1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật Đề tài Đặc Điểm của hệ thống pháp luật anh mỹ qua một nhà nước cụ thể

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 254,83 KB

Nội dung

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM MÔN: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐỀ TÀI: “ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH-MỸ QUA MỘT NHÀ NƯỚC CỤ

Trang 1

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

ĐỀ TÀI: “ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH-MỸ QUA MỘT NHÀ

NƯỚC CỤ THỂ ” Thành viên nhóm 1 lớp TMK4B:

Lương Quốc Phong Nguyễn Thị Phương Linh

Bùi Phúc Minh Phạm Hồng Hải

Trần Vũ Lan Anh Đinh Huyền Trang

Nguyễn Trung Thành

Hà Nội- 2023

Trang 2

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2023

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

Nhóm 1 - Lớp TMK4B

Kính gửi: Giáo viên dạy môn Lí Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật

I THÀNH VIÊN NHÓM

1 Lương Quốc Phong 4 Nguyễn Trung Trành 7 Phạm Hồng Hải

2 Trần Vũ Lan Anh 5 Đinh Huyền Trang

3 Bùi Phúc Minh 6 Nguyễn Thị Phương Linh

II MỤC ĐÍCH HỌP NHÓM:

1 Thảo luận, nghiên cứu và giải quyết bài tập nhóm chủ đề được giao

2 Rèn luyện các kĩ năng làm việc nhóm và rút kinh nghiệm cho những lần làm việc tiếp theo

III QUÁ TRÌNH HỌP NHÓM:

1 Lần họp nhóm thứ 1:

- Thời gian thảo luận: từ 20h00 đến 22h00 ngày 21/12/2023

- Địa điểm: Online thông qua ứng dụng Messenger

- Thành phần tham gia: đầy đủ các thành viên trong nhóm

- Nội dung thảo luận: Dựa vào chủ đề được bóc thăm, đồng thời, trên cơ sở tự nghiêncứu, thảo luận và đóng góp ý kiến tích cực từ mỗi cá nhân trong nhóm

Trang 3

2 Lần họp nhóm thứ 2:

- Thời gian: từ 14h00 đến 16h00 ngày 24/12/2023

- Địa điểm: Online thông qua ứng dụng Messenger

- Thành phần tham gia: đầy đủ các thành viên trong nhóm

- Nội dung thảo luận: nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, cácthành viên đóng góp ý kiến trong việc thay đổi dàn ý chung cho phù hợp hơn

3 Lần họp nhóm thứ 3:

- Thời gian: từ 20h00 đến 22h00 ngày 27/12/2023

- Địa điểm: Online thông qua ứng dụng Messenger

- Thành phần tham gia: đầy đủ các thành viên trong nhóm

- Nội dung thảo luận: Nhóm trưởng đánh giá tiến độ công việc và thành phẩm thuđược từ mỗi thành viên trong nhóm, yêu cầu bổ sung ở một số nội dung

4 Lần họp nhóm thứ 4:

Thời gian: từ 18h00 đến 19h00 ngày 30/12/2023

- Địa điểm: Online thông qua ứng dụng Messenger

- Thành phần tham gia: đầy đủ các thành viên trong nhóm

- Nội dung thảo luận:

+ Các thành viên đóng góp ý kiến về thành phẩm Chỉnh sửa bản Word vàPowerPoint lần cuối

+ Nhóm trưởng đưa ra kết luận cuối cùng và công khai đánh giá

Trang 4

IV PHÂN CHIA CÔNG VIỆC VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC:

