Để giúp cho sự phát triển của toàn nhân loại và đưa ra giải pháp tối ưu nhất mà em quyết định chọn đề tài “Đổi mới tiết kiệm và mô hình kinh doanh bền vững” Việc nghiên cứu đề tài tài nà
Trang 1BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
oOo
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU DẪN LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC
Đề tài: Đổi mới tiết kiệm và mô hình kinh doanh bền
vững
Mã học phần: 011100080801
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Trà
Lớp học phần: 22ĐHTĐ01
Người thực hiện: Lưu Ngọc Phương Thảo
Mã số sinh viên: 2331310361
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Khoảng thời gian nghiên cứu được nhận sự hỗ trợ nhiệt tình
từ các thầy cô vô cùng đáng trân trọng với em Vì vậy, em xin được gửi làm cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô Nguyễn Thị Thu Trà - Giảng viên Bộ môn Dẫn luận phương pháp nghiên cứu khoa học , người hướng dẫn trực tiếp giúp em vượt qua thử thách một cách tốt nhất
Nhưng kiến thức là vô hạn trong khi khả năng, kinh nghiệm của bản thân có giới hạn; vì vậy, em không thể tránh được các sai sót trong quá trình thực hiện
Theo đó, em rất mong nhận được góp ý, đánh giá công tâm
từ thầy cô để em hoàn thiện tiểu luận cũng như tiến xa hơn với đề tài độc đáo này trong tương lai
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC 2
DANH SÁCH HÌNH ẢNH 5
CHƯƠNG 1: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 6
I Lý do chọn đề tài 6
II Vấn đề cần nghiên cứu 6
1 Khách hàng thu nhập thấp và cộng đồng yếu thế: 6
1.1 Đặc điểm: 6
1.2 Vai trò trong nghiên cứu: 7
2 Các doanh nghiệp thực hiện đổi mới tiết kiệm; 7
2.1 Đặc điểm: 7
3 Các mô hình kinh doanh bền vững 7
3.1 Đặc điểm: 7
3.2 Vai trò trong nghiên cứu: 7
III Câu hỏi nghiên cứu 7
1 Về khái niệm và cơ sở lý thuyết: 7
2 Về quá trình phát triển đổi mới tiết kiệm: 8
3 Về mối liên hệ giữa đổi mới tiết kiệm và mô hình kinh doanh bền vững: 8
4 Về tác động của đổi mới tiết kiệm đối với phát triển bền vững: 8
5 Về thách thức và cơ hội mở rộng: 8
IV Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 9
1 Mục đích nghiên cứu 9
2 Mục tiêu nghiên cứu 9
Trang 42.1 Về đổi mới tiết kiệm: 9
2.2 Về mô hình kinh doanh bền vững: 9
2.3 Về tác động và thực tiễn: 10
VI Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU 10
1 Ý nghĩa lý luận: 10
1.1 Đổi mới tiết kiệm (Frugal Innovation - FI): 10
1.2 Mô hình kinh doanh bền vững (Sustainable Business Models - SBMs): 10
2 Ý nghĩa thực tiễn 10
2.1 Đối với doanh nghiệp: 10
2.2 Đối với cộng đồng: 10
2.3 Đối với chính phủ và tổ chức hỗ trợ: 11
3 Ý nghĩa đối với phát triển bền vững 11
4 Ý nghĩa học thuật và nghiên cứu tiếp theo 11
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 11
I GIỚI THIỆU VỀ ĐỔI MỚI TIẾT KIỆM-FI( FRUGAL INNOVATION) .11
1 Khái niệm về đổi mới tiết kiệm (Frugal Innovation - FI) 11
2 Lịch sử hình thành và phát triển 12
3 Đặc điểm của FI 12
3.1 Tập trung vào khách hàng thu nhập thấp: 12
3.2 Giá trị cốt lõi: 12
3.3 Tiết kiệm tài nguyên: 12
3.4 Phù hợp với bối cảnh địa phương: 12
4 Vai trò của FI 12
4.1 Về kinh tế: 12
Trang 54.2 Về xã hội: 12
4.3 Môi trường: 13
II GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH BỀN VỮNG 14
