1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non nội thành Hải Phòng theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường

100 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục Trường Mầm Non Nội Thành Hải Phòng Theo Định Hướng Phát Triển Văn Hóa Nhà Trường
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền
Trường học Trường Đại Học Hải Phòng
Chuyên ngành Giáo Dục
Thể loại báo cáo tổng kết
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non theo định hướng phát triển văn hóa thông qua các hình thức tổ chức và hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 22 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰ

Trang 1

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2018 - 2019

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

TRƯỜNG MẦM NON NỘI THÀNH HẢI PHÒNG

THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG

Mã số: ĐT.GD.2019.23 Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Thu Hiền Đơn vị: Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ

Hải Phòng, tháng 8 năm 2019

Trang 2

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO

DỤC TRƯỜNG MẦM NON THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN

HÓA NHÀ TRƯỜNG

5

1.2.3 Xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non theo định hướng

1.4.1 Mối quan hệ giữa môi trường giáo dục với các giá trị văn hóa của

nhà trường mầm non

15

1.4.2 Ý nghĩa xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non theo định

1.4.3 Nội dung của việc xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non

1.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng quá trình xây dựng môi trường giáo dục

trường mầm non theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường

20

1.4.5 Xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non theo định hướng

phát triển văn hóa thông qua các hình thức tổ chức và hoạt động

chăm sóc, giáo dục trẻ

22

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG

GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở CÁC

TRƯỜNG MẦM NON NỘI THÀNH HẢI PHÒNG

28

Trang 3

2.1 Khái quát đặc điểm phát triển của thành phố Hải Phòng 28

2.4 Thực trạng môi trường giáo dục ở các trường mầm non nội thành Hải Phòng

32

2.4.1 Thực trạng mức độ biểu hiện các yếu tố của môi trường giáo dục ở

2.4.2 Thực trạng mức độ hài lòng về biểu hiện của các yếu tố môi trường giáo dục ở các trường mầm non nội thành Hải Phòng

33

2.5 Thực trạng xây dựng môi trường giáo dục theo định hướng phát triển

2.5.1 Thực trạng nhận thức về xây dựng môi trường giáo dục theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường ở các trường mầm non nội thành Hải Phòng

36

2.5.2 Thực trạng biểu hiện nội dung xây dựng môi trường giáo dục theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường ở các trường mầm non nội thành Hải Phòng

37

2.5.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng môi trường giáo dục

theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường ở các trường mầm non nội thành Hải Phòng

47

2.5.4 Thực trạng các hình thức xây dựng môi trường giáo dục theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường ở các trường mầm non nội thành Hải Phòng

48

2.5.5 Đánh giá chung về thực trạng xây dựng môi trường giáo dục theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường ở các trường mầm non nội thành Hải Phòng

3.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống

3.3.1 Giáo dục nhận thức về ý nghĩa và vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trong xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non nội thành Hải Phòng theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường

55

3.3.2 Lập kế hoạch chỉ đạo thực hiện xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non nội thành Hải Phòng theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường

57

Trang 4

3.3.3 Thành lập Ban chỉ đạo và Tổ tư vấn tại chỗ 58 3.3.4 Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá biểu hiện môi trường giáo dục trường mầm non nội thành Hải Phòng theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường

59

3.3.5 Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát công tác xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non nội thành Hải Phòng theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường

66

3.3.6 Phối kết hợp thực hiện với gia đình trẻ và các ban ngành địa phương trong xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non nội thành Hải Phòng theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường

67

3.5.1 Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ

Trang

Bảng 2.1: Mức độ biểu hiện các yếu tố của môi trường giáo dục ở các

Bảng 2.2: Mức độ hài lòng của CBQL và GV về môi trường giáo dục ở các

Bảng 2.3: Mức độ hài lòng của cha mẹ trẻ về môi trường giáo dục ở các

Bảng 2.4: Kết quả nhận thức về mức độ quan trọng của việc xây dựng môi

trường giáo dục theo định hướng phát triển văn hóa ở các

trường mầm non nội thành Hải Phòng

37

Bảng 2.5: Mức độ quan trọng của nội dung xây dựng môi trường vật chất ở

Bảng 2.6: Mức độ đáp ứng của nội dung xây dựng môi trường vật chất ở

Bảng 2.7: Mức độ quan trọng của nội dung xây dựng chuẩn mực giá trị đạo

Bảng 2.8: Mức độ đáp ứng của nội dung xây dựng chuẩn mực giá trị đạo

Bảng 2.9: Mức độ quan trọng của nội dung xây dựng mối quan hệ văn hóa

Bảng 2.10: Mức độ đáp ứng của nội dung xây dựng mối quan hệ văn hóa

Bảng 2.11: Mức độ quan trọng của nội dung xây dựng mối quan hệ với gia

Bảng 2.12: Mức độ đáp ứng của nội dung xây dựng mối quan hệ với gia

Bảng 2.13: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến xây dựng môi trường

giáo dục ở các trường mầm non nội thành Hải Phòng theo định

hướng phát triển văn hóa nhà trường

47

Bảng 2.14: Mức độ thực hiện các con đường xây dựng môi trường giáo dục

Bảng 2.15: Kết quả thực hiện các con đường xây dựng môi trường giáo dục

Bảng 3.1: Bộ Tiêu chí đánh giá biểu hiện MTGD theo định hướng phát

Bảng 3.2 Kết quả đánh giá về mức độ cần thiết và khả thi của những biện

Biểu đồ 3.1: Trung bình chung kết quả khảo nghiệm mức độ phù hợp, mức

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

Trang 7

MỞ ĐẦU

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”

Câu hát ký ức tuổi thơ năm nào ùa về như lời khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của giáo dục mầm non Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên tạo tiền đề cơ sở, nền móng vững chắc cho việc hình thành và hoàn thiện nhân cách ở mỗi con người trưởng thành sau này Dưới tác động của xu thế đổi mới giáo dục chung hiện nay, giáo dục mầm non đang hướng tới những định hướng chuyển mình căn bản và vững chắc Trong đó mỗi giáo viên mầm non đều không ngừng rèn luyện và trau dồi kiến thức, kỹ năng để có thể trở thành người giáo viên vừa có tâm vừa có tầm

Hiện nay, môi trường giáo dục tốt cho trẻ không chỉ đơn thuần là có đầy đủ cơ

sở vật chất, sạch sẽ, thoáng mát, rộng rãi… mà còn phải đảm bảo được sự tương tác giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cô giáo và sự tương tác với thế giới thực tế bên ngoài Giáo dục mầm non đang ngày càng chú trọng hơn sự tập trung vào trẻ, để trẻ thoải mái vui chơi theo cách riêng của mình Ngoài ra, trường học còn là nơi giúp trẻ được trải nghiệm những kỹ năng sống thực tế Trẻ được dạy cách tự đi giày, tự mặc quần áo, tự thu dọn đồ chơi,… Từ những trải nghiệm như vậy trẻ sẽ bộc lộ tính cách bản thân và dần hình thành những đức tính cần thiết như tự lập, chủ động, tích cực và sáng tạo trong cuộc sống Xuất phát từ quan niệm trên, việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non mang ý nghĩa vô cùng cần thiết và đặc biệt quan trọng Nghị định số 80/2017/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 17/07/2017 quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường là một minh chứng cho điều này Môi trường giáo dục được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt giúp thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ Thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện Có thể khẳng định rằng xây dựng tốt môi trường giáo dục đối với trường mầm non chính là kiến tạo bộ công cụ hay còn gọi là phương tiện, điều kiện cần thiết để giúp trẻ được phát triển một cách toàn diện về cả năm lĩnh vực hướng tới của giáo dục mầm non Cụ thể đó là các lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo tiền đề cơ sở vững chắc cho trẻ mầm non vào học ở các bậc học phổ thông sau này

Ở một bình diện khác, mặt trái của xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cũng như toàn cầu hóa và hội nhập hóa ngày càng hiển diện rõ nét Song hành cùng với những thành tựu và sự tiến bộ vượt bậc còn kéo theo cả sự tha hoá về mặt đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ trong xã hội Việt Nam Sự băng hoại và suy đồi

về đạo đức gây nên nhiều chấn động và bức xúc trong dư luận Chưa bao giờ vấn đề dạy làm “NGƯỜI”, vấn đề xây dựng văn hoá nhà trường lại trở nên cấp bách như hiện nay Về vấn đề này ngày 25/01/2017, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành công văn số 282/BGDĐT-CTHSSV chỉ đạo việc đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong

Trang 8

trường học Thực tế những vụ việc vi phạm đạo đức nhà giáo nghiêm trọng, gây mất niềm tin và làm xấu hình ảnh giáo dục xảy ra trong thời gian gần đây đối với giáo dục mầm non như một lời cảnh báo Các nhà quản lý, lãnh đạo trường mầm non không chỉ cần bày tỏ thái độ lên án hành vi sai phạm mà phải thực sự vào cuộc để xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, trong sạch trong đơn vị mình phụ trách Thực sự coi đây là điểm tựa vững chắc để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ một cách bền vững Vấn đề xây dựng văn hóa trong nhà trường mầm non và cụ thể là xây dựng môi trường giáo dục theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường là rất cần thiết

Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tiễn công tác của bản thân hiện nay, tôi đang được phân công giảng dạy chuyên đề “Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường mầm non” trong chương trình Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trường mầm non tại Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ - Trường Đại học Hải Phòng Từ những nghiên cứu trong chuyên môn, tôi nhận thấy việc xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường, thiết lập môi trường giáo dục lành mạnh là một biện pháp mang lại sức mạnh tổng hợp từ tập thể các chủ thể giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tạo thương hiệu một cách toàn diện trong công tác quản lý giáo dục mầm non Tuy nhiên trên thực tế việc xây dựng và hoàn thiện văn hóa nhà trường mầm non vẫn chưa thực sự được quan tâm và đầu tư đúng mức Các trường mầm non nội thành Hải Phòng đều đã và đang triển khai theo đúng các quy định về chuyên môn do đó cũng đã thiết lập quy định, nề nếp nhà trường Song đây mới chỉ là sự đầu tư về chuyên môn chứ chưa chú trọng đến tạo dựng môi trường giáo dục chuẩn với bầu không khí văn hóa đủ mạnh và thống nhất làm điểm tựa tạo sức bật cho công tác quản lý Do vậy vẫn tiềm ẩn khả năng nảy sinh những vi phạm, căng thẳng bộc phát làm hủy hoại các giá trị đạo đức văn hóa trong môi trường giáo dục mầm non, một môi trường hết sức đặc trưng với tần suất lao động căng và đòi hỏi cao về tính tỉ mỉ, kiên trì cũng như nhẫn nại

Xuất phát từ những nguyên nhân cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn như trên, tôi lựa chọn đề tài: “Xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non nội thành Hải Phòng theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2018-2019 của mình

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, đề tài đề xuất các biện pháp xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non nội thành Hải Phòng theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường

- Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non nội thành Hải Phòng theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường

- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống các biện pháp xây dựng môi trường giáo dục đặc trưng của nhà trường mầm non theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường tại các trường mầm non trên địa bàn nội thành thành phố Hải Phòng

Trang 9

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa, so sánh để thao tác với các văn bản, tài liệu, sách báo và ấn phẩm chuyên ngành nhằm xây dựng hệ thống khái niệm công cụ và khung lí luận cho vấn đề nghiên cứu

4.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng nhằm thu thập các thông tin liên quan đến thực trạng biểu hiện của môi trường giáo dục và thực trạng xây dựng môi trường giáo dục theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường ở các trường mầm non trên địa bàn nội thành Hải Phòng

Mẫu khảo sát được lựa chọn ngẫu nhiên, đại diện cho các trường mầm non trên địa bàn nội thành Hải Phòng Đối tượng khảo sát gồm cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên trong các trường mầm non và cha mẹ trẻ

4.2.2 Phương pháp quan sát

Trực tiếp quan sát hoạt động của trường mầm non, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến xây dựng môi trường giáo dục theo định hướng phát triển văn hóa của nhà trường như: cảnh quan trường học, cách bài trí lớp học, phòng làm việc; các nội quy, quy định, nền nếp trường lớp; cách ứng xử, giao tiếp giữa cô với đồng nghiệp, với trẻ, với phụ huynh; hoạt động ngày lễ, ngày hội, v.v để phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý xây dựng môi trường giáo dục theo các giá trị văn hóa của nhà trường

4.2.3 Phương pháp chuyên gia

Các chuyên gia được xác định gồm: nhà khoa học nghiên cứu và giảng dạy về môi trường giáo dục, văn hóa trường mầm non; cán bộ quản lý trường mầm non có kinh nghiệm; giáo viên cốt cán ở các trường mầm non trên địa bàn nội thành Hải Phòng

Nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp để thu thập ý kiến các chuyên gia trong ngành thông qua hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị Phương pháp này nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên gia về những nhận định, đánh giá thực trạng xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường; về tiêu chí đánh giá môi trường giáo dục trường mầm non theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường; về các biện pháp xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường

Sử dụng các công thức toán học để tính toán, so sánh, thống kê các số liệu do các phương pháp nghiên cứu trong đề tài thu thập được làm cơ sở chứng minh cho tính

Trang 10

đúng đắn về những vấn đề đặt ra cũng như những đóng góp mới của đề tài

- Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất thông qua hình thức điều tra khảo sát

Đề tài được trình bày bao gồm các phần như sau: ngoài phần mở đầu, kết luận

và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục thì phần nội dung được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường

Chương 2: Thực trạng xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non nội thành Hải Phòng theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường

Chương 3: Biện pháp xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non nội thành Hải Phòng theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường

Trang 11

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC TRƯỜNG MẦM NON THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Về môi trường giáo dục

1.1.1.1 Trên thế giới

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về môi trường giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục Điển hình có thể kể đến một số thành tựu của các nhà khoa học tiêu biểu sau:

Đại diện đầu tiên là A.S.Makarenko (1888-1939) với tác phẩm nổi tiếng “Bài

ca sư phạm” và “Những ngọn cờ trên tháp” Trong các tác phẩm của mình ông đề cập đến khái niệm tập thể giáo dục với những đặc trưng bao gồm sự thống nhất về mục tiêu cũng như sự cùng tham gia hoạt động trong tổ chức của các thành viên Dù không nói đến môi trường giáo dục song những đặc trưng của tập thể giáo dục, theo ông lại là nơi nuôi dưỡng và phát triển nhân cách cho trẻ Ông viết: “…Nguyên lí của công tác giáo dục chính trị nằm ở chính điểm này… Nguồn gốc của những khái niệm danh dự

và nghĩa vụ cũng nằm trong chính cảm giác này về giá trị của tập thể” [12, tr.106] Về

lý luận ông khẳng định sự cần thiết phải biến tập thể thành tập thể sư phạm để giáo dục các thành viên Và trên thực tế ông chứng minh sự lãnh đạo sư phạm tích cực không hề tạo nên bất cứ một mâu thuẫn nào mà ngược lại đó còn là điều kiện cần thiết để phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của trẻ em Trong sự lãnh đạo của tập thể sư phạm, ông coi trọng tính độc lập, chủ động, sáng tạo của tổ chức, dung hòa quyền hành của giáo viên với tập thể Xây dựng một tập thể có sự kết hợp hài hòa giữa quyền lợi và nhiệm

vụ của mỗi thành viên đối với tập thể Đáng tiếc ông chỉ coi tập thể là “nhóm tiếp xúc” nên mới dẫn đến gia đình chủ nghĩa chứ hoàn toàn chưa xây dựng được một tập thể lớn hơn theo đúng nghĩa nhà trường

Nhà khoa học thứ hai là Stanislaw Kowalski (Ba Lan) với tác phẩm “Xã hội học giáo dục và giáo dục học” Ông đã để lại dấu ấn khá sâu đậm khi đưa ra kết cấu của môi trường, môi trường xã hội và môi trường giáo dục Trong tác phẩm của mình, ông đã chỉ ra

hệ thống các yếu tố của môi trường bao gồm hai thành tố Thành tố thứ nhất là môi trường địa lý tự nhiên hay còn được gọi là môi trường cảnh quan tự nhiên Thành tố thứ hai

là môi trường văn hóa và xã hội Thành tố thứ hai là thành tố đã gây ra những kích thích phản ứng và cảm xúc về mặt tâm lý Cuối cùng, ông đi đến kết luận: “có thể rút ra hệ quả

là môi trường đảm nhiệm chức năng giáo dục” [37, tr.34] Và theo ông, chúng ta có thể đạt được mục tiêu giáo dục nhất định nếu xây dựng được một hệ thống những nhân tố kích thích có ý đồ, có phương hướng đúng đắn

Trang 12

Tác giả thứ ba là Edward Rây Krisnan (Mission College -Thailand) với bài viết “Hãy để sinh viên học trong bầu không khí ồn ào” Bài viết đã đề cập tới nhiều vấn đề như: “ Đứa trẻ học rất nhanh trong những năm thơ ấu của cuộc đời, bởi vì thực tế không có ai thực sự dạy em mà chính bản thân em đóng vai trò tích cực trong việc học tập của bản thân ”[dẫn theo 31, tr.15] Trong đó điều cần chúng ta cần quan tâm là các môi trường xung quanh đứa trẻ Và “ trong hầu hết các trường hợp, trẻ em học cách tư duy trong những môi trường không theo khuôn phép, không nghiêm ngặt

và rất linh hoạt ở nhà, ở sân chơi, ở cửa hiệu, trong gia đình ” [dẫn theo 31, tr.15]

Từ đó ông đúc rút cần phải tạo ra những môi trường học tập tự do hơn cho sinh viên để phát triển tư duy cảm giác và hình thành kĩ năng tư duy phân tích

Các nghiên cứu trên đều đã chứng minh sự tác động của môi trường học tập, môi trường giáo dục đến chất lượng quá trình giáo dục và đào tạo Bước đầu hé mở về nội dung, kết cấu của môi trường giáo dục Từ những đóng góp này đã gợi mở nhiều hoạt động về xây dựng và phát triển môi trường giáo dục trong hệ thống các cơ sở giáo dục và đào tạo ở Việt Nam

1.1.1.2 Ở Việt Nam

Ở Việt Nam đã có những nghiên cứu về môi trường giáo dục với những đặc điểm phù hợp địa lý tự nhiên và truyền thống riêng Những nghiên cứu này góp phần hình thành nên hệ thống lý luận về xây dựng môi trường giáo dục trong nước Có thể

kể đến một số các công trình và tác giả tiêu biểu như sau:

PGS.TS.Trần Đức Minh với công trình “Xây dựng môi trường sư phạm trong trường cao đẳng sư phạm - nhận thức và hành động thực tiễn” Theo ông khái niệm môi trường sư phạm là môi trường “…mà ở đó từ nhận thức đến hành động, mọi thành viên trong trường đều nêu gương về kỉ cương, tình thương trách nhiệm và có khát vọng học tập không ngừng” [36] Môi trường này bao gồm hàng loạt các yếu tố

cụ thể như: mối giao tiếp sư phạm đẹp như: lối sống, lối ứng xử sư phạm, có thói quen làm việc thiện chí, thân thiện ; đội ngũ quản lý và phương thức quản lí có hiệu quả; các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể dục thể thao sôi nổi, có ý nghĩa giáo dục thiết thực; hay kiến trúc hài hoà, hợp lí, tiện ích, cảnh quan xanh, sạch, đẹp…

Đặc biệt là tác giả Phạm Hồng Quang với tác phẩm “Môi trường giáo dục” Trong tác phẩm suất sắc của mình ông đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về môi trường, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, môi trường giáo dục và môi trường văn hóa giáo dục Vai trò quan trọng và sự tác động của môi trường, môi trường giáo dục đối với đời sống và sự hình thành phát triển nhân cách con người đã được phân tích một cách sâu sắc Ông cho rằng: “Môi trường giáo dục là toàn bộ cơ sở vật chất, tinh thần mà trong đó con người được giáo dục đang sống, lao động và học tập, được

sử dụng nhằm tác động đến sự hình thành nhân cách của họ phù hợp với mục đích giáo dục đã định” Hay “…các điều kiện vật chất và tinh thần chứa đựng hệ thống giá trị của hoạt động giáo dục, tạo niềm tin, giá trị về thái độ của các thành viên tham gia

Trang 13

hoạt động trong trường học và ảnh hưởng đến quá trình giáo dục [31, tr.16,17] Quan tâm đến những điều kiện vật chất của môi trường văn hóa giáo dục là quan tâm đến các điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của nhà trường Bên cạnh đó những yếu tố tinh thần cũng rất cần được xây dựng bởi những yếu tố vật chất và tinh thần có mối quan

hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên một chỉnh thể thống nhất trong môi trường văn hóa giáo dục đối với người học Môi trường tinh thần bao gồm bầu không khí tâm lí trong trường, những nét truyền thống, các giá trị cùng với các quan điểm chỉ đạo Với những đóng góp này lý luận về môi trường giáo dục dần được làm sáng tỏ

Ngoài ra còn có các tên tuổi khác nghiên cứu về vấn đề này như: Là Văn Mến với đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng môi trường sư phạm nhằm tăng cường giáo dục phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm Nam Định”, Nam Định năm 2004 Vũ Thị Sơn, với bài “Về môi trường học tập trong lớp” in trong tạp chí Giáo dục, số chuyên đề l02 năm 2004; Đặng Thành Hưng, với bài “Thiết kế bài học nhằm tích cực hoá học tập” in trong tạp chí Giáo dục, số tháng 2 năm 2005, v.v

Gần đây có thêm nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này Cụ thể như: Lê Gia Thanh, với bài “Cần đổi mới hình thức tổ chức hoạt động trong xây dựng môi trường giáo dục hiện nay” in trong tạp chí Giáo dục, Số 321 kì 1 tháng 5/2013 Nguyễn Thị Thủy có bài viết “Nghiên cứu về giáo dục đa văn hóa và xây dựng môi trường giáo dục đa văn hóa trong trường mầm non”, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2016, Lê Thị Oanh, “Cơ sở thực tiễn về xây dựng môi trường giáo dục theo tiếp cận “văn hóa tổ chức” tại các trường trung học phổ thông chuyên trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Tạp chí Giáo dục, Số 412 kì 2 tháng 8/2017, v.v

Sự nghiên cứu nghiêm túc của các nhà khoa học ở nhiều thế hệ đã góp phần khẳng định vai trò quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục Để ngày càng hoàn thiện một cách toàn diện các quá trình giáo dục cho mỗi nhà trường công tác xây dựng môi trường giáo dục vẫn cần tiếp tục được hoàn thiện cả về lý luận lẫn thực tiễn

Do vậy định hướng nghiên cứu của đề tài mà tác giả lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết

1.1.2 Về văn hóa nhà trường

1.1.2.1 Trên thế giới

Văn hóa nhà trường là đề tài đã được nhiều nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới nghiên cứu Có thể khái quát một cách tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài về văn hóa nhà trường với các đại diện tiêu biểu sau:

Đầu tiên là hai tác giả Purkey và Smith năm 1982 đã có công xác định văn hóa nhà trường như một kết cấu chặt chẽ Văn hóa nhà trường được coi là một quá trình gây dựng và tạo nên một không gian của các giá trị, các chuẩn mực nhằm dẫn dắt các thành viên trong nhà trường (bao gồm cả giáo viên, học sinh, cán bộ, nhân viên) theo hướng dạy và học chất lượng nhất [45]

Tiếp theo, trong công trình nghiên cứu “Culture - the missing concept in

Trang 14

organization studies” của Edgar Henry Shein năm 1996, văn hóa nhà trường đã được coi chính là văn hóa của tổ chức Đồng thời ông cũng đã chỉ ra 03 thành tố cấu thành của văn hóa nhà trường Cụ thể đó là: quá trình và cấu trúc hữu hình; hệ thống giá trị được tuyên bố và những quan niệm chung [42]

Với các tác giả Philips, G &Wagner trong “School culture assessment” năm

2003 lại nghiên cứu các đặc điểm của văn hóa nhà trường và đưa ra quá trình để đánh giá văn hóa nhà trường [44] Đặc điểm của một nhà trường có nền văn hóa tích cực, lành mạnh sẽ là yếu tố tích cực giúp giáo dục toàn diện sinh viên Để có được một nền văn hóa như vậy các nhà trường cần thiết phải xây dựng công cụ để phát triển và đánh giá nền văn hóa của mình Công tác quản lý nhà trường phải đảm trách nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa tích cực, lành mạnh cũng như đảm bảo đánh giá được chất lượng văn hóa trong nhà trường Thông qua xây dựng văn hóa sẽ cải thiện một cách tích cực các hành vi và thành tích học tập của sinhh viên

Hai nhà nghiên cứu khoa học giáo dục Julie Heifetz & Richard Hagberg lại đầu tư nghiên cứu nhằm làm rõ những giá trị cơ sở cốt lõi để xây dựng văn hóa nhà trường thành công [43] Các giá trị cốt lõi của văn hóa nhà trường được xác định phải

là các giá trị không phai nhòa theo thời gian, phải được mọi thành viên của nhà trường thừa nhận và làm theo Ngoài ra để không ngừng phát triển theo thời đại các văn hóa nhà trường cần phải được đánh giá thường xuyên và thiết lập các chuẩn mực mới

Các công trình nghiên cứu văn hóa nhà trường ở nước ngoài rất phong phú, đa dạng, được tiếp cận dưới nhiều khía cạnh khác nhau Tuy nhiên việc áp dụng các ứng dụng nghiên cứu văn hóa nhà trường ở Việt Nam lại cần có sự chọn lọc và nghiên cứu

kỹ lưỡng Vì các yếu tố văn hóa, xã hội, truyền thống dân tộc và nhà trường ở Việt nam có nét đặc thù riêng biệt

1.1.2.2 Ở Việt Nam

Ở Việt Nam thuật ngữ văn hóa nhà trường mới được nhắc tới nhiều trong thời gian từ những năm 2005 trở lại đây Tuy nhiên văn hóa trọng đạo học lại là một nét truyền thống quý báu tồn tại từ ngàn đời đối với dân tộc Việt Nam ta Nó được thể hiện ở những câu nói cửa miệng quen thuộc như: “tôn sư trọng đạo”, “nhất tự vi sư bán tự vi sư” hay “kính trên nhường dưới”, Chính truyền thống quý báu này đã tạo nên phong trào xây dựng nhà trường với mô hình chuẩn nền nếp “thầy ra thầy, trò ra trò, trường ra trường, lớp ra lớp” Văn hóa nhà trường luôn được các nhà nghiên cứu giáo dục học Việt Nam coi là một yếu tố hết sức cơ bản để phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục Có thể điểm lại một số công trình của các tác giả nghiên cứu về văn hóa nhà trường nổi bật như sau:

Tác giả Phạm Minh Hạc là một trong những nhà nghiên cứu giáo dục đặt nền móng cho việc nghiên cứu văn hóa nhà trường Với công trình nghiên cứu “Giáo dục giá trị xây dựng văn hóa học đường” ông khái quát văn hóa học đường có 3 nội dung cơ bản không thể thiếu đó là [32]:

Trang 15

- Nền móng cơ sở vật chất, trang thiết bị phải đảm bảo, quy mô “trường ra trường, lớp ra lớp” Phải trang bị đầy đủ các thiết bị đồ dùng dạy và học Đội ngũ cán

bộ, giáo viên phải chuẩn về trình độ và tác phong, đạo đức nghề nghiệp

- Trường học phải đảm bảo là môi trường an toàn, thân thiện và hiệu quả trong giáo dục Môi trường giáo dục của nhà trường phải phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu chung của xã hội

- Trường học không chỉ là nơi dạy chữ mà còn là nơi giáo dục văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp và dạy cách làm người Mục tiêu cao cả cuối cùng của nhà trường là hướng đến một con người hoàn thiện về mặt nhân cách, có năng lực nghề nghiệp Hướng con người trở thành người có trách nhiệm với chính bản thân mình và là người

có ích đối với cộng đồng xã hội

Tác giả Phạm Quang Huân có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa nhà trường dựa trên cách tiếp cận văn hóa tổ chức, những hình thái và cấp độ văn hóa nhà trường và tầm quan trọng của văn hóa nhà trường với chất lượng giáo dục Ông cho rằng văn hóa tổ chức đã làm tăng hiệu quả các hoạt động trong nhà trường, trên cơ sở

đó mà dần dần tạo nên những phẩm chất đặc trưng khác biệt cho tổ chức trường học Nhờ những phẩm chất khác biệt này mà thương hiệu và uy tín của nhà trường được thiết lập, tạo đà cho các bước phát triển tốt hơn cho nhà trường

Đặc biệt là tác giả Phạm Hồng Quang trong cuốn “Môi trường giáo dục”, xuất bản năm 2006 đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề có ý nghĩa quan trọng làm giá trị tiền đề cho các nghiên cứu sau này về văn hóa Ông đã đánh giá những tác động của môi trường văn hóa giáo dục đến quá trình đào tạo Đồng thời chỉ ra quy luật tác động của môi trường văn hóa giáo dục đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người [31]

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã phát động phong trào xây dựng văn hóa nhà trường bằng mô hình “Xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực” trong suốt những năm vừa qua Mô hình văn hóa nhà trường theo phong trào này được thể hiện ở

ba yếu tố sau:

- Xây dựng cảnh quan sư phạm: trường lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn

- Xây dựng môi trường sư phạm: các hoạt động giáo dục, vui chơi, giải trí mang tính giáo dục cao

- Xây dựng văn hóa giao tiếp sư phạm: các chuẩn mực, thói quen trong giao tiếp, ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường và với cộng đồng xã hội

Luận án tiến sĩ của Lê Thị Ngọc Thuý [29] về "Quản lý nhà trường tiểu học Việt Nam theo tiếp cận văn hóa tổ chức" bên cạnh việc cung cấp cơ sở lý luận của việc quản lý nhà trường tiểu học Việt Nam theo tiếp cận văn hóa tổ chức cũng đã đề cập đến xây dựng các tiêu chí văn hóa nhà trường tiểu học

Nhìn chung, những quan điểm về văn hóa nhà trường trong tất cả các công trình

Trang 16

nghiên cứu trên đều công nhận văn hóa nhà trường là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng tính hiệu quả trường học Tuy nhiên vấn đề văn hóa nhà trường mới chỉ được nghiên cứu nhiều đối với các nhà trường phổ thông như Tiểu học, THCS, THPT hay cao đẳng, đại học Xây dựng văn hóa đối với trường mầm non vẫn còn là vấn đề cần có sự đầu tư nghiêm túc, đặc biệt là việc coi văn hóa như một công cụ và là cơ sở vững chắc để hoàn thiện môi trường giáo dục trong trường mầm non Do đó nghiên cứu của đề tài vẫn trọn vẹn ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn trước yêu cầu đổi mới toàn diện nền giáo dục Việt Nam hiện nay

1.2 Khái niệm cơ bản

1.2.1 Môi trường giáo dục ở trường mầm non

Theo tác giả Phạm Hồng Quang trong cuốn “Môi trường giáo dục” cho rằng

“Môi trường giáo dục là toàn bộ cơ sở vật chất, tinh thần mà trong đó con người được giáo dục đang sống, lao động và học tập, được sử dụng nhằm tác động đến sự hình thành nhân cách của họ phù hợp với mục đích giáo dục đã định”[31, tr.17]

Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra định nghĩa: Môi trường giáo dục ở trường mầm non là tổ hợp những điều kiện vật chất và tinh thần cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non

1.2.2 Văn hóa nhà trường

Xét về bản chất, mỗi nhà trường là một tổ chức hành chính - sư phạm [33] Nhà trường chính là một tổ chức thu nhỏ có cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động riêng, tồn tại những giá trị cả tích cực cả tiêu cực được chính tập thể sư phạm tạo lập Do đó mỗi nhà trường đều tồn tại một nền văn hoá nhất định Như bất kỳ một

cơ quan hoặc doanh nghiệp nào, mỗi nhà trường đều tự mình biểu lộ ra bên ngoài một hình ảnh tốt đẹp hoặc tầm thường nào đó Với cách hiểu đó chúng ta có thể đưa

ra khái niệm về văn hoá nhà trường như sau:

Văn hoá nhà trường là một hệ thống phức hợp các giá trị, các chuẩn mực xung quanh chức năng đào tạo con người của nhà trường, được chấp nhận tự nguyện, được cam kết tôn trọng để theo đó mà các thành viên của nhà trường cùng nhau thực thi các hoạt động dạy và học, nhằm hoàn thành ngày càng tốt sứ mệnh cao cả của mình

1.2.3 Khái niệm “Xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non theo định

hướng phát triển văn hóa nhà trường”

Từ những khái niệm nền tảng trên mà chúng tôi đưa ra cách hiểu về khái niệm: “Xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường là hình thành một chỉnh thể thống nhất những điều kiện vật chất và tinh thần cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non dựa trên nền tảng tạo dựng và phát huy các giá trị, chuẩn mực đáp ứng tối ưu kỳ vọng của tập thể và được cam kết thực thi một cách tự

Trang 17

nguyện, phù hợp với sứ mệnh, mục tiêu phát triển của nhà trường, tạo nên văn hóa nhà trường đặc trưng”

Đây là hệ thống các giá trị khẳng định thương hiệu nhà trường, khẳng định

uy tín, chất lượng nhà trường Đồng thời cũng là cơ sở để các trường mầm non tự đánh giá xếp loại, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội đối với giáo dục mầm non

1.3.1.1 Vị trí của Giáo dục mầm non (GDMN)

GDMN là bậc học đầu tiên, bậc học nền tảng trong HTGD QD Việt Nam Theo Điều 21 - Luật Giáo dục 2005, GDMN thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi

Giai đoạn lứa tuổi mầm non luôn được coi là giai đoạn vàng trong quá trình hình thành và phát triển các năng lực nền tảng của mỗi con người trưởng thành sau này Đây là giai đoạn có tốc độ phát triển nhanh nhất, dễ tác động nhất và sự tác động mang tính ảnh hưởng sâu sắc lâu dài Do đó các tác động giáo dục trong giai đoạn lứa tuổi này mang một ý nghĩa hết sức trọng đại Nói cách khác những hành

vi, thói quen, sự hiểu biết sẽ dễ được tác động và tiếp thu nhất ở lứa tuổi mầm non Với những kiến thức, kỹ năng đã được hình thành ở lứa tuổi mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này ở mỗi người

1.3.1.2 Mục tiêu của GDMN

Mục tiêu chung nhất của GDMN là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 GDMN hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm lý, sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính chất nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết với lứa tuổi Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở những cấp học tiếp theo và học tập suốt đời

1.3.1.3 Các loại hình nhà trường của GDMN

giáo (sau đây gọi chung là nhà trường), nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được tổ chức theo các loại hình: công lập, dân lập và tư thục Trong đó:

1 Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo công lập do cơ quan Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên

2 Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập do cộng đồng dân cư

ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ

3 Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục do tổ chức xã hội, tổ

Trang 18

chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng

cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước

1.3.1.4 Tính chất đặc thù của GDMN

Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong bậc học GDMN hướng tới đối tượng trẻ em, đối tượng mang nhiều những tính chất đặc thù riêng biệt khác với giáo dục bậc phổ thông Nó được thể hiện qua những đặc trưng cụ thể sau:

- Thứ nhất GDMN mang tính chất giáo dục gia đình: công tác giáo dục trẻ có phương thức đặc biệt, phải giáo dục bằng tấm gương, giáo dục mọi nơi mọi lúc, vừa chăm sóc - giáo dục - nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ

- Thứ hai GDMN mang tính xã hội hóa: việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non tuy là nhiệm vụ của các trường, lớp mầm non song bên cạnh đó ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ còn có vai trò quyết định của cả gia đình và cộng đồng môi trường sống của trẻ

- Thứ ba GDMN mang tính chất tự nguyện: Giáo dục mầm non cho đến tận thời điểm bây giờ vẫn là giáo dục không bắt buộc GDMN chỉ mang tính chất tuyên truyền, vận động các gia đình đưa trẻ đến trường Đặc biệt là khuyến khích đưa trẻ

5 tuổi đến trường (phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi)

Từ tính chất đặc thù riêng biệt này của bậc giáo dục mầm non mà môi trường giáo dục ở nhà trường mầm non cũng mang những đặc trưng riêng khác với môi trường giáo dục ở các bậc học khác

1.3.2 Đặc trưng của môi trường giáo dục ở trường mầm non

1.3.2.1 Vai trò của môi trường giáo dục đối với sự phát triển của trẻ

Đối với công tác quản lý trường mầm non thì việc xây dựng môi trường giáo dục

là thực sự cần thiết và quan trọng Với đặc trưng riêng của giáo dục mầm non, môi trường giáo dục được ví như người giáo viên thứ hai Mọi hoạt động từ định hướng, tổ chức, hướng dẫn, khích lệ trẻ vui chơi, thỏa sức khám phá, tìm tòi trải nghiệm để hình thành và phát triển hoàn thiện nhân cách trẻ đều cần tới một môi trường giáo dục cụ thể

Môi trường giáo dục mầm non không chỉ cần phải đảm bảo sự an toàn, sạch sẽ, đảm bảo phù hợp với mọi nhu cầu hoạt động hàng ngày của trẻ giúp trẻ phát triển thể chất Đồng thời sự bố trí khoa học, đa dạng, phong phú các khu vực vui chơi và học tập

cả trong lớp và ngoài trời còn có ý nghĩa to lớn để trẻ thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động một cách chủ động, tích cực và sáng tạo Môi trường giao tiếp thân thiện, cởi mở, gần gũi, yêu thương giữa mọi người xung quanh đặc biệt là giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ sẽ làm trẻ tự tin, tự nhiên bộc lộc được mong muốn của trẻ Qua đó cô có thể hiểu đúng tính cách của trẻ, biết được cá tính cũng như điểm mạnh và điểm yếu của trẻ Từ đó cô sẽ có những hoạt động tác động đến trẻ phù hợp nhất Làm cho trẻ biết yêu thương, yêu bạn bè, yêu cô giáo hơn, yêu trường yêu

Trang 19

lớp Trẻ sẽ vui vẻ khi đến lớp, thích đi học, luôn có tâm trạng hồ hởi, phấn khởi và hoạt bát trong mọi hoạt động ở trường

Đối với nhà giáo dục (cả giáo viên và cán bộ quản lý), xây dựng môi trường giáo dục phù hợp chính là tự trang bị cho mình công cụ, phương tiện và điều kiện tiêu chuẩn

để giúp trẻ phát triển toàn diện theo đúng cá tính từng trẻ và theo lứa tuổi của trẻ

Đối với phụ huynh và cộng đồng xã hội, xây dựng môi trường giáo dục chính là minh chứng và là hiện tượng nhãn tiền để họ có thể nhận thấy nhà trường đang đầu tư các điều kiện tốt nhất trong khả năng có thể để cho trẻ được phát triển Nhờ đó phụ huynh và xã hội sẽ nhiệt tình ủng hộ và đóng góp công sức cùng chung tay phát triển sự nghiệp chăm sóc, giáo dục trẻ với nhà trường

1.3.2.2 Các yếu tố cấu thành môi trường giáo dục trong trường mầm non

Trong hầu hết các lý luận về yếu tố cấu thành môi trường giáo dục đều xác định hai khuynh hướng cơ bản Một là môi trường giáo dục được cấu thành từ hai yếu tố: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Hai là môi trường giáo dục được cấu thành từ yếu

tố môi trường vật chất và yếu tố môi trường tinh thần Theo định hướng nghiên cứu của

đề tài này, nhóm tác giả xác định môi trường giáo dục cho trẻ trong trường mầm non gồm hai bộ phận không thể tách rời, liên quan chặt chẽ và bổ sung lẫn cho nhau đó là môi trường vật chất và môi trường tinh thần

a Môi trường vật chất gồm: môi trường tự nhiên; môi trường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ Trong đó:

- Môi trường tự nhiên: là địa điểm nơi nhà trường đóng, cảnh quan, môi trường xung quanh nhà trường; sự tác động của kinh tế, điều kiện sống của khu dân cư nơi trường đóng Đây là những yếu tố thuộc về ngoại cảnh bên ngoài nhà trường tuy nhiên lại có sự ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục trong nhà trường

- Môi trường cơ sở vật chất, trang thiết bị bao gồm:

+ Môi trường trong khuôn viên lớp học như các trang thiết bị đồ dùng, góc hoạt động trong lớp, khu vệ sinh, hành lang, v.v

+ Môi trường ngoài lớp học như sân chơi, khu vui chơi ngoài trời (vườn cổ tích, vườn hoa, nhà bóng, mâm quay hình thú), cổng trường, các phòng chức năng khác của nhà trường

b Môi trường tinh thần gồm: hệ thống các giá trị và chuẩn mực trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; các mối quan hệ và văn hóa ứng xử tạo nên bầu không khí trong nhà trường; mối quan hệ phối hợp với gia đình và cộng đồng xã hội

* Hệ thống các giá trị và chuẩn mực trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ:

Hệ thống các giá trị giáo dục được xác lập bởi quan hệ của cá nhân với hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Trong quá trình hình thành các chuẩn giá trị của

cá nhân phải đặt trong bối cảnh, hoàn cảnh cụ thể của trường mầm non tạo nên các giá

Trang 20

trị mang đậm tính chất lịch sử - xã hội nhất định Tùy từng con người cụ thể mà giá trị giáo dục được hình thành và xác định khác nhau Song để các giá trị trở thành yếu tố cấu thành của môi trường giáo dục những giá trị đó phải là những giá trị được tập thể thừa nhận và tuân thủ thực hiện theo Các giá trị đó bao gồm sự khẳng định vai trò, vị trí của giáo dục mầm non và hệ tư tưởng giáo dục trẻ của nhà trường Nó trở thành niềm tin và những kỳ vọng để tập thể đội ngũ hướng tới trong hoạt động giáo dục

Hệ thống các chuẩn mực: bao gồm hệ thống các quy tắc, quy định chuẩn về các thao tác, kỹ thuật chi phối, điều tiết hoạt động trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của tập thể sư phạm mầm non

Giữa hệ thống giá trị giáo dục và hệ thống chuẩn mực có mối quan hệ ràng buộc

và chi phối hết sức chặt chẽ Để xây dựng quy tắc hoạt động và những định chuẩn cho thao tác, kỹ thuật trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ phải lấy định hướng từ các giá trị giáo dục được xác định Ngược lại, hệ thống quy tắc, chuẩn mực khi đã được hoàn thiện sẽ là công cụ, phương tiện để củng cố và gia tăng tính định hướng cho các giá trị giáo dục

* Các mối quan hệ và văn hóa ứng xử tạo nên bầu không khí trong nhà trường: Các mối quan hệ trong nhà trường mầm non bao gồm: mối quan hệ giữa cán bộ quản lí với giáo viên, nhân viên; mối quan hệ giữa giáo viên với trẻ, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với cha mẹ trẻ Chính những mối quan hệ này tạo nên sự ràng buộc giữa các cá nhân trong tập thể nhà trường Khi chúng có sự thống nhất, sẽ tạo nên bầu không khí tác động mạnh mẽ tới hiệu quả hoạt động của các cá nhân mọi hoạt động của nhà trường

Cùng với các mối quan hệ thì văn hóa ứng xử là một yếu tố quan trọng trong xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường mầm non Văn hóa ứng xử chính là cách hành xử, cách giao tiếp, chuyện trò hay trao đổi giữa người với người với nhau hằng ngày Thông qua văn hóa ứng xử mà hình thành được mối quan hệ giữa người với người, hình thành tư cách, phẩm chất, giá trị cá nhân của những người tham gia Ngoài

hệ thống quy tắc ứng xử được nhà trường ban hành còn bao gồm rất nhiều các quy tắc ứng xử bất thành văn mà mỗi cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và trẻ phải tuân theo thể hiện vai trò của mình trong từng mối quan hệ cụ thể Tất cả nhằm hướng tới việc hình thành thói quen ứng xử có văn hóa cho các đối tượng giáo dục Đặc biệt là đối với lứa tuổi mầm non mọi thói quen của trẻ đều được bắt nguồn và thu nhập từ hành động bắt chước và làm theo người lớn Do đó, cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên luôn phải thể hiện sự mẫu mực sư phạm trong văn hóa ứng xử của mình

* Mối quan hệ phối hợp tạo môi trường lành mạnh thống nhất giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng xã hội:

Muốn xây dựng được môi trường giáo dục trẻ toàn diện nhà trường mầm non cần phải xây dựng tốt mối quan hệ phối hợp với gia đình và cộng đồng xã hội trong công tác nuôi dạy trẻ nhằm tạo môi trường thống nhất toàn diện triệt để những tác động ảnh

Trang 21

hưởng tới quá trình hình thành nhân cách trẻ Môi trường giáo dục gia đình là cái nôi đầu tiên và vững chắc nhất, tác động lớn nhất tạo nên tính cách trẻ Sự giao lưu trong mối quan hệ nhà trường được bao bọc từ xã hội Do vậy nhà trường cần tạo sự phối hợp đồng thuận, nhịp nhàng với gia đình và cộng đồng xã hội

văn hóa nhà trường

1.4.1 Mối quan hệ giữa môi trường giáo dục với các giá trị văn hóa của nhà trường

mầm non

Giữa hệ thống các giá trị văn hoá nhà trường và môi trường giáo dục ở trường mầm non có mối quan hệ mật thiết với nhau Các giá trị VHNT là các nền tảng định hướng giá trị cho quá trình xây dựng MTGD Sự chi phối đó tác động đến MTGD ở các mặt như: chuẩn mực thiết kế xây dựng, quy tắc hoạt động; phương thức tổ chức sử dụng; quy tắc hành vi ứng xử Song ngược lại, MTGD chuẩn mực khi được đảm bảo sẽ

là công cụ và phương tiện củng cố cho hệ thống các giá trị VHNT, gia tăng tính định hướng của các giá trị này

Hệ thống các giá trị và chuẩn mực VHNT mầm non khi được hình thành sẽ được phản ánh trong các yếu tố vật chất và tinh thần của môi trường giáo dục nhà trường Hay nói cách khác, tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường giáo dục đều là phương diện thể hiện hệ thống giá trị và chuẩn mực văn hóa nhà trường Hệ thống giá trị chuẩn mực VHNT là cái gốc, nội dung tiềm ẩn và được biểu hiện ra bên ngoài ở các thành tố của môi trường giáo dục tương ứng

Tuy nhiên cần lưu ý với các giá trị văn hóa để trở thành nền tảng cơ sở của môi trường giáo dục phải là những giá trị được cả tập thể nhà trường thừa nhận và tuân thủ thực hiện theo Các giá trị này phải phù hợp với mục tiêu phát triển nhà trường, phù hợp với sự phát triển chung của cộng đồng Các giá trị này chính là niềm tin, sự hy vọng và

kỳ vọng cho mục tiêu phấn đấu của các cá nhân và tập thể nhà trường

hướng phát triển văn hóa nhà trường

Xây dựng môi trường giáo dục có vai trò rất quan trọng đối với giáo dục mầm non Tuy nhiên nếu chỉ tập trung xây dựng môi trường giáo dục theo như quy định chung hiện hành thì môi trường giáo dục mới đáp ứng được nhu cầu cần có Đó chưa phải là công cụ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non lên tầm phát triển bền vững theo chủ đích của các nhà quản lý Muốn nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường mầm non nhất thiết phải xác lập một hệ giá trị tư tưởng xuyên suốt làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động Như vậy việc xây dựng môi trường giáo dục theo các định hướng giá trị ấy mang ý nghĩa rất lớn Cụ thể các tầng ý nghĩa ấy được thể hiện ở các phương diện sau:

1.4.2.1 Tạo nét đặc trưng riêng biệt cho nhà trường

Trang 22

Văn hóa là những giá trị và chuẩn mực chi phối mọi hành vi ứng xử trong nhà trường, được tập thể nhà trường thừa nhận và làm theo Do đó văn hóa nhà trường chính

là nét đặc trưng, truyền thống riêng biệt của mỗi nhà trường Văn hóa quyết định đến bản chất mọi hoạt động của nhà trường Khi văn hóa thay đổi nó sẽ làm cho bản chất của nhà trường đó thay đổi theo Đối với nhà trường mầm non giá trị văn hóa lại càng có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt hơn Bởi vì, nhà trường mầm non là nơi bảo tồn và lưu truyền các giá trị văn hóa cho trẻ - đối tượng ở độ tuổi mà mọi giá trị được hình thành sẽ

là điểm tựa cho sự thành công ở người trưởng thành sau này

1.4.2.2 Duy trì và tạo động lực làm việc trong nhà trường

Văn hóa không những là bản chất của nhà trường mà còn là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của nhà trường Văn hóa quyết định đến việc hình thành tinh thần, thái độ làm việc của mỗi cá nhân, giúp mỗi cá nhân thấy rõ mục tiêu, định hướng

và bản chất công việc mình làm Trong môi trường sư phạm giáo dục mầm non, văn hóa

tổ chức phù hợp, tích cực sẽ tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, giúp hình thành các mối quan hệ tốt đẹp giữa các cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ Nó trở thành động lực tinh thần cho sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong thực hiện các hoạt động chăm sóc

và giáo dục trẻ Văn hóa nhà trường tích cực giúp cho giáo viên, phụ huynh và các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động giáo dục của nhà trường cảm thấy tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của nhà trường, được làm việc vì những mục tiêu cao đẹp của nhà trường

1.4.2.3 Góp phần kiểm soát các mâu thuẫn và hạn chế xung đột

Văn hóa nhà trường khi đã được tập thể đội ngũ giáo viên thừa nhận và tuân thủ

sẽ được quy định thành các thủ tục, quy trình, quy tắc, nguyên tắc, quy chế hoạt động cụ thể Nó sẽ trực tiếp tác động trong việc hỗ trợ điều phối và kiểm soát hoạt động, hành động của mỗi cá nhân trong nhà trường Từ đó giúp hạn chế tiêu cực và xung đột trong các mối quan hệ làm việc Văn hóa tổ chức giúp mỗi cá nhân, tập thể thống nhất về nhận thức và hành động trong thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường Nó góp phần xây dựng mối đoàn kết, niềm tin giữa cá nhân với tập thể, giữa giáo viên, nhân viên, phụ huynh với cán bộ quản lý nhà trường

Bằng việc thiết lập ra môi trường sư phạm lành mạnh, văn hóa nhà trường đã trở thành công cụ vô hình điều phối, kiểm soát hành động của mỗi cá nhân, tập thể trong hoạt động chung của nhà trường Đồng thời văn hóa nhà trường sẽ tạo ra những dư luận tích cực nhằm hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực của tập thể Nhờ có những chuẩn mực làm giới hạn cho các hành vi ứng xử mà các cá nhân tự mình

sẽ kiềm chế và kiểm soát các nguy cơ mâu thuẫn và xung đột Ngay cả khi xung đột là điều không thể tránh khỏi thì các giá trị văn hóa cũng tạo ra một hành lang những đạo lý

để khắc phục và giải quyết các xung đột đảm bảo theo những chuẩn mực đã được thiết lập từ tập thể

1.4.2.4 Nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

Trang 23

Văn hóa là nét đặc trưng riêng biệt được chính những cá nhân con người trong tập thể nhà trường tạo dựng nên Giá trị văn hóa là mục tiêu phấn đấu đồng thời cũng là động lực thúc đẩy hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân, tạo nên sức mạnh tập thể trong nhà trường Chính vì vậy văn hóa sẽ góp phần làm tăng sức mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động của tập thể nhà trường Văn hóa nhà trường giúp cho giáo viên nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ bằng tinh thần tích cực, trách nhiệm và sự tận tâm nhiệt huyết Văn hóa nhà trường là môi trường an toàn, lành mạnh và trong sạch để trẻ được phát triển toàn diện về mọi mặt Do vậy, trong nhà trường mầm non, văn hóa chính là nét đặc trưng, đặc thù cơ bản nhất mà mỗi nhà trường cần xây dựng Nó là cơ sở để nâng cao uy tín, thương hiệu của nhà trường, thể hiện năng lực của nhà quản lí giáo dục và xây dựng nhà trường phát triển bền vững

1.4.3 Nội dung của việc xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non theo định

hướng phát triển văn hóa nhà trường

1.4.3.1 Xây dựng môi trường vật chất của trường mầm non theo định hướng phát

triển văn hóa nhà trường

a Xây dựng môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên là cảnh quan cố hữu xung quanh nơi trường đóng như: địa

lý, địa hình tự nhiên Do đó muốn xây dựng được môi trường tự nhiên nhà trường cần làm tốt sự phối hợp với chính quyền địa phương Thường xuyên xây dựng mối quan hệ tốt với địa bàn dân cư nơi nhà trường đóng để có được sự đồng thuận trong xây dựng môi trường giáo dục Xây dựng môi trường tự nhiên nhằm hướng tới các giá trị an toàn, thuận lợi đảm bảo cho quá trình tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường Thiết lập được hệ thống hình ảnh rõ nét về cảnh quan môi trường tự nhiên xung quanh nơi trường đóng gắn liền với việc tôn vinh, giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đặc trưng của địa phương dân cư nơi trường đóng Thông qua đó nhà trường tạo dựng và khẳng định được uy tín, vị thế của nhà trường một cách mạnh mẽ, tạo dấu ấn sâu đậm trong cộng đồng xã hội

b Xây dựng môi trường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường

Đây là quá trình xây dựng, cung ứng và đảm bảo đầy đủ đồ dùng, vật liệu và các phương tiện phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ Môi trường vật chất tốt tạo điều kiện lý tưởng nhất cho trẻ được hoạt động, được chăm sóc phát triển toàn diện từ thể chất đến trí tuệ, cảm xúc và hình thành các kỹ năng cần thiết Xây dựng được môi trường giáo dục theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường nhất thiết phải nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị của nhà trường Cán bộ quản lý nhà trường phải xây dựng kế hoạch quản lý và sử dụng các trang thiết bị, vật liệu, đồ dùng, đồ chơi một cách hiệu quả, khoa học Định kỳ rà soát hiện trạng cơ sở vật chất, đánh giá chất lượng và mức độ sử dụng, sau đó có kế hoạch bổ sung, sửa chữa nếu cần thiết Ngoài việc đảm bảo trang bị đầy đủ theo chuẩn, việc xây dựng môi trường