giá

Kí tênxác nhậnLương Quốc

Phong

trưởngBùi Phúc

Minh

viênTrần Vũ Lan

Anh

viênNguyễn

Trung Thành

viênĐinh Huyền

Trang

viênNguyễn Thị

Phương Linh

viênPhạm Hồng

Biên bản họp nhóm hoàn thiện lúc 19h00 ngày ngày 26/11/2023

Trang 5

Trần Vũ Lan Anh Lương Quốc Phong

Trang 6

MỤC LỤC

Trang 7

A LỜI MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

Pháp luật là một hiện tượng vô cùng phức tạp nên tính hệ thống của pháp luật có thể đượcxem xét ở nhiều phương diện, quy mô và phạm vi khác nhau như đối với các quy phạm pháp luật (hình thức cấu trúc bên trong của pháp luật),1 đối với nguồn pháp luật, mà chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật (hệ thống pháp luật thực định), đối với toàn bộ đời sống pháp luật trong phạm vi quốc gia hoặc vượt ra khỏi phạm vi quốc gia Tùy theo mục đích nghiên cứu mà chủ thể xác định phương diện, quy mô và phạm vi xem xét khácnhau Do vậy, hệ thống pháp luật theo nghĩa chung nhất được hiểu là một chỉnh thể các hiện tượng pháp luật (mà cốt lõi là các quy phạm pháp luật, được thể hiện trong các nguồn pháp luật) có sự liên kết, ràng buộc chặt chẽ, thong nhất với nhau, luôn cỏ sự tác động qua lại lẫn nhau để thực hiện việc điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội

Để có thể hiệu rõ hơn về hệ thống pháp luật chúng em sẽ đi phân tích hệ thống pháp luật Anh – Mỹ ( Common Law ) qua một nhà nước cụ thể để làm rõ đặc điểm và vai trò của

hệ thống pháp luật

Trang 8

II Tình hình nghiên cứu

- Tìm hiểu, nghiên cứu những khái niệm về hệ thống pháp luật, cấu tạo của hệ thống phápluật của Anh và Common Law nói chung

- Trình bày một cách có hệ thống những đặc điểm vai trò của lẽ phải, án lệ và một số đặcđiểm của thể có trong hệ thống pháp luật của Anh và Common Law

III Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống pháp luật Common Law

- Phạm vi nghiên cứu: Nước Anh

IV Nhiệm vụ nghiên cứu

- Vận dụng vốn hiểu biết của bản thân kết hợp với tìm hiểu, tra cứu thông tin, tài liệu ở cácnguồn uy tín, đáng tin cậy để tìm hiểu

- Tìm hiểu, tổng hợp, phân tích các tài liệu, số liệu trên các trang mạng, trang Báo mạng, sách, báo, tài liệu tham khảo chất lượng, uy tín và đáng tin cậy

V Mục đích và ý nghĩa đề tài

- Trình bày được những khái niệm của hệ thống pháp luật, án lệ, tiền lệ pháp hay cách thức và mô hình tố tụng của nhà nước cụ thể

- Tìm hiểu được ý nghĩa và vai trò và đặc điểm của hệ thống pháp luật Common Law

- Giúp cho sinh viên hiểu biết rõ hơn những hệ thống pháp luật trên thế giới

VI Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tổng hợp thông tin là phương pháp chính được sử dụng trong quá trìnhnghiên cứu

- Phương pháp quan sát và trải nghiệm thực tế

- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Trang 9

B NỘI DUNG

I Khái niệm về lý luận chung về nhà nước và pháp luật

1.Khái niệm lý luận chung về nhà nước và pháp luật

Lý luận về nhà nước & pháp luật là sự khái quát những kinh nghiệm thực tiễn, tổng

hợp các tri thức về nhà nước & pháp luật đã được tích lũy trong quá trình hoạt động lịch

sử của con người

Đây là hệ thống những tri thức, quan điểm, khái niệm khoa học khách quan cơ bản

nhất về quy luật xuất hiện, tồn tại, biến đổi, phát triển của nhà nước & pháp luật

Trong khoa học lý luận về nhà nước & pháp luật luôn có tính đảng (nhân sinh

quan) Lý luận về nhà nước & pháp luật mà chúng ta đang nghiên cứu đứng trên lập trường quan điểm của giai cấp công nhân & giai cấp lao động để xem xét, đánh giá các vấn đề nhà nước & pháp luật

Lý luận chung về nhà nước & pháp luật là một lý thuyết về một tổ chức & quản lý

của một quốc gia, bao gồm các quy định pháp lý & cơ chế thực thi pháp luật Nó đề cập đến vai trò của nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi & sự an toàn của công dân, đảm bảo

sự công bằng & tôn trọng quyền của mỗi cá nhân trong xã hội Lý luận chung về nhà nước & pháp luật đề cập đến quyền & trách nhiệm của cơ quan chính phủ & các công dân trong việc thực hiện & tuân thủ pháp luật

2.Hệ thống pháp luật nói chung

Pháp luật là một hiện tượng vô cùng phức tạp nên tính hệ thống của pháp luật có thể

xem xét ở nhiều phương diện, quy mô và phạm vi khác nhau như đối với các quy phạm pháp luật (hình thức cấu trúc bên trong của pháp luật) đối với nguồn pháp luật, mà chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật ( hệ thống pháp luật thực định ), đối với toàn bộ đời sống pháp luật… trong phạm vi quốc gia hoặc vượt ra khỏi phạm vi quốc gia Tùy theo mục đích nghiên cứu mà chủ thể xác định phương diện, quy mô và phạm vi xem xét khácnhau Việc xem xét hệ thống của pháp luật ở phương diện và phạm vi nào là phụ thuộc vào mục đích của chủ thể nghiên cứu và thực hành pháp luật

Quan điểm 1: Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ

nội tại thống nhất với nhau, được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành

Quan điểm 2: Hệ thống pháp luật là cấu trúc bên trong của pháp luật, bao gồm tổng

thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại và thống nhất với nhau được phân

Trang 10

thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được quy định bởi tính chất, cơ cấu các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh

Tuy vậy, dù xem xét hệ thống pháp luật ở phạm vi nào thì cốt lõi của hệ thống pháp

luật vẫn phái là sự liên kết, sự thống nhất giữa các quy định pháp luật, các nguồn luật của

quốc gia Do vậy, hệ thống pháp luật theo nghĩa chung nhất được hiểu là được hiểu là

một chỉnh thể các hiện tượng pháp luật (mà cốt lõi là các quy phạm pháp luật, được thể hiện trong các nguồn pháp luật) có sự liên kết, ràng buộc chặt chẽ, thống nhất với nhau, luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau để thực hiện việc điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội.

3.Đặc điểm của hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật được hình thành một cách khách quan, phụ thuộc vào các điều

kiện kinh tế, xã hội của đất nước, các thành tố của hệ thống pháp luật là do chính các quan hệ xã hội mà chúng điều chỉnh xác lập, không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể ban hành pháp luật

Giữa các thành tố của hệ thống pháp luật luôn có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất

và phù hợp với nhau Hệ thống pháp luật vừa đa dạng phức tạp, vừa thống nhất trong mộtchỉnh thể Sự thống nhất của hệ thống pháp luật phải được thể hiện trong từng thành tố, giữa các thành tố với nhau và với cả hệ thống Giữa các bộ phận thành tố của hệ thống pháp luật không chỉ có sự gắn bó, liên hệ chặt chẽ với nhau, mà còn có sự tác động qua lại lẫn nhau, phối hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội

Hệ thống pháp luật có những đặc điểm cơ bản sau:

 Pháp luật được viết: luật được viết thành văn bản cụ thể, xác định rõ quy tắc và trách nhiệm

 Nguyên tắc của pháp luật: nguyên tắc chung của pháp luật áp dụng cho mọi người một cách bình đẳng

 Hệ thống tư pháp: bao gồm tòa án và cơ quan thực thi, xử lí, giám sát việc tuân thủ pháp luật

 Bảo đảm công bằng: mục tiêu của hệ thống pháp luật là đảm bảo công bằng, bảo vệ quyền lợi và tự do của mọi cá nhân

Các đặc điểm này định hình và đảm bảo sự minh bạch, công bằng và tuân thủ luật

pháp trong 1 xã hội

Trang 11

II Trình bày hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (Common Law)

1 Khái niệm về Common Law

Hệ thống pháp luật Ănglô – xắcxông, hệ thống Thông luật (Common Law), hay gọi

đơn giản hơn là hệ thống pháp luật Anh – Mỹ: Pháp luật Anh – Mỹ là pháp luật ra đời ở Anh, sau này phát triển ở Mĩ và những nước là thuộc địa của Anh, Mĩ trước đây Đây là

hệ thống pháp luật phát triển từ những tập quán (custom), hay còn được gọi là hệ thống pháp luật tập quán, hay hệ thống pháp luật coi trọng tiền lệ (precedents/ judge made law)