1 Khái niệm mô hình kinh doanh bền vững (Sustainable Business Models – SBM) 14
2 Đặc điểm chính của SBM 14
2.1 Cách tiếp cận ba giá trị (Triple Bottom Line): 14
2.2 Tích hợp vào đổi mới tiết kiệm (Frugal Innovation - FI): 14
2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường đặc biệt: 14
3 Vai trò của SBM trong phát triển bền vững 14
3.1 Phát triển cộng đồng: 14
3.2 Bảo vệ môi trường: 15
3.3 Đổi mới trong quản lý chuỗi cung ứng: 15
4 Ví dụ minh họa trong tài liệu 15
4.1 Jayashree Industries: 15
4.2 MittiCool: 15
4.3 Ksheera Enterprises: 15
5 Thách thức và cơ hội cho SBM 15
5.1 Thách thức: 15
5.2 Cơ hội: 16
CHƯƠNG 3: TÓM TẮT VÀ KẾT LUẬN 16
I TÓM TẮT NỘI DUNG 16
1 Hình ảnh mô tả đổi mới tiết kiệm và mô hình hình kinh doanh bền vững 16 II KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 6DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình ảnh 1 13 Hình ảnh 2 13 Hình ảnh 3 16
Trang 7CHƯƠNG 1: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
I Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh các quốc gia đang phát triển đối mặt với nhiều thách thức như hạn chế tài nguyên, tài chính và cơ sở hạ tầng nhằm mục đích phát triển các sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân
Bên cạnh những mặt tích cực mang đến rất nhiều giá trị và lợi ích khác nhau cùng hướng đến sự sáng tạo và duy trì sự sống thì ngày nay con người cũng không ngừng vì những mục đích cá nhân mà làm hao mòn nhiều thứ khác, điển hình chính là môi trường sống của chúng ta Chặt phá những cây trồng, khai thác đất đai chỉ để phục vụ cho cuộc sống của mỗi người như để sản xuất
ra một quyển tập hay thu hoạch đất đai để xây dựng khu du lịch Ngoài ra, khi còn là sinh viên đôi khi những việc tưởng chừng như đơn giản và không có chuyện gì xảy ra nhưng vô tình chúng ta đã bỏ lỡ rất nhiều thứ chẳng hạn như những buổi học, món ăn hay hoan phí tiền của do chính mồ hôi nước mắt của cha mẹ Ông bà xưa có câu “ Của ăn của đề” một phần cũng mong muốn con cháu, thế hệ sau này khi cần thiết và cấp bách để sử dụng
Vì vậy, để ngăn chặn sự phung phí thì con người chúng ta đã nghĩ ra những phương pháp khắc chế những vấn đề nan giải ấy đó chính là đổi mới và tiết kiệm Đổi mới tiết kiệm nổi lên như một giải pháp pháp quan trọng Đây là cách tiếp cận sáng tạo, tập trung vào việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ giá rẻ, đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân mà không gây tổn hại đến môi trường Đổi mới tiết kiệm không chỉ quản lý lại giải pháp kinh tế mà còn góp phần hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền
Để giúp cho sự phát triển của toàn nhân loại và đưa ra giải pháp tối ưu nhất
mà em quyết định chọn đề tài “Đổi mới tiết kiệm và mô hình kinh doanh bền vững” Việc nghiên cứu đề tài tài này không chỉ nâng cao hiểu biết cá nhân về các khái niệm đổi mới tiết kiệm và mô hình kinh doanh khẳng định mà còn mang lại cơ hội đóng gói những ý tưởng sáng tạo lĩnh vực này Đây cũng là nền tảng để xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng và phát triển sự bền vững trong tương lai.Với sự ham hiểu biết và học hỏi nhiều thứ mà em có thể phát triển bản thân và những vạn vật xung quanh Em hy vọng báo cáo nghiên cứu về đề tài này sẽ giúp cho người đọc và bản thân em
