Đặc biệt năm học 2024 - 2025 là năm thứ tư thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong đó mục tiêu xây dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc là một dự án được nhiều nhà g
Trang 1MỤC LỤC
STT Nội dung
1 PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn biện pháp
2 Phạm vi và đối tượng thực hiện
3 Mục đích của biện pháp
2 PHẦN NỘI DUNG
1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện
Giải pháp 1:
Giải pháp 2:
Giải pháp 3:
Giải pháp 4:
Giải pháp 5:
2 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện
3 PHẦN KẾT LUẬN
1 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp
2 Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn
Trang 2THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP
1 Tên báo cáo giải pháp: “Xây dựng lớp học hạnh phúc ở lớp chủ
nhiệm”
2 Tác giả:
- Họ và tên: Mai Thị Thanh Thủy Nam (nữ): Nữ
- Trình độ chuyên môn: ĐHSP Ngữ văn
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên THCS An Lộc
- Lớp chủ nhiệm: 7ª6
- Điện thoại: 0359414916
- Email: maithuy.thcs94@gmail.com
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn biện pháp
Nếu tra trên Google, chúng ta sẽ có 47.700.000 kết quả trong 0,49 giây về cụm từ “Lớp học hạnh phúc”
Mô hình Trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc lấy cảm hứng từ
mô hình Happy School của UNESCO (Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc), được triển khai thí điểm vào tháng 4/2018 ở một số trường học và hiện đang được nhân rộng trên địa bàn cả nước
Trong mọi thời đại, giáo dục luôn là đòn bẩy cho sự phát triển của xã hội Đặc biệt năm học 2024 - 2025 là năm thứ tư thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong đó mục tiêu xây dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc là một dự án được nhiều nhà giáo dục quan tâm
Trang 4Bác Hồ đã từng khẳng định: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Như vậy,
hạnh phúc là mưu cầu của mỗi cá nhân, là cái đích vươn đến, là mục tiêu phấn đấu trong cuộc đời của mỗi con người
Đối với học sinh, để có được hạnh phúc trước hết là được sống trong một gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân Bên cạnh đó các em cần được trưởng thành trong một ngôi trường hạnh phúc, các em được học tập, được vui chơi, được chia sẻ, được yêu thương và được tôn trọng Theo tôi, xây dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này
Vậy nên, tôi đã chọn đề tài: “xây dựng lớp học hạnh phúc ở lớp chủ nhiệm”
2 Phạm vi và đối tượng thực hiện
Nghiên cứu trong quá trình chủ nhiệm lớp 7A6
3 Mục đích của giải pháp
Tìm ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đạo đức HS và góp phần hoàn thiện nhân cách HS ở trường THCS
PHẦN NỘI DUNG
1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện
Giải pháp 1 GVCN cần thay đổi quan niệm, nhận thức của chính mình
Hiện nay, những quan niệm cũ về giáo dục và kỷ luật vẫn còn tồn tại: Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi; miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời; cá không ăn muối cá ươn… Mọi người vẫn cho rằng: trẻ em còn non nớt không có khả năng suy xét đúng sai và không có ý thức kỷ luật tự giác, cần được dạy dỗ nghiêm khắc Áp lực công việc khiến cho GVCN không đủ kiên nhẫn nên giải quyết các vấn đề xảy ra bằng cách trách phạt học sinh Nhưng những quan niệm đó đã không còn phù hợp Vậy để thay đổi được quan niệm, nhận thức của chính mình, tôi xin đưa ra một số gợi ý sau:
Hãy suy nghĩ sâu sắc về nghề mình chọn;
Yêu thích công việc của mình và yêu thương học trò hơn nữa;
Tự đặt mình vào hoàn cảnh của học sinh;
Trang 5Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đồng nghiệp;
Ghi chép lại quá trình thay đổi của học sinh;
Hãy biết quan tâm chăm sóc bản thân (cả về mặt thể chất, tình cảm và tâm lý);
Luôn tạo ra niềm vui cho bản thân
Giải pháp 2 GVCN thay đổi cách cư xử trong lớp học
Thay chê bai bằng khen ngợi Phải biết đặt niềm tin vào sự tiến bộ của trẻ, xử lý sai phạm của trẻ một cách rõ ràng, dứt khoát nhưng phải có sự động viên, khuyến khích
2.1 GVCN không đề ra quá nhiều quy tắc: Nhiều quy tắc quá sẽ bị
rối khiến các em không thể tập trung đến những quy tắc quan trọng Hãy lựa chọn những quy tắc quan trọng nhất Các quy tắc cần đề cập đến những chuẩn mực đạo đức và giá trị cơ bản như: sự an toàn, sự tôn trọng lẫn nhau, lòng nhân ái và sự trung thực Các quy tắc đề ra cần có sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân
2.2 GVCN khuyến khích, động viên các em: Vì ai cũng thích được
động viên và khen ngợi GVCN nên khen ngợi, động viên khi HS có thành tích tích cực hay biểu hiện tiến bộ Các hành vi biểu hiện tích cực sẽ tăng lên khi những HS có hành động tốt được khen ngợi Khuyến khích các học sinh trong lớp tiếp tục có hành động tương tự… Việc động viên tích cực có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như: mỉm cười với học sinh, khen ngợi, biểu dương trước lớp, gửi tin nhắn cho HS, ban thưởng những đặc ân…
2.3 GVCN khuyến khích HS bằng cách khen thưởng kịp thời (quy
định điều kiện và hình thức khen thưởng…): Một số hình thức khen thưởng GVCN có thể đề ra như: Thi đua giành danh hiệu nhóm tiêu biểu, học sinh tiêu biểu trong tuần, khen thưởng kịp thời theo tuần, theo tháng; khen thưởng với học sinh có thành tích đặc biệt…
Ví dụ: Với lớp tôi chủ nhiệm, tôi chia lớp thành 5 nhóm học tập (mỗi
nhóm từ 8-10 học sinh) với trình độ đồng đều trong nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng Các nhóm thi đua học tập theo tuần/tháng Mỗi tuần tổng kết 1 lần, HS nào có điểm cao nhất nhóm sẽ được thưởng 1 quyển vở và tuyên dương trước lớp, nhóm trưởng thi đua với nhau Nhóm nào tổng
Trang 6điểm cao nhất, nhóm trưởng sẽ được thưởng Như thế HS rất phấn khởi và hăng hái học tập, thi đua…
2.4 Giáo viên chủ nhiệm áp dụng những hình thức phạt phù hợp
và nhất quán: Khi những yêu cầu được đặt ra rõ ràng thì nhất thiết phải
có các hình thức phạt cụ thể, rõ ràng, phù hợp đối với những sai phạm Các hình phạt cần nhằm mục đích dạy cho HS biết rằng cách xử sự của các em là sai chứ không nhằm đánh giá HS GVCN cần tránh việc sử dụng những hành động, lời nói khiến học sinh bị tổn thương Tuyệt đối không sử dụng các hình phạt mang tính bạo lực Các hình phạt cần phù hợp với mức độ vi phạm và bản chất của hành vi sai phạm Cần công bằng, khoan dung, tránh gây căng thẳng, đối đầu với học sinh khi xử lý các sai phạm
Ví dụ: Không được nghỉ giải lao hoặc ra chơi; ở lại trường sau giờ học
để giải thích về những sai phạm, nguyên nhân và biện pháp sửa chữa; dọn dẹp tình trạng bừa bãi, lộn xộn mà em đã gây ra (khắc phục hậu quả); xin lỗi những người mình đã xúc phạm; nhắc lại nội quy và cam kết thực hiện nội quy; thông báo cho phụ huynh biết vi phạm của con em mình; đến phòng hiệu trưởng nếu có những vi phạm nghiêm trọng (đánh nhau v.v…)
2.5 GVCN cần làm gương cho học sinh: Nếu GVCN luôn thể hiện
sự tôn trọng, lòng kiên trì và sự khoan dung thì sẽ có thể giảm thiểu các hành vi cãi vã, gây gổ, tăng cường sự tôn trọng lẫn nhau Nếu GVCN dùng lời nói xúc phạm tới HS hay đồng nghiệp, HS cũng sẽ cư xử như vậy với bạn bè và những người khác
2.6 GVCN quan tâm và hiểu biết từng HS, thương yêu, bao dung,
độ lượng với HS: Hãy thấu hiểu trẻ đang thực sự khó khăn với chính quá
trình phát triển của mình Tôn trọng, hợp tác, dân chủ trong quan hệ với
HS Khuyến khích tính độc lập, chủ động, tự giác học tập, khả năng tự học và chia sẻ kinh nghiệm trong học tập Người lớn đừng tạo thêm khó khăn hơn nữa do những kỳ vọng quá với sức trẻ mà hãy hướng dẫn trẻ biết lựa chọn cho mình
2.7 GVCN khuyến khích và tạo điều kiện cho HS phát triển năng lực cá nhân, kỹ năng hợp tác và cách ứng xử được xã hội công nhận:
Trang 7Biết kính trọng, yêu quý, biết ơn cha mẹ, thầy cô ; lịch sự, lễ phép trong giao tiếp, ứng xử; quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người
Ví dụ: Trong các tiết sinh hoạt tôi thường cho các em xem các clip
ngắn, hay những câu chuyện có tính giáo dục trong “Đắc nhân tâm”, “Hạt giống tâm hồn”… để các em có thể chia sẻ những cảm xúc của mình về cuộc sống
2.8: GVCN luôn là người bạn lớn để học sinh tôn trọng và tin tưởng
Đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu tâm lý xã hội cơ bản và chính đáng của học sinh
Ví dụ: Học sinh lớp tôi chủ nhiệm bắt đầu có sự thay đổi lớn về tâm
sinh lý Trong các tiết sinh hoạt, tôi thường trao đổi với các em về tình bạn, tình yêu, cách bảo vệ bản thân trong các tình huống có nguy cơ bị xâm phạm, cách vệ sinh cá nhân; trao đổi với các em về cảm xúc của mình với những thay đổi bất thường…
Giải pháp 3 GVCN cần quan tâm đến hoàn cảnh của học sinh
Những vấn đề về thái độ và cách cư xử của trẻ em phần lớn bắt nguồn
từ những vấn đề thực tế mà các em phải đối mặt trong cuộc sống Việc tìm hiểu những khác biệt trong hoàn cảnh, khó khăn trong cuộc sống, học tập và những khó khăn về mặt tâm lý của trẻ sẽ giúp GVCN hiểu và tìm ra biện pháp giáo dục thích hợp Các em có nhiều sự khác biệt:
* Những khác biệt trong môi trường gia đình: Học sinh sống trong
môi trường gia đình khác nhau Có em sống trong gia đình luôn có bầu không khí vui vẻ, cha mẹ quan tâm động viên khích lệ con cái, nhưng cũng có những gia đình cha mẹ không quan tâm tới con cái, thường xảy ra bạo lực Có những em phải lao động giúp đỡ gia đình
* Những khác biệt về văn hoá: Một lớp học có thể bao gồm những
học sinh đến từ những vùng miền khác nhau, với phong tục truyền thống, nền văn hóa và thói quen khác nhau Một số học sinh từ các nơi khác đến
có thể cảm thấy thiếu tự tin GVCN cần hiểu được những thách thức mà những đứa trẻ này phải đối mặt và hỗ trợ các em; giáo dục học sinh khác biết tôn trọng sở trường, cách sống của nhau để giảm đi hiện tượng bè phái, bắt nạt và ngược đãi
Trang 8* Những khác biệt về thể chất: Các em đều khác nhau và có những
năng lực thể chất khác nhau Có những em khỏe mạnh hơn những em khác; có những em có thể có khiếm khuyết về cơ thể Nhưng tất cả đều có quyền bình đẳng như nhau
* Những khác biệt về năng khiếu và sở thích: Khi GVCN biết được
năng khiếu và sở thích riêng của từng học sinh, GVCN có thể giúp em phát huy khả năng sở trường tốt hơn dựa trên những điểm mạnh của các em
Ví dụ: Lớp tôi chủ nhiệm có rất nhiều em có năng khiếu: Em giỏi toán,
em giỏi tin, em vẽ tốt… Vì vậy tôi thường giao công việc cho các em: Lập các video về lớp học của mình, vẽ tranh chào mừng ngày 20/11…
* Những khác biệt về tính cách: Mỗi trẻ đều có những đặc điểm tính
cách riêng biệt, điều này tác động tới cách xử sự của đứa trẻ Tuy nhiên, mọi con người đều có những ưu điểm
* Những trải nghiệm tiêu cực mà trẻ có thể đã phải chịu đựng: Qua
quan sát, tiếp xúc, lắng nghe, GVCN có thể biết về tình trạng của học sinh, đặc biệt khi em có những biểu hiện bất thường Sự quan tâm, thái độ
và cách cư xử của GVCN là vô cùng quan trọng, có thể mang lại những thay đổi trong cuộc đời của học sinh
Giải pháp 4 Tăng cường sự tham gia của học sinh trong việc xây dựng và giám sát nội quy
GVCN khuyến khích, hướng dẫn học sinh tham gia xây dựng nội quy
HS tham gia xây dựng các quy định, nội quy lớp, chế độ khen thưởng và
xử phạt, tham gia giám sát và thực hiện các quy định Việc học sinh tham gia xây dựng, giám sát thực hiện nội quy lớp học giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tự giác của học sinh, hạn chế các “vấn đề” xảy ra trong lớp học Nội quy do HS xây dựng phải phù hợp với quy định của ngành và nhà trường, nhưng bằng ngôn ngữ của học sinh nên gần gũi với các em hơn và các em chấp nhận một cách dễ dàng và tự nguyện hơn Việc tham gia xây dựng nội quy giúp HS rèn luyện khả năng bày tỏ ý kiến, ra quyết định, phát huy tinh thần tập thể và tinh thần trách nhiệm của các em
Giải pháp 5 GVCN cần xây dựng tập thể lớp học thân thiện, gắn bó
