1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bộ Đề Đáp Án phân tích một tác phẩm truyện ngữ văn 9 sách kết nối tri thức với cuộc sống chất lượngdocx

53 38 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học (Truyện)
Chuyên ngành Ngữ Văn 9
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 78,03 KB

Nội dung

VD: Truyện ngắn được kể ở ngôi thứ nhất xưng…trực tiếp tham gia câu chuyện với điểm nhìn của nhân vật khiến cho câu chuyện gần gũivới người đọc, gần gũi với đời sống Ngôi kể này giúp ch

Trang 1

RÈN KỸ NĂNG VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN

HỌC (TRUYỆN) – NGỮ VĂN 9 SÁCH MỚI

DÀN Ý PHÂN TÍCH TRUYỆN Mở

bài

- Giới thiệu khái quát ngắn gọn về tác giả và tác phẩm truyện

- Nêu ý kiến khái quát về tác phẩm truyện

++ Cách 1: Giới thiệu khái quát về tác giả (vị trí, đặc điểm sáng tác –

trong trường hợp là một giả mới lạ, dựa vào phần chú thích để giới thiệu), về tác phẩm (vị trí của truyện ngắn trong sự nghiệp sáng tác; ý kiến khái quát về tác phẩm truyện: Truyện viết về đề tài gì? Nói lên chủ

đề gì? Ấn tượng về đặc sắc nghệ thuật?)

++ Cách 2: Dẫn dắt một ý kiến lí luận bàn về truyện ngắn rồi dẫn đến

tác phẩm truyện cần phân tích, trích dẫn.

VD 1: Thời gian có thể qua đi, và bốn mùa có thể tuần hoàn Nhưng

những gì là văn, thơ thì vẫn luôn còn nguyên vẹn giá trị với thời gian.Tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A là một trong số đó Sức sống củatruyện ngắn này chính là……( nêu giá trị của tác phẩm qua nhân vậtnào đó)

VD 2 : M Goóc-ki từng khẳng định: “Văn học là nhân học” Thật vậycác tác phẩm văn học luôn gửi gắm những tư tưởng nhân văn sâu sắc.Tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A là một trong số đó Khi đọc tácphẩm này, người đọc sẽ cảm nhận được (vấn đề cần nghị luận, hoặcnhân vật… )

VD 3 : Đại thi hào Nga - Puskin từng viết: “Linh hồn là ấn tượng củamột tác phẩm Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sốngđược là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng củangười cầm bút” Chính nhà thơ/ nhà văn A đã để tiếng lòng của mìnhđược cất lên qua tác phẩm B Khi đọc tác phẩm này, chúng ta đã cảmthấy ấn tượng với… (vấn đề cần nghị luận)

Thân

bài

( Nếu có phần tác giả tác phẩm thì giới thiệu ngăn gọn )

- Luận điểm 1: Phân tích, đánh giá cốt truyện (tóm tắt các sự kiện

chính, không gian, thời gian nghệ thuật)

VD: Trong truyện …………., tác giả …… đã xây dựng một cốt truyệnđầy cuốn hút và hấp dẫn, (tình huống gay cấn hồi hộp/ đơn giản/ ….),

Trang 2

diễn biến rõ ràng và logic, gợi mở nhiều cung bậc cảm xúc cho ngườiđọc Truyện kể về ……(tóm tắt)… Ngoài ra, tác giả còn thiết kế mộtbối cảnh (ko gian) đặc trưng cho vùng đất ……(có thì làm ko thì bỏqua)… từ con người……(lao động, nông dân, tri thức, …), phong tụctập quán, cảnh vật, …(ăn ở, lễ tết, sinh hoạt….) tất cả đều được tác giảmiêu tả một cách chi tiết và sinh động, mang lại cho người đọc một cáinhìn rõ ràng, phản ánh chân thực về cuộc sống và văn hóa của ……(nhân dân/ học sinh/….……vào những năm.thời kì đất nước……(thờigian: phong kiến/ chiến tranh/ đổi mới/ hiện đại/ …) Qua đó khơi gợi

sự thấu hiểu đồng cảm của độc giả với…

+ Khẳng định chủ đề của truyện: Truyện cho thấy…………

(Lưu ý: Một tác phẩm truyện có thể có nhiều chủ đề khác nhau)

- Ý 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức

nghệ thuật của tác phẩm: cốt truyện, ngôi kể, nghệ thuật xây dựng nhânvật, lời kể, chi tiết tiêu biểu, hình ảnh biểu tượng…

VD: Truyện ngắn được kể ở ngôi thứ nhất ( xưng…trực tiếp tham gia

câu chuyện) với điểm nhìn của nhân vật khiến cho câu chuyện gần gũivới người đọc, gần gũi với đời sống Ngôi kể này giúp cho nhân vật dễdàng bộc lộ tâm tư, cảm xúc của mình một cách sâu sắc……… trongtừng tình huốn Đó là…

VD: Truyện ngắn được kể ở ngôi thứ ba với điểm nhìn của tác giả

Người kể chuyện toàn tri có khả năng nắm bắt tất cả những gì diễn ratrong câu chuyện, kể cả những biểu hiện sâu kín trong nội tâm nhân vật,

cả nững bối cảnh cuộc sống xã hội như…… đồng thời cũng khiến câuchuyện trở nên khách quan tăng sự chân thực khơi gợi sự đồng cảm

………

( chọn ngôi 1 hoặc 3)

VD:  Với ngôn từ giản dị, tinh tế, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, tác

Trang 3

phẩm đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả về… ( chủ đề truyện)

………

VD: Bàng cách xây dựng nhân vật và miêu tả tâm lí nhân vật độc đáo,

sâu sắc qua (ngôn ngữ, hành động cử chỉ, miêu tả trực tiếp….) Nhân vậthiện ra tiêu biểu cho… (người lao động/ nông dân/ tri thức/ trẻ em…)…

VD : Tác phẩm sử dụng các phép tu từ sáng tạo, mới lạ…( ghi ra) …đã

gợi ra……(rút ra bài học trong cuộc sống) …

Kết

bài

Kết bài: Khẳng định vị trí ý nghĩa của tác phẩm.

VD : Tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A đã giúp người đọc cảm nhậnđược bài học mang giá trị sâu sắc Trang thơ/truyện của nhà văn/nhà thơ

A đã khép lại, nhưng những………trong tác phẩm sẽ in đậm mãi tronglòng người đọc Qua nhân vật………ta cũng nhận ra rằng hãy………

VD : Tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A vẫn là bông hoa mãi rực rỡ,

làm nên vẻ đẹp của khu vườn văn chương Tác giả B đã khơi dậy tronglòng độc giả những tình cảm C Qua đó, người đọc thêm

- Làm rõ được nội dung chủ đề tác phẩm

- Khẳng định được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm

- Triển khai hệ thống luận điểm chặt chẽ; sử dụng lí lẽ, bằng chứng xác đáng từ tácphẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết

Trang 4

- Phân tích được những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện(cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện, không gian vàthời gian, ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại của nhânvật,…), tập trung vào những yếu tố nghệ thuật nổi bật của tác phẩm.