có thể nhìn nhận ra được những vấn đề toàn cầu
II Vấn đề cần nghiên cứu
1 Khách hàng thu nhập thấp và cộng đồng yếu thế:
1.1 Đặc điểm:
-Những người sống tại các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các vùng nông thôn và các khu vực thiếu tài nguyên cơ sở (như điện, nước sạch, cơ sở hạ
Trang 8-Thu nhập thấp, khó tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ thông thường làm chi phí cao
-Cộng đồng là doanh nghiệp lớn hoặc thị trường truyền thông bị bỏ qua
1.2 Vai trò trong nghiên cứu:
-Đối tượng này là trung tâm để xác định nhu cầu thực tế, từ đó phát triển các sản phẩm đổi mới tiết kiệm phù hợp
2 Các doanh nghiệp thực hiện đổi mới tiết kiệm;
2.1 Đặc điểm:
-Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoặc doanh nhân khởi nghiệp, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển
-Sử dụng tài nguyên địa phương, công nghệ đơn giản, và cách tiếp cận sáng tạo để tạo ra sản phẩm giá rẻ
Ví dụ: MittiCool (Ấn Độ) chế tạo tủ lạnh đất sét, Ksheera Enterprise sản xuất
máy vắt sữa giá rẻ, và Jayashree Industries sản xuất máy làm băng vệ sinh giá
rẻ
3 Các mô hình kinh doanh bền vững
3.1 Đặc điểm:
-Cách doanh ghiệp tạo, cung cấp, và nắm bắt giá trị từ sản phẩm đổi mới tiết kiệm
-Đánh giá hiệu quả của các mô hình này trong việc phục vụ khách hàng thu nhập thấp, tạo việc làm địa phương, và bảo vệ môi trường
3.2 Vai trò trong nghiên cứu:
-Nghiên cứu chi tiết ba yếu tố: giá trị đề xuất (proposition), tạo giá trị
(creation), và nắm bắt giá trị (capture) trong bối cảnh đổi mới tiết kiệm
III Câu hỏi nghiên cứu
1 Về khái niệm và cơ sở lý thuyết:
-Đổi mới tiết kiệm (Frugal Innovation - FI) được định nghĩa như thế nào, và
nó khác biệt ra sao so với các hình thức đổi mới truyền thống?
-Làm thế nào để các mô hình kinh doanh bền vững (Sustainable Business
Models - SBMs) tích hợp giá trị kinh tế, xã hội và môi trường vào quá trình
tạo giá trị?
Trang 92 Về quá trình phát triển đổi mới tiết kiệm:
- Những yếu tố nào thúc đẩy sự hình thành và phát triển của đổi mới tiết kiệm tại các quốc gia đang phát triển?
-Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các quốc gia đang phát triển vượt qua
những thách thức nào để phát triển sản phẩm tiết kiệm?
- Đổi mới tiết kiệm có thể phục vụ nhóm khách hàng thu nhập thấp như thế nào trong bối cảnh hạn chế tài nguyên?
3 Về mối liên hệ giữa đổi mới tiết kiệm và mô hình kinh doanh bền vững:
- Làm thế nào các yếu tố giá trị đề xuất, tạo giá trị và nắm bắt giá trị của mô hình kinh doanh bền vững có thể được áp dụng hiệu quả trong các sản phẩm đổi mới tiết kiệm?
-Các sản phẩm đổi mới tiết kiệm có thể được nhân rộng và tích hợp vào các
mô hình kinh doanh như thế nào để tạo tác động bền vững?
4 Về tác động của đổi mới tiết kiệm đối với phát triển bền vững:
-Đổi mới tiết kiệm đóng góp như thế nào vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng yếu thế và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội?
-Các sáng kiến đổi mới tiết kiệm có ảnh hưởng ra sao đến việc bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên tái tạo, và giảm thiểu lãng phí?
5 Về thách thức và cơ hội mở rộng:
- Những rào cản chính mà các doanh nghiệp đổi mới tiết kiệm gặp phải trong việc thương mại hóa và mở rộng quy mô sản phẩm là gì?