Trang 9Một tập thể lớp thân thiện, gắn bó là nơi học sinh đoàn kết, tôn trọng, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần trách nhiệm, lý tưởng để trẻ học tập và phát triển nhân cách Học sinh có cơ hội được chia sẻ, bàn bạc, được thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc của mình Học sinh được thầy cô khuyến khích, cảm thông và tôn trọng Ở đó không có trừng phạt thân thể, thân thiện, không bạo lực
Ví dụ: Các hoạt động xây dựng tập thể lớp thân thiện, gắn bó: Tạo lập
hình ảnh một lớp học lý tưởng, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp học; xây dựng nhật ký lớp; công nhận đặc điểm tốt của các thành viên; tìm hiểu về suy nghĩ và cảm nhận của học sinh về lớp học; làm hộp thư vui; hãy động viên, đừng chê bai nhau; tổ chức các hoạt động; thay đổi nội dung giờ sinh hoạt; tổ chức các câu lạc bộ (bóng đá, văn thơ…); trải nghiệm thực tế; phong trào thi đua (đôi bạn cùng tiến…), tham gia hoạt động từ thiện (Thực tế)
Hình ảnh: HS lớp 7A6 tham gia hoạt động về nguồn do trường tổ chức và đóng góp ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục bão Yagi
2 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện
Sau khi thực hiện những biện pháp trên lớp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt, các em đến trường với tinh thần thoải mái, vui tươi, các em trong lớp biết yêu thương chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, các em sống tích cực hơn, thực hiện nội quy nghiêm
Trang 10túc, hoạt động các phong trào có hiệu quả cao Tất cả điều đó có thể khẳng định các em tìm được hạnh phúc trong chính lớp học của mình
Hình ảnh: Bài tập chia sẻ cảm nghĩ của HS trước và sau khi áp dụng sáng kiến
PHẦN KẾT LUẬN
1 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp
Những kinh nghiệm này, qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy rằng giáo dục đạo đức HS thành công hay thất bại còn phụ thuộc vào yếu tố khác Chúng ta không nên áp dụng rập khuôn máy móc bất kỳ một phương pháp giáo dục tiên tiến nào bởi lẽ sản phẩm đây chính là “con người”
Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết chọn điểm xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng HS,… Muốn duy trì tốt thành quả giáo dục cần có sự phối hợp chặt chẽ với các phong trào khác, những hoạt động khác, và đặc biệt cần phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với Hội CMHS, PH… được sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân địa phương để tạo sức mạnh đồng
bộ, toàn xã hội cùng giáo dục thế hệ trẻ đồng thời giữ vững được hướng đi đúng
Sự thành công trong công tác chủ nhiệm lớp cần có sự kết nối nhiệt tình của các bạn học sinh cốt cán trong lớp, là những người truyền tin, cùng các bạn chia sẻ ngay cả khi không có cô
Muốn làm tốt được những điều trên đòi hỏi người GVCN lớp phải là người có uy tín, toàn diện, có năng lực thực sự để chỉ đạo, dám nghĩ, dám
Trang 11làm, đề xuất được các vấn đề giá trị, tập hợp được sức mạnh tổng hợp, vai trò con chim đầu đàn là yếu tố có phần lớn, tạo nên sự thành công hay thất bại ở mỗi HS, mỗi lớp học, mỗi trường học…
2 Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn.
GVCN lớp đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách HS Nên cần bồi dưỡng thường xuyên công tác chủ nhiệm lớp cho GV một cách chuyên nghiệp
Trên đây là một vài ý kiến của tôi trong quá trình giúp học sinh kiểm
soát tốt cảm xúc bản thân thông qua hoạt động trải nghiệm Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng xét duyệt cùng các đồng nghiệp
Hưng Chiến, ngày tháng năm 2024
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO
ĐƠN VỊ NƠI TÁC GIẢ CÔNG
TÁC
Báo cáo biện pháp này áp dụng hiệu
quả và lần đầu được dùng để đăng ký
thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục
phổ thông và chưa được dùng để xét
duyệt thành tích khen thưởng cá nhân
trước đó
TÁC GIẢ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Mai Thị Thanh Thủy