Trang 24

giáo dục theo định hướng phát triển văn hóa còn cần chú trọng thiết kế, sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị theo mục đích hình thành các giá trị chuẩn mực tiêu biểu của nhà trường được cam kết hình thành ở trẻ phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của trẻ

Xây dựng môi trường cơ sở vật chất trong nhà trường mầm non phải đảm bảo các nội dung sau:

được sắp xếp, trang trí thẩm mĩ, thân thiện

- Có đầy đủ các trang thiết bị đảm bảo an toàn, vệ sinh phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của giáo viên và trẻ

- Có đa dạng, phong phú đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu được sắp xếp hấp dẫn, hợp lý giúp tăng cường sự thu hút tham gia hoạt động của trẻ, kích thích khả năng tìm tòi, khám phá và sáng tạo ở trẻ khám phá

- Trong lớp học có các góc hoạt động cho trẻ được bố trí hợp lý, thuận tiện, dễ thay đổi nhằm đáp ứng một cách linh hoạt theo nhu cầu và hứng thú của trẻ

- Quy hoạch và thiết kế các khu vực hoạt động ngoài trời an toàn, sạch đẹp tạo cơ hội hoạt động cho trẻ

- Từng khu vui chơi, từng hoạt động và cả tổng thể khắc họa được những giá trị hình thành ở trẻ tạo nên thương hiệu đặc trưng của nhà trường

1.4.3.2 Xây dựng môi trường tinh thần của trường mầm non theo định hướng phát

triển văn hóa nhà trường

a Xây dựng các giá trị, chuẩn mực trong trường mầm non

Các giá trị, chuẩn mực, niềm tin là tầng ẩn sâu trong văn hóa nhà trường, định hướng hành vi ứng xử đúng sai và các hoạt động của nhà trường Hệ thống giá trị khi được định hình sẽ là gốc để môi trường giáo dục thể hiện ra bên ngoài một cách đồng nhất và tương ứng Dựa trên một số nghiên cứu cũng như xu thế phát triển giáo dục mầm non trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi xác định một số giá trị, chuẩn mực trong xây dựng môi trường giáo dục của nhà trường mầm non cần phải đạt tới trong bối cảnh hiện nay cụ thể như sau:

(1) Tăng cường sự đổi mới thể hiện qua các giá trị: CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO, KHÔNG NGẠI KHỔ, NGẠI KHÓ

(2) Đổi mới công tác quản lý, tạo môi trường quản lý: DÂN CHỦ, CỞI MỞ, CHIA SẺ TẦM NHÌN, TRAO QUYỀN LỰC

(3) Tập trung vào kết quả bao gồm các giá trị: HIỆU QUẢ, CHUYÊN NGHIỆP, TRÁCH NHIỆM, MONG ĐỢI CAO

(4) Tập trung vào con người có các giá trị: NHÂN VĂN, QUAN TÂM, CHIA SẺ, YÊU THƯƠNG, GIÚP ĐỠ, ĐÙM BỌC, ĐỘNG VIÊN, TÔN TRỌNG ĐẶC TÍNH

CÁ NHÂN

Trang 25

(5) Tăng cường sức mạnh tập thể chú trọng: LÀM VIỆC HỢP TÁC, LÀM VIỆC NHÓM, CÓ SỰ THAM GIA CỦA TẬP THỂ, COI TRỌNG ĐỒNG NGHIỆP (6) Chấp nhận rủi ro định hướng cho nhà trường thành tổ chức biết học hỏi bao gồm: NĂNG ĐỘNG, LINH HOẠT

Đây là tổng quan các giá trị cần hình thành làm nền tảng cho việc xây dựng MTGD thực sự đủ mạnh và là công cụ để nâng cao chất lượng giáo dục trong xu hướng

có nhiều thay đổi như hiện nay Tuy nhiên các giá trị văn hóa bản thân nó là một dòng chảy theo thời gian Do vậy tại một thời điểm, tương ứng với từng hoàn cảnh cụ thể mỗi nhà trường chỉ nên tập trung vào một số giá trị nhất định phù hợp với định hướng phát triển và trở thành sứ mệnh được tuyên bố

Để các giá trị này được hình thành và trở thành chuẩn mực trong mọi hành vi ứng

xử, giao tiếp trong trường mầm non, người quản lý trước hết cần xác định được sứ mệnh của nhà trường Sau đó phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức về nội dung của sứ mệnh, vai trò của từng cá nhân trong thực thi sứ mệnh Thể hiện các tuyên bố về sứ mệnh thực hiện đối với phụ huynh và cộng đồng Xây dựng quy chế, nội quy, quy định

để đưa các giá trị định hình thành nền nếp, thói quen trong sinh hoạt hàng ngày Củng cố duy trì các giá trị tuyên bố trong các hoạt động ngày lễ, ngày hội hay hoạt động thi đua khen thưởng

b Xây dựng mối quan hệ giữa con người với con người và văn hóa ứng xử trong trường mầm non

Xây dựng mối quan hệ giữa con người với con người trong trường mầm non là xây dựng sự tương tác tích cực giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa giáo viên với đồng nghiệp và cán bộ quản lý trong trường mầm non Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, hành vi ứng xử chuẩn mực sẽ tạo ra bầu không khí vui vẻ, thuận lợi và thống nhất cao trong thực thi nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ Các mối quan hệ này cần được xây dựng trên nền tảng của sự yêu thương, tôn trọng, tin tưởng, cởi mở, khoan dung, đáp ứng yêu cầu chính đáng của nhau Trẻ học thông qua việc làm gương của người lớn Từ sự yêu thương, tôn trọng, sự hỗ trợ chu đáo và tình cảm nồng ấm mà trẻ nhận được qua cách ứng xử hàng ngày của giáo viên trẻ sẽ được phát triển toàn diện về nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ Khi trẻ được người lớn yêu thương, hỗ trợ hành vi theo cách tôn trọng, tích cực và sáng tạo trẻ sẽ phát triển sự tự tin, tự kiểm soát và sáng tạo cao Thông qua sự tương tác với nhau tình bạn của trẻ sẽ phát triển Dần dần trẻ sẽ học được cách hợp tác, chia sẻ, biết lắng nghe nhu cầu và mong muốn của người khác, biết hỗ trợ, giúp đỡ người khác và kiểm soát hành vi của mình

c Xây dựng mối quan hệ với gia đình và cộng đồng xã hội

Để chất lượng chăm sóc giáo dục được ổn định trong sinh hoạt trọn vẹn một ngày của trẻ, nhà trường nhất thiết phải thực hiện việc xây dựng mối quan hệ phối hợp với gia đình và cộng đồng xã hội

* Phối hợp với gia đình

Trang 26

Môi trường giáo dục gia đình là môi trường đầu tiên và xuyên suốt trong cuộc đời của trẻ Ngay cả ở độ tuổi trẻ đến trường, thời gian sinh hoạt của trẻ cùng với gia đình cũng chiếm tới quá nửa (có khi lên tới 2/3 thời gian) của trẻ trong một ngày Do đó những thói quen, những định hướng được giáo dục ở nhà trường nhất thiết phải được tiếp tục duy trì và thực hiện thống nhất trong khoảng thời gian trẻ ở nhà Nhà trường phải thường xuyên trao đổi thông tin hai chiều với cha mẹ trẻ về chế độ sinh hoạt, quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ Đa dạng các hình thức tuyên truyền nhằm giúp phụ huynh

có hiểu biết về nội dung, chương trình giáo dục trẻ theo đúng độ tuổi Phổ biến những kiến thức cần sự phối kết hợp từ phía cha mẹ trẻ trong công tác nuôi dạy trẻ Cùng chia

sẻ để nắm bắt được đặc điểm, thói quen và cá tính của trẻ để có sự phối hợp nhịp nhàng, kịp thời trong việc rèn luyện các thói quen tốt cho trẻ

* Phối hợp với cộng đồng xã hội

Môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới sự hoàn thiện nhân cách của trẻ là môi trường cộng đồng xã hội nơi địa bàn dân cư Toàn bộ sự phát triển về điều kiện kinh tế, sự ổn định về chính trị, những phong tục, tập quán của địa phương sẽ là cơ sở để hình thành một môi trường bao quanh lành mạnh hay không lành mạnh cho hoạt động giáo dục trẻ của nhà trường Cán bộ quản lý phải thiết lập mối quan hệ tốt với cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương Tranh thủ được sự ủng hộ và đồng thuận trong việc thiết lập môi trường xung quanh an toàn, thuận lợi Đề xuất sự chung tay góp sức từ cộng đồng dân cư và chính quyền trong việc củng cố và phát huy các nét đẹp truyền thống, phong tục tập quán tốt của địa phương Hạn chế những ảnh hưởng và tác động tiêu cực nảy sinh từ cộng đồng tới quá trình giáo dục của nhà trường

non theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường

Quá trình xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường bị chi phối và chịu tác động của các yếu tố cả chủ quan bên trong và cả khách quan bên ngoài nhà trường Trong đó các yếu tố đầu tiên mang tính chất quyết định là các yếu tố chủ quan

1.4.4.1 Các yếu tố chủ quan

a Các giá trị văn hóa thực tại của nhà trường

Mỗi nhà trường có những nét văn hóa đặc trưng riêng dù muốn hay không đều đã

và đang tồn tại theo sự hình thành và phát triển của nhà trường Tuy nhiên để xây dựng được môi trường giáo dục của trường mầm non theo định hướng phát triển văn hóa làm phương tiện nâng cao chất lượng giáo dục phải đảm bảo văn hóa nhà trường ổn định và lành mạnh Muốn có nền tảng văn hóa nhà trường tích cực thì trước hết cần phải có những biện pháp quản lý và định hướng đúng đắn Các nhà quản lý trước hết cần xác định các giá trị chuẩn mực làm nền tảng phát triển nhà trường một cách bền vững và đáp ứng trước nhu cầu của thời đại mới Đồng thời cần xác định thực trạng các giá trị văn hóa của nhà trường và nguồn lực để xây dựng các giá trị mục tiêu được định hình Từ đó

Trang 27

triển khai các biện pháp cần thiết để phát triển và hình thành văn hóa lành mạnh cho nhà trường Khi văn hóa được xây dựng ổn định sẽ giúp cho quá trình xây dựng môi trường giáo dục gặp nhiều thuận lợi

b Năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lí

Đây là nhân tố quyết định đến quá trình xây dựng môi trường giáo dục Bởi năng lực của người cán bộ quản lý được thể hiện từ tầm nhìn chiến lược bằng việc xác định các giá trị cần định hình đến công tác thiết lập kế hoạch các bước triển khai và chỉ đạo quá trình thực hiện xây dựng Chính phong cách lãnh đạo của nhà quản lý sẽ quyết định đến hướng đi cụ thể cũng như sự thành công của chiến lược xây dựng môi trường giáo dục theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường

c Năng lực đội ngũ giáo viên, công nhân viên nhà trường

Đội ngũ giáo viên, nhân viên là đội ngũ nòng cốt, trực tiếp thực hiện triển khai và xây dựng môi trường giáo dục hiệu quả theo định hướng củng cố và phát triển các giá trị văn hóa nhà trường lành mạnh Có được tầm nhìn chiến lược của nhà lãnh đạo nhưng thiếu đội ngũ đủ năng lực thực thi thì cũng không thể tạo dựng nên một môi trường giáo dục cần thiết cho phát triển Do đó cần đảm bảo trang bị kiến thức, nhận thức đúng đắn cũng như kỹ năng thực hiện, các bước thay đổi thói quen

cũ thành nếp giá trị văn hóa mới cho đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường Với đội ngũ có phẩm chất, năng lực và kỹ năng nghề nghiệp cao sẽ thuận lợi trong việc tạo sự đồng thuận và chung sức để tiến hành xây dựng môi trường giáo dục theo định hướng văn hóa nhà trường đã định

d Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường

Cơ sở vật chất và trang thiết bị trong nhà trường là một thành tố của môi trường giáo dục Tuy nhiên ở một bình diện khác thì nó cũng chính là khả năng, điều kiện hiện hữu để triển khai hoạt động xây dựng môi trường giáo dục Cơ sở vật chất

và trang thiết bị đảm bảo, đạt chuẩn sẽ giúp hoạt động xây dựng môi trường giáo dục hướng vào các giá trị chuẩn mực đạt được những kết quả tốt hơn và thuận lợi hơn Bên cạnh đó đây cũng được coi là phương tiện tạo hình ảnh khẳng định chất lượng đầu tư của nhà trường Là vật thể hiện hữu để phụ huynh, cộng đồng xã hội có thể yên tâm, sẵn sàng chung tay ủng hộ góp sức trong công cuộc chăm sóc giáo dục trẻ với nhà trường

