Pháp luật quy định tài sản chung vợ chồng phải được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố như công sức đóng góp, hoàn cảnh của mỗi bên, và lợi ích hợp pháp của con cái.. Trong trường hợp
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
KHOA CHÍNH TRỊ & LUẬT
MÔN HỌC: TƯ DUY HỆ THỐNG
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
XÂY DỰNG HAI TÌNH HUỐNG PHÁP LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY PHÁP LÝ ĐỂ RÚT RA KẾT
LUẬN CHO CÁC TÌNH HUỐNG ĐÃ XÂY DỰNG
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Dương Thị Kim Oanh Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn học Tư Duy Hệ Thống, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hưỡng dẫn tâm huyết và tận tình của cô Cô đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức về môn học này để có thể hoàn thành được bài tiểu luận Trong quá trình làm bài chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót Do đó, em kính mong nhận được những lời góp ý của cô để bài tiểu luận của em ngày càng hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 TÌNH HUỐNG PHÁP LÝ THỨ NHẤT 1
1.1 Tình huống tranh chấp tài sản sau ly hôn 1
1.2 Phương pháp tư duy IRAC 2
1.2.1 Issue (Vấn đề) 2
1.2.2 Rule (Quy định) 2
1.2.3 Analysis (Phân tích) 4
1.2.4 Conclusion (Kết luận): 6
1.3 Rút ra các kết luận từ việc sử dụng phương pháp tư duy IRAC 7
1.4 Giá trị của bài học đối với sinh viên trong hiện tại và tương lai 8
CHƯƠNG 2 TÌNH HUỐNG PHÁP LÝ THỨ HAI 10
2.1 Tình huống sát hại người do mâu thuẫn 10
2.2 Phương pháp tư duy tuyến tính 11
2.2.1 Vấn đề pháp lý chính 11
2.2.2 Thu thập các thông tin và tình tiết liên quan 11
2.2.3 Phân tích các yếu tố pháp lý 13
2.2.4 Kết luận 15
2.3 Rút ra các kết luận từ việc sử dụng phương pháp tư duy tuyến tính 16
2.4 Giá trị của bài học đối với sinh viên trong hiện tại và tương lai 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 41
CHƯƠNG 1 TÌNH HUỐNG PHÁP LÝ THỨ NHẤT 1.1 Tình huống tranh chấp tài sản sau ly hôn
Ông Lê Văn A và bà Nguyễn Thị B là vợ chồng đã chung sống hơn 20 năm, kể từ khi kết hôn vào năm 1975 Trong suốt thời gian này, cả hai cùng tích lũy tài sản và gây dựng cuộc sống gia đình Vào năm 1998, họ cùng nhau mua một mảnh đất có diện tích 500m² tại một xã thuộc huyện X, tỉnh Y Đây là một mảnh đất có vị trí đắc địa: mặt tiền giáp đường lớn, gần khu dân cư, thuận tiện cho việc đi lại và sinh hoạt Giao dịch mua đất được thực hiện bằng số tiền tiết kiệm từ công việc làm ăn của cả hai vợ
chồng, và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên cả ông A và bà B là đồng sở hữu Trong hơn hai thập kỷ chung sống, ông A và bà B đã trải qua nhiều thăng trầm, song đến thời điểm gần đây, họ quyết định ly hôn do mâu thuẫn không thể hòa giải Vấn đề phân chia tài sản, đặc biệt là quyền sở hữu mảnh đất nói trên, trở thành điểm
tranh cãi gay gắt giữa hai người
Về các nguyên nhân xảy ra tranh chấp: Thứ nhất là do khác biệt về đóng góp, Ông A
cho rằng ông là người chính tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu trong gia đình từ công việc kinh doanh Ông khẳng định số tiền dùng để mua mảnh đất chủ yếu do ông tích lũy được, trong khi bà B chỉ làm nội trợ và không có đóng góp cụ thể về tài chính Do đó, ông A yêu cầu được nhận phần lớn hơn giá trị mảnh đất khi phân chia tài sản Ngược lại, bà B khẳng định rằng việc mua mảnh đất là thành quả chung của cả hai vợ chồng
Dù không trực tiếp tạo ra thu nhập, bà đã đóng góp công sức chăm sóc gia đình, hỗ trợ ông A trong công việc và tiết kiệm chi tiêu Bà B cho rằng vai trò của mình không thể
bị coi nhẹ và yêu cầu chia đều giá trị mảnh đất Thứ hai là do sự tăng giá trị của mảnh
đất, Mảnh đất, từ khi mua vào năm 1998, đã tăng giá trị đáng kể do vị trí thuận lợi và
sự phát triển của khu vực Hiện tại, giá thị trường của mảnh đất được ước tính vào khoảng 5 tỷ đồng Giá trị cao của tài sản khiến tranh chấp trở nên phức tạp hơn, vì cả hai bên đều mong muốn giành được phần lợi ích lớn hơn Thứ ba do sự khác biệt về kế
hoạch sử dụng tài sản, Ông A muốn bán mảnh đất để lấy tiền đầu tư vào một dự án
kinh doanh mới mà ông tin rằng sẽ mang lại lợi nhuận cao trong tương lai Ông cho rằng việc bán đất là cách tốt nhất để sử dụng giá trị tài sản này một cách hiệu quả Bà
Trang 52
B lại muốn giữ lại mảnh đất để xây dựng nhà cho các con sau này Bà mong muốn giữ mảnh đất để đảm bảo ổn định lâu dài và tạo điều kiện tốt hơn cho con cái
1.2 Phương pháp tư duy IRAC
Để giải quyết tình huống trên bằng phương pháp tư duy IRAC chúng ta sẽ đi qua 4 bước bao gồm Issue (Trình bày vấn đề cụ thể) – Rules (Trình bay quy phạm pháp luật được áp dụng) – Analysis (Phân tích) – Conclusion (Đưa ra kết luận)
1.2.1 Issue (Vấn đề)
Mảnh đất được mua trong thời kỳ hôn nhân bằng số tiền tích lũy chung, và cả hai vợ chồng đều đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đây là tài sản chung hay có thể được phân loại là tài sản riêng của một bên?
Pháp luật quy định tài sản chung vợ chồng phải được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố như công sức đóng góp, hoàn cảnh của mỗi bên, và lợi ích hợp pháp của con cái Liệu yêu cầu chia tài sản không đồng đều của ông A có cơ sở pháp lý không? Giá trị mảnh đất đã tăng đáng kể từ thời điểm mua đến hiện tại Liệu sự tăng giá này
có làm thay đổi cách chia tài sản, và việc định giá tài sản cần được thực hiện như thế nào để đảm bảo công bằng?
Ông A muốn bán mảnh đất để lấy vốn kinh doanh, trong khi bà B muốn giữ lại mảnh đất để phục vụ nhu cầu gia đình Pháp luật sẽ ưu tiên phương án nào trong trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận?
1.2.2 Rule (Quy định)
Điều 33: Tài sản chung của vợ chồng (Luật Hôn nhân và Gia đình 2014)
1 Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều
40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung
Trang 63
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được
thông qua giao dịch bằng tài sản riêng
2 Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu
cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng
3 Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung
Điều 59: Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn (Luật Hôn nhân và Gia đình 2014)
1 Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì
áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61,
62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết
Điều 219: Chia tài sản thuộc sở hữu chung (Luật Dân sự 2015)
1 Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác
Trang 74
2 Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán
1.2.3 Analysis (Phân tích)
- Về vấn đề xác định tài sản chung của vợ chồng
Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, tài sản trong thời kỳ hôn nhân được coi
là tài sản chung của vợ chồng, bao gồm các tài sản tạo lập từ nguồn thu nhập chung hoặc tích lũy trong suốt thời gian chung sống, không phân biệt ai là người đứng tên sở hữu
Vì vậy, mảnh đất mà ông A và bà B cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả hai Mặc dù ông A và bà B đều là đồng sở hữu mảnh đất, vấn
đề tranh chấp phát sinh từ sự không đồng thuận về việc ai đóng góp chính vào việc mua đất Ông A cho rằng ông là người tạo ra phần lớn thu nhập để mua đất, trong khi bà B cho rằng cả hai đều đóng góp cả tiền và công sức, nên tài sản này phải được chia đều Quy định pháp lý rõ ràng về tài sản chung giúp giải quyết phần nào tranh chấp này Tuy nhiên, việc xác định "đóng góp" của mỗi bên sẽ là vấn đề cần làm rõ Mặc dù bà B không tham gia trực tiếp vào việc tạo thu nhập tài chính, công sức chăm sóc gia đình và quản
lý cuộc sống chung của bà cũng là yếu tố cần được xem xét trong việc chia tài sản
- Về nguyên tắc chia tài sản và sự công bằng
Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định rằng khi chia tài sản, tòa án sẽ cân nhắc đến yếu tố công sức đóng góp của mỗi bên, hoàn cảnh cụ thể và quyền lợi của các bên, đặc biệt là quyền lợi của con cái Việc chia tài sản có thể không nhất thiết phải chia đều nếu có sự khác biệt rõ rệt trong đóng góp của mỗi bên Ông A yêu cầu được chia phần lớn hơn vì cho rằng ông là người chủ yếu tạo ra tài chính, trong khi bà B khẳng định công sức của cả hai đều có giá trị tương đương Điều này khiến cho việc chia tài sản trở
Trang 85
nên phức tạp hơn, vì có sự khác biệt rõ rệt trong cách hiểu về “đóng góp” Quy tắc pháp
lý về chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn hoàn toàn phù hợp với tình huống này Tòa
án sẽ cần phải xem xét các yếu tố như: Mức độ đóng góp tài chính của ông A và công sức của bà B Công sức của bà B không thể bị coi nhẹ, dù không trực tiếp tham gia vào việc tạo thu nhập, nhưng bà đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì gia đình, hỗ trợ ông A trong các công việc khác, đặc biệt là việc chăm sóc con cái
- Về sự thay đổi giá trị tài sản và yêu cầu bán đất
Điều 219 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rằng tài sản chung của vợ chồng có thể được chia hoặc bán theo quyết định của tòa án nếu hai bên không thỏa thuận được Tòa án sẽ xem xét mục đích sử dụng tài sản và hoàn cảnh thực tế của các bên Việc tranh chấp cũng liên quan đến kế hoạch sử dụng mảnh đất sau ly hôn Ông A muốn bán đất để đầu
tư vào dự án kinh doanh, trong khi bà B muốn giữ lại đất để xây nhà cho con cái Việc chia tài sản không chỉ dừng lại ở giá trị tài sản mà còn ở mục đích sử dụng Quy định pháp lý về quyền quyết định bán tài sản chung hoàn toàn phù hợp với tình huống này Nếu hai bên không thể thỏa thuận, tòa án có thể ra quyết định bán mảnh đất và chia giá trị theo tỷ lệ đóng góp của mỗi bên Tuy nhiên, mục đích của bà B (xây dựng nhà cho con) có thể được xem là yếu tố cần thiết để bảo vệ quyền lợi của con cái, do đó, tòa án
có thể xem xét giữ lại mảnh đất nếu có đủ lý do hợp lý
- Bào chữa của ông A
Ông A có thể bào chữa rằng ông là người chủ yếu tạo ra thu nhập để mua đất và duy trì cuộc sống gia đình Ông có thể đưa ra chứng cứ về các khoản thu nhập từ công việc kinh doanh của mình trong suốt thời gian kết hôn Mặt khác, ông cũng có thể nhấn mạnh rằng mảnh đất được mua bằng tiền do chính ông kiếm được, và bà B chỉ tham gia vào các
công việc nội trợ, không có đóng góp tài chính Theo quy định của pháp luật, đóng góp
tài chính và công sức đều có giá trị trong việc phân chia tài sản Tuy nhiên, việc ông A khẳng định mình đóng góp chính trong việc mua mảnh đất là một lập luận hợp lý, nhưng không thể phủ nhận công sức của bà B trong việc duy trì gia đình
- Bào chữa của bà B
Trang 96
Bà B có thể lập luận rằng mặc dù bà không trực tiếp kiếm tiền, nhưng công sức của bà trong việc chăm sóc gia đình và quản lý mọi việc nhà cửa là một đóng góp quan trọng không thể xem nhẹ Bà cũng có thể nhấn mạnh rằng cả hai đều đồng lòng mua mảnh đất này và vì vậy nó nên được chia đều Theo Điều 59, việc chia tài sản không chỉ căn cứ vào yếu tố tài chính mà còn phải tính đến các yếu tố công sức đóng góp của mỗi bên
Bà B có thể yêu cầu chia đều mảnh đất nếu chứng minh rằng cả hai đã cùng đóng góp vào việc sở hữu mảnh đất, dù bằng tiền hay công sức
1.2.4 Conclusion (Kết luận):
Xác định mảnh đất là tài sản chung: Mảnh đất có diện tích 500m², được mua vào năm
1998 và được ghi tên cả ông A và bà B trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đây
là tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, và do đó là tài sản chung của vợ chồng
theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Dù ông A cho rằng mình là
người tạo ra thu nhập chủ yếu để mua đất, thì bà B vẫn có quyền yêu cầu phân chia tài sản này vì việc mua đất đã xảy ra trong khuôn khổ hôn nhân và có sự đóng góp của cả hai bên, dù theo hình thức trực tiếp hay gián tiếp
Theo Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi, nhưng có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên Điều này có nghĩa là nếu một bên đóng góp nhiều hơn, họ có thể được nhận phần lớn hơn, nhưng không có nghĩa là tỷ lệ chia phải phản ánh đúng tỷ lệ tài chính đóng góp Cả hai vợ chồng đều có quyền và nghĩa vụ chung đối với tài sản tích lũy được, kể cả khi công việc nội trợ của bà B không trực tiếp đem lại thu nhập nhưng lại góp phần quan trọng trong việc duy trì ổn định gia đình, hỗ trợ chồng trong công việc kinh doanh Do đó, tòa án sẽ cần cân nhắc công sức đóng góp của mỗi bên và có thể chia tài sản theo tỷ lệ công bằng nhưng không nhất thiết
là 50-50
Giá trị của mảnh đất đã tăng đáng kể từ khi mua vào năm 1998, hiện nay ước tính vào khoảng 5 tỷ đồng Sự thay đổi giá trị này có thể ảnh hưởng đến quyết định phân chia tài sản vì tài sản chung giờ đây có giá trị rất lớn Tuy nhiên, việc tăng giá trị tài sản không đồng nghĩa với việc phân chia tài sản phải căn cứ vào sự thay đổi này mà phải dựa trên nguyên tắc công bằng và đóng góp của mỗi bên Mức giá tăng cao có thể là một yếu tố
Trang 107
làm cho tranh chấp trở nên gay gắt hơn, nhưng không thay đổi bản chất rằng tài sản này
là tài sản chung của cả hai vợ chồng
Ông A muốn bán mảnh đất để đầu tư vào một dự án kinh doanh mới, trong khi bà B muốn giữ lại mảnh đất để xây dựng nhà cho con cái Đây là một yếu tố quan trọng trong việc phân chia tài sản vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng tài sản và nhu cầu của các bên sau khi ly hôn Nếu ông A và bà B không thể đạt được thỏa thuận về việc bán hay giữ lại mảnh đất, tòa án sẽ quyết định việc phân chia tài sản Điều này có thể bao gồm: Chia tài sản theo tỷ lệ công bằng: Tòa án có thể yêu cầu chia mảnh đất theo tỷ lệ hợp lý, căn cứ vào đóng góp của mỗi bên và mục đích sử dụng tài sản; Bán tài sản và chia tiền: Nếu không thể chia mảnh đất một cách công bằng (ví dụ: nếu có sự bất đồng lớn về cách thức chia hoặc nếu không thể chia tài sản), tòa án có thể yêu cầu bán mảnh đất và chia số tiền thu được theo tỷ lệ hợp lý giữa hai bên Trong trường hợp này, tòa án
sẽ căn cứ vào các yếu tố như hoàn cảnh của từng bên, nhu cầu sống của con cái và sự hợp lý trong kế hoạch sử dụng tài sản của mỗi bên để đưa ra quyết định công bằng nhất
Tóm lại tranh chấp giữa ông A và bà B sẽ được giải quyết theo nguyên tắc công bằng, tính đến đóng góp của mỗi bên, và lợi ích hợp pháp của mỗi bên sau ly hôn Tòa án sẽ căn cứ vào chứng cứ về tài chính, công sức đóng góp và nhu cầu sử dụng tài sản của hai bên để phân chia tài sản chung, có thể bao gồm việc bán tài sản và chia tiền hoặc chia tài sản theo tỷ lệ hợp lý Quyết định cuối cùng sẽ bảo đảm quyền lợi của cả hai bên, đồng thời chú trọng đến quyền lợi của con cái, nếu có, để duy trì sự ổn định cho gia đình sau ly hôn
1.3 Rút ra các kết luận từ việc sử dụng phương pháp tư duy IRAC
Việc sử dụng phương pháp tư duy pháp lý IRAC (Issue, Rule, Analysis, Conclusion) để
giải quyết tình huống pháp lý mang lại nhiều lợi ích, không chỉ giúp làm rõ các vấn đề pháp lý mà còn tạo nền tảng vững chắc để đưa ra quyết định công bằng và hợp lý Phương pháp IRAC giúp phân tích vấn đề một cách có tổ chức, từ đó đảm bảo việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo đúng trình tự và đảm bảo tính hợp lý, rõ ràng Kết luận từ phương pháp tư duy IRAC là cơ sở để tòa án đưa ra quyết định cuối cùng, dựa trên một quy trình phân tích kỹ lưỡng và dựa trên các quy định pháp lý cụ thể Điều này