Đơn giản hơn, Thông luật là hệ thống pháp luật được sử dụng ở Vương quốc Anh

và Hoa Kỳ (ngoại trừ tiểu bang Louisiana) Theo thông luật, các thẩm phán phải xem xét các quyết định của các tòa trước đó (tiền lệ) về các trường hợp tương tự khi đưa ra quyết định của chính mình. Đôi khi người ta gọi thông luật là “luật tục” vì các thẩm phán xem xét các phong tục (tập quán chung) của quốc gia khi ra quyết định

Ở nhiều quốc gia, hệ thống tư pháp kết hợp các yếu tố của luật dân sự (án lệ riêng),

vốn được lưu truyền từ luật La Mã và thông luật, đã phát triển ở Anh. Trong một hệ thống kết hợp, các vụ án riêng được xét xử tại các tòa án dân sự; tuy nhiên, các vụ án liênquan đến tội phạm chống lại xã hội (luật hình sự) được xét xử tại các tòa án hình sự, nơi các quyết định dựa trên tiền lệ

Common Law hiện nay cần phải được hiểu theo 3 nghĩa khác nhau:

 Thứ nhất, đó là một hệ thống pháp luật lớn trên thế giới dựa trên truyền thống hệ thống pháp luật của Anh;

 Thứ hai, trên phương diện nguồn luật, án lệ (Case law) của Common Law được tạo ra bởi tòa án, phân biệt với đạo luật của Nghị viên;

 Thứ ba, trên phương diện hệ thống Tòa án, Tòa án và các án lệ của Common Law cũng khác biệt với Tòa án và các án lệ của Equity Law

2 Lịch sử hình thành Common Law

Nguồn gốc của hệ thống luật này bắt đầu từ năm 1066 khi người Normans xâm

chiếm Anh quốc và Hoàng Đế William bắt đầu tập trung quyền lực vào tay triều đình mới Thuật ngữ luật chung (Common Law) xuất phát từ quan điểm cho rằng các tòa án donhà vua lập ra, áp dụng các tập quán chung (Common Custom) của vươngquốc, trái ngược với những tập tục luật pháp địa phương áp dụng ở các miền hay ở các tòa án của điền trang, thái ấp phong kiến Các nguyên tắc bền vững của luật chung đã được tạo ra bởi ba tòa án được vua Henry II (1133 – 1189) thành lập là Tòa án Tài chính (Court of Exchequer) để xét xử các tranh chấp về thuế; Tòa án thỉnh cầu Phổ thông (Court of

Trang 12

Common Pleas) đối với những vấn đề không liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhà vua; và Tòa án Hoàng Đế ( Court of the King’s Bench) để giải quyết những vụ việc liên quan trực tiếp đến quyền lợi của Hoàng gia.

Năm 1154, Vua Henry II đã tạo ra một hệ thống luật chung và sáng tạo ra một hệ

thống tòa án thống nhất đầy quyền năng, ông đưa các thẩm phán từ tòa án Hoàng gia đi khắp nơi trong nước và sưu tầm, chọn lọc cách thức giải quyết các tranh chấp Sau đó những thẩm phán này sẽ trở về thành Luân đôn và thảo luận về những vụ tranh chấp đó với các thẩm phán khác Những phán quyết này sẽ được ghi lại và dần trở thành án lệ (precedent), hay theo Tiếng Latin là stare decisis Theo đó, khi xét xử thẩm phán sẽ chịu

sự ràng buộc bởi những phán quyết đã có từ trước đó Thuật ngữ “Common Law” bắt đầuxuất hiện từ thời điểm đó Như vậy trước khi Nghị viện ra đời trong lịch sử pháp luật của Anh, Common Law đã được áp dụng trên toàn bộ vương quốc trong vài thế kỉ

Đến thế kỷ thứ 15, khi đó xuất hiện một thực tiễn pháp lý là khi luật “Common

Law” không đủ sức để giải quyết một vụ việc, và người đi kiện cho rằng cách giải quyết của Common Law là chưa thỏa đáng Thí dụ, trong một vụ kiện về đất đai, người đi kiện cho rằng khoản tiền bồi thường mà theo cách giải quyết của Common law là không đủ bồi thường cho hành vi mà người xâm phạm đã cướp không của họ, họ yêu cầu rằng người vi phạm này còn phải bị đuổi và phải trả lại phần đất lấn chiếm đó Chính điều này

là cơ sở để xuất hiện hệ thống mới là hệ thống pháp luật công bình (system of equity), đồng thời xuất hiện thiết chế Tòa công bình, do viên Tổng chưởng lý (Lord Chancellor) đứng đầu Về bản chất thì luật công bình vẫn chiếm ưu thế hơn so với luật Common Law trong trường hợp có sự xung đột Điều này đã được nêu trong Đạo luật hệ thống tư pháp (Judicature Acts) năm 1873 và 1875

