1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo biện pháp thi giáo viên chủ nhiệm giỏi biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc

15 24 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 42,09 KB

Nội dung

Nội dung sáng kiến 6.2.1Nắm bắt chính xác, cụ thể phẩm chất và năng lực của từng đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm để xác định phương pháp giáo dục phù hợp.. ..., ngày .../9/2020 Xác nhậ

Trang 1

PHỤ LỤC 1

TT Tên sáng

kiến

Tóm tắt nội dung của sáng kiến Lợi ích kinh

tế-xã hội có thể thu được do áp dụng sáng kiến

lớp học

hạnh phúc

thông qua

công tác

chủ nhiệm

Các biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp như:

1 Nắm bắt chính xác, cụ thể phẩm chất và năng lực của từng đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm để xác định phương pháp giáo dục phù hợp.

Bước 1: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí

HS ở cấp THCS, đặc biệt là đối tượng

HS lớp 8

Bước 2: Nắm bắt thông tin cụ thể của

các đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm:

Bước 3: Từ việc nắm bắt tình hình cụ

thể từng nhóm đối tượng HS, từng cá nhân HS có đặc điểm tâm sinh lí đặc biệt… từ đó tìm biện pháp giáo dục phù hợp từng đối tượng… tất cả các biện pháp đều trên nguyên tắc: yêu thương, lắng nghe và chia sẻ

2 Thảo luận công khai và dân chủ trong xây dựng nội quy lớp học.

Bước 1:  Giáo viên tổ chức lấy ý kiến

của của học sinh về những nội quy cần

có trên nguyên tắc chấp hành nội quy chung của nhà trường:

Bước 2:  Chia sẻ ý kiến giữa các nhóm

và thống nhất các ý tưởng

- Từng nhóm chia sẻ ý kiến cho cả lớp

Bước 3: Thống nhất nội quy lớp học Bước 4: Cam kết thực hiện

Tất cả mọi thành viên cam kết thực hiện nội quy đã đề ra

3 Đổi mới và nâng cao hiệu quả của tiết sinh hoạt lớp

- Tổ chức tọa đàm – trao đổi các vấn đề

gần gũi, thiết thực với lứa tuổi HS lớp 8

- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm

Cách thực thực hiện đơn giản, dễ

áp dụng cho mọi đối tượng học sinh

ở nhiều cấp học Không tốn chi phí kinh tế, đạt được mục tiêu giáo dục

“Xây dựng trường học hạnh phúc”

Trang 2

trong tiết sinh hoạt.

- Tổ chức hoạt động: “Mỗi tuần một chuyện kể” – kể chuyện trong giờ sinh hoạt

Trang 3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN TÓM TẮT SÁNG KIẾN

Đề tài: : Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ nhiệm

6 Mô tả bản chất của sáng kiến:

6.1 Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến

Đánh giá về những bất cập, hạn chế của lĩnh vực giáo dục những năm

qua, Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng nêu rõ: "Đổi mới tư duy

và hoạt động giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra…Chưa chú trọng đúng mức đến phát triển phẩm chất và năng lực người học Giáo dục làm người, đạo đức lối sống có lúc, có nơi bị xem nhẹ… Còn không ít tiêu cực trong

giáo dục và đào tạo" Vì thế xây dựng mô hình trường học hạnh phúc là một trong những việc làm hàng đầu cần được quan tâm và thực hiện trong các nhà trường hiện nay

Quan điểm chỉ đạo về xây dựng trường học hạnh phúc: Xây dựng “

Trường học hạnh phúc” là một trong những hoạt động trọng tâm của ngành Giáo

dục từ năm học 2018 - 2019 và những năm tiếp theo, nhằm giúp cho đội ngũ GV ngày càng vững mạnh mọi mặt và sẵn sàng tích cực đồng hành với lộ trình đổi mới giáo dục của nước nhà

6.1.1 Đ i v i h c sinh ố ớ ọ

Năm học 2020 – 2021, tôi được BGH trường THCS Tây Phú phân công chủ nhiệm lớp 8A2 đồng thời giảng dạy môn Ngữ văn tại lớp Với tổng số HS là