1.4.4.2 Các yếu tố khách quan

Bên cạnh các yếu tố chủ quan bên trong nhà trường, quá trình xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường cũng chịu tác động không nhỏ từ các yếu tố khách quan bên ngoài Cụ thể là:

a Môi trường giáo dục ở gia đình trẻ

Môi trường giáo dục đầu tiên và quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ chính là môi trường giáo dục ở gia đình Đây là môi trường xuyên suốt luôn song hành

Trang 28

trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách của trẻ Môi trường này hình thành cho trẻ thói quen, những tố chất bền vững trong nhân cách của trẻ Cụ thể đó là những ảnh hưởng từ tập tính, truyền thống của gia đình, hay mạnh hơn là từ gen di truyền Trong gia đình trẻ được uốn nắn, rèn dạy trên tình yêu thương, quan tâm và chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình, những người có quan hệ ràng buộc huyết thống Nền tảng giáo dục gia đình chính là nền tảng ảnh hưởng lớn nhất và vững chắc nhất đối với mỗi người Chính vì vậy việc đảm bảo cho trẻ ngoài việc được rèn dạy và chăm sóc ở trường trẻ cần được hưởng trọn vẹn môi trường giáo dục tốt nhất ở gia đình Tránh trường hợp trẻ thiếu hụt sự quan tâm hoặc ngược lại được bao bọc thái quá khiến trẻ hình thành các thói quen và tâm lý xấu, rất khó để giáo dục ở trường

b Điều kiện phát triển của cộng đồng dân cư địa bàn nơi trường đóng

Điều kiện phát triển của cộng đồng xã hội ở địa bàn nơi trường đóng là bao gồm điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, thể thao, lịch sử, giáo dục của địa phương Đó là sự phát triển về điều kiện kinh tế, sự ổn định về chính trị, xã hội, phong tục, tập quán và truyền thống của cư dân địa bàn trường cư trú Những phong tục, tập quán hay sự phát triển ổn định của địa phương lành mạnh sẽ là cơ sở để hình thành một môi trường bao quanh lành mạnh cho hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ của trường mầm non

c Xu thế phát triển chung của thời đại

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa và hội nhập hóa đặt ra yêu cầu phải thay đổi và nâng cao chất lượng mọi mặt trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ Giáo dục mầm non ngày nay không chỉ đơn thuần là chăm cho trẻ ăn no, ngủ

kỹ, tiếp thu hết kiến thức cần thiết ở độ tuổi của trẻ Ngày nay trẻ cần được tương tác nhiều hơn để hình thành kỹ năng độc lập, tư duy sáng tạo Do đó nhà trường cũng cần trang bị những giá trị văn hóa làm nền tảng cho mọi thay đổi linh hoạt, năng động, sáng tạo và chấp nhận rủi ro nhiều hơn trước

văn hóa thông qua các hình thức tổ chức và hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ Ngoài việc chú trọng tới các yếu tố tác động gây ảnh hưởng tới quá trình thiết lập, kiến thiết môi trường giáo dục của nhà trường mầm non như: nền tảng văn hóa của nhà trường, năng lực đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ giáo viên, điều kiện cơ cở vật chất, xu hướng thời đại, môi trường giáo dục trẻ ở gia đình Cách thức trực tiếp và chính quy nhất để xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường mầm non là các hoạt động xoay quanh công tác chăm sóc và giáo dục trẻ Môi trường giáo dục là toàn bộ các điều kiện vật chất và tinh thần cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ Do vậy xây dựng môi trường giáo dục trẻ theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường cần được thực hiện đồng bộ ở tất cả các hình thức tổ chức và hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ Cụ thể bao gồm các hoạt động:

1.4.5.1 Hoạt động quản lý trẻ em hàng ngày trong trường mầm non

Trang 29

Hoạt động chăm sóc, dạy học và giáo dục trẻ ở trường mầm non luôn được tiến hành tích hợp và lồng ghép theo lịch trình quản lý trẻ hàng ngày trong trường Lịch trình này diễn ra theo từng thời điểm sinh hoạt như sau:

a Giờ đón trẻ

Giáo viên cần nắm được tình trạng sức khỏe của trẻ, những đồ vật trẻ mang theo và ai là người đưa trẻ đến lớp Cần tranh thủ trao đổi với phụ huynh về tình trạng sức khỏe trẻ lúc ở nhà, nắm bắt kịp thời những dấu hiệu bất thường ở trẻ Rèn luyện trẻ lễ phép chào hỏi người lớn, sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, đúng nơi quy định Nhắc nhở trẻ có ý thức bảo quản đồ dùng tư trang cá nhân, để dép, ba lô, mũ đúng chỗ Quan sát thái độ, quan hệ của trẻ với phụ huynh để nắm bắt được các thói quen nền nếp, văn hóa ứng xử của trẻ với người thân trong gia đình Tìm hiểu những đặc tính cá nhân riêng nổi trội của trẻ để có cách thức tác động phù hợp nhất

b Giờ chơi

Ở trường mầm non hoạt động vui chơi là một trong những hoạt động chủ đạo được giáo viên tổ chức nhằm giúp trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, thoải mái bộc lộc sở thích, cá tính Bên cạnh đó hoạtđộng vui chơi còn là phương tiện để giáo dục và phát triển trẻ một cách toàn diện Cụ thể:

Về thể chất: trẻ vui thích trong khi chơi sẽ giúp trẻ phát triển rất tốt về thể chất Trong quá trình chơi trẻ luôn có được tinh thần sảng khoái tạo các năng lượng tích cực giúp việc thực hiện trao đổi chất, tăng cường hô hấp và tuần hoàn máu tốt hơn Ngoài ra trẻ sẽ chủ động, tích cực hoàn thiện các vận động cơ bản giúp trẻ có một cơ thể phát triển lành mạnh và dẻo dai, linh hoạt

Về thẩm mỹ: trẻ sẽ tự khám phá, tìm tòi và làm quen để nhận biết và cảm nhận được các màu sắc, hình dạng, kích cỡ đồ chơi Trẻ sẽ được trải nghiệm cách ứng xử, lời nói khi thực hiện vai chơi và học được cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân qua hoàn cảnh vui chơi

Về kỹ năng: thông qua sự hướng dẫn của cô trẻ sẽ hình thành được một số kỹ năng sử dụng đồ dùng thông qua đồ chơi Trẻ sẽ hình thành được cách lắng nghe, biết học hỏi, biết lao động như nhân vật của vai chơi Thông qua đó trẻ sẽ dần hình thành các phẩm chất đạo đức trong tương lai như yêu lao động, kiên trì, có tính mục đích và cao hơn là sự sáng tạo

Về tình cảm xã hội: thông qua hoạt động vui chơi trẻ được giao tiếp, ứng xử, thấu cảm được tình cảm của con người với con người, con người với thế giới xung quanh như với động vật, cỏ cây hoa lá, Điển hình là trò chơi phân vai, đóng vai theo chủ đề như bác sĩ chăm sóc bệnh nhân, bố mẹ chăm sóc con cái, trẻ học được cách đối xử nhẹ nhàng, biết yêu thương, che chở, lo lắng cho người thân bị ốm đau, biết cảm thông, chia

sẻ và hình thành lòng dũng cảm, lòng nhân ái

Về phát triển trí tuệ và tư duy của trẻ: Trong quá trình hoạt động vui chơi buộc

Trang 30

trẻ phải tập trung học tập và ghi nhớ một số đặc điểm, tính cách các đối tượng được đưa vào trò chơi Do đó giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ có chủ đích Ngoài ra trong các tình huống chơi trẻ sẽ hóa thân thành các nhân vật khác nhau, biết cách thay thế đồ vật này bằng đồ vật khác sẽ giúp trẻ phát triển tư duy và trí tưởng tượng phong phú

Về ngôn ngữ: trong tình huống vui chơi cũng đòi hỏi trẻ phải có một trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định để tham gia và đóng tròn vai được phân Do đó trẻ sẽ phải diễn đạt mạch lạc được ý kiến, nguyện vọng của mình hoặc biết cách bàn bạc, trao đổi và thống nhất bằng lời nói với các bạn chơi cùng

Như vậy, hoạt động vui chơi là hoạt động đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ Hoạt động vui chơi có tác động mạnh mẽ và toàn diện đến sự phát triển của trẻ Trong lúc chơi trẻ thường thể hiện sự say mê, nhiệt tình và bộc

lộ rõ ràng nhất thế giới cá tính của bản thân Để tổ chức tốt hoạt động vui chơi cho trẻ ở trường mầm non, giáo viên cần lưu í các điều sau:

- Chơi trong lớp: giáo viên chuẩn bị đủ đồ chơi, bố trí các góc chơi hợp lý; thu hút trẻ em vào chơi, theo dõi can thiệp khi cần; giáo dục trẻ em có thói quen, nền nếp trong khi chơi

- Chơi ngoài trời: Giáo viên chọn địa điểm chơi an toàn, đủ diện tích cho trẻ em vận động, cho trẻ ăn mặc phù hợp; kiểm tra sĩ số trẻ trước và sau khi ra ngoài chơi, bao quát trẻ em trong suốt thời gian chơi để trẻ được đảm bảo an toàn Với trẻ nhỏ thì cho trẻ chơi ở hiên

c Giờ học

Ở lứa tuổi mầm non hoạt động học của trẻ được lĩnh hội chủ yếu bằng con đường quan sát, bắt chước và làm theo một cách trực quan hoặc là thông qua quá trình vui chơi Do đó giáo viên cần thiết kế tổ chức nội dung học tập phù hợp tâm lý lứa tuổi độ tuổi của trẻ và đặc biệt là sử dụng kết hợp các hình thức và phương pháp dạy học tích hợp, linh hoạt và sáng tạo, tạo điều kiện cho trẻ được tương tác, tăng hứng thú trải nghiệm Trong giờ học giáo viên sắp xếp chỗ ngồi của trẻ hợp lý với từng loại tiết học sao cho giáo viên dễ quan sát trẻ Giáo viên thường xuyên lưu ý đánh giá thái độ, khả năng của từng trẻ để điều chỉnh hoạt động dạy cho phù hợp Đảm bảo lấy trẻ làm trung tâm, tăng cường hoạt động tích cực để trẻ thoải mái, tự nhiên bộc lộ được khả năng và cá tính riêng Thông qua hoạt động dạy học giáo viên giúp trẻ hình thành hiểu biết, kích thích tư duy trẻ và rèn luyện các thói quen tốt cho trẻ một cách phù hợp

d Giờ ăn

Trước bữa ăn giáo viên rèn cho trẻ biết vệ sinh thân thể sạch sẽ Giao cho trẻ tự thu dọn bàn ghế, sắp xếp phòng học thành phòng ăn hợp lý Chia trẻ thành nhóm phù hợp để trẻ được vui vẻ, hòa nhịp với bạn trong giờ ăn Giáo viên tập trung để tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ Đảm bảo mọi trẻ được ăn đủ, ăn hết xuất với tâm trạng vui vẻ, ngon miệng Giáo viên xử lý nhanh các tình huống có thể xảy ra (nôn, hóc, sặc ) Chú ý rèn thói quen văn hóa cho trẻ trong khi ăn Đối với các cháu ăn chậm, lười ăn cô cần

Trang 31

lưu ý áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích khác nhau, trao đổi với phụ huynh tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp phù hợp

e Giờ ngủ

Giáo viên chuẩn bị phòng ngủ kín gió an toàn Rèn luyện thói quen cho trẻ ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc Giúp trẻ biết chuẩn bị và thu dọn, sắp xếp chỗ ngủ Cô thay phiên nhau thường xuyên có mặt khi trẻ ngủ, quan tâm đến những trẻ mới đi học, cho trẻ dậy từ từ để tránh cảm gió Giáo viên nên chú ý tôn trọng thói quen nằm tự nhiên của trẻ Chú ý những cháu khó ngủ, những cháu mới đến, những cháu ốm

g Giờ trả trẻ

Cô lưu ý vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đầu tóc, quần áo gọn gàng Cô chỉ trả trẻ cho người nhà của trẻ Rèn cho trẻ lễ phép chào hỏi, ý thức tự giác thu dọn đồ chơi trước lúc về, biết lưu í tìm và mang đủ đồ dùng cá nhân của mình về Lúc trả trẻ cũng tranh thủ trao đổi với phụ huynh về tình trạng sức khỏe, tình hình học tập của trẻ trong ngày Chia sẻ với phụ huynh về những điều cần gia đình hỗ trợ, phối hợp trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ

1.4.5.2 Hoạt động tham quan, dã ngoại, trải nghiệm thực tế

Tổ chức các hoạt động tham quan, dã ngoại, trải nghiệm thực tế là việc làm vô cùng cần thiết Các hoạt động này tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc, được trực tiếp trải nghiệm, được hít thở không khí trong lành, được quan sát thế giới xung quanh và

tự khám phá những điều mới lạ Trẻ được tự do hoạt động, tự khám phá, tự tìm hiểu

và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình Việc trải nghiệm thông qua những chuyến đi thực tế này vừa giúp trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, vừa hình thành trong trẻ những ước mơ sau này Và trên hết là bồi đắp cho trẻ truyền thống lưu giữ và bảo tồn những giá trị cao đẹp của dân tộc

Tuy nhiên, ở lứa tuổi mầm non, trẻ chưa ý thức được mức độ của những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong thực tế nên dễ xảy ra tai nạn đáng tiếc Do đó khi tổ chức các hoạt động này cần đảm bảo cho sự an toàn tuyệt đối cho trẻ Trước mỗi chuyến đi thực tế, trải nghiệm nhà trường phải lên kế hoạch tỉ mỉ, khảo sát địa hình, phối hợp đơn vị sở tại để họ hỗ trợ khi cần Đồng thời phải tập huấn cho giáo viên, huy động đội ngũ nhân viên phục vụ, nhân viên y tế cùng tham gia Trong thời gian hoạt động diễn ra, giáo viên luôn phải bao quát trẻ, thiết lập hàng rào an ninh và đảm bảo các bé luôn nằm trong tầm kiểm soát Có thể thấy, mỗi hoạt động trải nghiệm với sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt tạo nên những buổi học vui, khỏe, an toàn Nó không những trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống, mà còn góp phần thúc đẩy công tác giáo dục toàn diện trong nhà trường mầm non

1.4.5.3 Hoạt động ngày lễ, ngày hội

Tổ chức ngày lễ, ngày hội là một hoạt động nằm trong chương trình hoạt động của trường mầm non Nó có vai trò quan trọng góp phần vào việc giáo dục thẩm mỹ,

Trang 32

giáo dục các nét đẹp về truyền thống văn hóa dân tộc, tạo cho trẻ niềm vui, niềm tự hào, giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống xã hội vào những thời điểm có ý nghĩa thực tế Thông qua việc tham gia các hoạt động ngày lễ, ngày hội trẻ sẽ được rèn luyện ý thức

tổ chức kỷ luật, sự hợp tác, chia sẻ với người thân xung quanh như bạn bè, ông bà, cha mẹ,

Chính vì vậy, trường mầm non cần phải nhận thức đúng vai trò của việc tổ chức các hoạt động ngày hội ngày lễ Giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của từng ngày lễ và tham gia một cách hào hứng Giáo viên thấy được trách nhiệm của mình trong việc tham gia hoạt động và tuyên truyền đến từng phụ huynh và các cháu Tổ chức một cách chu đáo bằng việc lên kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ và chuẩn bị nhiều hình thức, phương thức biểu diễn lôi cuốn, hấp dẫn để ngày hội, ngày lễ được xem như là “bữa tiệc” của âm thanh và màu sắc Các cháu háo hức chờ đón và tham gia một cách hào hứng, tích cực Các bậc phụ huynh nhiệt tình tham gia và tạo mọi điều kiện để giáo viên và các cháu tổ chức thành công các buổi lễ Thông qua tham gia các tiết mục văn nghệ, kĩ năng âm nhạc được củng cố, tinh thần tập thể, hành vi văn minh,

ý thức tổ chức kỉ luật được hình thành Đây cũng chính là phương tiện để tuyên truyền, khẳng định vị trí, tầm quan trọng của giáo dục mầm non trong đời sống xã hội

Xây dựng môi trường giáo dục toàn diện bao quát tổng thể các hoạt động chăm sóc, giáo dục hàng ngày của trẻ cũng như các hoạt động ngày lễ, ngày hội, tham quan,

dã ngoại, trải nghiệm là cách thức để xây dựng môi trường nhà trường mầm non theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường một cách triệt để

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường là một hướng đi mang lại nhiệu lợi ích trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường Văn hóa nhà trường tạo nên sức mạnh tập thể cho nhà trường, tạo dựng thương hiệu và nâng cao uy tín nhà trường Các giá trị văn hóa có vai trò giúp tạo động lực làm việc, hỗ trợ điều phối và kiểm soát; hạn chế tiêu cực và xung đột và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường

Xây dựng môi trường giáo dục theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường ở trường mầm non cần chú trọng đến các nội dung chính như: xây dựng môi trường vật chất và xây dựng môi trường tinh thần Đồng thời các chủ thể quản lí giáo dục cũng cần quan tâm tới các hình thức tổ chức và hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo định hướng phát triển văn hóa bao gồm: thông qua thực hiện các hoạt động quản lý trẻ

Trang 33

hàng ngày, hoạt động tham quan, dã ngoại, trải nghiệm thực tế; hoạt động ngày lễ, ngày hội; hoạt động hợp tác với cha mẹ chăm sóc, giáo dục trẻ Trong chương 1, nhóm tác giả đã chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng (yếu tố khách quan và chủ quan) tới xây dựng môi trường giáo dục tại các trường mầm non theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường

Việc nghiên cứu hệ thống lí luận về xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường ở chương một là cơ sở quan trọng

để đề tài tiếp tục nghiên cứu thực trạng, và đề xuất biện pháp tại các chương sau

Trang 34

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở CÁC TRƯỜNG

MẦM NON NỘI THÀNH HẢI PHÒNG 2.1 Khái quát đặc điểm phát triển của thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là thành phố cảng biển quan trọng nằm ở phía Đông của miền Duyên hải Bắc Bộ và là thành phố lớn thứ 3 cả nước sau Hồ Chí Minh và Hà Nội Là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đạt đô thị loại 1 cấp quốc gia Về vị trí địa lý Hải Phòng giáp với các tỉnh: Hải Dương về phía Tây Bắc, Thái Bình về phía Tây Nam, Quảng Ninh về phía Bắc và Đông Bắc Đặc biệt thành phố có đường ven biển trải dài hơn 125km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam

Với thuận lợi về vị trí địa lý, Hải Phòng đã trở thành trung tâm giao lưu thông thương của cả nước về đường bộ, đường sắt, đường thủy và cả đường hàng không Nơi đây giữ vai trò to lớn trong xuất nhập khẩu của vùng Bắc Bộ và là trung tâm kinh tế, công nghiệp lớn của cả nước, là khu vực nằm trong hai vành đai một hành lang về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc Về an ninh quốc phòng, Hải Phòng giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở làm việc của Bộ Tư lệnh quân khu 3 và Bộ

Tư lệnh Hải quân Việt Nam

Cùng với lợi thế phát triển khinh tế, thương mại, công nghiệp Hải Phòng còn là trung tâm lớn của vùng duyên hải Bắc Bộ về phát triển y tế, giáo dục và dịch vụ, du lịch Trên bản đồ du lịch Hải Phòng thường được gọi bằng cái tên rất thân thương như

“thành phố Cảng” hay "thành phố Hoa Phượng đỏ" Thành phố đầy nắng và gió này thu hút du khách thập phương bằng những bãi biển trải dài dập dìu sóng vỗ; bằng khu sinh quyển dự trữ thế giới tại đảo Cát Bà; bằng các lễ hội truyền thống văn hóa địa phương độc đáo và bằng cả phong vị ẩm thực dân dã, đậm đà khó quên Thành phố có nét kiến trúc đặc trưng đan xen giữa truyền thống cổ kính của các chùa, đình, miếu cổ với kiến trúc tân cổ điển Pháp hòa quện với các tòa nhà, khu nghỉ dưỡng hiện đại

Vị trí địa lý kinh tế thuận lợi là nền tảng cơ sở giúp đời sống của người dân Hải Phòng không ngừng phát triển Nơi đây có truyền thống văn hóa, giáo dục phong phú

và phát triển Bên cạnh đó giáo dục của thành phố cũng chịu tác động trực tiếp của bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố, xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ

2.2 Đôi nét giới thiệu về giáo dục mầm non thành phố Hải Phòng

Thành phố Hải Phòng là trung tâm giáo dục quan trọng của các vùng duyên hải Bắc Bộ Do đó quy mô giáo dục mầm non của Hải Phòng không ngừng phát triển và ngày càng được mở rộng với đa dạng các loại hình nhà trường Hải Phòng hiện có 341 trường mầm non và 4.187 nhóm lớp So với cùng kỳ năm học 2017-2018 con số này

đã tăng hơn 12 trường và tăng hơn 179 nhóm lớp Đặc biệt, GDMN tăng mạnh chủ yếu

ở loại hình mầm non tư thục nằm trên địa bàn các khu vực nội thành, nội thị, các khu

Trang 35

công nghiệp nơi có đông lao động nữ Số trẻ em trong độ tuổi mầm non đến trường liên tục đạt tỷ lệ cao trong nhiều năm gần đây Cụ thể tính đến tháng 5 năm 2018 số trẻ đến trường là gần 125.000 (đạt 73,4%), trong đó trẻ mẫu giáo là 105.000 trẻ (đạt 93,8%), trẻ nhà trẻ là 19.000 (đạt 33,3%) Đây là một con số khá ấn tượng với giáo dục mầm non bởi bậc học này là không bắt buộc trong hệ thống giáo dục quốc dân (Nguồn trích dẫn số liệu từ “Quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông và mầm non thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”) [11]

Giáo dục mầm non thành phố Hải Phòng không chỉ liên tục phát triển về quy

mô mà chất lượng giáo dục cũng không ngừng được nâng cao Sở Giáo dục và đào tạo

đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể như thực hiện chuyên đề, tổ chức hội thảo, tổ chức các phong trào thi đua, hội thi để không ngừng tăng cường đổi mới sáng tạo trong công tác hoạt động chuyên môn Bên cạnh đó cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị cho giáo dục mầm non cũng được tăng cường đầu tư Thành phố chỉ đạo giảm tối đa số phòng học tạm, phòng học xuống cấp và phòng học nhờ Triển khai xây dựng mới nhiều trường lớp mầm non theo hướng kiên cố và chuẩn hiện đại Chính sách đối với giáo viên mầm non, nhân viên nuôi dưỡng được thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện, từng bước đảm bảo cho giáo viên an tâm và chuyên tâm với nghề

Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được như trên, giáo dục mầm non thành phố Hải Phòng cũng vẫn còn gặp phải những điểm hạn chế Cụ thể là: Mạng lưới trường học còn chưa hợp lý giữa các khu vực nội thành nội thị với các vùng ven Đặc biệt một số trường học khu vực nội thành có số học sinh trong một lớp cao hơn nhiều

so với quy định Vẫn còn tình trạng cơ sở vật chất sơ sài, phải thuê hoặc mượn phòng học ở một số trường ngoài công lập gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia còn chậm và chững trong một vài năm gần đây, đặc biệt vẫn còn tình trạng “nợ chuẩn” Chất lượng giáo dục mầm non đại trà chưa đồng đều giữa các vùng; các kỹ năng được hình thành ở trẻ còn hạn chế Việc thực hiện xã hội hoá giáo dục và phối hợp với gia đình còn nhiều bất cập Đội ngũ giáo viên tuy đã và vẫn được tăng cường đào tạo, bồi dưỡng liên tục nhưng vẫn còn thiếu

và không đồng bộ Một bộ phận giáo viên còn chậm đổi mới về phương pháp giảng dạy, thiếu năng lực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ và kỹ năng sư phạm Công tác quản lý giáo dục chậm đổi mới, chủ yếu vẫn dựa theo kinh nghiệm, ít có sự cập nhật những thông tin về khoa học quản lý

Như vậy có thể nói nhu cầu về giáo dục mầm non của thành phố Hải Phòng vẫn

có xu hướng liên tục tăng mạnh trong thời gian sắp tới Trong đó tăng nhiều về mặt số lượng các trường cả công lập và ngoài công lập, tập trung chủ yếu cho khu vực nội đô, thành thị và các cụm công nghiệp Chất lượng giáo dục mầm non cũng không ngừng được nâng cao với việc tăng cường chỉ đạo chuyên môn sát sao của Sở Giáo dục và đào tạo cũng như sự tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại Như vậy việc đầu tư xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non nội thành Hải Phòng trên nền

Trang 36

tảng các giá trị văn hóa bền vững vào thời điểm này càng mang nhiều ý nghĩa và cấp thiết hơn bao giờ hết

2.3 Khái quát về quá trình tổ chức khảo sát

2.3.1 Mục đích

- Tìm hiểu được thực trạng nhận thức về xây dựng môi trường giáo dục theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường trong các trường mầm non nội thành Hải Phòng hiện nay

-Tìm hiểu thực trạng về môi trường giáo dục trường mầm non, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường

- Đánh giá được thực trạng môi trường giáo dục và công tác xây dựng môi trường giáo dục làm cơ sở để xây dựng các biện pháp xây dựng môi trường giáo dục trường mầm non theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường

2.3.2 Nội dung

Với quy mô của đề tài, chúng tôi tập trung khảo sát vào 3 nội dung chính:

(1) Đánh giá thực trạng môi trường giáo dục: Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu về biểu hiện của các yếu tố môi trường giáo dục ở các trường mầm non nội thành Hải Phòng, theo 2 nội dung:

- Đánh giá mức độ biểu hiện ở 3 mức: đúng hoàn toàn, đúng một phần và chưa đúng Với những đánh giá ở mức độ đúng một phần và chưa đúng chúng tôi tiến hành thu thập nguyên nhân của vấn đề

- Đánh giá mức độ hài lòng được cảm nhận ở 3 mức: Rất hài lòng, hài lòng một phần và chưa hài lòng Với những đánh giá ở mức độ hài lòng một phần và chưa hài lòng chúng tôi tiến hành thu thập nguyên nhân

(2) Đánh giá thực trạng xây dựng môi trường giáo dục theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường Với nội dung này, chúng tôi soạn ra mẫu phiếu điều tra khảo sát để tập hợp ý kiến đánh giá của các khách thể khảo sát cụ thể về 3 nội dung:

- Mức độ nhận thức về công tác xây dựng môi trường giáo dục theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường bao gồm 4 mức đánh giá: Rất quan trọng, Quan trọng, Ít quan trọng và Không quan trọng

- Mức độ quan trọng của các nội dung xây dựng môi trường giáo dục theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường gồm 3 mức đánh giá: Rất quan trọng, Quan trọng,

và Không quan trọng

- Mức độ đáp ứng của các nội dung xây dựng môi trường giáo dục theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường gồm 3 mức đánh giá: Đáp ứng tốt, Đáp ứng một phần và Không đáp ứng

(3) Thu thập ý kiến khảo sát về thực trạng các con đường xây dựng môi trường

Trang 37

giáo dục trên cơ sở lý luận đã được xây dựng tại chương 1 theo các mức độ quan trọng: Rất quan trọng, Quan trọng, Ít quan trọng, Không quan trọng

Tại chương 3 là thu thập ý kiến khảo sát đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất Đặc biệt là xác thực tính phù hợp, tính hiệu quả và tính định hướng cho bộ tiêu chí đánh giá công tác xây dựng môi trường giáo dục theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường ở các trường mầm non nội thành Hải Phòng được xây dựng

2.3.3 Phương pháp

Để thực hiện mục đích khảo sát, đề tài sử dụng hai phương pháp:

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: trên cơ sở nội dung cần thu thập thông tin chúng tôi thiết kế các câu hỏi phù hợp Xác định đối tượng khảo sát để xây dựng phiếu hỏi và câu hỏi chuẩn nội dung Tổ chức hoạt động thu thập ý kiến với các đối tượng cần tham khảo Tổng hợp và xử lý kết quả thu được nhằm rút ra các kết luận nghiên cứu

- Phương pháp phỏng vấn sâu: xác định nội dung cần phỏng vấn, lựa chọn đối tượng phỏng vấn là các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm chuyên môn, tiến hành phỏng vấn và xử lý kết quả phỏng vấn để rút ra các kết luận cần thiết

2.3.4 Đối tượng và địa bàn

- Đối tượng tham gia khảo sát bao gồm:

Cán bộ quản lý nhà trường (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ phó chuyên môn): 70 người Giáo viên, nhân viên tại các trường mầm non nội thành Hải Phòng: 150 người Cha mẹ trẻ tại các nhà trường: 100 người Chuyên gia có kinh nghiệm, cán bộ đầu ngành: 20 người Tổng số lượng đối tượng khảo sát là khoảng hơn

300 người

- Địa bàn khảo sát:

Chúng tôi chọn 30 trường ở 06 quận nội thành Hải Phòng mang tính đại diện với những đặc trưng khác nhau về: loại hình trường đa dạng gồm: công lập, dân lập, tư thục; về quy mô diện tích gồm: trường quy mô lớn có diện tích rộng rãi thoáng mát, và

cả trường quy mô nhỏ, diện tích chật hẹp, sâu trong ngõ; về lịch sử phát triển: có trường mới thành lập, và trường đã có bề dày quá trình hình thành và xây dựng, v.v… Đây là những trường được lựa chọn ngẫu nhiên theo mục đích nghiên cứu của đề tài Chúng tôi tìm hiểu sự ảnh hưởng từ các cộng đồng dân cư nội thành khác nhau về vị trí địa lý, trình độ phát triển, truyền thống văn hóa, các loại hình nhà trường tới nhận thức và quá trình xây dựng môi trường giáo dục là như thế nào Đặc biệt là quá trình xây dựng môi trường giáo dục theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường

Trang 38

2.4 Thực trạng môi trường giáo dục ở các trường mầm non nội thành Hải

Phòng

2.4.1 Thực trạng mức độ biểu hiện các yếu tố của môi trường giáo dục ở các

trường mầm non nội thành Hải Phòng

Bảng 2.1: Mức độ biểu hiện các yếu tố của môi trường giáo dục

ở các trường mầm non nội thành Hải Phòng

Mức độ biểu hiện

toàn

Đúng một phần

Chưa đúng

I Môi trường vật chất

1 Điều kiện địa lý tự nhiên và cảnh quan môi trường nơi trường đóng an toàn

và thuận lợi cho hoạt động giáo dục của nhà trường

2 Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khu dân cư địa bàn nơi trường

đóng thuận lợi cho hoạt động giáo dục nhà trường phát triển

3 Các chính sách, cơ chế của địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt

động giáo dục nhà trường phát triển

4 Trong các hoạt động giáo dục nhà trường thường xuyên nhận được sự phối

hợp từ chính quyền địa phương

5 Có đầy đủ cơ sở vật chất, các trang thiết bị và điều kiện đảm bảo an toàn vệ

sinh sinh hoạt hàng ngày của trẻ và giáo viên

6 Có các góc cho trẻ vui chơi trong lớp đảm bảo đủ các hoạt động cần thiết,

được bố trí thuận tiện, hợp lý, thẩm mỹ, khoa học

7 Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu các góc hoạt động trong lớp được liên tục

thay đổi, linh hoạt và sáng tạo nhằm kích thích sự hứng thú khám phá của trẻ

8 Có các khu vực, các góc vui chơi ngoài trời được thiết kế phù hợp, an toàn,

sạch đẹp tạo cơ hội cho trẻ hoạt động

9 Có đầy đủ logo, ap-pic, khẩu hiệu thể hiện rõ hình ảnh đặc trưng về giá trị

giáo dục và thương hiệu mà nhà trường định hướng xây dựng

II Môi trường tinh thần

10 Hệ thống các giá trị giáo dục và chuẩn mực trong nhà trường đảm bảo tính

nhân văn, tiên tiến

11 Xây dựng được tuyên bố sứ mệnh về các giá trị giáo dục nhân hiệu mang

tính thương hiệu của nhà trường và thường xuyên tuyên truyền, phấn đấu thực hiện sứ mệnh đã tuyên bố phù hợp với xu thế phát triển hiện nay

12 Đổi mới, sáng tạo, đa dạng và linh hoạt về nội dung, phương pháp và hình

thức tổ chức dạy học nhằm để trẻ bộc lộ cá tính riêng, kích thích sự tự khám phá, trải nghiệm cho trẻ hình thành kỹ năng và phát triển toàn diện

13 Có bầu không khí thoải mái, cởi mở, gần gũi, đội ngũ sẵn sàng chia sẻ công

việc với nhau

14 Cán bộ quản lý nhà trường có phẩm chất đạo đức, chuyên môn và trình độ

15 Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, nhiệt tình trong công tác chuyên môn 79%

(237)

12%

(36)

9% (27)

16 Cha mẹ trực tiếp tham gia và đồng hành cùng con với các hoạt động của

nhà trường dưới nhiều hình thức

17 Có sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình trẻ trong việc rèn luyện

những thói quen tốt cho trẻ

Trang 39

Kết quả điều tra khảo sát cho thấy giá trị trung bình chung tất cả các chỉ số hầu hết đều ở mức hoàn toàn đúng và đúng một phần Trong đó mức hoàn toàn đúng của các yếu tố môi trường vật chất và môi trường tinh thần tương ứng lần lượt là 56.4% và 54.3% Điều này chứng tỏ các trường đã có sự tập trung, chú trọng trong xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, văn minh Tuy nhiên trong đó vẫn có những yếu tố của môi trường giáo dục được đánh giá thấp Cụ thể như: Quan điểm giá trị giáo dục được tuyên bố (nội dung số 10, 11), khắc họa hình ảnh đặc thù tính chuyên nghiệp, thương hiệu cho nhà trường chưa được chú trọng (nội dung số 9) Cơ sở vật chất, trang thiết bị

đã tương đối đầy đủ và đa dạng (nội dung số 5,6), nhưng cách thức khai thác và tổ chức sử dụng trong quá trình giáo dục để hình thành kỹ năng cho trẻ còn hình thức, chưa linh hoạt và đạt hiệu quả cao (nội dung số 7,12) Phối hợp với gia đình trẻ tạo sự thống nhất trong rèn luyện nền nếp cho trẻ còn chưa đạt được kỳ vọng mong muốn (nội dung số 17) Chính quyền địa phương chưa đặt ưu tiên đầu tư xây dựng tạo cảnh quan môi trường thuận lợi cho trẻ hoạt động trải nghiệm và khám phá môi trường địa phương (nội dung số 2) Đặc biệt còn nhiều trường ở vào tình thế khó khăn như nằm trong ngõ có khu dân cư đông đúc, gần chợ, gần đường tàu

Qua kết quả phỏng vấn sâu đối với giáo viên và cán bộ quản lý trong nhà trường thì việc xây dựng môi trường giáo dục gần đây đã được các cấp lãnh đạo của ngành chỉ đạo kế hoạch thi đua sát sao Do đó toàn bộ đội ngũ đã có tâm thế chuẩn bị

và tinh thần thực hiện tốt Tuy nhiên khi nói đến định hướng phát triển văn hóa nhà trường hầu hết cán bộ quản lý đều cho rằng chưa cụ thể hóa được cách thức tiến hành Chưa có tiêu chí xây dựng rõ ràng nên còn rất mông lung và chưa thực tế

2.4.2 Thực trạng mức độ hài lòng về biểu hiện của các yếu tố môi trường giáo dục

ở các trường mầm non nội thành Hải Phòng

2.4.2.1 Mức độ hài lòng của CBQL và GV về môi trường giáo dục ở các trường mầm

non nội thành Hải Phòng

Qua dữ liệu thống kê cho thấy mức độ hài lòng được cảm nhận của đội ngũ cán

bộ quản lý và giáo viên đạt được ở mức độ trung bình khá (62.6%) Điều đáng nói ở đây là sự chênh lệch rõ rệt ở đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giữa trường công lập với trường ngoài công lập Giá trị trung bình chung mức độ rất hài lòng chủ yếu là từ ý kiến đội ngũ các trường công lập hay các trường có quy mô hoạt động lớn Kết quả điều tra mức độ chưa hài lòng và mới đạt hài lòng một phần là từ phản ánh của các trường ngoài công lập, đặc biệt là các cơ sở quy mô vừa và nhỏ Chỉ tiêu chênh lệch rõ nhất ở các nội dung số 1, 2, 4 và 7 Đó là các nội dung về mức độ an toàn; trang thiết

bị, cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại; môi trường năng động, nỗ lực không ngừng để đạt mục tiêu kết quả cao hơn Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình đảm bảo chất lượng hoạt động công tác chăm sóc và giáo dục trẻ của giáo viên ở hai loại hình nhà trường khác nhau

Trang 40

Bảng 2.2: Mức độ hài lòng của CBQL và GV về môi trường giáo dục

ở các trường mầm non nội thành Hải Phòng

Bên cạnh đó còn một số chỉ tiêu đạt kết quả thống kê chưa cao Đó là cảm nhận trong công tác phối hợp với cha mẹ trẻ Đề xuất những khó khăn, đổi mới phương pháp và hài lòng về kết quả đạt được trên trẻ Vấn đề đổi mới phương pháp luôn luôn được ngắn liền với kỳ vọng đạt kết quả cao ở các chỉ số phát triển của trẻ Do vậy cần

có hướng đi mới trong công tác quản lý tạo nền tảng bền vững từ những giá trị tinh thần, từ niềm tin, sự kỳ vọng cao trong chất lượng giáo dục Xây dựng môi trường giáo dục theo định hướng phát triển văn hóa nhà trường là hướng đổi mới phù hợp mà các nhà quản lý trường mầm non cần thực hiện Quy trình này cần được triển khai đầy đủ

từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện đến kiểm tra giám sát quá trình thực hiện Bên cạnh đó đẩy mạnh sự phối kết hợp với cha mẹ trẻ tạo môi trường giáo dục thống nhất trong nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ cũng cần các nhà quản lý có chiến lược phát huy mới

2.4.2.2 Mức độ hài lòng của cha mẹ trẻ về môi trường giáo dục ở các trường mầm non

nội thành Hải Phòng

Mức độ hài lòng

Rất hài lòng

Hài lòng một phần

Chưa hài lòng

1. Cô giáo cảm thấy mình được làm việc trong một môi trường cơ sở

vật chất, trang thiết bị đầy đủ và hiện đại 62%

(186)

27%

(81)

11% (33)

2. Cô giáo cảm thấy mình được làm việc trong một môi trường an

toàn, có điều kiện phát triển nghề nghiệp của bản thân 63%

(189)

25%

(75)

12% (36)

3. Cô giáo cảm thấy mình được làm việc trong một môi trường

chuyên nghiệp, nơi mọi người luôn tận tâm với trẻ và có tác phong

làm việc khoa học, bài bản

4. Cô giáo cảm thấy mình được làm việc trong một môi trường năng

5 Cô giáo cảm thấy mình được làm việc trong một môi trường có đội

ngũ giáo viên luôn quan tâm và sẵn sàng chia sẻ mọi công việc với

6 Cô giáo cảm thấy bản thân rất tích cực và chủ động trao đổi với đồng

nghiệp và các nhà quản lý về đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động

chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ

7. Cô giáo cảm thấy hài lòng vì mình đã nỗ lực không ngừng để nâng

cao kết quả của các chỉ số phát triển ở trẻ 69%

(207)

31%

(93)

0% (0)

8. Cô giáo cảm thấy hài lòng về việc thống nhất cách thức, biện pháp

phối hợp với cha mẹ trẻ trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ 53%

(159)

36%

(108)

11% (33)

Ngày đăng: 16/12/2024, 11:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w