhiên Việt Nam
3.2.2 Thành phần
- Chất tạo đặc Polyacrylate Crosspolymer-6: Tác dụng ổn định và củng cố kết cấu của các sản phẩm Nhờ hợp chất giúp sản phẩm không tạo cảm giác bết dính khi bôi lên da
- Chất bảo quản Sodium Benzoate: Có tác dụng bảo vệ khỏi sản phẩm khỏi nấm mốc trong thời gian sử dụng dài Tỷ lệ được phép sử dụng trong khoảng 0,3 - 1%
Hình 3.2: Sodium benzoate
- Chất tạo độ ẩm Glycerin: Có tác dụng làm mềm, tạo độ ẩm cho da
Hình 3.3: Glycenrin
- Đơn kim: Cây được rửa sạch, làm nhỏ và sấy khô ở 60°C Sau khi sấy khô Cân tỷ lệ 1kg dược liệu vào bình sắc Thêm nước cho ngập dược liệu khoảng 3cm, đun sôi trong 2 giờ Chiết 3 lần, gộp các dịch chiết, để lắng qua đêm, loại bỏ tạp Sau đó cô cạn để được cao lỏng tỷ lệ 2:1 (1ml cao nước tương ứng với 2g dược liêu ở dạng khô)
Trang 133.2.3 Đề xuất công thức tạo Gel.
- Dựa trên các thành phần, tỷ lệ tạo gel đề xuất như sau:
Thành phần Khối lượng Tỷ lệ
Polyacrylate Crosspolymer-6 2,5g 2% Sodium Benzoate 0,625g 0,5%
Bảng 3.1: Tỷ lệ Gel nhóm nghiên cứu đề xuất
Mẫu sản phẩm sau khi pha theo tỷ lệ Sản phẩm khi thử nghiệm trên da tay
Hình 3.4: Mẫu sản phẩm gel Đơn kim
Trang 14CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
4.1.1 Kết luận chung
- Đề tài của nhóm nghiên cứu đã tổng hợp và đánh giá được tổng quan về thành phần hóa học, tác động sinh học của cây Đơn kim ( Bidens Pilosa L.)
- Thông qua những tác động sinh học, thành phần hóa học, nhóm nghiên cứu đã đề xuất được phương án phát triển các sản phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe
4.1.2 Ưu điểm
- Quy trình đơn giản
- Thời gian bảo quản lâu dài
- Giá trị sức khoẻ cao
- Nguyên liệu dễ tìm
- Dễ dàng sử dụng
4.1.3 Nhược điểm
- Thời gian thực hiện nghiên cứu ngắn
- Trong quá trình thực hiện còn chưa xử lý được hết tạp chất
- Kinh nghiệm về điều chế sản phẩm còn ít
4.2 KIẾN NGHỊ
- Tiếp tục nghiên cứu, phân tích khả năng kháng khuẩn bằng thực nghiệm
và phân tích thành phần trong phòng thí nghiệm
- Tiếp tục phát triển, cải tiến sản phẩm nhằm đem lại một sản phẩm có giá trị cho việc chăm sóc sức khỏe
Trang 15TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Kim Biên (2007), Thực Vật chi Việt Nam tập 7 - Họ Asteraceae Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật, 371 - 378
[2] Võ Văn Chi (2012), Từ điền cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học Hà Nội, 954 [3] Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, 120-121
[4] Viện Dược liệu (2004), Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, tập 1, trang 816 - 818
[5] Đỗ Đình Rãng, Lê Thị Thủy (2003), "Những kết quả bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học cây đơn buốt (Bidens pilosa L.) ở Hà Nội", Tạp chí hóa học
và ứng dụng, 20 - 22
[6] Phạm Văn Vượng (2010), Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng
sinh học của cây Đơn kim (Bidens pilosa L., Asteraceae)
[7] Phạm Văn Vượng (2014), Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây Đơn kim (Bidens Pilosa L.)
[8] Bartolome AP, Villaseñor IM, Yang WC, (2013), "Bidens pilosa L (Asteraceae): Botanical Properties, Traditional Uses, Phytochemistry, and Pharmacology" Evid Based Complement Alternat Medicine, 2013,1-51 [9] Chauhan PS, Sharma VK, Satti NK, Dutt P, Suri KA, Sharma SN, Bani S, (2011), "Ameliorating effects of aqueous fraction of Bidens pilosa against acute and chronic inflammation with reference to changes in proinflammatory mediators and T cells", Journal of Pharmacy Research, 4(3), 917-921
[10] Ashafa AOT, Afolayan AJ, (2009), "Screening the root extracts from Biden pilosa L var radiata (Asteraceae) for antimicrobial potentials" Journal of Medicinal Plants Research, 3(8), 568-572
[11] Yang WC, (2014), "Botanical, Pharmacology, Phytochemical, And
Trang 16Agricultural and pharmaceutical importance", Journal of Medicinal Plants Research, 6(17), 3282-3287
[13] Adedapo A, Jimoh F, Afolayan F, (2011), "Comparison of the nutritive value
and biological activites of the acetone, methanol and water extracts of the leaves
of Bidens pilosa and Chenopodium album", Acta Poloniae Pharmaceutica Drug Research, 68 (1), 83-92
[14] Bairwa K, Kumar R, Sharma RJ, Roy RK, (2010), "An updated review on Bidens pilosa L.", Der Pharma Chemica, 2 (3), 325-337
[15] Ezeonwumelu JOC, Julius AK, Muhoho CN, Ajayi AM, Oyewale AA, Tanayen JK, Balogun SO, Ibrahim A, Adzu B, Adiukwu CP, Oloro J, Kiplagat
DM, Goji ADT, Okoruwa AG, Onchweri AN, and Reddy PMK, (2011),
"Biochemical and histological studies of aqueous extract of Bidens pilosa leaves from Ugandan Rift Valley in Rats", British Journal of Pharmacology and Toxicology, 2(6), 302-309
[16] Tobinaga S, Sharma MK, Aalbersberg WGL, Watanabe K, Iguchi K, Narui
K, Sasatsu M, Waki S, (2009), "Isolation and Identification of a Potent Antimalarial and Antibacterial Polyacetylene from Bidens pilosa ",
Planta Medica, 75, 624 628
[17] Yuan LP, Chen FH, Ling L, Bo H, Chen ZW, Li F, Zhong MM, Xia LI, (2008), "Protective effects of total flavonoids of Bidens bipinnata L against carbon tetrachloride-induced liver fibrosis in rats", Journal of Pharmacy and Pharmacology, 60(100), 1393-1402
[18] Parimalakrishnan S, Dakalanka D, Manavalan R, (2011), "Cancer chemopreventive property of Bidens pilosa methanolic extract on two stage in vivo skin carcinogenesis model, East and Central African Journal of Pharmaceutical Sciences,14, 43-56
[19] Marchant YY, Ganders FR, Wat CK, Towers GHN, (1984),
"Polyacetylenes in Hawaiian Bidens", Biochemical Systematic an Ecology, 12 (2), 167-178