31, đa số các em đều ngoan, có ý thức học tập và rèn luyện Tuy nhiên nhiều em

HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhiều em bố mẹ đi làm ăn xa như làm dưa, làm rẫy trên Tây Nguyên thường xuyên vắng nhà, các em thường ở nhà một mình với ông bà đã lớn tuổi; hay bố mẹ làm công nhân ở các khu công nghiệp thời gian làm việc kéo dài từ 5 giờ sáng đến 20 giờ đêm mới về nhà, không có nhiều thời gian để quan tâm chăm sóc đến việc học tập giáo dục các em mà thường phó mặc việc này cho nhà trường Một số HS còn chưa ngoan, ý thức tổ chức kỉ luật và học tập còn nhiều yếu kém Hơn nữa, đối tượng học sinh lớp 8, các em đang có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, dễ vui, dễ buồn, hành động nhiều khi theo bản năng, bộc phát

6.1.2 Đối với bản thân giáo viên

Trang 4

- Chương trình học thì càng ngày càng nặng về kiến thức, áp lực thi cử nên đòi hỏi cả giáo viên và học sinh luôn phải tập trung vào chương trình học ở trường nên không có nhiều thời giờ dành cho việc tìm hiểu , quan tâm đến cảm xúc của bản thân và học sinh

6.1.3 Đối với các bậc phụ huynh

- Hiện nay không ít phụ huynh do bận kiếm sống, ít có thời gian gần gũi và quan tâm đến con em mình Họ chú trọng việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật chất cho con hơn là việc quan tâm đời sống tinh thần và cảm xúc hạnh phúc của con khi đến trường cũng như trong gia đình

6.2 Nội dung sáng kiến

6.2.1Nắm bắt chính xác, cụ thể phẩm chất và năng lực của từng đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm để xác định phương pháp giáo dục phù hợp.

Khi được BGH phân công lớp chủ nhiệm, trước hết tôi đã tìm hiểu hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lý, nhân cách, những ưu điểm, hạn chế của từng học sinh thông qua các bước sau :

- Bước 1: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí HS ở cấp THCS, đặc biệt là đối

tượng HS lớp 8

- Bước 2: Nắm bắt thông tin cụ thể của các đối tượng học sinh lớp chủ

nhiệm:

+ Nắm bắt thông tin học sinh qua phiếu điều tra sau:

TRƯỜNG THCS TÂY PHÚ

PHIẾU TÌM HIỂU THÔNG TIN HỌC SINH LỚP 8A2

NĂM HỌC 2020 – 2021

1 Họ và tên: , Ngày sinh: Nam/ Nữ: ……….…

Nơi sinh: ………

Quê quán: ……….

Chỗ ở hiện nay:

Số điện thoại cá nhân:

Địa chỉ email:

2 Họ và tên cha:

Nghề nghiệp (làm gì, ở đâu?): Số điện thoại:

3 Họ và tên mẹ:

Nghề nghiệp (làm gì, ở đâu?): Số điện thoại:

4 Số anh chị em: (Anh , chị , em ) (đang học trường nào hay làm việc ở đâu) ………

5 Hoàn cảnh kinh tế gia đình: (Đánh dấu vào vào ô thích hợp)

6 Diện chính sách: Con thương binh € Con bệnh binh €

Trang 5

7 Về kết quả học tập: (Sử dụng kết quả năm học 2019 - 2020)

ĐTB

Xếp loại Điểm trung bình từng môn học

GD CD

Môn học yêu thích nhất: Lý do:

Môn học yếu nhất: Lý do:

Năng lực nổi bật của bản thân ……….

Mục tiêu của việc học: ……….

Thời gian dành cho học tập ở nhà là bao nhiêu: ……….

Phương pháp học tập của bản thân: ……….

Phương hướng phấn đấu trong các năm học tại trường THPT: ………

Trong học tập và cuộc sống em gặp phải khó khăn gì: Em mong ước gì khi ở lớp: ………

8 Kết quả thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh (nếu có, ghi rõ loại giải, môn): 9 Các nhiệm vụ đã làm năm lớp , lớp (lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó VTM, LĐ, chi đội trưởng, liên đội trưởng ): .

10 Dự định tương lai: a) Thi ĐH, CĐ nhóm môn , ngành ,

trường , tại

b) Ước mơ làm nghề gì? Tại sao?