2 Một số điều lưu ý

- Đọc kĩ văn bản truyện, xác định chủ đề của truyện

- Xác định các đặc sắc nghệ thuật của truyện như: nhan đề, ngôi kể, cốt truyện,tình huống truyện, nhân vật, ngôn ngữ của nhân vật và của người kể chuyện…;làm rõ tác dụng của những yếu tố này trong việc thể hiện chủ đề, ý nghĩa của tácphẩm

- Xác định các luận điểm trong bài viết; lựa chọn các bằng chứng từ tác phẩmtruyện cho mỗi luận điểm

- Liên hệ, so sánh với những tác giả, tác phẩm khác có cùng đề tài, chủ đề để nhậnxét điểm gặp gỡ và sáng tạo riêng của tác giả được thể hiện trong tác phẩm truyện;liên hệ với bối cảnh đọc hiện tại, với bản thân để suy nghĩ, nhận xét về tác động, ýnghĩa của tác phẩm với người đọc và với chính bản thân thân em

3 Các bước làm bài phân tích một tác phẩm truyện

*Bước 1 Trước khi viết

a Lựa chọn đề tài

b Tìm ý

Để tìm ý cho bài văn phân tích một tác phẩm truyện, em cần đặt ra và trả lời cáccâu hỏi như:

- Nội dung chủ đề của tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là gì?

Có thể phân tích chủ đề ấy như thế nào?

=> Làm rõ chủ đề là một yêu cầu cơ bản của bài văn phân tích tác phẩm truyện

- Tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật? Nhữngnét đặc sắc đó đem đến hiệu quả thẩm mĩ như thế nào?

Bên cạnh đặc trưng chung của thể loại truyện, mỗi tác phẩm ra đời trong cá thời

kì khác nhau, thuộc các thể loại truyện khác nhau sẽ có những đặc điểm khácnhau Đối truyện ngắn hiện đại, ta cần chú ý đến các vấn đề như ngôi kể, cốttruyện, ngôn ngữ, nghệ thuật kể chuyện mang đặc trưng của thời hiện đại, không

Trang 5

nhất thiết phải phân tích tất cả các nét đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm, mà nên

đi sâu khai thác những yếu tố tiêu biểu, hơn nữa cần chú ý làm nổi bật những yếu

tố thể hiện đặc trưng thể loại

- Tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có giá trị, ý nghĩa gì?

Sau khi phân tích, em cần nêu được thông điệp mà tác giả gửi gắm và giá trị nghệthuật của tác phẩm

c Lập dàn ý

- Cần sắp xếp các ý đã tìm được thành một dàn ý chặt chẽ, hợp lí Có thể tổ chứctheo nhiều cách khác nhau (phân tích nội dung và nghệ thuật: phân tích dung chủ

đề trước, phân tích giá trị của những nét đặc sắc nghệ thuật sau hoặc ngược lại)

Dàn ý chung

I Mở bài: Giới thiệu tác phẩm truyện và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.

II Thân bài:

+ Phân tích nội dung chủ đề của tác phẩm truyện (phân tích hiện thực đời sốnghình tượng con người; tư tưởng, tình cảm của nhà văn; ), có lí lẽ và bằng chứng+ Phân tích những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (cốt truyệnngôi kể, tình huống, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, không gian, thờigian, ) và hiệu quả thẩm mĩ của nó, có lí lẽ và bằng chứng

III Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện.

*Bước 2 Viết bài

- Triển khai bài viết trên cơ sở dàn ý đã lập Tuy vậy, nội dung bài viết có thể cóthay đổi so với dàn ý nếu cần thiết

- Chú ý đảm bảo yêu cầu của kiểu bài nghị luận phân tích tác phẩm văn học, bámsát đặc trưng thể loại truyện

+ Tổ chức hệ thống luận điểm hợp lí, mỗi luận điểm cần được phân tích, chứngminh bằng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, tránh kể lại văn bản

+ Tập trung vào những nét nổi bật của tác phẩm, tạo điểm nhấn cho bài viết

*Bước 3 Chỉnh sửa bài viết

- Đọc lại bài viết, căn cứ vào yêu cầu của bài văn phân tích một tác phẩm truyện vàdàn ý đã lập để chỉnh sửa các phần Việc chỉnh sửa cần chú ý các vấn đề sau:

- Nếu thiếu các thông tin giới thiệu tác giả, tác phẩm (đoạn trích) thì cần bổ sung.Nếu việc phân tích nội dung chủ đề và các yếu tố nghệ thuật đặc sắc của tác phẩmchưa đủ rõ, chưa chính xác thì cần chỉnh sửa

Trang 6

- Nếu các luận điểm chưa chặt chẽ, lí lẽ và bằng chứng chưa đạt yêu cầu, thiếu sứcthuyết phục thì cần chỉnh sửa.

- Điều chỉnh dung lượng các ý để đảm bảo bài viết có bố cục hợp lí

- Rà soát và chỉnh sửa lỗi chính tả, diễn đạt để đảm bảo chuẩn mực về ngôn ngữ

Chú ý đảm bảo yêu cầu của kiểu bài nghị luận phân tích tác phẩm văn học, bám sát đặc trưng thể loại truyện

+ Tổ chức hệ thống luận điểm hợp lí, mỗi luận điểm cần được phân tích, chứngminh bằng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, tránh kể lại văn bản

+ Tập trung vào những nét nổi bật của tác phẩm, tạo điểm nhấn cho bài viết

đó là mốt quần áo “thịnh hành” trong học sinh Cậu bỗng mừng rơn, vội mặc áo quần Cậu muốn đến lớp, ra oai với các bạn Từ nhỏ đến lớn, cậu toàn mặc quần

áo cũ của anh, vá chằng vá đụp nữa! Quả nhiên đúng như dự kiến, khi cậu bước vào lớp, ánh mắt của các bạn đều trố lên Các bạn đều không ngờ được rằng, cậu bạn lúc nào cũng mặt mày lọ lem, đầu bù tóc rối bụi bặm cũng có lúc vẻ vang rạng rỡ như thế

Cậu hoàn thành tiết học đầu tiên một cách vui vẻ, hởi lòng hởi dạ Trong giờ giải lao, các bạn đều vây quanh cậu Có bạn bỗng hỏi: “Ô hay! Tại sao khuy áo của bạn không giống của chúng mình nhỉ?”

Lúc ấy, cậu mới nhìn kỹ cúc áo của mình, quả thật không giống cúc áo của người khác, hai dãy thẳng đứng Còn cúc áo của cậu lại nghiêng lệch, hai dãy xếp thành hình chữ “vê” (V)

Trang 7

Các bạn bỗng đều cười òa lên Thì ra, chỗ đính khuy trên chiếc áo trắng của cậu là một miếng vải cũ màu vàng Cậu cũng hiểu ra, chắc là mảnh vải mẹ mua không đủ may áo, đành phải lót bên trong bằng mảnh vải khác, sợ người khác nhìn thấy cúc áo đành phải đính sang bên cạnh Và cũng để người khác không nhìn thấy, mẹ đã khéo léo đính chéo hàng cúc kia, tự nhiên thành hình chữ “vê” (V).

Biết rõ sự thực, các bạn lại giễu cợt, khiến cho lửa giận bốc lên ngùn ngụt trong lòng cậu Buổi trưa về đến nhà, cậu cắt nát vụn chiếc áo mới của mình

Mẹ cậu lao đến trước mặt con, giơ cao tay, nhưng cuối cùng không giáng

xuống Cậu liếc nhìn, thấy nước mắt mẹ chảy quanh trong khóe mắt, vội quay đầu chạy biến…( ) Từ hôm ấy trở đi, mẹ làm việc ít nghỉ tay Cậu tận mắt thấy

mẹ gầy sọp đi, thấy mẹ nằm bẹp rồi ra đi mãi mãi… Cậu rất muốn nói một câu:

“Con xin lỗi mẹ”, mà không còn cơ hội nữa Sau này, cậu cố gắng học tập, cậu

có rất nhiều, rất nhiều tiền, rồi sửa sang phần mộ của mẹ nhiều lần

Một hôm, cậu tham gia một cuộc trình diễn thời trang của nhà thiết kế bậc thầy Có một người mẫu nam bước lên sàn diễn khiến mắt cậu bỗng căng lên, đầu óc kêu ong ong hỗn loạn Bộ áo màu trắng với hai dãy khuy đồng hình chữ

“vê” (V) Bên trong có phải là…? Cậu không làm chủ được mình, lao lên sàn diễn, lật ra xem tấm áo của người mẫu nam, lót bên trong tự nhiên cũng là một mảnh vải vàng! Cậu quỳ sụp trước mặt người mẫu nam, òa khóc thống khổ Sau khi nghe cậu kể hết câu chuyện, tất cả những người có mặt tại hội trường đều trầm ngâm suy nghĩ mãi Cuối cùng, một nhà thiết kế bậc thầy nói: “Thực

ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!”

(Vũ Phong Tạo dịch, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 3/2011, tr.45-46)

DÀN Ý

a Mở bài

* Khái quát tác giả, tác phẩm, nêu ý kiến khái quát về tác phẩm

Nhất Băng là nhà văn chuyên nghiệp người Trung Quốc, tên khai sinh là Lỗ Nghĩa Bân Ông là hội viên của Hội Nhà văn tỉnh Hồ Bắc, ông đã được trao nhiều giải thưởng quốc gia về truyện cực ngắn Ông đã để lại nhiều tác phẩm giá trị cho nền văn học với phong cách sáng tác đặc biệt, để lại nhiều dấu ấn khó

Trang 8

phai trong trái tim độc giả Một trong những tác phẩm tiêu biểu và thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông là tác phẩm “Cúc áo của mẹ” Tác phẩm

là một điểm nhấn nổi bật trong bộ sưu tập các tác phẩm về người mẹ của nền văn học nói chung Tình mẫu tử thiêng liêng đã trải dài và thấm đượm tgrong từng câu văn của ông, từ đó câu truyện đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc mà đặc biệt là cảm xúc tiếc nuối, day dứt và băn khoăn khó tả

b Thân bài.

* Phân tích nội dung, chủ đề của tác phẩm

- Nội dung: Câu truyện kể về một người con trai dù đã lớn khôn và trưởng

thành, thành công và đã đạt được thành tựu trong cuộc sống nhưng vẫn nhớ về một lần lầm lỗi với mẹ Anh đã nhận ra một điều rằng mẹ luôn quan tâm, chăm sóc, hi sinh và dành cả đời tần tảo vì con, thế nhưng anh lại không hề nhận ra điều đó và làm mẹ buồn lòng Cho đến khi mẹ qua đời thì anh mới nhận ra và cảm thấy vô cùng hối hận, buồn bã vì đã làm phiền lòng mẹ trong quá khứ

- Nêu chủ đề:

+ Chủ đề của tác phẩm đều xoay quanh tình mẫu tử thiêng liêng, khi người mẹ hết lòng vì con cái, làm việc chăm chỉ đến kiệt sức vì biết bản thân mình không thể đem đến cho con cái cuộc sống an nhàn, hạnh phúc

+ Qua câu chuyện, tác giả đã thành công trong việc khắc họa sự hy sinh và tình yêu vô điều kiện của mẹ dành cho con Tác phẩm nhấn mạnh rằng, trong cuộc sống, chúng ta không nên để lỡ bất kỳ cơ hội nào để thể hiện tình yêu và biết ơn với những người thân yêu đời

* Nêu và phân tích các yếu tố nghệ thuật đặc sắc của truyện

- Tác phẩm sử dụng cốt truyện đơn giản nhưng gợi lên được nhiều cảm xúc trong lòng người đọc "Cúc áo của mẹ" kể về một người con trai trở về quê nhà sau khi đã lớn lên và thành công trong cuộc sống Anh ta nhận ra rằng mẹ đã dành cả đời để chăm sóc và hy sinh cho anh, nhưng anh không biết trân trọng vàquan tâm đến mẹ như thế nào Cuối cùng, khi mẹ qua đời, anh mới nhận ra giá trị của tình mẫu tử và cảm thấy hối hận vì đã không thể trở lại quá khứ để bày tỏtình yêu và biết ơn với mẹ

- Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật (HS có thể lựa chọn phân tích nhân vật người con hoặc người mẹ)

+Hình ảnh của người mẹ rất mực yêu thương, chăm lo cho con; muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất (bằng chứng)

Trang 9

+ Hình ảnh của đứa con:

Lúc đầu: nông nổi, đòi hỏi, chưa biết cảm thông…(bằng chứng)

Sau đó: nhận ra sai lầm, hỗi hận muộn màng, day dứt cả cuộc đời (bằng chứng)

- Chi tiết tiêu biểu trong truyện.

+ Hình ảnh chiếc áo có hàng cúc áo “kì lạ” xuất hiện ở phần đầu tác phẩm cho thấy sự khéo léo của người mẹ nghèo khó nhưng rất mực yêu thương, chăm lo cho con Người con chỉ vì nhất thời nông nổi của tuổi trẻ mà làm mẹ đau lòng dẫn đến sự ra đi mãi mãi Khi người con nhận ra sai lầm, cậu muốn nói một lời xin lỗi nhưng cơ hội đã không còn

+Và chiếc áo có hàng cúc hình chữ “vê” trở lại ở cuối tác phẩm, trong triển lãm thời trang càng làm cho nhân vật người con thêm ân hận, day dứt Giờ đây sống giữa vật chất đủ đầy, có tôn tạo phần mộ của mẹ đẹp bao nhiêu nữa thì mẹ cậu vẫn mãi mãi xa cậu mất rồi Câu nói của nhà thiết kế thời trang ở cuối tác phẩm như một lời tri ân sâu sắc tới tất cả các bà mẹ trên thế gian này

* Kết bài

- Tác phẩm "Cúc áo của mẹ" nhấn mạnh tình mẫu tử và ý nghĩa của việc hiểu vàtrân trọng người thân yêu trong cuộc sống Nó nhắc nhở chúng ta về tình yêu và

sự hy sinh vô điều kiện của mẹ dành cho con, cũng như giá trị của việc biết ơn

và trân trọng những người thân yêu xung quanh mình

- Tác phẩm giúp chúng ta nhận ra tầm quan trọng của tình mẫu tử và tình thân trong cuộc sống Nó khuyến khích chúng ta hãy biết trân trọng và biết ơn nhữngngười thân yêu xung quanh mình, và không để lỡ bất kỳ cơ hội nào để thể hiện tình yêu và biết ơn với họ

Đề số 02: Viết bài văn phân tích truyện ngắn Bố tôi – Nguyễn Ngọc Thuần

Tôi đi học dưới đồng bằng Còn bố tôi, từ núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi

Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi Lặng lẽ, ông vụng

về mở nó ra Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi

Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: “Con mình vừa gửi thư về” Mẹ tôi hỏi: “Thư đâu?” Ông trao thư cho bà Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: “Ôi, con mình viết

Trang 10

chữ đẹp quả! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén Chỉ tiếc là không biết nó viết gì Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?” Ông nói:

“Nó là con tôi, nó viết gì tôi biết cả.” Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lả, ngay cả những lá thư đầu tiên nét chữ còn non nớt

Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học Một ngày ngày khai trường đầu tiên không có bố Bố tôi đã mất Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời

(Theo Nguyễn Ngọc Thuần, in trong “Bồi dưỡng học sinh vào lớp 6 môn

Tiếng Việt” – Nxb Giáo dục Việt Nam, 2012.)

DÀN Ý

Mở

bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu ý kiến chung của người viết

- Trong cuộc đời mỗi người, tình cảm gia đình luôn là điểm tựa tinhthần thiêng liêng nâng bước chân con người suốt chặng đường dài, là hành trang quý giá neo đậu trong tâm hồn mỗi người

- Truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần đã xây dựng thành công hình ảnh người bố – một người đàn ông miền núi chất phác, hiềnhậu, hết lòng yêu thương con, trân trọng tình cảm gia đình Truyện ngắn gọn nhưng đã để lại cho người đọc những ấn tượng khó quên

+ Thể loại của truyện: truyện ngắn hiện đại

Nêu nội dung, chủ đề: Truyện kể về người bố của nhân vật “tôi”

Ông ở vùng đồi núi hiểm trở, người con học ở dưới đồng bằng xa nhà.Ông dành cho con những tình yêu thương sâu sắc và luôn dõi theo contừng ngày Mỗi khi nhận được thư của con gửi về, ông cảm thấy vô cùng hạnh phúc và luôn trân trọng những bức thư ấy vì theo ông nghĩ con viết thư về được là vẫn mạnh khỏe Ngày con bước chân vào

Trang 11

giảng đường đại học cũng là lúc người bố ra đi mãi mãi, đó là ngày khai trường đầu tiên mà nhân vật “tôi” không có bố đi cùng Nhưng nhân vật “tôi” tin rằng bố sẽ theo mình suốt hành trình cuộc đời phía trước Truyện ca ngợi tình yêu thương sâu nặng của người bố dành cho gia đình, con cái và tấm lòng biết ơn sâu nặng của người con dànhcho người bố kính yêu Đồng thời, truyện cũng gửi gắm lời nhắc nhở những người con phải biết thương yêu, kính trọng và biết ơn và sống hiếu thảo với bố mę của mình.

- Làm rõ nội dung, chủ đề: Chủ đề của truyện được mở ra bằng tình

huống rất gần gũi, đời thường nhưng lại xúc động bởi sự xa cách của hai bố con trong niềm thương nhớ khôn nguôi: “Tôi đi học dưới đồng bằng Còn bố tôi, từ núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi” Cách vào

đề ngắn gọn mà hấp dẫn, lôi cuốn người đọc dõi theo hành trình của hai bố con trong cuộc đời

+ Chủ đề của truyện thể hiện ở hình ảnh người bố hiện ra thật giản dị, đời thường nhưng gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc:

Hình ảnh người bố nghèo, tần tảo, vất vả, một nắng hai sương làm nương rẫy ở trên vùng núi cao và không có điều kiện để đi học “Còn

bố tôi, từ một vùng núi cao xa xôi”, “đi chân đất xuống núi”; “chỉ tiếc

là không biết nó viết gì Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm” Cuộc đời người bố vất vả, lam lũ như bao người nông dân vùng rừng núi xa xôi

- Một người bố luôn quan tâm, dõi theo con: Cuối mỗi tuần, bao

giờ ông cũng “mặc chiếc áo phẳng phiu nhất”, đi chân đất xuống núi,

rẽ vào bưu điện để nhận lá thư tôi gửi, Hành động lặp lại thường xuyên theo chu kì ấy đã khắc hoạ chân thực nỗi nhớ mong con da diết của người bố

Chủ đề của truyện còn thể hiện ở nhân vật người bố tinh tế, thấu hiểu được những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của con mình: “Nó là con tôi,

nó viết gì tôi biết cả”, Mỗi bức thư con gửi về, bố mẹ nhân vật “tôi” đều không thể đọc được, có lẽ cuộc đời cha mẹ của nhân vật “tôi” trước đây quá nghèo nên đã không được đi học Nhưng họ luôn theo dõi từng bước đi của con nên họ hiểu rằng con vẫn mạnh khoẻ, bình

Trang 12

an và học tập tốt Đối với người dân ở vùng núi xa xôi, việc nuôi con học đại học là một điều không hề dễ dàng, vì vậy người con đang học đại học chính là đang thực hiện ước mơ của chính họ, tin vào tương lai có cuộc sống tốt đẹp hơn Bố mẹ cảm nhận được tình yêu thương,

sự quan tâm, nỗi nhớ nhà của con thể hiện qua việc gửi thư về nhà mỗi tuần và hạnh phúc trong tình cảm ấy Lời nói mộc mạc, chân chất của người bố thể hiện tâm hồn nhân hậu, thuần phác, tinh tế và sâu sắc

Đọc truyện Bố tôi người đọc còn hiểu được người bố rất trân trọng, nâng niu tất cả những gì thuộc về con Nhận được thư con, ông “lặng

lẽ, ông vụng về mở nó ra” Từng hành động của người bố ấy rất cẩn trọng: “Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuônmặt đầy râu của ông Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư” Sự xúc động khiến ông “trầm ngâm” rồi “khẽ mỉm cười” thật hạnh phúc Những hành động giản đơn ấy ẩn chứa tình yêu thương con vô bờ bến, niềm tin yêu tuyệt đối với con mình “Rồi ông lấy lại lá thư, xếp vào trong tủ cùng những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm vào mặt rồi cất đi, không thiếu một lá, ngay cả những lá thư đầu tiên nét chữ còn non nớt” Những hành động

ấy còn thể hiện được sự nâng niu, trân trọng những lá thư của con và sâu thẳm hơn chính là tình thương yêu, quý mến của người bố dành cho con

=> Người bố luôn dành cho con tình thương yêu sâu nặng, luôn dõi theo từng bước đi của con thể hiện qua sự nâng niu, trân trọng và gìn giữ những lá thư của con như một vật báu

+ Một khía cạnh khác thể hiện chủ đề của truyện là tình yêu thương,

sự kính trọng và biết ơn sâu sắc của người con dành cho bố:

Khi học xa nhà, con ở dưới đồng bằng, bố ở vùng núi hiểm trở, người con rất nhớ thương bố Mỗi lời kể của người con đều có sắc thái xúc động rưng rưng

Bố chính là điểm tựa vững chắc, luôn đứng sau che chở, động viên tinh thần cho con, vì vậy chắc chắn người con sẽ rất tự hào, kính trọng

và yêu quý bố mình bởi luôn có bố yêu thương và ở bên cạnh mỗi lần

Trang 13

khai trường.

Và dù bố đã mất nhưng người con vẫn luôn cảm thấy có bố bên cạnh, suốt cả hành trình cuộc đời là bởi vì tình yêu thương, sự quan tâm, hình bóng của người bố vẫn in sâu trong ký ức của con, mãi mãi không bao giờ phai nhòa

=> Đó là một người con hiếu thảo, thấu hiểu tấm lòng của cha mẹ và luôn sống xứng đáng với tình cảm thiêng liêng ấy

+ Chủ đề của truyện còn gửi gắm những bài học được gợi lên từ câu chuyện:

Tình cảm cha con là thiêng liêng và quý giá vì đây là tình cảm làm cơ

sở cội nguồn cho tình yêu quê hương, đất nước

Chúng ta cần yêu thương, trân trọng, kính yêu bố mẹ của mình vì tình cảm bố

me dành cho chúng ta là vô cùng lớn lao, cao cả

- Phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện.

+ Kết hợp khéo léo các phương thức kể, tả, biểu cảm khiến câu

chuyện hấp dẫn, lôi cuốn

+ Cốt truyện ngắn gọn, tình huống truyện đơn giản, nhân vật người bốđược đặt trong những tình huống rất đời thường để bộc lộ tính cách, phẩm chất

+ Mạch truyện đi theo trình tự thời gian, có đan xen cả hồi tưởng và đọng kết bằng những suy ngẫm sâu sắc trong hiện tại của nhân vật

“tôi” khiến câu chuyện vừa xúc động vừa có chiều sâu

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật được xây dựng chủ yếu thể hiện qua ngoại hình, hành động, lời nói; ngôn ngữ của nhân vật

+ Ngôn ngữ kể chuyện mộc mạc, bình dị, lôi cuốn

=> Truyện Bố tôi chỉ là tình huống và những sự việc hết sức đời thường nhưng đã đem đến cho người đọc sự xúc động về tình phụ tử thiêng liêng, cao quý Đọc xong truyện, ai cũng cảm thấy như mình còn có lỗi với bố mình về một điều gì đó và tự thầm hứa với bản thân phải biết thương yêu, trân trọng và sống hiếu thảo với bố mình Và emcũng vậy!

Trang 14

Kết

bài

- Khẳng định lại giá trị của truyện

- Cảm xúc hoặc lời nhắn gửi tới mọi người

Đề số 03: Viết bài văn phân tích truyện ngắn tình cha - Nguyễn Anh Đào

TÌNH CHA

Mắt sáng ngời, cha tôi ôm thằng cu Tuấn, thằng cu Bị, một đứa cháu nội, một đứa cháu ngoại vào lòng, vừa hôn, vừa nựng chúng trong niềm hạnh phúc khôn

tả Nước mắt tôi lưng tròng

Tôi thương cha Cả một đời vượt qua bao nhiêu đớn đau, bệnh tật và khốn khó của đời sống vật chất mà không ít người trong hoàn cảnh tương tự đã nản chí, nản lòng, buông xuôi, mặc cho số phận đến đâu thì đến, nhưng với cha tôi thì không vậy Cha mẹ tôi sinh hạ được hai người con, một trai, một gái Nếu như không gặp những bất trắc trong cuộc đời thì gia đình tôi cũng khấm khá như baogia đình khác Cha tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê hẻo lánh Con nhà nghèo, nhưng cha tôi rất chịu khó học hành và học rất giỏi Nhà quê ngày ấy không có điện như bây giờ, chỉ với ngọn đèn dầu hỏa ấy thế mà cha tôi được đi thi học sinh giỏi ở huyện, ở tỉnh Sau này cha được vào đại học, rồi tốt nghiệp ratrường được phân công về công tác ở một nhà máy lớn

Cha gặp mẹ qua một mối tình lãng mạn Mẹ đến thực tập ở nhà máy, hai ngườiquen nhau và sau này họ thành vợ thành chống Hai anh em tôi ra đời trong tình yêu vô bờ bến của cha của mẹ Đất nước vẫn còn giặc, cha lên đường nhập ngũ, hai năm vào chiến trường cha tôi bị thương Vết thương quái ác làm cột sống của cha vẹo đi, chân teo dần, cha thành người bán thân bất toại Cha ra bắc an dưỡng được hơn hai tháng thì mẹ xin cho cha về nhà để được trực tiếp nuôi dưỡng Mẹ đi khắp mọi nơi tìm thầy, nơi nào họ mách có thuốc hay, thầy giỏi là

mẹ lên đường, chẳng kể ngày hay đêm, hết đắp lại uống, đủ kiểu Ba năm sau cha tôi như người từ cõi chết trở về Cha túc tắc tập đi, tập tự tắm lấy, tự vệ sinhlấy Sức khỏe của cha dần dần hồi phục Mẹ mừng lắm, như trẻ lại mấy tuổi Lúc đó chúng tôi đã vào học cấp ba, đời sống lại càng khó khăn hơn Nhưng thật không may cho cha con tôi, mẹ tôi ngã bệnh, bà mất trong sự đớn đau vô hạn của cha con tôi Cha nuốt nước mắt vào lòng, không khóc Hằng đêm cha ngồi lặng lẽ như kẻ vô hồn trước di ảnh của mẹ Nỗi đau cứ trải dài, thâu đêm suốt sáng

Trang 15

Hai anh em tôi vẫn hằng ngày cắp sách tới trường Ngoài suất lương thương binh của cha, lúc rảnh anh trai tôi đi bán bánh mì, tôi đi bán ngô nướng Một hôm cha bảo:

- Thu này! Cha muốn xuống xóm Đán trông coi nhà cho bác Phú, bác ấy vào Nam với mấy cậu con, chẳng biết đến bao giờ mới về Nhà ta cho thuê, còn ở Đán cha con ta trồng rau, nuôi con gà con lợn để có thêm thu nhập, lấy tiền cho con ăn học Nhưng cha thì bệnh tình như vậy, ai làm hả cha?

Năm tôi thi đỗ vào Trường đại học Ngoại ngữ ở Hà Nội, cha cầm sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng để lấy tiền cho tôi ăn học Được gần một năm, không an tâm ngồi rỗi, cha lên tàu xuôi Hà Nội Mấy ngày đầu cha cứ bước một, bước một đi quanh quẩn xem xét nơi này, chỗ kia, chung quanh nơi hai cha con ở trọ Một thời gian sau ông làm quen được với một ông bạn già cùng tuổi, hai ông rủ nhautrông xe đạp, xe máy ở khu tập thể Ông bạn của cha khỏe hơn thì nhận xe vào bãi rồi dắt xe ra trả, cha yếu hơn thì ghi phiếu nhận tiền, cứ như thế, ngày nắng cũng như ngày mưa, cha đã trụ lại đất Hà Nội gần 5 năm trời với tôi Khi tôi họcxong, xin việc làm ở Hà Nội ổng mới lại quay trở về Thái Nguyên trông coi nhà cửa Anh trai tôi cũng đã ra trường, có việc làm, tuy đồng lương ít ỏi nhưng gia đình cũng bắt đầu không phải đi vay mượn nữa Đời sống của cha con dần dần cũng đủ ăn đủ tiêu Lúc này cha tôi thường giục tôi:

- Con lấy chồng đi để cha nhìn thấy cháu ngoại trước khi nhắm mắt!

Tôi vừa cười vừa nói với cha:

- Cha còn lâu mới chết, con còn đi học thêm nữa cha ạ!

- Con thương cha thì con lấy chồng sớm cho cha yên lòng

Trang 16

Tuy cự nự như vậy, nhưng thương cha, tôi quyết định lấy chồng Đám cưới của tôi giản dị nhưng vui Cha là người vui nhất, ông chống gậy đi đi lại lại, khuôn mặt sáng bừng lên một niềm kiêu hãnh và hạnh phúc.

Tôi lấy chồng tròn năm thì anh trai tôi cũng xây dựng gia đình Chị dâu tôi là một người phụ nữ đẹp người, tốt nết, khi chị đang yêu anh, không ít người gièm pha, bóng gió:

- Mày lấy nó là để hầu bố nó phải không?

Tôi nói với cha:

Chúng con được như ngày hôm nay là nhờ vào tình thương của cha, nói dại cha

mà mất sớm thì chúng con chắc chẳng nên người! Cha phải sống mà nhìn các cháu của cha trưởng thành chứ!

Cha rơm rớm nước mắt, lặng lẽ nhìn về nơi xa xôi

Cha vẫn vậy, vẫn chiếc gậy trúc nhấc một nhấc một, cười đùa với hai đứa cháu nội ngoại mỗi ngày Tôi thường ngồi ngắm cha, trong lòng dạt dào tình cha con

(Nguồn: https://nhandan.vn)

DÀN Ý

1 Mở bài: Giới thiệu tác phẩm truyện và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.

- Nguyễn Anh Đào là một nhà văn trẻ tuổi, sinh năm 1981 và đang sinh sống tại Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk Với phong cách viết giản dị nhưng chứa đựng nhiều cảm xúc, tác phẩm của Nguyễn Anh Đào không chỉ thu hút được sự quan tâm của độc giả mà còn được đánh giá cao bởi các nhà văn nổi tiếng

- “Tình cha” là một trong những truyện ngắn giàu giá trị nhân đạo, thể hiện tình cảm yêu thương, lòng biết ơn sâu nặng của người con đối với cha

Trang 17

- Đến với câu chuyện “Tình cha”, chúng ta sẽ cảm nhận sâu sắc hơn đức hi sinh thầm lặng của người cha; đồng thời biết trân quý tình phụ tử - tình cảm cao đẹp, thiêng liêng trong cuộc đời mỗi con người.

2 Thân bài:

* Luận điểm 1: Truyện ngắn “Tình cha” của nhà văn Nguyễn Anh Đào đã thể

hiện được tình cảm yêu thương, lòng biết ơn sâu nặng của người con – nhân vật

“tôi” đối với người cha giàu đức hi sinh khiến người đọc xúc động

- Câu chuyện bắt đầu trong khung cảnh ấm áp tình thân “ cha tôi ôm thắng cu Tuấn, thằng cu Bi, một đứa cháu nội, một đứa cháu ngoại vào lòng, vừa hôn, vừa nựng chúng trong niềm hạnh phúc khôn tả”; chính cử chỉ giàu tình yêu thương của cha đối với các cháu khiến cho “tôi” xúc động và trào dâng cảm xúc

“Nước mắt tôi lưng tròng”

- Nhìn cha sum vầy và ngập tràn hạnh phúc bên các cháu, biết bao những kỉ niệm vui buồn ùa về trong tiềm thức của “tôi” Những kỉ niệm ngọt ngào xen lẫn với buồn đau như những thước phim quay chậm, dựng lại những khung hìnhcủa gia đình “tôi” Ở đó, có một gia đình đã từng có đầy đủ các thành viên rất yêu thương, chăm sóc tận tình cho nhau; ở đó, có biết bao thăng trầm, vất vả, đau đớn của người cha mà mỗi khi nghĩ lại “tôi” cảm thấy vô cùng xúc động.+ “Tôi” thương cha và cảm phục trước nghị lực sống phi thường của một người lính đã từng vào sinh ra tử trong chiến tranh: “Tôi thương cha Cả một đời vượt qua bao nhiêu đớn đau, bệnh tật và khốn khó của đời sống vật chất ”

+ Trong kí ức của “tôi”, cha là một người học giỏi, “tôi” rất ngưỡng mộ tinh thần ham học và những thành tích học tập của cha: “Con nhà nghèo, nhưng cha tôi rất chịu khó học hành và học rất giỏi cha tôi được đi thi học sinh giỏi ở huyện, ở tỉnh.”

+ Mối tình của cha mẹ trong miền nhớ của “tôi” (được nghe kể lại) thật giản dị nhưng rất đỗi cao đẹp: “Cha gặp mẹ qua một mối tình lãng mạn Mẹ đến thực tập ở nhà máy, hai người quen nhau và sau này họ thành vợ thành chồng.” Cha

mẹ đến với nhau thật tự nhiên và họ lấy nhau sống thật hạnh phúc, bởi vậy cho nên: “Hai anh em tôi ra đời trong tình yêu vô bờ bến của cha của mẹ.”

+ Biến cố buồn đau đến với gia đình “tôi” khi bố đi lính, trở về bị thương Mẹ

đã phải đi khắp mọi nơi tìm thầy chữa trị bệnh cho bố Sức mạnh của tình thân

đã tiếp thêm cho cha động lực, ý chí vượt lên đau đớn

Trang 18

+ Nhưng có lẽ nỗi đau đớn, xót xa nhất đối với cha con “tôi”là sự ra đi của người mẹ tần tảo, hết lòng vì gia đình: “mẹ tôi ngã bệnh, bà mất trong sự đớn đau vô hạn của cha con tôi cha ngồi lặng lẽ như kẻ vô hồn trước di ảnh của

mẹ Nỗi đau cứ trải dài, thâu đêm suốt sáng.”

+ Mẹ mất sớm, hai chị em “tôi” lại đang ở tuổi ăn tuổi học nên mặc dù cha bị thương, đau ốm vẫn phải gồng gánh để các con được đến lớp, học hành nên người + Cha thương con, sợ con buông xuôi chuyện học hành nên tìm mọi cách

để mưu sinh, kiếm tiền nuôi con ăn học

+ Nỗi đau chồng chất nỗi đau, khó khăn chồng chất khó khăn: “cha ngã nhào xuống đất, vết thương cũ lại tái phát Cha phải nằm viện liền mấy tháng trời bệnh tình mới đỡ.” Nhưng dường như bệnh tật, đau đớn về thể xác không làm khuất phục cha, rau, nuôi lợn, nuôi kiếm thêm đồng ra đồng vào.” Tình cha thật

ấm áp yêu thương biết nhường nào! vì lo cho các con ăn học nên người nên:

“Về nhà cha lại trồng giảng đường Đại học Cha đã xoay sở, tìm mọi cách làm việc kiếm tiền để con yên + Tình yêu thương con ở người cha càng mãnh liệt khi “tôi” bước chân vào tâm học Cha lo toan cho “tôi” ăn học thay cả phần của

mẹ, tất cả mọi điều tốt đẹp nhất cha dành hết cho anh em “tôi” Ở bên cha “tôi” luôn có cảm giác yên lòng, ấm áp yêu thương Cha là người “tôi” cảm phục, biết

ơn, trân trọng và yêu quý vô cùng Với “tôi” cha là một người tuyệt vời, chính tình yêu thương và đức hi sinh của cha đã bồi đắp tâm hồn của “tôi” và đem những điều tốt đẹp đến với cô

+ Khi “tôi” và anh trai đã trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định nhưng lòngcha vẫn lo nhiều Lo cho con ăn học nên người, giờ cha lại lo hạnh phúc cho cáccon: “Đám cưới của tôi giản dị nhưng vui Cha là người vui nhất, ông chống gậy

đi đi lại lại, khuôn mặt sáng bừng lên một niềm kiêu hãnh và hạnh phúc.”

+ Cuộc đời đã đem đến cho cha nhiều bất hạnh, nhiều buồn đau nhưng tấm lòngnhân hậu, đức hi sinh thầm lặng của cha dành cho con cái cuối cùng cũng được gặt hái quả ngọt Cha sống trong tình yêu thương của các con và niềm vui của cháu ngoại, cháu nội Trải qua biết bao thăng trầm, biết bao đau khổ, bất hạnh, cha con “tôi” đã có một hạnh phúc thật ngọt ngào

+ “Tôi” yêu thương, biết ơn và tự hào về cha – người cha ấm áp yêu thương thay cả phần mẹ nuôi dưỡng anh em “tôi” nên người, những hạnh phúc giản dị đời thường cha đem lại cho “tôi” thật tuyệt vời Chính cha là người truyền cho anh em “tôi” nghị lực sống, biết trân quý tình thân và sống đẹp

Trang 19

* Luận điểm 2: Tình cảm yêu thương, lòng biết ơn sâu nặng của người con –

nhân vật “tôi” đối với người cha giàu đức hi sinh trong truyện ngắn “Tình cha” được nhà văn Nguyễn Anh Đào thể hiện qua những hình thức nghệ thuật đặc sắc

- Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, chân thực gây xúc động cho người đọc về tình cha con – tình cảm nhân bản thật cao đẹp, thiêng liêng trong cuộc đời mỗi

con người

- Cách tạo dựng tình huống truyện đơn giản, tự nhiên nhưng gợi nhiều ý nghĩa sâu xa về tình cảm gia đình trong xã hội hiện đại

- Ngôi kể thứ nhất (người kể chuyện xưng “tôi”), người con gái kể về tình cha

- Tình yêu thương, sự chăm sóc tận tình của cha dành cho con cái trong hoàn cảnh rất đáng thương; cha bị thương nặng, mẹ mất sớm, cảnh gà trống nuôi con trong đói nghèo Bởi vậy, giọng văn trầm lắng như những lời trò chuyện tâm tình mang nặng ân tình của người con dành cho người cha giàu đức hi sinh Điều đó có khả năng truyền thẩm vào tâm trí người đọc, thức tỉnh lương tri mỗi người con trong xã hội hiện đại về tình cảm gia đình

- Ngôn ngữ đối thoại giữa cha với “tôi” thể hiện được tình yêu thương, sự quan tâm, lo lắng của “người cha” dành cho các con

- Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật tinh tế; đặc biệt là khắc họa sinh động, chân thực, cảm động tình yêu thương, lòng biết ơn sâu nặng của “tôi” dành cho cha

- Cách đặt nhan đề của truyện “Tình cha” cũng thể hiện được tư tưởng, chủ đề của truyện: ca ngợi tình cha con – tình cảm gia đình, gây ấn tượng trong lòng bạn đọc

* Nhận xét khái quát: Bằng ngôi kể thứ nhất, nghệ thuật kể chuyện chân thực,

sinh động, hấp dẫn, giọng văn tâm tình, tình huống truyện tự nhiên; tác giả đã giúp người đọc cảm nhận được tình phụ tử cao đẹp trong cuộc đời mỗi người Tình cảm ấy càng ngời sáng và có giá trị thức tỉnh lương tri mỗi người trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà con người mải mê trong công việc, chạy theo lợi danh mà vô tình quên đi tình thân

3 Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện.

Truyện ngắn “Tình cha”, tác giả Nguyễn Anh Đào đã gửi đến cho bạn đọc một bức tranh ấm áp tình yêu thương gia đình Đọc truyện, chúng ta cảm phục, trận trọng trước tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh thầm lặng của người cha dành cho

Trang 20

con cải; đồng thời thấu hiểu hơn tình cảm thương yêu, tự hào và biết ơn sâu nặng của anh em “tôi” đối với người cha.

- “Tình cha” câu chuyện thấm đẫm giá trị nhân văn của nhà văn Nguyễn Anh Đào đã truyền thấm vào trong tâm hồn bạn đọc những giá trị chân – thiện – mỹ của tình cảm gia đình Dung lượng truyện ngắn những âm vang về tình phụ tử thì ngân nga, dạt dào cảm xúc yêu thương trong lòng bạn đọc

Đề số 04: Viết bài văn phân tích truyện ngắn Bến quê – Nguyễn Minh Châu

Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn Ừ cũng chả phải, Nhĩ vừa ngồi để cho vợ bón từng thìa thức ăn vừa nghĩ, chính vì thời tiết đã thay đổi, đã sắp lập thu rồi, cái nóng hầm hập ở trong phòng cùng với thứ ánh sáng loa lóa vừa nhìn đã thấy chói cả mắt ở ngoài bờ sông Hồng không biết đã rút đi đâu từ bao giờ

Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồngmột màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra Vòm trời cũng như cao hơn Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúcnày đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến - cái bờbên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình

Nhĩ khó nhọc nâng một cánh tay lên khẽ ẩy cái bát miến trên tay Liên ra Anh ngửa mặt như một đứa trẻ để cho thằng Tuấn cầm chiếc khăn bông tẩm nước ấmkhẽ lau miệng, cằm và hai bên má cho mình

Anh không dám nhìn vào mặt con Trong khi lại nghiêng mặt ra ngoài cửa sổ, anh ngạc nhiên nhận thấy những cánh hoa bằng lăng càng thẫm màu hơn - một màu tím thẫm như bóng tối…

Chờ khi đứa con trai đã bưng thau nước xuống nhà dưới, anh hỏi Liên:

Trang 21

- Đêm qua lúc gần sáng em có nghe thấy tiếng gì không?

Liên giả vờ không nghe câu chồng vừa hỏi Trước mặt chị hiện ra một cái bờ đất

lở dốc đứng của bờ bên này, và đêm đêm cùng với con lũ nguồn đã bắt đầu dồn

về, những tảng đất đổ òa vào giấc ngủ

- Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ?

Liên vẫn không đáp và biết chồng đang nghĩ gì Chị đưa những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai chồng:

- Anh cứ yên tâm Vất vả, tốn kém đến bao nhiêu em với các con cũng chăm lo cho anh được

Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá

- Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm… mà em vẫn nín thinh

Liên biết chồng nói đùa:

- Đi Thành phố Hồ Chí Minh thì chắc chẳng được nhưng anh có thể chống gậy

đi trong nhà Hoặc tiến triển tốt hơn, em có thể đỡ anh men cầu thang bước xuống một bậc… hoặc giá anh lại khỏe hơn, chúng mình có thể bước xuống hai bậc

- Ừ, tưởng gì… nhất định đầu tháng mười anh sẽ đi ra được đến đầu cầu

thang…

Trang 22

Liên đặt bàn tay vào sau phiến lưng đã có nhiều mảng da thịt vừa chai cứng vừa

lở loét của Nhĩ:

- Em đỡ anh nằm xuống nhé?

- Khoan Em cần ra chợ hay đi đâu thì cứ đi Khi nào mỏi anh sẽ gọi con

Một lát sau Nhĩ còn nghe tiếng vợ đi lại dọn dẹp và dặn dò con điều gì đó Liên hãm nước thuốc ở cái siêu đất ra chiếc bát chiết yêu, Nhĩ đoán thế, nghe tiếng nước rót ra lẫn mùi thuốc bắc bay vào nhà Rồi Liên xuống thang, vẫn cái tiếng bước chân rón rén quen thuộc suốt cả một đời người đàn bà trên những bậc gỗ mòn lõm

Chờ Liên xuống tầng dưới rồi Nhĩ mới lên tiếng:- Tuấn, Tuấn à! Anh con trai đánh trần ngồi tựa vào bức tường đầu cầu thang, tay nhặt rau muống, mắt cúi xuống một cuốn sách truyện dịch

Nghe bố gọi, Tuấn chạy vào trong tay vẫn cầm quyển sách dảy cộm gập đôi:

- Bố mỏi rồi Con đỡ bố nằm xuống nhé!

- Chưa… - đến lúc này Nhĩ mới ngắm kĩ đứa con trai Nó là đứa thứ hai, gần một năm nay vắng nhà, đi học tận trong một thành phố phía nam và vừa mới trở

về đêm qua Anh thấy càng lớn thằng con anh càng có nhiều nét giống anh.Người cha sắp từ giã cõi đời đang giấu một tâm sự bí mật gì đó trong cái vẻ lúng túng Anh ngước nhìn ra ngoài cửa sổ một lần nữa rồi quay vào bất chợt hỏi:

- Đã bao giờ Tuấn… sang bên kia chưa hả?

- Sang đâu hả bố?

- Bên kia sông ấy!

Anh con trai đáp bằng vẻ hờ hững:

- Chưa…

Trang 23

Nhĩ tập trung hết sức còn lại để nói ra cái điều ham muốn cuối cùng của đời mình:

- Bây giờ con sang bên kia sông hộ bố…

- Để làm gì ạ?

- Chẳng để làm gì cả - Nhĩ có vẻ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra quá ư

kì quặc - Con hãy qua đò đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát, rồi về…

Anh con trai cười:

- Bố đang sai con làm cái việc gì lạ thế?

- Hay là thế này nhé - Nhĩ vẫn không hề thay đổi ý kiến - Con cầm đi mấy đồngbạc xem bên ấy có hàng quán người ta bán bánh trái gì, con mua cho bố

Anh con trai miễn cưỡng mặc quần áo, đội chiếc mũ nan rộng vành đề phòng đến trưa có thể nắng to - theo lời yêu cầu khẩn khoản của Nhĩ - giắt vào người mấy đồng bạc

Vừa nghe Tuấn nện lộp bộp đôi dép sa bô xuống thang, Nhĩ đã thu hết tàn lực lết dần, lết dần trên chiếc phản gỗ Nhấc mình ra được bên ngoài phiến nệm nằm, anh tưởng như mình vừa bay được nửa vòng trái đất - trong một chuyến đi công tác ở một nước bên Mĩ La-tinh hai năm trước đây Anh mệt lử Và đau nhức Ngồi lại nghỉ một chặng và chỉ muốn có ai đỡ cho để nằm xuống

Nghe tiếng chân giậm thình thịch đều đặn ở bên kia tường Nhĩ cúi xuống thở hổn hển để lấy lại sức rồi cất tiếng gọi yếu ớt: “Huệ ơi!”

Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang Cô bé bên nhà hàng xóm đã quenvới công việc này Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải không ạ?” Nhĩ đáp trong hơi thở gấp gáp: “Ừ, ừ… chào cháu!” Cô bé nhảy lên phản, vừa

mò vào người Nhĩ đã vội vã nhảy xuống, nó chạy ra đầu cầu thang cầm đoạn dây khẽ phất xuống bên dưới và gọi toáng lên:

Trang 24

- Vân ơi, Tam ơi, Hùng ơi!

Một lát sau không phải chỉ có ba đứa mà cả một lũ trẻ ở tầng dưới lần lượt chạy lên:

- Chúng cháu chào bác ạ!

- Chào bác Nhĩ ạ!

Vây bọc bởi đám trẻ con đứng lố nhố chung quanh Nhĩ nhận thấy hoàn cảnh của mình thật buồn cười, y như một chú bé mới đẻ đang toét miệng cười với tất

cả, tận hưởng sự thích thú được chúng chăm sóc và chơi với

Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nốt nửa vòng trái đất - từ mép tấm nệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.Chúng giúp anh đặt một bàn tay lên bậu cửa sổ, kê cao thêm dưới mông anh bằng cả một chiếc chăn gập lại rồi sau đó mới bê cái chồng gối đặt sau lưng.Chẳng biết thế nào mà sáng nay tất cả những ngón tay của chúng đều chua lòm mùi nước dừa, nhưng không sao, vì thế anh càng yêu lũ trẻ trong ngôi nhà mình.Ngay lúc ấy, cái vật mà Nhĩ nhìn thấy trước tiên khi được ngồi sát ngay sau khuôn cửa sổ là một cánh buồm vừa bắt gió căng phồng lên Con đò ngang mỗi ngày chỉ qua lại một chuyến giữa hai bờ ở khúc sông Hồng này vừa mới bắt đầuchống sào ra khỏi chân bãi bồi bên kia, cánh buồm nâu bạc trắng vẫn còn che lấp gần hết cái miền đất mơ ước

Sát bên bờ của dải đất lở dốc đứng bên này, một đám đông khách đợi đò đứng nhìn sang Người đi bộ, người dắt xe đạp Một vài tốp đàn bà đi chợ về đang ngồi kháo chuyện hoặc xổ tóc ra bắt chấy Nhĩ nhìn mãi đám khách nhưng vẫn không tìm thấy cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo đâu cả

Thì ra thằng con trai của anh chỉ mới đi được đến hàng cây bằng lăng bên kia đường Thằng bé vẫn cắp cuốn sách bên nách đang sà vào một đám người chơi phá cờ thế trên hè phố Suốt đời Nhĩ cũng đã từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố, thật là không dứt ra được Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất

Trang 25

chuyến đò trong ngày Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại, nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu? Họa chăng chỉ có anh đã từng trải,

đã từng in gót khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ,

và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi

ân hận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết

Nhĩ chợt nhớ ngày bố mẹ anh mới cưới Liên từ một làng bên kia sông về làm vợanh Liên vẫn đang còn mặc áo nâu và chít khăn mỏ quạ So với ngày ấy bây giờ Liên đã trở thành một người đàn bà thị thành Tuy vậy, cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hy sinh từ bao đời xưa, và cũng chính nhờ có điều đó mà sao nhiều ngày tháng bôn tẩu, tìm kiếm… Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này

Con đò đã sang quá nửa sông, ngồi đây Nhĩ đã có thể nhìn thấy rõ từng mảnh vátrên lá buồm cánh dơi in bật trên một vùng nước đỏ

Giữa lúc Nhĩ đang nhìn thấy trong tưởng tượng chính mình trong tấm áo màu xanh trứng sáo và chiếc mũ nan rộng vành, như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bước chân lên cái mặt đất dấp dính phù sa - chợt nghe sau lưng có tiếng ho Nhĩ quay lại

Ông cụ giáo Khuyến tựa trên chiếc gậy song đang đứng bên phản Đã thành lệ, buổi sáng nào ông cụ già hàng xóm đi xếp hàng mua báo về cũng ghé vào hỏi thăm sức khỏe của Nhĩ

- Cụ ạ - Nhĩ bắt đầu ra hiệu về phía đầu tấm nệm nằm của mình – cháu Huệ có gửi lại chìa khóa cho cụ

- Hôm nay ông Nhĩ có vẻ khỏe ra nhỉ?

- Dạ, con cũng thấy như hôm qua…

Chợt ông cụ già hàng xóm hốt hoảng quá! Ông cụ giáo Khuyến chợt nhận thấy mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một cách khác thường, hai mắt long lanh chứa một nỗi mê

Trang 26

say đầy đau khổ, cả mười đầu ngón tay Nhĩ đang bấu chặt vào cái bậu cửa sổ, những ngón tay vừa bấu chặt vừa run lẩy bẩy Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó.

Ngay lúc bấy giờ, chiếc đò ngang mỗi ngày một chuyến chở khách qua lại hai bên sông Hồng vừa chạm mũi vào cái bờ đất lở dốc đứng phía bên này

DÀN Ý

A Mở bài:

Giới thiệu tác phẩm: Bến quê; tác giả: Nguyễn Minh Châu.

(Nguyễn Minh Châu là cây bút xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại Hàng loạt những truyện ngắn trăn trở, day dứt đã ra đời và đã một thời gây xôn xao dư luận: từ Bức tranh mở đường cho sự đổi mới văn học vào những năm đầu của thập kỷ 80 ở thế kỷ trước cho đến Phiên chợ Giát là tác phẩm cuối cùngviết trên giường bệnh Nhà văn đã từng bước khám phá cái thế giới nội tâm ở mỗi con người trong những tình huống đầy mâu thuẫn và nghịch lý mà Bến quê

là một truyện ngắn xuất sắc trong tập truyện ngắn cùng tên được xuất bản năm

1985, bốn năm trước khi nhà văn từ giã cõi đời)

B Thân bài :

Tóm tắt truyện: Cốt truyện thật đơn giản nhưng mang tính triết lý, mang tính trải nghiệm sâu sắc có ý nghĩa tổng kết về cuộc đời của một con người : Nhĩ mắc bệnh hiểm nghèo, nằm liệt giường, phải nhờ vào sự chăm sóc của vợ con Một buổi sáng đầu thu, từ cửa sổ nhìn ra, đất trời lúc giao mùa với hoa bằng lăng tím thẫm, với nước con sông Hông một màu đỏ nhạt Rồi cái bãi bồi bên kia sông hiện ra Nơi gần gũi mà cả đời Nhĩ dù đã đi khắp mọi nơi trên trái đát lại chưa bao giờ đi tới đó Nhĩ khao khát được một lần đặt chân lê cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình để rồi cuối cùng nhận ra cái quy luật đầy nghịch lý của đời người: con người ta trên ường đời thật khó tránh khỏiđược những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình

Những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ trên giường bệnh:

a Cảm nhận của nhân vật Nhĩ về vẻ đẹp thiên nhiên: buổi sáng đầu thu được nhìn từ khung cửa sổ căn phòng mình :

Ngày đăng: 15/12/2024, 07:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w