Sau một thời gian giảng dạy và quan sát học sinh, tôi thấy rằng công tác xây dựng lớp học hạnh phúc của giáo viên chủ nhiệm còn nhiều bất cập.. Để đánh giá thực trạng hiện tại rõ ràng nh
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO … TRƯỜNG TRUNG HỌC ………
- -
ĐỀ TÀI:
BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC
SINH THCS
Lĩnh vực: …
Họ và tên tác giả: ….
Đơn vị: ….
BÁO CÁO BIỆN PHÁP
Năm học: 20….- 20…
Trang 2MỤC LỤC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP 1
II MÔ TẢ BIỆN PHÁP 1
1 Tình trạng giải pháp đã biết 1
2 Nội dung giải pháp: Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ nhiệm 2
Bước 1: Thảo luận dân chủ, công khai trong việc xây dựng nội quy lớp học 3 Bước 2: Giáo viên chủ nhiệm cần đảm bảo nguyên tắc tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh lớp chủ nhiệm 5
Bước 3: Giáo viên chủ nhiệm cần kiểm soát cảm xúc bản thân 6
Bước 4: Đổi mới và nâng cao hiệu quả của tiết sinh hoạt lớp, tăng cường giáo dục đạo đức, giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh 7
Bước 5: Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh 8
Bước 6: Sử dụng phương pháp kỉ luật tích cực, nói không với xâm phạm thân thể và xúc phạm nhân phẩm học sinh 9
3 Khả năng áp dụng của giải pháp 10
4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp 10
5 Những người tham gia tổ chức áp dụng biện pháp lần đầu 13
6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng biện pháp 13
7 Tài liệu gửi kèm 13
III CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN 13
Trang 3I THÔNG TIN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP
1 Tên biện pháp: Biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ nhiệm nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh THCS
2 Lĩnh vực áp dụng biện pháp: Công tác chủ nhiệm
3 Phạm vi áp dụng biện pháp: Trường THCS
4 Thời gian áp dụng biện pháp: 2022 - 2023
5 Tác giả:
II MÔ TẢ BIỆN PHÁP
1 Tình trạng giải pháp đã biết
Hạnh phúc là mưu cầu của mỗi cá nhân, là đích vươn đến, mục tiêu phấn đấu trong cuộc đời của mỗi con người, trong lĩnh vực giáo dục của mỗi quốc gia Xây dựng trường học hạnh phúc, mỗi trường học đều hướng tới mục tiêu: xây dựng môi trường giáo dục đem đến niềm vui, hạnh phúc cho cả giáo viên và học sinh, thầy cô thân thiện, học sinh tích cực Nhưng thực tế thì hàng loạt câu chuyện không vui xuất hiện trong học đường vừa qua: tỉ lệ stress học đường tăng nhanh chóng, bạo lực học đường đáng báo động, mối quan hệ thầy trò căng thẳng, tất
cả những điều đó được phản ánh thường xuyên qua các kênh truyền thông, là một điều nhức nhối trong xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng Theo chúng tôi, xây dựng trường học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này Muốn vậy, chúng ta cần xây dựng hạnh phúc từ chính lớp học của mình
Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành và duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường học đường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp
Sau một thời gian giảng dạy và quan sát học sinh, tôi thấy rằng công tác xây dựng lớp học hạnh phúc của giáo viên chủ nhiệm còn nhiều bất cập Bản thân giáo
Trang 4viên chủ nhiệm luôn mong muốn học sinh phải hoàn thành tốt mọi điều mà mình lập trình sẵn Có như vậy mới là con ngoan, trò giỏi Bên cạnh đó, về phía học sinh một số em luôn cảm thấy kém cỏi, thiếu tự tin, ngại giao tiếp, không biết thể hiện bản thân Do đó, không những học sinh chán nản học tập dẫn đến chất lượng học tập giảm sút mà kĩ năng sống của học sinh cũng bị hạn chế
Để đánh giá thực trạng hiện tại rõ ràng nhất, chúng tôi đã tiến hành khảo sát
về tâm lý của 43 học sinh lớp chủ nhiệm với câu hỏi "Các em có hạnh phúc khi đến trường không?" Kết quả khảo sát được tổng hợp qua bảng sau:
Mức độ Số lượng Tỉ lệ Chưa bao giờ hạnh phúc 1 2,32%
Hiếm khi hạnh phúc 11 25,58%