., ngày /9/2020 Xác nhận của cha, mẹ học sinh Học sinh (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) Nắm bắt tình hình HS lớp chủ nhiệm qua bảng sơ yếu lí lịch là công việc cơ bản mà GVCN nào cũng làm vào đầu năm, đối với lớp chủ nhiệm tôi đưa thêm một số thông tin như: hoàn cảnh kinh tế gia đình, môn học yêu thích, môn học yếu nhất ( nêu lí do), năng lực nổi bật của bản thân, mục tiêu của việc học, thời gian dành cho học tập ở nhà là bao nhiêu, phương pháp học tập của bản thân, phương hướng phấn đấu trong các năm học tại trường THPT, trong học tập và cuộc sống em gặp phải khó khăn gì, em mong ước gì khi ở lớp, các nhiệm vụ đã làm năm lớp 7, dự định tương lai… Khi phát phiếu tôi hướng dẫn giúp các em hiểu rõ và điền đầy đủ các nội dung trong phiếu Khi nhận phiếu từ các em tôi bắt tay vào công tác ghi chép, tìm hiểu và phân loại các đối tượng HS trong lớp theo phẩm chất và năng lực của các em dựa theo các thông tin trong phiếu như: + Tìm hiểu môi trường sống và học tập của các em: tình hình gia đình học sinh như trình độ học vấn, nghề nghiệp của cha mẹ, hoàn cảnh, mức sống, phương pháp giáo dục và những đặc điểm khác

+ Tìm hiểu học sinh: chất lượng học tập, thực trạng về tính chuyên cần, về phương pháp học tập, kết quả học tập, ý thức rèn luyện ở các lớp trước, đặc

Trang 6

điểm cá biệt, … từ những thông tin đó, trao đổi cùng giáo viên chủ nhiệm cũ để nắm bắt thêm tình hình chung, tình hình của từng HS Chú ý đến HS có cá tính đặc biệt…

- Bước 3: Từ việc nắm bắt tình hình cụ thể từng nhóm đối tượng HS, từng cá

nhân HS có đặc điểm tâm sinh lí đặc biệt… từ đó tìm biện pháp giáo dục phù hợp từng đối tượng… tất cả các biện pháp đều trên nguyên tắc: yêu thương, lắng nghe và chia sẻ

+ Tạo mối quan hệ thân thiện, gần gũi sẵn sàng lắng nghe chia sẻ trực tiếp cùng các em những vấn đề trong học tập và cuộc sống

+ Lập nhóm zalo của lớp để các thành viên thông báo về các công việc cấp bách của lớp, trao đổi khó khăn trong quá trình học tập, cuộc sống…

+ Để xây dựng một lớp học hạnh phúc, trước hết giáo viên chủ nhiệm là “ người

mẹ thứ hai” của các em Muốn vậy tôi phải gần gũi các em, phải có tấm lòng yêu thương chia sẻ cùng các em Đồng thời là chỗ dựa vững chắc để học sinh trao đổi tâm sự cùng hướng đến những niềm vui và cùng tháo gỡ những vướng mắc trong học tập trong cuộc sống hàng ngày, tạo niềm tin cho các em phát huy phẩm chất và năng lực của bản thân, xem tập thể lớp là tổ ấm thứ hai của mình

6.2.2 Thảo luận công khai và dân chủ trong xây dựng nội quy lớp học.

Thay vì giáo viên chủ nhiệm tự xây dựng nội quy lớp học, đưa ra yêu cầu

cả lớp thực hiện, ngay từ đầu năm, tôi đã tổ chức cho lớp tự thảo luận xây dựng nội quy lớp dựa trên nội quy của nhà trường Việc học sinh tham gia vào xây dựng nội quy lớp học sẽ khiến học sinh thực hiện nội quy tốt hơn vì các em đã là học sinh cấp 2 nên hiểu rõ về nội quy và nội quy đó là do chính học sinh đề ra đồng thời có cam kết thực hiện Thực hành dân chủ trong lớp học có nghĩa là thầy cô và HS đều ý thức rõ về quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình với những người xung quanh, với tập thể lớp; phát huy tinh thần chủ động, tích cực tranh luận, trao đổi; ghi nhận những ý tưởng độc đáo, mới lạ; tôn trọng ý kiến người khác…

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1:  Giáo viên tổ chức lấy ý kiến của của học sinh về những nội quy cần có

trên nguyên tắc chấp hành nội quy chung của nhà trường:

- Chia học sinh thành những nhóm nhỏ và thảo luận theo các câu hỏi:

Mục tiêu của bản thân em khi đến trường?

Các em mong muốn lớp của mình như thế nào?

 Em mong muốn gì ở bạn bè, thầy cô?

- Từng cá nhân nêu ý kiến, sau đó thống nhất và đưa ra ý kiến của nhóm

Trang 7

Bước 2:  Chia sẻ ý kiến giữa các nhóm và thống nhất các ý tưởng.

- Từng nhóm chia sẻ ý kiến cho cả lớp

Bước 3: Thống nhất nội quy lớp học

- Tổ chức thảo luận chung cả lớp theo câu hỏi:

Để đạt được những mong đợi đó, học sinh nên và không nên làm gì?

Từ các ý kiến của học sinh, thống nhất nội quy lớp học

Tạo khẩu hiệu ngắn gọn, dễ nhớ để cùng nhau hành động

Bước 4: Cam kết thực hiện

Tất cả mọi thành viên cam kết thực hiện nội quy đã đề ra

Như vậy, với biện pháp trên, tôi đã giáo dục học sinh ý thức trách nhiệm với bản thân và với tập thể lớp Các em được dân chủ và công khai thảo luận xây dựng nội quy, qui định lớp học Do vậy, trong suốt năm học, phần lớn các

em rất tôn trọng nội quy và nghiêm túc thực hiện

BẢN KÝ CAM KẾT THỰC HIỆN NỘI QUY LỚP 8A2, Năm học:

2020-2021

STT Họ và tên học sinh Chữ ký của

học sinh

Chữ ký của phụ huynh học sinh Ghi chú

1 Đặng Quốc An

2 Lê Hoàng Anh

3 Nguyễn Thái Bảo

4 Trần Nhất Duy

5 Hồ Thị Thuỳ Dương

6 Phạm Nhật Hào

7 Lê Thị Mỹ Hằng

8 Võ Thị Thu Hiền

31 Đỗ Thị Kiều Trâm

6.2.3 Đổi mới và nâng cao hiệu quả của tiết sinh hoạt lớp

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủ nhiệm đó là việc

tổ chức giờ sinh hoạt lớp làm sao để gây được hứng thú cho học sinh, giúp các

em nhận thức đúng phẩm chất năng năng lực của bản thân và bạn bè Từ đó có phương hướng rèn luyện phát huy phẩm chất năng lực của chính bản thân các

em, không làm cho giờ sinh hoạt bị căng thẳng hoặc nhàm chán, lôi cuốn học sinh vào những hoạt động tích cực Thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực. Các học sinh trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên gắn bó với học sinh trong một cộng đồng chung để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực tế hàng

Trang 8

ngày ở nhà trường, ở lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ

Hiểu rõ được vai trò, ý nghĩa của tiết sinh hoạt trọng việc xây dựng lớp học hạnh phúc, tôi luôn cố gắng đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt; thu hút tối đa sự tham gia của HS Thay vì cách làm xưa nay là GVCN thường “ thuyết giảng” về bài học đạo đức; phê bình những sai phạm cũng như biểu dương những thành tích một chiều thì tôi đưa ra những “ Chuyên đề” phù hợp cho học sinh trong giờ sinh hoạt cuối tuần Nội dung các chuyên đề phải thật gần gũi, thiết thực, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi Có thể theo chủ điểm hàng tháng hoặc những vấn đề đang được xã hội quan tâm như môi trường sống, mạng xã hội, an toàn giao thông; tình bạn tuổi học trò… Hoặc chọn nghề cho tương lai như thế nào; tiêu tiền như thế nào khi chúng ta còn sống phụ thuộc vào cha mẹ; lợi ích của việc đọc sách và lòng đam mê tìm hiểu kiến thức; bạo lực gia đình và trách nhiệm của chúng ta; tự học như thế nào để có kết quả tốt; kinh nghiệm học giỏi bộ môn; khắc sâu kiến thức và phương pháp học tập… Khi đưa ra những chuyên đề này, tôi luôn xây dựng những tình huống có vấn đề