Ngày nay bên cạnh án lệ với tư cách là một loại nguồn pháp luật đặc thù của hệ

thống Common Law, luật thành văn và các loại qui tắc khác cũng được coi là một bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật này Khi xét xử những nước theo hệ thống pháp luật Common Law thường căn cứ vào hai câu hỏi lớn, đó là câu hỏi sự thật khách quan (question of fact) và câu hỏi về luật – theo nghĩa rộng (question of law) Trong bất cứ vụ việc nào, ngày nay khi xét xử các thẩm phán của Common Law vẫn dựa cả vào án lệ, luậtviết và những căn cứ thực tế để xét xử

3 Thông luật Common Law

Thông luật (Common Law) là một hệ thống pháp luật phát triển từ các quyết định

của tòa án trong các vụ kiện trong quá khứ Các quyết định của tòa án này đã trở thành

Trang 13

các tiền lệ pháp lý và được sử dụng để giải quyết các tranh chấp pháp lý tương tự trong tương lai.

Thông luật được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia sử dụng tiếng Anh, bao gồm Anh,

Mỹ, Canada, Úc và New Zealand Nó được coi là hệ thống pháp luật phát triển thông qua quá trình giải quyết tranh chấp pháp lý và được đặt trên các quy định pháp luật được đặt

ra bởi các cơ quan lập pháp

Trong thông luật, các quyết định của các tòa án trước đây được coi là có giá trị pháp

lý và có thể được sử dụng để giải quyết các vụ kiện tương tự trong tương lai Tuy nhiên, các tòa án cũng có thể thay đổi hoặc điều chỉnh các quyết định trước đó nếu cần thiết để phù hợp với tình huống hiện tại hoặc để giải quyết các tranh chấp pháp lý mới

Thông luật được coi là một phần quan trọng của hệ thống pháp luật của các quốc

gia sử dụng tiếng Anh và được sử dụng để giải quyết một loạt các tranh chấp pháp lý từ các vụ kiện dân sự cho đến các vụ kiện hình sự

Thông luật được phát triển từ các tiền lệ pháp lý và các quyết định của tòa án trong

quá khứ, chứ không phải từ các luật lệ cụ thể được đặt ra bởi các cơ quan lập pháp Điều này có nghĩa là các quyết định của tòa án được coi là có giá trị pháp lý và có thể được sử dụng để giải quyết các vụ kiện tương tự trong tương lai, bất kể có hoặc không có một luật

lệ cụ thể nào đó

Thông luật là một phần quan trọng của hệ thống pháp luật của các quốc gia sử dụng

tiếng Anh, và nó có sự khác biệt so với các hệ thống pháp luật khác, chẳng hạn như hệ thống pháp luật châu Âu, trong đó các luật lệ cụ thể được đặt ra bởi các cơ quan lập pháp.Một ví dụ điển hình của thông luật là hệ thống pháp luật của Anh Quốc

Trong hệ thống pháp luật này, tòa án Cấp cao của Anh Quốc là cơ quan có vai trò

quan trọng nhất trong việc phát triển các tiền lệ pháp lý và các quyết định trong quá khứ được coi là có giá trị pháp lý và có thể được sử dụng trong các vụ kiện tương tự trong tương lai Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thông luật là một hệ thống pháp luật tĩnh

Thông luật cũng có thể thay đổi hoặc điều chỉnh các quyết định trước đó nếu cần

thiết để phù hợp với tình huống hiện tại hoặc để giải quyết các tranh chấp pháp lý mới Chính vì vậy, các luật sư và các chuyên gia pháp lý phải nghiên cứu các quyết định của tòa án trong quá khứ và các tiền lệ pháp lý liên quan để có thể đưa ra các lập luận và đề xuất giải pháp trong các vụ kiện hiện tại Trong các nước sử dụng thông luật, các quyết

Ngày đăng: 19/12/2024, 14:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w