Thỉnh Thoảng hạnh phúc 25 58,14%
Thường xuyên hạnh phúc 6 13,96%
Từ bảng kết quả trên, chúng tôi nhận thấy vẫn có học sinh chưa bao giờ hạnh phúc cụ thể là 1 em chiếm 2,32% số học sinh cả lớp Có 11 học sinh hiếm khi hạnh phúc khi đến trường Có đến 25 học sinh thỉnh thoảng hạnh phúc cao hơn rất nhiều so với số học sinh thường xuyên hạnh phúc chỉ có 6 em
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ nhiệm nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh THCS”
2 Nội dung giải pháp: Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ nhiệm
Để xây dựng một lớp học hạnh phúc, người làm công tác chủ nhiệm cần giáo dục học sinh thông qua rất nhiều các hoạt động tập thể như: sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt theo chủ điểm hàng tháng, tham quan, trải nghiệm, thăm hỏi, giúp đỡ công việc gia đình của những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn…Giáo viên chủ nhiệm phải biết cách tổ chức, lôi cuốn học sinh vào hoạt động tập thể để giáo dục dễ dàng, có hiệu quả hơn Vai trò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm thể
Trang 5hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo
kế hoạch giáo dục được xây dựng hàng năm Các hoạt động của lớp được tổ chức
đa dạng và toàn diện, giáo viên chủ nhiệm lớp quán xuyến tất cả các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ Các phong trào thi đua học tập đi vào thực chất, các cuộc sinh hoạt các đoàn thể có nội dung hấp dẫn thanh, thiếu niên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao được tiến hành thường xuyên… Chất lượng học tập và tu dưỡng đạo đức của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào trật tự, kỉ luật, vào tinh thần đoàn kết và truyền thống của tập thể lớp cũng như các hoạt động đa dạng của lớp Ngoài ra, để xây dựng một lớp học hạnh phúc, người làm công tác chủ nhiệm cần giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực lượng giáo dục
đó một cách có hiệu quả nhất Năng lực, uy tín chuyên môn, kinh nghiệm công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp là điều kiện quan trọng để tập hợp lực lượng, phối hợp thành công các hoạt động giáo dục cho học sinh trong lớp, mang lại lợi ích cho học sinh lớp chủ nhiệm và tạo niềm hứng khởi cho các em khi đến lớp
Để thực hiện xây dựng lớp học hạnh phúc, chúng tôi tiến hành qua các bước
cụ thể như sau:
Bước 1: Thảo luận dân chủ, công khai trong việc xây dựng nội quy lớp học
Thay vì giáo viên tự xây dựng nội quy lớp học, đưa ra yêu cầu cả lớp thực hiện, ngay từ đầu năm, tôi đã tổ chức cho lớp tự thảo luận xây dựng nội quy lớp Việc học sinh tham gia vào xây dựng nội quy lớp học sẽ khiến học sinh thực hiện nội quy tốt hơn vì các em đã là học sinh cấp 3 nên hiểu rõ về nội quy và nội quy
đó là do chính học sinh đề ra đồng thời có cam kết thực hiện Thực hành dân chủ
Trang 6trong lớp học có nghĩa là thầy cô và học sinh đều ý thức rõ về quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình với những người xung quanh, với tập thể lớp; phát huy tinh thần chủ động, tích cực tranh luận, trao đổi; ghi nhận những ý tưởng độc đáo, mới lạ; tôn trọng ý kiến người khác…
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Giáo viên tổ chức lấy ý kiến của của học sinh về những nội quy cần có: Giáo viên chia học sinh thành những nhóm nhỏ và thảo luận theo các câu hỏi:
Mong muốn của bản thân em khi đến trường? Các em mong muốn lớp của mình như thế nào? Em mong muốn gì ở bạn bè, thầy cô?
Từng cá nhân nêu ý kiến, sau đó thống nhất và đưa ra ý kiến của nhóm
- Bước 2: Chia sẻ ý kiến giữa các nhóm và thống nhất các ý tưởng
Từng nhóm chia sẻ ý kiến cho cả lớp
Cả lớp thống nhất ý kiến về những điều các em muốn, về lớp học lý tưởng
- Bước 3: Thống nhất nội quy lớp học
Giáo viên tổ chức thảo luận chung về cả lớp theo câu hỏi:
Để đạt được những mong đợi đó, học sinh nên và không nên làm gì?
Từ các ý kiến của học sinh, thống nhất nội quy lớp học
- Bước 4: Cam kết thực hiện
Tất cả mọi thành viên cam kết thực hiện nội quy đã đề ra
Như vậy, với biện pháp trên, chúng tôi đã giáo dục học sinh ý thức trách nhiệm với bản thân và với tập thể lớp Các em được dân chủ và công khai thảo luận – xây dựng nội quy, qui định lớp học Nội quy lớp chúng tôi, do chính học sinh trong lớp đề ra Do vậy, trong suốt năm học, phần lớn các em rất tôn trọng nội quy và nghiêm túc thực hiện
Trang 7Bước 2: Giáo viên chủ nhiệm cần đảm bảo nguyên tắc tôn trọng và đối
xử công bằng với học sinh lớp chủ nhiệm
Tôn trọng học sinh là phải tôn trọng cá tính, sự khác biệt của các em Tôn trọng lời nói, hành động, suy nghĩ quan điểm của các em Sự tôn trọng sẽ đi liền với cách đánh giá công bằng, khách quan Trong lớp học, có những học sinh có nhiều đóng góp cho tập thể lớp nhưng khi học sinh đó có lỗi chúng tôi vẫn phải
xử lí sai phạm đúng mức, đúng quy trình vừa giúp học sinh nhận ra khuyết điểm vừa để nhắc nhở các học sinh khác Ngược lại, có học sinh hay vi phạm nhưng khi em có tiến bộ hay có đóng góp cho lớp, chúng tôi cũng phải nhìn nhận công bằng để tuyên dương, khen thưởng khi các em có lỗi phải xử lí, khi các em có thành tích phải tuyên dương khen thưởng
Bên cạnh đó, khi giáo viên đưa ra cách giải quyết chưa đúng, cũng cần nói lời xin lỗi trước học sinh, sau lời xin lỗi là lời cảm ơn các em đã giúp chúng tôi nhận ra điều chưa hợp lí đó
Khi học sinh mắc lỗi, để các em nhận ra sai phạm và tự giác sửa chữa chúng tôi đã áp dụng cách xử lí vi phạm theo 5 bước sau:
- Bước 1: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sai phạm của học sinh trước khi đưa ra hình thức xử phạt Luôn có sự bao dung, độ lượng khi nhìn nhận những sai phạm của các em
- Bước 2: Để học trò đánh giá hành động của mình bằng cách:
Trình bày lại sự việc
Phân tích tình huống, nhận xét thái độ của bản thân và người khác lúc đó (tại sao lại có thái độ như thế);
Nêu ra cách xử lí tình huống theo hướng khác?
- Bước 3: Phân tích đúng/sai; phù hợp/không phù hợp để học sinh hiểu
- Bước 4: Để học sinh tự nhận khung hình phạt
- Bước 5: Áp dụng linh hoạt hình thức xử phạt đã được tập thể quy định Chúng tôi nghĩ đây là cách làm việc khách quan, dân chủ, tôn trọng Không phải khi học sinh mắc sai phạm lỗi hoàn toàn thuộc về các em Hãy lắng nghe,
Trang 8tìm hiểu xem các em cần gì, nguyên nhân nào dẫn đến sự việc học sinh mắc lỗi Học sinh muốn nhận được sự cảm thông chia sẻ và bao dung của thầy cô nên tuyệt đối tôi không dùng bạo lực (lời nói, hành động thô bạo) làm tổn thương các
em Học trò sau khi nhận ra lỗi lầm của mình sẽ sửa chữa và hoàn thiện bản thân Bước 3: Giáo viên chủ nhiệm cần kiểm soát cảm xúc bản thân
Quả thật, nghề dạy học hiện nay có nhiều áp lực, song dù căng thẳng đến mấy, thầy cô cũng phải cố gắng kiềm chế cảm xúc Nếu thầy cô không kiểm soát cảm xúc có thể có những hành vi, lời nói để lại hậu quả khôn lường làm tổn thương học trò Bản thân chúng tôi trong quá trình dạy học đã áp dụng cách kiểm soát cảm xúc đơn giản nhưng đủ để chúng tôi bình tĩnh giải quyết mọi việc: + Thả lỏng người: Khi thả lỏng người, cơ thể, nét mặt sẽ chùng xuống, đó cũng là cách tôi biểu hiện sự thất vọng, không đồng tình
+ Hít thở sâu: Động tác này sẽ làm tâm trạng chúng tôi dịu đi
+ Không nổi cáu, không lớn tiếng và giải quyết sự việc sau (nếu có thể) Đây cũng là cách để tôi có thời gian nhìn nhận và đánh giá mọi việc một cách bình tĩnh
Trong quá trình làm việc và theo dõi biểu hiện của từng học sinh, chúng tôi nhận thấy một số em chưa biết kiểm soát cảm xúc của mình Có những em quá bộc trực và nóng tính, thường phản ứng ngay khi có tình huống hoặc sự kiện gì xảy ra Đặc biệt trong những bài tập hoạt động nhóm, những em này thường làm cho mọi việc trở nên căng thẳng, khiến công việc không hiệu quả Và lâu dần, các
em sẽ khiến những bạn xung quanh thấy mệt mỏi Đối với những học sinh này, chúng tôi thường nhẹ nhàng góp ý, phân tích để học sinh thấy giải quyết như thế nào cho phù hợp, dần dần các em tiết chế được cảm xúc của mình
Trang 9BIỆN PHÁP
XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH THCS
Trang 10Bố cục biện pháp
1 Tình trạng giải pháp đã biết
2 Nội dung giải pháp
3 Khả năng áp dụng của giải pháp
4 Hiệu quả, lợi ích thu được
5 Các điều kiện áp dụng
Trang 111 Tình trạng giải pháp đã biết
Xây dựng trường học hạnh phúc
xây dựng môi trường giáo dục đem đến niềm vui, hạnh phúc cho cả giáo viên và học sinh, thầy cô thân thiện, học sinh tích cực
Thực tế
trong học đường vẫn còn tình trạng: học sinh stress, bạo lực học đường, mối quan
hệ thầy trò căng thẳng,
Công tác xây dựng lớp học hạnh phúc
còn nhiều bất cập: giáo viên đặt nặng vấn đề thành tích, học sinh thiếu tự tin, ngại giao tiếp và thể hiện bản thân
Trang 12BƯỚC 1
01 Thảo luận dân chủ, công khai trong
việc xây dựng nội quy lớp học
BƯỚC 2
Đảm bảo nguyên tắc tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh lớp chủ nhiệm
02
03
Trang 13BƯỚC 4
BƯỚC 6
Sử dụng phương pháp kỉ luật tích cực, nói không với xâm phạm thân thể và xúc phạm nhân phẩm học sinh
04 Đổi mới và nâng cao hiệu quả của tiết sinh hoạt lớp, tăng cường giáo dục đạo đức, giá trị sống và kĩ
năng sống cho học sinh
BƯỚC 5 Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh
05
06
Trang 142 Nội dung giải pháp
1 Thảo luận dân chủ, công khai trong việc xây dựng nội quy lớp học
Bước 1
Giáo viên tổ chức lấy
ý kiến của của học
sinh về những nội
quy cần có
A
Bước 2
Chia sẻ ý kiến giữa
B
Bước 3
Thống nhất nội quy
lớp học
C
Bước 4
Cam kết thực hiện
D
Trang 152 Nội dung giải pháp
2 Đảm bảo nguyên tắc tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh lớp chủ nhiệm
• Giáo viên tôn trọng cá tính, sự khác biệt, lời
nói, hành động, suy nghĩ quan điểm của
từng học sinh.
• Giáo viên đánh giá công bằng, khách quan
giữa tất cả học sinh, kể cả những học sinh
chăm ngoan học giỏi.
• Có nguyên tắc công bằng khi học sinh có
tiến bộ, có đóng góp cho lớp và khi vi phạm.
Trang 162 Nội dung giải pháp
2 Đảm bảo nguyên tắc tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh lớp chủ nhiệm
01 Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sai phạm của học sinh trước khi đưa ra
hình thức xử phạt
02 Để học trò đánh giá hành động của mình
03 Phân tích đúng/sai; phù hợp/không phù hợp để học sinh hiểu
04 Để học sinh tự nhận khung hình phạt
Giáo viên áp dụng cách xử lí vi phạm của học sinh theo 5 bước
Trang 1714