để học sinh phát huy phẩm chất và năng lực của bản thân; khơi gợi những bức xúc, những suy nghĩ đa chiều để các em bộc lộ Trong các giờ sinh hoạt, tôi thường tăng cường những nội dung sinh hoạt có liên quan đến các công việc chung của lớp, phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh Để học sinh được bàn bạc nỗ lực cố gắng và hợp tác với nhau để hoàn thành công việc đưọc giao

Dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn của GVCN, thông qua tiết sinh hoạt còn góp phần tăng cường vai trò tự quản của học sinh; học sinh là chủ thể của giờ sinh hoạt lớp, được tham gia vào những vai trò và nhiệm vụ khác nhau như người thực thi nhiệm vụ được giao, người tổ chức, người khám phá và đánh giá hoạt động, người điều khiển, dẫn chương trình…Tôi thường xuyên thay đổi hình thức giờ sinh hoạt một cách linh hoạt Trong giờ sinh hoạt các em được nói, được hát, được chơi, được thể hiện hết mình nên giờ sinh hoạt đã trở thành sự háo hức, sự chờ đợi đối với các em Nó thực sự lôi cuốn được cả tập thể lớp

Tôi xây dựng chi tiết và cụ thể kế hoạch sinh hoạt lớp theo 9 chủ đề sinh hoạt ứng với 9 tháng:

Tháng 9: Truyền thống nhà trường

Tháng 10: Chăm ngoan học giỏi

Tháng 11: Tôn sư trọng đạo

Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn

Tháng 1 + 2: Mừng Đảng mừng xuân

Tháng 3: Tiến bước lên Đoàn

Tháng 4: Hòa bình và hữu nghị

Tháng 5: Bác Hồ kính yêu

Trang 9

Một số hình thức tiết sinh hoạt đã được bản thân tôi áp dụng và đem lại hiệu quả khá cao Một số hình thức như:

a) Tổ chức tọa đàm – trao đổi các vấn đề gần gũi, thiết thực với lứa tuổi

HS lớp 8

Ví dụ 1: HS sử dụng điện thoại thông minh sao cho hiệu quả

Đối với học sinh lứa tuổi THCS phần mềm được đa số các em lựa chọn để tải ứng dụng về máy sử dụng đó chính là: game và mạng xã hội Và tại lớp tôi chủ nhiệm tình trạng nghiện game là khá phổ biến, chủ yếu là ở học sinh nam còn nghiện mạng xã hội chủ yếu ở học sinh nữ Là GVCN đồng thời dạy bộ môn Ngữ văn tại lớp, sau khi nắm bắt được tình hình trên của lớp chủ nhiệm, tôi luôn gần gũi trao đổi và định hướng để các em biết sử dụng điện thoại đúng mục đích

và hiệu quả Có dịp gần gũi các em là tôi trò chuyện cởi mở, giới thiệu, gợi ý những trang web bổ ích, mang tính học tập cho học sinh cũng như giải trí lành mạnh cho HS

- Ngay từ đầu năm học 2020 – 2021, tôi đã tổ chức tiết sinh hoạt lớp – tọa

đàm với chủ đề: “ Điện thoại thông minh ( ĐTTM) và học sinh THCS”

Mục tiêu tiết sinh hoạt:

- Giúp học sinh thấy được sự nguy hại từ việc lạm dụng ĐTTM đến việc học tập

cũng như đạo đức của học sinh Nội dung tiết sinh hoạt:

- HS xem phóng sự: “Smartphone hủy hoại một đứa trẻ như thế nào” trên kênh ANTV

- Thảo luận và phân tích nguyên nhân, hậu quả học sinh nghiện ĐTTM từ đó định hướng học sinh tự đưa ra giải pháp “cai nghiện” hiện tượng trên

Ví dụ 2: Tôi đã tổ chức lồng ghép trong tiết sinh hoạt lớp – tọa đàm với chủ

đề: “Tình cảm tuổi học trò”

Đối với học sinh lứa tuổi THCS các em bước vào giai đoạn dậy thì, bắt đầu có

sự phát triển về cơ thể và tâm sinh lí Là GVCN sau khi nắm bắt được tình hình trên của lớp chủ nhiệm, tôi luôn gần gũi trao đổi và định hướng cho các em để các em biết những thay đổi về giới tính đặc biệt là cảm xúc, tình cảm với các bạn khác giới Có dịp gần gũi các em là tôi trò chuyện cởi mở, nhẹ nhàng để các

em dễ dàng trao đổi về những vấn đề tế nhị của bản thân

Mục tiêu :

- Giúp học sinh có thêm kiến thức về giới tính và tâm lí lứa tuổi dậy thì

Nội dung tiết sinh hoạt:

- HS trả lời câu hỏi kiến thức giới tính

- Trao đổi về những cách ứng xử một số tình huống trong quan hệ với bạn bè khác giới

- Một số câu hỏi:

+ Câu hỏi 1: Em có biết khi nào thì người phụ nữ mới có hiện tượng thụ thai?

Trang 10

+ Đáp án: Khi tinh trùng của đàn ông được đưa vào trong âm đạo, tử cung của phụ nữ, tinh trùng gặp trứng rụng của phụ nữ thì người phụ nữ mang thai.(đưa tinh trùng vào bằng cách quan hệ tình dục hoặc thụ tinh nhân tạo)

+ Câu hỏi 2: Khi mang thai ở tuổi học sinh thì có tác hại như thế nào? –

+ Đáp án: Một số tác hại như học hành giảm sút; ảnh hưởng tới tương lai; khủng hoảng về tâm lí trầm cảm, căng thẳng; có thai ngoài ý muốn; cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh, tâm lí chưa trưởng thành, thiếu kinh nghiệm chăm sóc con cái nên có thể gây ra những hậu quả xấu cho bà mẹ và thai nhi

+ Câu hỏi 3: Em sẽ làm gì để tránh bị xâm hại tình dục?( dành cho bạn nữ)

+ Đáp án:

Sống, học tập, lao động, thể dục thể thao lành mạnh

Chơi với bạn khác giới bằng tình bạn chân thành

Tránh chơi ở những nơi vắng vẻ, hữu tình

Không ở trong phòng, trong nhà một mình với bạn khác giới

Đến nhà người khác chơi phải thận trọng ( nhất là chỉ có người khác giới mặc

dù đã lớn tuổi thì không nên vào)

Không uống rượu bia, dùng các chất kích thích

Không nhận tiền, quần áo, đồ ăn, đồ uống của người lạ

Không xem các phim ảnh, sách báo xấu( văn hóa phẩm đồi truy.)

Không đi ăn uống hoặc đi chơi xa một mình với người lạ, người khác giới Đặc biệt là đi chơi khuya

Tránh những cử chỉ va chạm vào cơ thể, vào vùng nhạy cảm như ngực, môi… Khi bị xâm hại thì chủ động, linh hoạt, khôn khéo, cứng rắn, bình tĩnh tìm mọi cách để thoát thân hoặc ghi lại chứng cứ phạm tội Thông báo ngay cho gia đình biết để tránh tình trạng bị xâm hại tái diễn hoặc có thai ngoài ý muốn

+ Câu hỏi 4: Quan hệ với người mình yêu khi chưa đủ tuổi thành niên có bị vi

phạm pháp luật không?(dành cho bạn nam)

+ Đáp án:

Có bị vi phạm pháp luật và sẽ bị phạt tù tùy từng mức vi phạm đối với các độ tuổi khác nhau

- Kết thúc hoạt động các em biểu diễn những bài hát thể hiện tình cảm của tuổi học trò với bạn bè, thầy cô và mái trường

b)Tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong tiết sinh hoạt.

Ví dụ 1: Trải nghiệm kỉ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 gắn với chủ

đề tháng 10 – Chăm ngoan học giỏi Tôi giao nhiệm vụ cho ban cán sự lớp

chuẩn bị và tổ chức như sau:

- HS Trà (cán sự bộ môn văn) là bạn dẫn chương trình Tổ chức HS tham gia giao lưu văn nghệ những bài hát, bài thơ về : Mẹ , bà và cô giáo

Ngày đăng: 15/12/2024, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w