BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUYMÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 TT Thành phần năng lực Mạch nội dung Cấp độ tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng % I Năng lực đọc Văn bản văn học: Thơ Song thất lụ
Trang 1BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9
TT
Thành
phần
năng lực
Mạch nội dung
Cấp độ tư duy Nhận biết Thông
hiểu
Vận dụng Tổng
%
I Năng lực
đọc
Văn bản văn học: Thơ Song
thất lục bát
II Năng lực
viết
Nghị luận văn học: Viết đoạn phân tích một khổ thơ của ngữ liệu thơ Song thất lục bát
Nghị luận xã hội
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 60 PHÚT
TT Kĩ năng
Nội dung/Đ.v kiến thức
Mức độ đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận
thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
thất lục bát
Nhận biết:
- Nhận biết được một số yếu
tố về luật của thơ song thất lục bát, thơ tám chữ như: vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ
Trang 2- Nhận biết được nét độc đáo
về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ
Thông hiểu:
- Phân tích được mối quan hệ
giữa nội dung và hình thức của văn bản
- Phân tích được chủ đề, tư
tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản
- Phân tích được tình cảm,
cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của tác giả thể hiện qua văn bản
- Lí giải được nét độc đáo về
hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ
- Phân biệt được sự khác biệt
về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ gây nhầm lẫn; tác dụng của điển tích, điển cố trong thơ
Vận dụng:
- Nêu được những thay đổi
trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản mang lại
- Phân biệt được sự khác
nhau giữa thơ song thất lục bát với thơ lục bát
2 Viết Viết đoạn
văn Nghị luận văn học
Viết được một văn bản nghị luận phân tích một đoạn trích
của bài thơ STLB: phân tích
Trang 3đặc sắc về hình thức nghệ thuật của đoạn trích và hiệu quả thẩm mĩ của nó
Viết bài
văn Nghị
luận xã hội
Viết được một bài văn nghị
luận về một vấn đề cần giải quyết; trình bày được giải pháp khả thi và có sức thuyết phục
1TL
Trang 4ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BA ĐÌNH
TRƯỜNG THCS GIẢNG VÕ 2
ĐỀ KIỂM TRA
(Đề gồm 2 trang)
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG
XUYÊN
Môn: Ngữ Văn 9 Thời gian làm bài: 90 phút
I PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
ĂN TẾT VỚI MẸ Con là cán bộ phương xa đến
Ăn tết hôm nay với mẹ già Ngồi bên bếp lửa sáng loà Con nghe mẹ kể gần xa trầm trồ:
- Mẹ thương đoàn lính Cụ Hồ Hôm nay ăn tết ở vô phương nào Đồng lương chẳng có là bao
Có không cũng ở đồng bào mà thôi
Mẹ già, chợ búa xa xôi Con ăn với mẹ lưng xôi mẹ mừng Tết xưa bánh mật bánh chưng
Mà chưa độc lập cũng không vui gì "
Mẹ ngồi, mẹ nói, mẹ khoe Vườn rau mẹ tốt, nương chè mẹ xanh
- "Mình đây cực khổ cũng đành Tết ni tiết kiệm để dành sang năm Phòng khi bộ đội về làng
Không chi thì cũng khoai lang nước chè Anh em cực khổ nhiều bề
Có con có mẹ đi về là vui "
Lửa vờn nồi nước bừng sôi Con nghe ngon miệng lưng xôi vợi dần
Mẹ rằng: "Con cố mà ăn Chỉ con với mẹ để phần cho ai?"
Mẹ ngồi mẹ ngó con nhai
Mẹ nhìn con nuốt mà hai mắt cười Bỗng nhiên mắt mẹ sáng ngời:
- "Tết ni Cụ1 đã mấy mươi tuổi rồi?"
Bên bếp lửa ngồi nghe mẹ kể Con thấy lòng thấm thía tình thương
1 Cụ: Bác Hồ
Trang 5Ngày mai con bước lên đường
Mẹ ơi! Con mẹ coi thường gian lao
Vĩnh Mai, Đất đen và hoa thắm, NXB Hội Nhà văn, 1982
Thực hiện các yêu cầu
Câu 1 (0.5 điểm) Xác định thể thơ của văn bản trên?
Câu 2 (1 điểm) Ghi lại những từ ngữ khắc họa hình ảnh người mẹ trong khổ thơ đầu tiên.
Qua những từ ngữ đó, em có cảm nhận như thế nào về người mẹ ấy?
Câu 3 (0.5 điểm) Từ ngữ địa phương như “ni” “chi” trong văn bản Ăn tết với mẹ có ý nghĩa,
tác dụng gì?
Câu 4 (1 điểm) Việc sử dụng phép điệp cấu trúc và phép liệt kê trong hai dòng thơ Mẹ ngồi,
mẹ nói, mẹ khoe/ Vườn rau mẹ tốt, nương chè mẹ xanh mang lại hiệu quả nghệ thuật gì?
Câu 5 (1 điểm) Từ hình ảnh người mẹ trong bài thơ, em có suy nghĩ cảm nhận gì về người
phụ nữ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ và hiện nay?
II PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích 12 dòng thơ cuối của văn bản
“Ăn tết với mẹ” được trích trong phần đọc hiểu.
Câu 2 (4 điểm)
Bên bếp lửa ngồi nghe mẹ kể Con thấy lòng thấm thía tình thương Ngày mai con bước lên đường
Mẹ ơi! Con mẹ coi thường gian lao
Người lính trong bài thơ vô cùng thấm thía tình thương của “người mẹ” không phải ruột
thịt với anh Từ đó ta thấy bên cạnh gia đình chúng ta rất cần tình cảm yêu thương của mọi người xung quanh như bạn bè, thầy cô… Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) để trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên
Trang 6HƯỚNG DẪN CHẤM
2 * HS ghi đúng và đủ các từ ngữ khắc họa hình ảnh người mẹ trong
khổ thơ đầu: mẹ kể, mẹ thương đoàn lính Cụ Hồ, Mẹ già, chợ búa xa xôi, mẹ mừng
* HS cảm nhận được đó là người mẹ:
- Mẹ tuổi cao, tần tảo, giàu tình cảm yêu thương bộ đội, giàu tình yêu nước
- Mẹ gần gũi, ấm áp mẹ kể anh nghe chuyện, mẹ thương các anh thiếu thốn nên đi chợ xa xôi nấu bữa cơm Tết, mẹ mừng vui vì các anh ăn với mẹ lưng xôi
0.5
0.5
3 Từ ngữ địa phương khiến cho văn bản mang đậm màu sắc địa phương
đồng thời góp phần khắc họa lời nói của nhân vật người mẹ Từ đó giúp ta cảm nhận sâu sắc hình ảnh người mẹ miền Trung mộc mạc, chân chất giàu tình yêu thương
0.5
4 HS hiểu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp điệp cấu trúc, liệt kê:
- Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu
- Khắc họa đậm nét từng cử chỉ hành động của mẹ từ đó gợi lên hình ảnh mẹ gần gũi, chân thành; mẹ rất vui mừng, phấn khởi và hạnh phúc khi đón bộ đội ăn Tết cùng gia đình
- Làm nổi bật ở mẹ đức tính tần tảo, chịu thương chịu khó chăm chút vườn rau, nương chè
- Qua đó tác giả bộc lộ tình cảm kính trọng, yêu quý và biết ơn mẹ
1.0
5 Người phụ nữ Việt Nam thời chống Mỹ là những người mẹ hiền hậu,
chất phác, tần tảo với công việc đồng áng, bếp núc Dù nghèo khó, họ giàu lòng yêu thương bộ đội và, trên hết là tình yêu đất nước
Ngày nay, phụ nữ vẫn giữ được nét đẹp truyền thống: yêu thương gia
1.0
Trang 7đình, tần tảo và mạnh mẽ Tuy nhiên, họ còn vươn lên tự tin trong học tập tích lũy kiến thức và có đóng góp đáng kể cho xây dựng và phát triển đất nước
a Đảm bảo cấu trúc đoạn văn phân tích một đoạn thơ:
- Mở đoạn: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ và nội dung chủ đề, đặc sắc nghệ thuật
- Thân đoạn: Phân tích làm rõ được nội dung chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ
- Kết đoạn: Khái quát, tổng hợp lại
0.25
b Xác định đúng yêu cầu phân tích: phân tích nội dung chủ đề, đặc
sắc nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của một số yếu tố nghệ thuật trong đoạn thơ
0.25
c Phân tích làm rõ được:
- Nội dung chủ đề: Vẻ đẹp của người mẹ miền Trung thời kì kháng chiến chống Mĩ
+ Mẹ là người yêu thương, chăm chút, ân cần, lo lắng cho người chiến
sĩ như với con đẻ: mẹ nhường phần xôi nhà cho các anh no bụng
+ Mẹ hạnh phúc, xúc động khi được chăm các anh, nhìn các anh ngon miệng
+ Mẹ yêu kính Bác Hồ bởi đó là lãnh tụ dân tộc, đại diện cho ý chí giải phóng đất nước
+ Mẹ trở thành nguồn động viên lớn lao để người lính chiến đấu
⇨ Tác giả thấu hiểu, kính trọng và biết ơn mẹ
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Cách ngắt nhịp, gieo vần tạo nên âm hưởng trùng điệp, giàu nhạc tính góp phần thể hiện tình cảm sâu sắc của người lính với mẹ
+ Ngôn ngữ mộc mạc giản dị, cách trích dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật đã tô đậm khắc họa rõ nét hình ảnh mẹ
1.0
Trang 8+ Điệp từ “Mẹ” cùng phép điệp cấu trúc “mẹ rằng” “mẹ ngồi” “mẹ
ngó” “mẹ nhìn” “mẹ kể” khắc họa đậm nét hình ảnh người mẹ chu
đáo, ân cần, yêu thương bộ đội…
+ Tiếng gọi Mẹ ơi! được tách ra rất hàm súc cô đọng thể hiện sâu sắc
tình cảm xúc động nghẹn ngào
+ Hình ảnh ẩn dụ “bước lên đường” gợi ra cuộc đấu tranh đầy cam go
gian khổ
d Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
0.25
e Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đoạn thơ, có cách diễn tả
sáng tạo, mới mẻ
0.25
Lưu ý: Đoạn văn không yêu cầu về cấu trúc (kiểu đoạn), không yêu
cầu về tiếng Việt nên HS cần đảm bảo dung lượng.
a Đảm bảo cấu trúc một bài nghị luận
- Mở bài: Nêu được vấn đề
- Thân bài: Triển khai được vấn đề
- Kết bài: Khái quát lại được vấn đề
0.5
b Xác định đúng vấn đề nghị luận: Bên cạnh gia đình chúng ta rất
cần tình cảm yêu thương của mọi người xung quanh như bạn bè, thầy
cô
0.5
c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng, đảm bảo các
yêu cầu sau:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân
về vấn đề
* Triển khai vấn đề nghị luận:
- Giải thích vấn đề nghị luận
2.5
Trang 9- Thể hiện quan điểm của người viết:
Bên cạnh gia đình chúng ta rất cần tình cảm yêu thương của mọi
người xung quanh như bạn bè, thầy cô
+ Tình cảm yêu thương của mọi người xung quanh rất quan trọng và
cần thiết với chúng ta: Hỗ trợ tinh thần, phát triển kĩ năng xây dựng
mối quan hệ xã hội, giúp cho môi trường học tập làm việc được mở
rộng, tạo ra một xã hội hài hòa phát triển
+ Nếu không có sự yêu thương san sẻ, giúp đỡ, động viên của mọi
người xung quanh chúng ta sẽ thiếu đi nhiều sức mạnh, động lực trong
cuộc sống…
+ Để có thể có tình yêu thương, sự quan tâm của mọi người xung
quanh chúng ta cần có cách sống, cách ứng xử, cách xây dựng mối
quan hệ với mọi người thật khéo léo, chân thành
* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học
cho bản thân
d Chính tả, ngữ pháp:
Đảm bảo chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
0.25
e Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách
diễn đạt mới mẻ
0.25
Trang 10ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9
I ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Lại tới đoạn Thị Đan ở nhà
Đêm ngày nhớ Nam Kim bạn quý
Không biết bạn còn yêu không nhỉ?
Chia tay anh còn nói hết lời
Hay còn giấu lời nào chẳng rõ.
Nom mặt mũi ăn ở có duyên,
Lòng bạn trai, hiểu sao được hết!
Nghĩ tới chàng, chân tay rời mỏi mệt
Một mình đêm ngày chỉ biết vãn than
Tự oán vía, oán mệnh, oán thân,
Mẹ có hỏi cũng không buồn nói.
Đêm ngày mang một nỗi nhớ nhung
Đi xóm dưới bản trên đều vậy;
Lên nhà lại xuống thang không thấy,
Thôi đành luẩn quẩn đến tối ngày
Không được thấy mặt bạn.
Mẹ lại bắt nàng phải về nhà chồng,
Nghe lời mẹ, cúi mặt bước chân,
Mẹ có thấy đâu, nước mắt con đang chảy,
Chỉ biết ép con về nhà chồng.
Bắt con cúi đầu cất bước,
Bởi mẹ vội quá,
Bán con đi làm ăn khác xã,
Sợ con ở nhà ăn nhiều.
Nên mới bán cho người ta,
Tham nhà giàu thóc lúa đầy nhà
Mặt gẫy như mặt khỉ rừng già (1)
Không nên đường đạo nghĩa làm ăn
Ép uổng mèo ăn gừng tội nghiệp.
Không một ngày được thoả lòng, Chỉ muốn tìm ăn lá ngón (2)
Mẹ mới mở miệng khuyên con:
Ngày xưa mẹ làm ăn cực khổ Khi còn nhỏ, con đã mồ côi bố Công mẹ nuôi dạy dỗ nên người.
Bán con vào nơi ruộng cả”
Mẹ khuyên con gái đủ điều:
“Số mệnh ta do trời đã định;
Tốt xấu là do mệnh, do hồn Con hãy tự nghĩ thân con
Mẹ đã nói hết lời hết lẽ”
Nghe xong, Thị Đan tự nghĩ tự lo, Nghe mẹ nói đêm nằm khóc lóc.
Làm sao lắm tủi nhục thế, hỡi trời!
Trời sinh cho cuộc đời xa bạn,
Cả mười câu mẹ ép về nhà chồng, Đành phải cố nhấc chân ra cửa Nhà chồng ở đường xa khác xã;
Heo hút leo hết dốc lại đèo.
Nhớ người yêu lại trở về nhà Thơ thẩn vào vườn hoa hồng thắm
Trích Nam Kim - Thị Đan (3) (Dân Tộc Tày),
Tuyển tập Văn học Việt Nam, tập V, NXB Giáo dục, 2002, tr 899 –
tr 900)
Chú thích:
(1) Ví chồng Thị Đan xấu xí, chẳng khác gì giống khỉ
(2) Lá ngón: một loại cây độc dược Ngày xưa con gái dân tộc chống nạn ép duyên thường dùng để tự tử
(3) Nam Kim - Thị Đan là truyện thơ của dân tộc Tày, kể về mối tình tan vỡ giữa Nam Kim
và Thị Đan Đôi bạn trẻ mồ côi đã yêu nhau từ thuở thiếu thời Lớn lên, mẹ Thị Đan đã nhận lễ vật để gả cho Thái Quan Nam Kim vì nhà nghèo, không có khả năng trả lễ để chuộc lại người yêu, Thị Đan buộc phải lấy Thái Quan sau khi đã cắt máu tay uống thề với Nam Kim Hận ép duyên đã đưa đến cái chết của Thị Đan, để lại cho Nam Kim nỗi nhớ thương vô hạn
Câu 1 (0.5 điểm) Xác định đề tài của truyện thơ Nam Kim - Thị Đan?
Trang 11Câu 2 (0.5 điểm) Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai, ở ngôi thứ mấy?
Câu 3 (0.5 điểm) Đoạn trích đã thể hiện những đặc điểm nào của ngôn ngữ truyện thơ
Nôm bình dân?
Câu 4 (1.0điểm) Nêu tâm trạng của nhân vật Thị Đan trong đoạn trích sau:
Đêm ngày nhớ Nam Kim bạn quý
Không biết bạn còn yêu không nhỉ?
Chia tay anh còn nói hết lời Hay còn giấu lời nào chẳng rõ.
Câu 5 (1.0 điểm) Xác định yếu tố phi ngôn ngữ của ngôn ngữ nói trong các câu sau:
Nghe lời mẹ, cúi mặt bước chân,
Mẹ có thấy đâu, nước mắt con đang chảy, Chỉ biết ép con về nhà chồng.
Bắt con cúi đầu cất bước,
Câu 6 (1.0 điểm).Xác định nội dung của đoạn trích trên?
Câu 7 (1.0 điểm) Trong đoạn trích, mẹ Thị Đan có nói với nàng:
“Số mệnh ta do trời đã định;
Tốt xấu là do mệnh, do hồn”
Anh/Chị có đồng tình với quan niệm trên không? Vì sao?
Câu 8 (0.5 điểm) Từ nội dung đoạn trích, anh/chị có suy nghĩ gì về những hậu quả của tục
lệ hôn nhân ép buộc?
II VIẾT (4.0 điểm)
Anh/chị hãy phân tích giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích truyện thơ Nôm trên
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
1 Đề tài: Tình yêu đôi lứa
2 Đoạn trích trên được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba
3 Đặc điểm của ngôn ngữ:
+ Có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình
+ Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày
4 Tâm trạng của nhân vật Thị Đan: Nhớ chàng Nam Kim, lo lắng chàng có còn yêu mình không
5 Các yếu tố phi ngôn ngữ: Cúi mặt, nước mắt con đang chảy, cúi đầu, bước chân, cất bước
6 Nội dung: Nỗi nhớ nhung, tâm trạng đau buồn, đau khổ của Thị Đan dành cho người mình yêu
7 HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình nhưng cần có sự lí giải thuyết phục Gợi ý:
- Không đồng tình: số phận của bản thân đều do chính mình làm chủ, chúng ta có thể quyết định tất cả mọi việc liên quan đến bản
Trang 12thân, tốt hay xấu đều do sự phấn đấu của mỗi người, không thể nào phó mặc, buông xuôi, …
- Đồng tình: mệnh số là cái đã định sẵn và không chối bỏ được Cuộc sống luôn có những điều bất ngờ xảy đến mà chúng ta không thể lường trước được nên phải chấp nhận số phận, …
8 Suy nghĩ về hậu quả của tục hôn nhân ép buộc:
- Dẫn đến hôn nhân không hạnh phúc, có thể đổ vỡ
- Đẩy con mình vào đau khổ, có thể dẫn tới cái chết
- Làm tan vỡ những mối tình tươi đẹp
…
a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
- Học sinh xác định đúng cấu trúc bài văn: 0,25 điểm.
- Học sinh không đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0,0 điểm.
b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích nội dung và nghệ thuật trong đoạn trích truyện thơ Nam Kin – Thị Đan
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.
- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.
c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Sau đây là một số gợi ý:
1 Giới thiệu chung về tác phẩm và đoạn trích
- Nội dung chính: Diễn tả tâm trạng của nhân vật Thị Đan sau khi lấy chồng và nhớ về mối tình tan vỡ với Kim Nam
2 Phân tích đoạn trích
2.1 Tóm tắt tác phẩm, đoạn trích:
Nam Kim - Thị Đan là truyện thơ của dân tộc Tày, kể về mối
tình tan vỡ giữa Nam Kim và Thị Đan Đôi bạn trẻ mồ côi đã yêu nhau từ thuở thiếu thời Lớn lên, mẹ Thị Đan đã nhận lễ vật để gả cho Thái Quan Nam Kim vì nhà nghèo, không có khả năng trả lễ để chuộc lại người yêu, Thị Đan buộc phải lấy Thái Quan sau khi đã cắt máu tay uống thề với Nam Kim Hận ép duyên đã đưa đến cái chết của Thị Đan, để lại cho Nam Kim nỗi nhớ thương vô hạn
2.2 Đặc sắc về nội dung: Đoạn trích khắc họa hình ảnh, tâm trạng của nhân vật Thị Đan
- Tâm trạng buồn tủi, đau khổ, bế tắc của nhân vật Thị Đan khi bị ép lấy chồng và khi nhớ về người yêu Kim Nam
Lại tới đoạn Thị Đan ở nhà Đêm ngày nhớ Nam Kim bạn quý Không biết bạn còn yêu không nhỉ?
Chia tay anh còn nói hết lời Hay còn giấu lời nào chẳng rõ.