- Làm thế nào để các doanh nghiệp bảo vệ sở hữu trí tuệ của mình trong môi trường thiếu sự hỗ trợ từ chính phủ hoặc cơ quan quản lý?
- Chính sách và hỗ trợ nào từ chính phủ, tổ chức phi chính phủ, hoặc các cơ quan tài chính có thể thúc đẩy nhân rộng đổi mới tiết kiệm?
6 Nghiên cứu trường hợp thực tế:
Trang 10- Những bài học kinh nghiệm nào có thể rút ra từ các doanh nghiệp đổi mới tiết kiệm thành công như MittiCool, Jayashree Industries và Ksheera
Enterprise?
-Các doanh nghiệp này đã tích hợp yếu tố bền vững vào mô hình kinh doanh của mình như thế nào để đạt được hiệu quả và tác động xã hội?
IV Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu này là:
Khám phá cách đổi mới tiết kiệm (Frugal Innovation - FI) được triển khai
trong các quốc gia đang phát triển, nơi tài nguyên hạn chế và khách hàng có thu nhập thấp chiếm đa số
Phân tích mối liên hệ giữa đổi mới tiết kiệm và các mô hình kinh doanh bền
vững (Sustainable Business Models - SBMs), từ đó xác định cách các doanh nghiệp tích hợp giá trị kinh tế, xã hội và môi trường để đạt được phát triển bền vững
Đề xuất giải pháp và chiến lược nhằm nhân rộng các sáng kiến đổi mới tiết
kiệm, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia đang phát triển như Việt Nam
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau:
2.1 Về đổi mới tiết kiệm:
Xác định các đặc điểm chính của đổi mới tiết kiệm và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nó
Nghiên cứu cách các doanh nghiệp tại các quốc gia đang phát triển thiết kế, triển khai và thương mại hóa sản phẩm đổi mới tiết kiệm
2.2 Về mô hình kinh doanh bền vững:
Phân tích các yếu tố chính của mô hình kinh doanh bền vững (giá trị đề xuất, tạo giá trị, nắm bắt giá trị) khi áp dụng vào đổi mới tiết kiệm
Đánh giá hiệu quả của các mô hình kinh doanh bền vững trong việc phục vụ khách hàng thu nhập thấp, tạo việc làm và bảo vệ môi trường
Trang 112.3 Về tác động và thực tiễn:
Đánh giá tác động của đổi mới tiết kiệm đối với phát triển bền vững, bao gồm
cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường
Khám phá các bài học kinh nghiệm từ những trường hợp đổi mới tiết kiệm thành công (như MittiCool, Jayashree Industries, Ksheera Enterprise)
Đề xuất các chiến lược để mở rộng và nhân rộng các sáng kiến đổi mới tiết kiệm, đồng thời đối phó với các thách thức về tài chính, sở hữu trí tuệ, và mở rộng thị trường
VI Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
1 Ý nghĩa lý luận:
1.1 Đổi mới tiết kiệm (Frugal Innovation - FI):
Cung cấp một khung lý thuyết đầy đủ hơn về các đặc điểm, yếu tố thúc đẩy, và cách triển khai đổi mới tiết kiệm trong điều kiện hạn chế tài
nguyên Bổ sung kiến thức về cách các doanh nghiệp và cá nhân tại các quốc gia đang phát triển sáng tạo và đưa các sản phẩm giá rẻ, chất lượng
đủ tốt ra thị trường
1.2 Mô hình kinh doanh bền vững (Sustainable Business Models - SBMs):
Đóng góp vào lý luận về cách tích hợp yếu tố bền vững (kinh tế, xã hội, môi trường) vào các hoạt động kinh doanh thông qua đổi mới tiết kiệm
Mở rộng nghiên cứu về mối quan hệ giữa đổi mới tiết kiệm và phát triển bền vững trong các bối cảnh khác nhau
2 Ý nghĩa thực tiễn
2.1 Đối với doanh nghiệp:
• Cung cấp các mô hình và chiến lược cụ thể để doanh nghiệp nhỏ và vừa
có thể áp dụng đổi mới tiết kiệm nhằm phục vụ nhóm khách hàng thu nhập thấp
• Đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức trong việc phát triển, nhân rộng và bảo vệ sáng kiến của mình
2.2 Đối với cộng đồng:
Trang 12• Tăng cường khả năng tiếp cận các sản phẩm giá cả phải chăng, phù hợp với nhu cầu của nhóm người dân có thu nhập thấp, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa hoặc vùng thiếu tài nguyên
• Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo cơ hội việc làm, và giảm bất bình đẳng xã hội
2.3 Đối với chính phủ và tổ chức hỗ trợ:
• Cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng chính sách, chiến lược hỗ trợ các sáng kiến đổi mới tiết kiệm, khuyến khích doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững
• Đề xuất các giải pháp để cải thiện hệ thống tài chính, pháp luật và cơ sở
hạ tầng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới tiết kiệm
3 Ý nghĩa đối với phát triển bền vững
• Đổi mới tiết kiệm góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals - SDGs) của Liên Hợp Quốc, bao gồm:
• Giảm nghèo (SDG 1) thông qua việc tạo ra sản phẩm giá rẻ cho nhóm người yếu thế
• Tăng cường giáo dục và sức khỏe (SDG 3 và SDG 4) nhờ những sản phẩm phục vụ cộng đồng như máy làm băng vệ sinh giá rẻ
• Bảo vệ môi trường (SDG 12 và SDG 13) bằng cách sử dụng tài nguyên tái tạo, giảm thiểu lãng phí, và hạn chế phát thải carbon
4 Ý nghĩa học thuật và nghiên cứu tiếp theo
• Mở ra hướng nghiên cứu mới về đổi mới tiết kiệm và phát triển bền vững tại các quốc gia khác ngoài Ấn Độ, như Việt Nam
• Đặt nền tảng cho các nghiên cứu sâu hơn về: Các yếu tố thúc đẩy thành công của đổi mới tiết kiệm và mối quan hệ giữa đổi mới tiết kiệm và các mô hình kinh doanh bền vững trong các ngành công nghiệp khác nhau
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
FRUGAL INNOVATION)
1 Khái niệm về đổi mới tiết kiệm (Frugal Innovation - FI)
-Là những giải pháp sáng tạo được phát triển trong điều kiện hạn chế về tài nguyên và các nguồn lực khác, nhằm sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ giá cả phải chăng, phù hợp với nhu cầu của các khách hàng không đủ khả
Trang 13năng mua các sản phẩm thông thường Đổi mới tiết kiệm tập trung vào việc giảm độ phức tạp công nghệ và cung cấp giá trị cho khách hàng trong môi trường hạn chế về tài nguyên
2 Lịch sử hình thành và phát triển
-FI nổi lên từ nhu cầu giải quyết các thách thức tại các quốc gia đang phát triển, nơi tài nguyên, hạ tầng, và nguồn lực bị hạn chế
-Thuật ngữ này gắn liền với các sáng kiến đổi mới từ Ấn Độ, nơi nó còn được gọi là "Jugaad" – một thuật ngữ địa phương mang ý nghĩa "sáng tạo khắc phục khó khăn"
3 Đặc điểm của FI
-FI nhắm đến các nhóm người không có khả năng mua các sản phẩm hoặc dịch vụ thông thường
-Đơn giản hóa sản phẩm/dịch vụ bằng cách loại bỏ các tính năng không cần thiết
-Cung cấp các sản phẩm với chất lượng đủ tốt để đáp ứng nhu cầu cơ bản
3.3 Tiết kiệm tài nguyên:
-FI tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, thường dựa trên vật liệu tái chế hoặc tài nguyên địa phương
3.4 Phù hợp với bối cảnh địa phương:
-FI được thiết kế dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu và hoàn cảnh của khách hàng ở các khu vực khó khăn
4 Vai trò của FI
4.1 Về kinh tế:
-Tạo ra cơ hội việc làm cho các cộng đồng địa phương
-Đáp ứng nhu cầu của một thị trường lớn bị bỏ qua, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển
4.2 Về xã hội: