1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận mĩ học

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận: Mỹ Học
Tác giả Đào Thị Thúy Anh, Nguyễn Thị Phương Thảo
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Nghệ Thuật Trung Ương
Chuyên ngành Mỹ Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài: Mỹ học là khoa học triết học nghiên cứu những quy luật cơ bản và phổ biếncủa các quan hệ thẩm mỹ, trong đó cái đẹp là phạm trù trung tâm, hình tượng là đặctrưn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

TIỂU LUẬN: MĨ HỌC

Trang 2

MỤC LỤC

Contents

MỞ ĐẦU 3

1.Lý do chọn đề tài: 3

2 Mục đích nghiên cứu: 3

3 Đối tượng và phạm vi nhghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: Khái quát chung về mỹ học, cái đẹp trong đời sống và kiến trúc 4

1.1:Một số khái niệm 4

1.1.1:Khái niệm mỹ học 4

1.1.2:Khái niệm thẩm mỹ 4

1.1.3: Khái niệm cái đẹp 4

1.1.4: Khái niệm kiến trúc 9

1.1.5: Cái đẹp trong kiến trúc 9

CHƯƠNG 2: Cái đẹp trong nghệ thuật kiến trúc thông qua một số tác phẩm 12

2.1: Kiến trúc là nghệ thuật cái đẹp 12

2.1.1: Kiến trúc là thành viên trong Gia tộc Nghệ thuật 12

2.1.2: Phẩm cách nghệ thuật của đẹp kiến trúc 12

2.1.3: Đẹp và xấu của nghệ thuật kiến trúc: 13

2.2: Ý nhĩa của cái đẹp trong kiến trúc 13

2.3: Hình thái cái đẹp trong nghệ thuật kiến trúc 14

2.3.1: Cái đẹp trong tạo hình kiến trúc 14

2.3.2:Cái đẹp trong không gian kiến trúc: 14

2.3.3: Cái đẹp trong môi trường kiến trúc: 14

2.4: Sự phát triển của cái đẹp trong kiến trúc 15

2.5: Cái đẹp trong kiến trúc hiện nay: 16

2.6: Mối quan hệ giữa cái đẹp trong kiến trúc và ngành nghệ thuật khác: 17

2.7: Cảm nhận của bản thân về vai trò của cái Đẹp trong đời sống xã hội và trong nghệ thuật 18

KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài:

Mỹ học là khoa học triết học nghiên cứu những quy luật cơ bản và phổ biếncủa các quan hệ thẩm mỹ, trong đó cái đẹp là phạm trù trung tâm, hình tượng là đặctrưng cơ bản, nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất của các quan hệ thẩm mỹ Cáiđẹp là tiếng nói trọng tâm, lý tưởng thẩm mỹ là cơ sở để định hướng thẩm mỹ, nghệthuật là thành tựu cao nhất củađời sống thẩm mỹ.Phạm trù thẩm mỹ khát quát toàn

bộ hiện tượng, quy luật thẩm mỹ trong tự nhiên, xã hộivà trong nghệ thuật Đó làphạm trù cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái trác tuyệt Là một sinh viên ngành Mỹthuật( thiết kế thời trang) e nhận thấy: trong một chừng mực nhất định, giới hạn bàitiểu luận chỉ bàn đến phạm trù cái đẹp Và làm rõ đối tượng cái đẹp trong kiến trúcDưới góc độ là sinh viên … trường ĐHSP Nghệ thuật TW, khi được họctập môn Mỹ học, em đã chọn đề tài nghiên cứu về “ Cái đẹp trong kiến trúc” Hyvọng qua tiểu luận này em có thêm những kiến thức bổ trợ cho chuyên ngành họctập của mình nhận thức rõ vai trò của giáo dục thẩm mỹ đối với đời sống xã hội, từ

đó có thêm gợi ý cho các ý tưởng định hướng giáo dục thẩm mỹ đối với lĩnh vựcsáng tác và công tác sau này

2 Mục đích nghiên cứu:

- Vận dụng kiến thức đã học vào nghiên cứu về cái đẹp

- Bổ sung thêm lượng kiến thức về cái đẹp của kiến trúc

3 Đối tượng và phạm vi nhghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: cái đẹp trong nghệ thuật, cuộc sống

- Phạm vi nghiên cứu: tác phẩm, công trình

4 Phương pháp nghiên cứu

- Tra cứu thông tin, tổng hợp, phân tích

- Khảo sát, thực hành

Trang 4

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: Khái quát chung về mỹ học, cái đẹp trong đời sống

và kiến trúc

1.1:Một số khái niệm

1.1.1:Khái niệm mỹ học

-Theo nghĩa hẹp, Mỹ học là khoa học về cái đẹp

-Theo nghĩa rộng, Mỹ học là khoa học triết học nghiên cứu những quy luật cơbản và phổ biến của các quan hệ thẩm mỹ, trong đó cái đẹp là phạm trù trung tâm,hình tượng là đặc trưng cơ bản, nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất của các quan

hệ thẩm mỹ

1.1.2:Khái niệm thẩm mỹ

- Thẩm mỹ là một khái niệm rất quen thuộc trong cuộc sống Có lẽ bạn đãtừng nghe nói đến nó nhiều lần nhưng vẫn chưa hiểu rõ nó là gì Thẩm mỹ đơn giản

là một cách nhìn nhận về cái đẹp và cái xấu trong cuộc sống Có thể nói, thẩm mỹ

là một khái niệm rất rộng và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như nghệthuật, thời trang, nội thất, v.v…

1.1.3: Khái niệm cái đẹp

*Khái niệm về cái đẹp

Cái đẹp là một phạm trù mỹ học trung tâm, cơ bản dùng để khái quát nhữnggiá trị xã hội tích cực của những sự vật, hiện tượng trong hiện thực (tự nhiên và xãhội) có hình thức cụ thể cảm tính, được con người xã hội cảm thụ bằng giác quan,đánh giá tư tưởng tình cảm qua sự biểu hiện niềm vui sướng, thú vị Thực ra cáiđẹp là cái có khả năng gây khoái cảm nhưng không đồng nhất với khoái cảm nóichung của con người; mà là khoái cảm tinh thần – khoái cảm thẩm mỹ Sự đồngnhất cái đẹp với cái gây khoái cảm dẫn đến chủ nghĩa hình thức và chủ nghĩa tựnhiên trong mỹ học

Cái đẹp phải dựa trên cái thật, cái tốt Từ lâu người ta đã có quan niệm chorằng chân- thiện- mĩ là hệ giá trị cao nhất trong đời sống tinh thần của con ngườicái mà con người cần phải vươn đến; phải đạt được để khẳng định sự hoàn thiện vàphát triển của con người Quả thực cái giả không thể đẹp; cái xấu không thể đẹp.Một tác phẩm nghệ thuật chỉ đẹp và có giá trị đích thực khi nó phản ánh sự thật củacuộc sống; giải quyết những yêu cầu; nhiệm vụ của thực tiễn xã hội Cái đẹp dựatrên cái thật; cái tốt (khía cạnh đạo đức); nhưng có những cái thật cái tốt chưa phải

Trang 5

là cái đẹp; chúng chỉ trở thành đẹp khi hiện ra trong hình tượng cảm tính – cụ thể

và là một giá trị thẩm mỹ được xã hội thừa nhận

Cái đẹp giữ vị trí trung tâm của quan hệ thẩm mỹ; dùng để khái quát nhữnggiá trị xã hội tích cực; khách quan; rộng rãi của hiện thực thẩm mỹ; xuất phát từthực tiễn; tồn tại dưới dạng hình tượng toàn vẹn; cụ thể – cảm tính phù hợp với tìnhcảm; thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ của xã hội nhất định

Như vậy; ngọn nguồn của bản chất vươn tới cái đẹp; sáng tạo theo quy luật củacái đẹp; đầu tiên nằm trong bản chất tự nhiên; sinh học rồi phát triển rộng ra xã hộitrong tiến trình lịch sử của con người Có hiểu như vậy mới khắc phục được tínhphiến diện trong sự cảm thụ; đánh giá và sáng tạo cái đẹp

*Các hình thức của cái đẹp

Cái đẹp trong tự nhiên

Trước hết; chúng ta thấy; toàn bộ giới tự nhiên dù thể hiện dưới các hình thứccác sự vật; hiện tượng; hệ thống vật chất cụ thể khác nhau; thì nó luôn ở trong trạngthái vận động; biến đổi không ngừng; đồng thời nó tồn tại khách quan độc lập với ýthức của con người Còn sự xuất hiện con người; xã hội cũngchỉ là kết quả tronglịch sử phát triển của giới tự nhiên Không thể phủ nhận yếutố sức sống của tựnhiên tham gia vào định chuẩn cái đẹp thẩm mỹ của con người Đó là các yếu tốsinh học; vật lý dưới các hình thức khác nhau về cấu trúc; hình dáng; mầu sắc; tínhchất của tự nhiên; nó tương quan với hoạt động thẩm mỹ của con người

Tự nhiên là nơi bắt đầu của mọi cái đẹp; vẻ đẹp của mây; gió; trăng; hoa;tuyết núi sông là nguồn cảm hứng và đồng thời là đối tượng miêu tả của nghệ thuật;cũng như nó thể hiện tính đa dạng; phong phú; sinh động trong quan hệ thẩm mỹcủa con người tuy nhiên lại rời rạc, không chọn lọc Cái đẹp trong tự nhiên biểuhiện qua các thuộc tính vật chất, hình dáng, màu sắc, đường nét, âm thanh tácđộng đến giác quan của con người Cái đẹp trong tự nhiên là cái có năng lực biểuhiện sức sống tồn tại và phát triển; là cái có khả năng gợi mở cho con người khámphá bản chất chân chính của mình Nó cũng là cái có thể gợi mở sự liên tưởng; sứcsáng tạo và phát triển của con người làm xuất hiện ở tâm hồn con người nhữngrung động thẩm mỹ; những cảm xúc mê say; tích cực;khiến cho con người khátvọng và yêu đời và muốn cống hiến nhiều hơn cho những mục đích và lý tưởngchân chính của mình Nhờ có vẻ đẹp tuyệt vời của dòng sông Hương thơ mộng mànhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường- cây bút tài hoa và vĩ đại của văn học Việt đã viết

“ Ai đã đặt tên cho dòng sông” Nhờ có vẻ đẹp của mùa thu, thi sĩ Lưu Trọng Lư đã

Trang 6

để lại “ Tiếng thu”, Nguyễn Đình Thi đã sống mãi bởi: “ Hà Nội vào thu hươngcốm mới/ Anh đi bên em trong đêm Hà Nội/ Nghe những phố dài xao xác hơimay ”

Con người cũng là một sản phẩm tuyệt diệu của tự nhiên Bằng quá trình laođộng, con người đã phát hiện tính nhân loại của tự nhiên Mác đã từng nói “ conngười là tự nhiên có tính chất con người”

Cái đẹp trong tự nhiên tuy tồn tại khách quan; nhưng chỉ là một tiềm năng;một sức sống và là đẹp theo đúng nghĩa chân chính của nó khi con người “đồnghóa” giới tự nhiên bằng thẩm mỹ trong hoạt động thực tiễn của con người

Không thể phủ nhận yếu tố sức sống của tự nhiên tham gia vào định chuẩncái

đẹp thẩm mỹ của con người

Tóm lại, Cái đẹp trong tự nhiên tuy tồn tại khách quan, nhưng chỉ là một tiềm năng, một sức sống và là đẹp theo đúng nghĩa chân chính của nó khi con người “đồng hóa” giới tự nhiên bằng thẩm mỹ trong hoạt động thực tiễn của con người

Cái đẹp trong đời sống xã hội

Cái đẹp trong xã hội – cái đẹp trong hoạt động của con người thể hiện ở tất

cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: lao động sản xuất; đấu tranh xã hội; vui chơi; giải trí; thể thao; hội hè

Cái đẹp trong xã hội cũng rất phong phú; nhiều hình nhiều vẻ; nó phối hợp được cả vẻ đẹp mầu sắc; hình dáng; cả vẻ đẹp bên ngoài lẫn vẻ đẹp bên trong bắt nguồn từ quan niệm chính trị – đạo đức – truyền thống – phong tục Và trong tiến trình lịch sử Mĩ thuật cũng đã chứng minh “ tác phẩm nghệ thuật có chỗ đứng trongdòng chảy thời gian là những tác phẩm nghệ thuật phản ánh được hơi thở nồng nàn của cuộc sống mà không phải bản sao mà là sự sáng tạo, được chắt lọc và sáng tạo”

Chẳng hạn cái đẹp của con người với tính cách sản phẩm của tự nhiên nó mang tính vật chất – vẻ đẹp bên ngoài: thân thể – vóc dáng tự nhiên; nhưng con người còn là sản phẩm của xã hội là vẻ đẹp xã hội: tinh thần – vẻ đẹp bên trong tâmhồn bộc lộ qua sự hoàn thiện về mặt nhân cách; về lý tưởng chính trị; lý tưởng đạo đức xã hội

Khác với cái đẹp vốn có của tự nhiên; cái đẹp trong xã hội có liên quan mật thiết đến các lý tưởng chính trị; lý tưởng đạo đức Bởi vì cơ sở đánh giá cái đẹp

Trang 7

trong tự nhiên liên quan tới tính qui luật và tính hợp lý của các hiện tượng tự nhiên trong quan hệ thẩm mỹ của con người.

Thì ngược lại cơ sở đầu tiên đánh giá cái đẹp trong xã hội lại là lao động sản xuất Cái đẹp trong xã hội là cuộc đấu tranh để thực hiện lý tưởng thẩm mỹ; để xây dựng một xã hội tốt hơn; đẹp hơn Một xã hội đẹp là xã hội mà ở đó chủ nghĩa nhânđạo trở thành văn hoá; văn minh và cũng là một giá trị nhân văn sâu sắc thấm sâu đậm trong quan hệ giữa con người và con người

Tuy dựa vào nền tảng của lao động sản xuất của xã hội; nhưng cái đẹp trong xãhội lại phụ thuộc vào nhiều mối quan hệ phức tạp; do đó; khi đánh giá cái đẹp trong xã hội; con người phải dựa vào hai hệ tiêu chí cơ bản: hệ tiêu chí: Chân –thiện – mỹ

và hệ tiêu chí: tính lịch sử; giai cấp; nhân dân; dân tộc và tính thời đại trong sáng tạo và cảm thụ cái đẹp

– Hệ tiêu chí: chân – thiện – mỹ đánh giá cái đẹp trong xã hội giúp con người phát hiện ra sự thật của cuộc sống và nhận thức đúng đắn về các mối quan hệthực tại của tự nhiên và xã hội; chỉ cho ta cách giải quyết các mâu thuẫn và xung đột đó một cách có cơ sở khoa học; mang lại hiệu quả ngày cao của quá trình cải tạo hiện thực

Thật vậy; cái chân – cái thiện – cái mỹ đánh giá cái đẹp trong xã hội là nhữngphương tiện tốt nhất để con người đạt được sự hàihòa; hoàn chỉnh các phẩm chất cao qúi nhất của tâm hồn; trong đó; sự tiếp nhận; hưởng thụ cái đẹp mang lại cho con người một một khoái cảm tinh thần –một sự tổng hợp cảm xúc

– Hệ tiêu chí: Tính lịch sử; giai cấp; dân tộc và thời đại Ngoài mối liên hệ chân – thiện – mỹ; chúng ta còn phải đặt cái đẹp trong quan hệ với tính lịch sử; tínhgiai cấp; tính dân tộc và tính thời đại Bởi vì trong hoạt động định hướng của con người chúng ta thấy rõ là; khởi điểm và mục đích của hoạt động xã hội bao giờ cũng gắn liền với những điều kiện lịch sử nhất định; nó xuất phát từ những nhiệm vụ; yêu cầu cụ thể của mỗi một hình thái kinh tế – xã hội cũng như các thời đại nhất định

Cho nên; quan niệm về cái đẹp cũng thay đổi và phát triển có tính chất lịch

sử và tính chất lịch sử đó thể hiện ở tính giai cấp; tính nhân dân; dân tộc và tính thời đại

Cái đẹp trong nghệ thuật

Cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp đặc biệt là sản phẩm do nghệ sĩ tạo ra,nghệ thuật là thế giới của cái đẹp nó thể hiện tập trung của mọi quan hệ thẩm mỹ.Nói cách khác, trong bất kỳ hoạt động nào của con người cũng hướng đến sự sángtạo ra cái đẹp, vươn đến cái đẹp nhưng không ở đâu qui luật ấy lại bộc lộ rõ nét,không ở đâu việc sáng tạo ra cái đẹp lại chiếm một vị trí quan trọng như trong nghệ

Trang 8

thuật Ở đây cái đẹp trong nghệ thuật không chỉ là sự phản ánh tính chân thật cuộcsống hiện thực, mà còn là phản ánh bằng tài năng sáng tạo của người nghệ sỹ Cũngchính vì vậy, nghệ thuật không phải nơi độc quyền sáng tạo ra cái đẹp, mặc dầutrong mọi hoạt động sáng tạo của con người đều cóhiện diện của yếu tố thẩm mỹ –yếu tố cái đẹp; nhưng nghệ thuật là hình thái cao nhất, tập trung nhất của qui luậtsáng tạo cái đẹp trong việc đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và nhu cầu tinh thần nóichung của con người

Đặc trựng cái đẹp trong nghệ thuật, trước hết thể hiện ở tính điển hình của nó.Cái đẹp trong hình tượng nghệ thuật tồn tại như một chỉnh thể thống nhất biệnchứng giữa cái chung và cái riêng, trong đó cái chung đã được cá biệt hóa, cái cábiệt đã được khái quát hóa, điển hình hóa Mỗi hình tượng nghệ thuật là một cáiriêng độc đáo, là sự không lặp lại bất kỳ cái riêng nào khác được thể hiện bằng cácthủ pháp nghệ thuật khác nhau: hư cấu, tưởng tượng, ước lệ Nó mang tính mở vàkhông bao giờ kết thúc

Đặc trưng cái đẹp trong nghệ thuật còn biểu hiện ở sự thống nhất giữa nộidung và hình thức Chính vì vậy, cái đẹp của hình tượng nghệ thuật là cái đẹp hoànchỉnh, tính gọt giũa, trau chuốt của các yếu tố hình thức mà người nghệ sỹ phải gópnhặt, thâu tóm cái đẹp trong hiện thực để sáng tạo nó trong tác phẩm nghệ thuật.Xét về nguồn gốc, về tính có trước và phong phú thì cái đẹp trong tự nhiên, cái đẹptrong xã hội thông qua hoạt động thực tiễn của con người đều được phản ánh dướicác hình thức khác nhau trong hình tượng nghệ thuật – sáng tạo nghệ thuật Sựhoàn thiện và hấp dẫn của cái đẹp trong nghệ thuật đã được Hoàng Đức Lươngnhận xét khá thú vị: “Đến như văn thơ, thi nại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngonngoài cả vị ngon, không thể đem mắt tầm thường mà xem, miệng tầm thường mànếm được” Quả thật vẻ đẹp trong nghệ thuật rất tuyệt diêu, trong tập thơ “ góc sân

và khoảng trời” của Trần Văn Khoa ó một câu thơ mà Tố Hữu cho là lời thơ củaGiời khi Trần Đăng Khoa nói về hình tượng của chiếc lá đa rơi trong không giancủa nàng thơ:Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng…

Một trong các yếu tố nữa làm cái đẹp trong nghệ thuật khác cái đẹp trong tựnhiên là ở tính biểu cảm vì bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào được tạo ra cũng mangtheo cảm xúc riêng cảm xúc cá nhân của người nghệ sĩ Chẳng hạn trong bức tranh

“ tiếng thét” của danh hoạ Edvard Munch Ta thấy tràn ngập trong bức tranh làkhông khí u ám, cảm xúc lo lắng tuyệt vọng đau khổ đến tột cùng của nhân vậttrong tranh Tác giả Edvard Munch đã có cảm hứng sáng tác bức tranh này khi điqua cây cầu bắc qua vịnh hẹp lúc mặt trời lặn khiến ông thấy như có một tiếng thétcâm lặng trong không gian

Hay như bức tranh “ tát nước đồng chiêm’ của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, chỉ làkhung cảnh tát nước quen thuộc dễ thấy ở các làng quê Việt Nam, nhưng đặt trong

Trang 9

cảm xúc vui tươi, phấn khở của người hoạ sĩ, ta thấy bức tranh mang một sắc tháihoàn toàn khác đi, vui vẻ và hào hứng, nhộn nhịp

Như vậy có thể nói trong hệ thống các phạm trù mỹ học, cái đẹp vừa là phạm

mỹ học cơ bản, vừa là phạm trù mỹ học trung tâm Bởi vì, đối tượng của mỹ học làđời sống thẩm mỹ của con người Đời sống thẩm mỹ tuy rất phong phú đa dạngnhưng chủ yếu quay quanh cái đẹp Cái đẹp là cái phổ biến Nó có mặt ở khắp nơi:trong tự nhiên, trong xã hội và trong nghệ thuật Ở đâu có hoạt động của con người

ở đấy có cái đẹp: bầu trời đẹp, cành hoa đẹp, cuộc sống đẹp, cái nhà đẹp, chiếc áođẹp, công việc đẹp, hành động đẹp, tư tưởng đẹp, khuôn mặt đẹp… Mặt khác, cáiđẹp là cái thường trực Từng giờ, từng phút nó luôn có mặt trong ý thức con người.Con người không một phút nào sao nhãng, rời bỏ được cái đẹp Dù là lúc lao động,lúc vui chơi giải trí, lúc nghiên cứu khoa học; trong sinh hoạt gia đình, ngoài đờisống cộng đồng… Cái đẹp như là thước đo, là chuẩn mực đi kèm liền bên cạnh cáichuẩn mực thước đo khác trong đời sống con người

10

1.1.4: Khái niệm kiến trúc

- Kiến trúc là ngành nghệ thuật nhằm kết hợp cái đẹp với khoa học và kỹthuật xây dựng tổ chức không gian, một trong những hoạt động sáng tạo nhất nhằmthỏa mãn những nhucầu sinh hoạt văn hóa và tinh thần con người để đáp ứng yêucầu kinh tế, xã hội, chính trị

Có thể hiểu, Kiến trúc vừa là một ngành nghệ thuật, vừa là một ngành khoahọc.Kiến trúc liên quan tới việc sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế cho các côngtrình xây dựng Một số ngành nghề liên quan tới kiến trúc: quy hoạch đô thị, thiết

kế đô thị, thiết kế cảnh quan, quản lý đô thị hay quản lý giám sát dự án

Bạn có thể hiểu đơn giản, kiến trúc được tạo thành từ các yếu tố sau

Công năng: Chính là mục đích sử dụng và cách sử dụng của một công trình kiếntrúc

Vật chất và kỹ thuật công trình: Là quá trình tính toán để sử dụng nguyên vật liệucho công trình thật hợp lý Đồng thời, kết cấu và cấu tạo của hình khối, phươngpháp thi công cần đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ với nhau

Nghệ thuật thiết kế kiến trúc: Đây được coi là yếu tố thẩm mỹ của cả công trình.Yếu tố này sẽ tác động tới nhận thức thẩm mỹ và tâm lý người xem

Những yếu tố trên được liên kết chặt chẽ với nhau Tùy theo mục đích và tính chất,đặc điểm của công trình, có thể điều chỉnh những yêu cầu cao thấp khác nha

Trang 10

1.1.5: Cái đẹp trong kiến trúc

Khái niệm

-Quan niệm về cái đẹp chưa bao giờ có một công thức cụ thể và trong thiết kế

kiến trúc cũng vậy, với những người thụ cảm, cái đẹp là một thoáng rung độngkhông trăn trở, không lý luận, cái đẹp của kiến trúc không hề sao rỗng, không rậpkhuôn, càng không lố bịch

- Kiến trúc là ngành nghệ thuật nhằm kết hợp cái đẹp với khoa học và kỹthuật xây dựngtổ chức không gian, một trong những hoạt động sáng tạo nhất nhằmthỏa mãn những nhu cầu sinh hoạt văn hóa và tinh thần con người để đáp ứng yêucầu kinh tế, xã hội, chính trị

Bước tiến của lịch sử:

Quan điểm sử học: thực dụng có trước thẩm mỹ Nhân loại từ hang độngchuyển lên mặt đất cư trú: đây là bước ngoặt có tính lịch sử

VD: Từ hang đá đến túp lếu => Xuất hiện tình cảm vui sướng Đây là manhnha của mỹ cảm kiến trúc

- Đây còn là cái mốc đánh dấu vấn đề nhận thức, giải quyết vấn đề cư trú.William Note Plekhanov: Lao động có trước thẩm mỹ

- Từ quan điểm tiện lợi hiệu quả để quan sát sự vật hiện tượng Sau này mớitiến lên quan điểm thẩm mỹ để đánh giá

Vương Triều Văn: “ Việc sản sinh vật chất và tinh thần của nhân loại thời kỳđầu đan dệt làm một…”

Như vậy: Kiến trúc vừa là sản phẩm vật chất vừa là sản phẩm tinh thần

Ngày đăng: 14/12/2024, 15:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w